Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 28 tháng 7 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    Việt Nam sắp có đại diện của Đức Giáo hoàng đầu tiên sau chiến tranh 

    28/7/2023 

    Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm 21/5/2018 bổ nhiệm Tổng Giám mục người Ba Lan Marek Zalewski làm tân Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, kiêm Đại diện không thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.


    Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm 21/5/2018 bổ nhiệm Tổng Giám mục người Ba Lan Marek Zalewski làm tân Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, kiêm Đại diện không thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam. 

    Vatican và Việt Nam nhất trí có một Đại diện của Đức Giáo hoàng thường trú tại Hà Nội, đôi bên loan báo hôm 27/7, một bước tiến trong nhiều năm để có thể dẫn đến quan hệ ngoại giao đầy đủ với quốc gia do cộng sản điều hành và làm mẫu cho quan hệ với Trung Quốc.

    Động thái này được công bố ngay sau khi Dức Giáo hoàng Phanxicô tiếp Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng. Đây là thành quả của một nhóm làm việc chung bắt đầu từ năm 2009.

    Một tuyên bố chung nói hai bên mong muốn “tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương.”

    Theo một quan chức cấp cao của Đức Thánh Cha, Vatican đã chính thức nhưng riêng tư yêu cầu Trung Quốc cho phép một đại diện của Đức Giáo hoàng thường trú tại Bắc Kinh.

    Các quan chức Vatican hy vọng rằng sự chấp nhận của Việt Nam có thể giúp thuyết phục Bắc Kinh làm điều tương tự, các nhà ngoại giao nói với Reuters.

    Mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc trở nên khó khăn sau một thỏa thuận vào năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục mà Vatican nói rằng Trung Quốc đã vi phạm nhiều lần. Vatican nói một văn phòng với một đại diện ở Bắc Kinh có thể tránh được những vấn đề trong tương lai.

    Việt Nam đã cắt đứt quan hệ với Vatican sau khi cộng sản tiếp quản đất nước thống nhất vào cuối Chiến tranh Việt Nam năm 1975. Chính quyền khi đó coi Giáo hội Công giáo ở Việt Nam có lịch sử quá gần gũi với cựu thực dân Pháp.

    Các phần của tuyên bố chung phản ánh những lập luận mà Vatican đã sử dụng để cố gắng thuyết phục Trung Quốc tiến tới các mối quan hệ, chẳng hạn như năng lực của người Việt Nam để trở thành “người Công giáo tốt và công dân tốt”, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

    Việt Nam là nơi có gần 7 triệu người Công giáo, chiếm khoảng 6,6% dân số 95 triệu người.

    Hiến pháp của Việt Nam cho phép tự do tôn giáo và truyền thông nhà nước luôn bác bỏ những lời chỉ trích từ các tổ chức như Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, một cơ quan giám sát của quốc hội Mỹ đã xếp Việt Nam vào danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tự do tôn giáo

    UCA, một hãng tin Công giáo độc lập chuyên về châu Á, cho biết chính phủ Việt Nam hạn chế các hoạt động của Công giáo. Ví dụ, Việt Nam giới hạn số lượng giáo xứ.

    Đại diện hiện tại của Đức Giáo hoàng về vấn đề Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, có trụ sở tại Singapore, nơi ông là Vatican nuncio (sứ thần Tòa Thánh). Ông được phép thỉnh thoảng thực hiện các chuyến thăm làm việc tới Việt Nam với sự chấp thuận của chính phủ.

    Không rõ ai sẽ là đại diện mới ở Hà Nội.

    Vatican, một quốc gia có chủ quyền được bao quanh bởi Rome, có quan hệ ngoại giao với khoảng 180 quốc gia trên thế giới.

    Lotte sắp khai trương khu thương mại lớn nhất Việt Nam tại Hà Nội

    28/7/2023

    Lotte sắp khai trương khu thương mại lớn nhất Việt Nam tại Hà Nội


    Lotter Mart tại Seoul, Hàn Quốc (minh hoạ) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

    Hãng bán lẻ Lotte Shopping Co. thuộc tập đoàn Lotte Group của Hàn Quốc hôm 27/7  cho biết kế hoạch khai trương một khu thương mại lớn nhất Việt Nam có tên Lotte Mall Westlake Hanoi tại Hà Nội vào ngày 22/9 tới.

    Khu phức hợp nằm ở trung tâm khu đô thị Tây Hồ Hà Nội với diện tích rộng khoảng 35.000 mét vuông (tương đương 50 sân bóng đá) bao gồm một loạt các cơ sở gồm siêu thị, các cửa hàng, một khách sạn, rạp chiếu phim và một thuỷ cung.

    Khu bán hàng sẽ có lễ tiền khai trương vào ngày 28/7 tới. Đây là khu có sức chứa 233 cửa hàng, chiếm 60% diện tích toàn bộ khu vực.

    Tầng hầm của toà nhà là siêu thị Lotte Mart với diện tích khoảng 4.300 mét vuông.

    Khách sạn năm sao trong khu phức hợp là toà nhà 23 tầng với 264 phòng và 192 căn hộ.

    Lotte Shopping sẽ tạo ra hơn 3.000 lao động cho thủ đô. Theo báo Hàn Quốc, sự có mặt của các nhãn hàng xứ Kim Chi tại khu phức hợp cũng giúp quảng bá cho các công ty Hàn, văn hoá Hàn Quốc qua các hoạt động văn hoá, thời trang và ẩm thực.

    Show diễn có nhiều bê bối, hay đó là sự tắc trách của cơ quan cấp phép?

    Trần Dzạ Dzũng/VNTB

    28/7/2023

    VNTB – Show diễn có nhiều bê bối, hay đó là sự tắc trách của cơ quan cấp phép?

    Thủ tục xin giấy phép cho một chương trình văn nghệ luôn có yêu cầu thủ tục về tác quyền các ca khúc biểu diễn.

    Thủ tục là vậy nên khi xảy ra vụ việc sau đây, cho thấy dường như không chỉ là sự tắc trách của cơ quan cấp phép, mà có thể còn là dấu hiệu của lợi ích nhóm cá nhân nào đó đang cố tình bêu xấu hoạt động văn hóa có yếu tố Trung Quốc trong vai trò bầu show.

    Cuối giờ chiều ngày 27-7-2023, tin tức từ Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho biết, Chủ tịch Hiệp hội Bản quyền Âm nhạc Hàn Quốc (KOMCA) trong thư gửi ông Đặng Đình Tâm – Chủ tịch Công ty TNHH Âm nhạc IME và ông Lim Kean Hwa – Giám đốc Công ty TNHH Âm nhạc IME, có nội dung như sau về dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật về bản quyền:

    “Bằng lá thư này, KOMCA xác nhận một số khía cạnh mà Hiệp hội Bản quyền Âm nhạc Hàn Quốc (KOMCA) ủy quyền cho VCPMC theo thỏa thuận song phương giữa KOMCA/VCPMC. Thỏa thuận này được ký kết ban đầu giữa KOMCA và VCPMC vào ngày 1-5-2009.

    Trong thỏa thuận đó, ngoài những điều khoản khác, KOMCA trao cho VCPMC quyền độc quyền để cấp phép quyền biểu diễn trước công chúng đối với tất cả tác phẩm âm nhạc có trong kho tác phẩm của KOMCA được biểu diễn trên lãnh thổ của VCPMC, bao gồm nhưng không giới hạn ở tác phẩm do các tác giả thành viên của KOMCA sáng tác.

    VCPMC là bên duy nhất tại Việt Nam vào thời điểm được trao quyền này. Chúng tôi được biết rằng nhiều tác phẩm âm nhạc thuộc sở hữu của các thành viên KOMCA sẽ được biểu diễn tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 29 – 30/7/2023.

    Theo thỏa thuận Ủy thác Bản quyền đối với các thành viên của chúng tôi, thì KOMCA quản lý bản quyền bên ủy thác để KOMCA có thể thu tiền bản quyền thay mặt cho các thành viên của chúng tôi. Cũng theo thỏa thuận Ủy thác bản quyền này, các thành viên của chúng tôi không được cho phép bên thứ ba sử dụng hoặc thực thi các quyền liên quan đến bản quyền của thành viên mà đã được ủy thác cho KOMCA.

    KOMCA mong muốn, VCPMC thực hiện các bước đi có tính quyết định đối với người dùng, những người làm tổn hại đến lợi ích của các tác giả do KOMCA đại diện bằng cách không tuân thủ đầy đủ các điều khoản cấp phép của VCPMC.

    Chúng tôi tin tưởng rằng VCPMC sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả hành động pháp lý tại tòa án) để đảm bảo giấy phép từ các doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng các tác phẩm âm nhạc của KOMCA. Trong trường hợp giấy phép bản quyền âm nhạc không được cấp trước khi diễn ra chương trình biểu diễn, KOMCA trân trọng đề nghị công ty âm nhạc IME ngừng biểu diễn các tác phẩm âm nhạc thuộc kho tác phẩm của KOMCA”.

    Tính đến cuối giờ chiều ngày 27-7, phía VCPMC khẳng định IME vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ bản quyền theo tiến trình làm việc hai bên đã trao đổi. Toàn bộ 13 tác phẩm theo văn bản chấp thuận số 2438/SVHTT-QLNT của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thuộc phạm vi bảo hộ của VCPMC thông qua hợp đồng song phương với các tổ chức, trong đó 12 tác phẩm thuộc thành viên Hiệp hội bản quyền âm nhạc Hàn Quốc (KOMCA).

    “Trong trường hợp giấy phép bản quyền âm nhạc không được cấp trước khi diễn ra chương trình đề nghị IME ngừng biểu diễn các tác phẩm âm nhạc thuộc kho tác phẩm của KOMCA”, VCPMC yêu cầu.

    Hồi đầu tháng 7-2023, website của phía bầu show IME đến từ Trung Quốc, lan truyền hình ảnh đường 9 đoạn “lưỡi bò”.

    Chiều 6-7, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí đặt nhiều câu hỏi liên quan đến đêm diễn của BlackPink dự kiến diễn ra ngày 29-30/7. Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho hay các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin. Bà cũng khẳng định quan điểm của Việt Nam về yêu sách đường 9 đoạn đã được làm rõ nhiều lần.

    Tuy nhiên đến gần sát ngày biểu diễn thì… lộ ra bê bối về vấn đề bản quyền âm nhạc, một thủ tục vốn phải có ngay từ đầu trong bộ hồ sơ xin giấy phép biểu diễn nộp Cục Nghệ thuật biểu diễn.

    Giá gạo Thái Lan và Việt Nam tăng cao khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/giagao-700x480.jpg

    Sau khi Ấn Độ ra quyết định cấm xuất khẩu gạo để kiềm chế lạm phát giá lương thực trong nước, trên thị trường quốc tế lập tức có sự điều chỉnh khi gạo Thái Lan và Việt Nam đều tăng giá so với 1 tuần trước.
    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/7, Việt Nam xuất khẩu gần 4,5 triệu tấn gạo, thu về 2,39 tỷ USD. (Ảnh minh họa: Mr. Amarin Jitnathum/Shutterstock)

    Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ngày 28/7 được giao dịch ở mức 558 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với phiên ngày 27/7 và tăng 25 USD/tấn so với ngày 19/7.

    Bên cạnh đó, gạo 25% tấm cũng tăng 25 USD/tấn, từ mức 513 USD/tấn phiên 19/7 lên 538 USD/tấn phiên 28/7. Như vậy, gạo 5% tấm, 25% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng lần lượt 35,1% và 36,8% so với cùng kỳ năm 2022.

    Hôm 27/7, một tuần sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng thường, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan đã lên 603 USD/tấn, cao hơn 59 USD so với một tuần trước đó và cao nhất kể từ tháng 4/2020.

    Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), lúa (thóc) hạt dài được thu mua tại ruộng từ 6.650 – 6.750 đồng/kg (tăng 200 đồng/kg so với tuần trước), lúa thường từ 6.800 – 6.850 đồng/kg (tăng 100 đồng/kg).

    An Giang là địa phương có sản lượng lúa lớn đứng thứ 2 cả nước (sau tỉnh Kiên Giang) với tổng sản lượng gần 4 triệu tấn/năm. Trong đó, xuất khẩu khoảng 550.000 tấn gạo/năm.

    Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng thường đã tạo điều kiện cho giá lúa hiện nay ở An Giang cao, dao động từ 6.700 – 6.900 đồng/kg. Đây là cơ hội để nông dân An Giang tăng giá trị từ cây lúa.

    Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải tính đến kịch bản giá gạo năm 2008, khi đó có thời điểm lên tới hơn 1.000 USD/tấn.

    Năm nay, sản xuất lúa của Việt Nam khá thuận lợi, các nguồn cung đảm bảo ổn định, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu.

    Thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/7, Việt Nam xuất khẩu gần 4,5 triệu tấn gạo, thu về 2,39 tỷ USD. Giới chuyên gia dự báo 6 tháng cuối năm tiếp tục là cơ hội để các quốc gia, trong đó có Việt Nam, gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu.

    Ấn Độ hiện chiếm 40% xuất khẩu gạo thế giới, nên việc quốc gia này cấm xuất khẩu gạo (trừ gạo Basmati) cộng với khí hậu khắc nghiệt hơn tác động xấu đến sản xuất lúa, gạo toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu mua lương thực phục vụ tiêu dùng và tích trữ đồng thời kéo giá gạo tăng cao trong thời gian tới.

    Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng thứ 3 thế giới nên sẽ chịu ảnh hưởng tích cực từ việc Ấn Độ dừng xuất khẩu.

    Tuy nhiên, cơ hội này cũng đặt ra bài toán cho Việt Nam về việc vừa đảm bảo nhu cầu từ các đối tác nhập khẩu trong nửa cuối năm 2023 là cần ít nhất 4 triệu tấn gạo, nhưng vẫn phải cân đối đủ cho việc dự trữ và tiêu dùng trong nước.

    Đức Minh

    Giáo viên Việt Nam bỏ nghề đi lao động xứ người

    An Vui /SGN
    27/7/2023

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/27.7.23_Anh-6.jpg


    Ảnh minh họa VietnamNet: một lao động Việt Nam đang phụ bán hàng ăn ở xứ Đài Loan 

    Không có con số thống kê số giáo viên Việt Nam bỏ nghề đi lao động xứ người, nhưng đây đang là xu hướng của nam giáo viên, khi gánh nặng kinh tế của gia đình đè nặng lên vai họ, mà thu nhập từ nghề giáo viên không đủ sống.

    Loạt bài viết về tình trạng giáo viên bỏ nghề đi lao động xứ người để đổi đời của VietnamNet từ ngày 24 – 27 Tháng Bảy 2023 đã phác họa một thực trạng đáng báo động của ngành giáo dục Việt Nam: Dù các cấp học đều thiếu giáo viên, nhu cầu tuyển dụng cao, nhưng giáo viên bỏ nghề ngày một tăng!

    Nguyên nhân chính vẫn là kinh tế.

    Mới nhất là sự việc ba thầy giáo ở huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) xin nghỉ phép đi chữa bệnh nhưng thực chất là sang Hàn Quốc tìm việc. Khi có việc làm ổn định tại xứ người, cả ba thầy giáo đã không quay trở lại trường, buộc Ủy ban huyện Kỳ Anh phải ra quyết định kỷ luật.

    Trong số ba thầy giáo, có một viên chức ngành giáo dục là ông Lê Văn Q. (45 tuổi), Hiệu phó trường trung học cơ sở (THCS) Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh.

    Hai trường hợp khác giáo viên dạy môn toán (môn vốn có nhiều học sinh phải đi học thêm) là thầy Trần Đăng G. (45 tuổi), giáo viên trường THCS Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh và thầy Hồ Văn Th. (45 tuổi), giáo viên trường THCS Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh.

    Lãnh đạo phòng Giáo dục huyện Kỳ Anh ngậm ngùi cho biết thầy Q., thầy G. và thầy Th. đều là những giáo viên có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ tốt.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/27.7.23_Anh-5-640x426.jpg


    Ảnh minh họa của VietnamNet: Lao động ngành cơ khí Việt Nam đang làm việc ở Hàn Quốc 

    Trao đổi với VietnamNet, hiệu phó một trường trung học phổ thông (THPT) tại Hà Tĩnh cho biết từ năm 2010 đến nay, trường có đến năm giáo viên viết đơn xin ra khỏi ngành.

    Có trường hợp cả hai vợ chồng đều là giáo viên (chồng là giáo viên Thể dục, vợ là giáo viên tiếng Anh một trường THCS) đều xin nghỉ việc.

    Lý do xin ra khỏi ngành của các giáo viên này là tìm được công việc khác phù hợp hơn với hoàn cảnh gia đình. Họ không nói nghỉ dạy để làm gì, nhưng hiện tất cả đều đang lao động ở xứ người.

    Vị hiệu phó chia sẻ thêm năm 2016, thầy H. là giáo viên dạy Toán, thầy C. giáo viên dạy Sinh đều xin nghỉ dạy, ra khỏi ngành sau nhiều năm thâm niên giảng dạy. Vì cả hai đều có thân nhân đang lao động ở Hàn Quốc nên họ sang nước này tìm việc mới.

    Một hiệu trưởng trường THPT chia sẻ với VietNamNet, đa số giáo viên sống chật vật với đồng lương, vì thế họ buộc phải nghĩ cách tăng thu nhập, đặc biệt là với giáo viên nam – những “trụ cột” trong gia đình.

    Vị hiệu trưởng này kể câu chuyện về thầy K., một giáo viên dạy Ngữ văn trong trường. Cuối Tháng Năm 2015, thầy K. lên phòng gặp hiệu trưởng để mượn 50 triệu đồng.

    Vị hiệu trưởng không ngạc nhiên bởi hoàn cảnh gia đình thầy K. khó khăn, có con bị bệnh tim bẩm sinh. Nhiều lần, công đoàn trường cũng đã phải quyên góp ủng hộ gia đình thầy.

    Lúc đầu, ông hiệu trưởng tưởng thầy K. cần tiền để chữa bệnh cho con trai, không dè thầy bảo mượn số tiền này để sang Đức làm nghề phục vụ trong nhà hàng cho một người quen.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/27.7.23_Anh-7-640x640.jpg


    Người Việt đang thu hoạch nông sản ở một trang trại Úc – Ảnh minh họa của VietnamNet 

    Tới Đức, may mắn có người quen giúp đỡ cùng với sự chịu khó, cần cù, công việc mới của thầy K. thuận lợi, có nguồn thu nhập tốt, tích góp đủ để mổ tim cho con trai và xây được căn nhà khang trang cho vợ con ở quê nhà.

    Một người thầy khác là Trương X.T (47 tuổi), giáo viên tiếng Anh có biên chế tại trường THCS ở Hà Tĩnh. Hơn 10 năm trước, nhận thấy mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng không đủ sống, thầy T. đã xin nghỉ việc và sang Úc kiếm việc làm bằng visa du học.

    Trên chuyến bay sang Úc, thầy K. còn gặp hai giáo viên khác, một ở Hà Tĩnh, một ở Quảng Bình… cũng ra nước ngoài bằng visa du học. Sau bảy năm lao động ở Úc, khi trở về quê nhà, thầy T. có trong tay tiền tỷ, nhiều tài sản và gia đình sống sung túc.

    Thầy kể: “Những tháng lễ hội của Úc, việc làm thêm rất nhiều. Có những ngày, tôi nhận làm thêm ba việc khác nhau, chỉ ngủ ba tiếng, đổi lại tháng đó kiếm được hơn 300 triệu đồng gửi về cho gia đình. Tháng cao điểm, tôi kiếm được hơn 400 triệu đồng, nếu làm phép tính, số tiền kiếm được một tháng ở Úc bằng lương giáo viên đi dạy 10 năm”.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/27.7.23_Anh-8-640x427.jpg


    Lao động Việt Nam nghỉ trên một cánh đồng ở Úc sau những giờ làm việc mệt nhoài – Ảnh minh họa của VietnamNet 

    Thầy T. làm gì? Sang Úc, thầy xin vào làm ở các trang trại, làm thợ sơn, phục vụ nhà hàng… Tuy nhiên, cũng có đồng nghiệp mà thầy biết khi sang Úc tham gia trồng cần sa đã vướng vào vòng lao lý.

    Hiện nay, con đường xuất cảnh bằng visa du học ở Úc khó hơn (với điều kiện có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên) nên các thầy giáo tìm cách xuất ngoại bằng visa du lịch hoặc “kết hôn giả”.

    Vì chi phí cho tấm vé xuất ngoại cao nên có những thầy giáo bất chấp phạm pháp, phải ngồi tù ở Úc vì trồng cần sa.

    Tuy vậy, số cựu giáo viên phạm pháp ở xứ người vẫn là số ít so với số thành công, nên chắc chắn không ảnh hưởng đến làn sóng nghỉ việc của giáo viên Việt Nam.

    https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/giao-vien-viet-nam-bo-nghe-di-lao-dong-xu-nguoi/

    Bóng đá nữ Việt Nam bị loại khỏi World Cup sau khi thua Bồ Đào Nha 0-2 

    27/7/2023 

    Nguyễn Thị Bích Thủy của Việt Nam bị Andreia Jacinto của Bồ Đào Nha phạm lỗi trong trận đấu bảng E Giải bóng đá nữ Thế giới giữa Bồ Đào Nha và Việt Nam ở Hamilton, New Zealand, vào ngày 27 tháng 7 năm 2023.


    Nguyễn Thị Bích Thủy của Việt Nam bị Andreia Jacinto của Bồ Đào Nha phạm lỗi trong trận đấu bảng E Giải bóng đá nữ Thế giới giữa Bồ Đào Nha và Việt Nam ở Hamilton, New Zealand, vào ngày 27 tháng 7 năm 2023. 

    Đội tuyển bóng đá nữ của Việt Nam đã bị loại khỏi giải bóng đá danh tiếng nhất toàn cầu hôm 27/7 sau khi thua đội tuyển nữ Bồ Đào Nha 2-0, trở thành đội đầu tiên bị loại ở bảng E World Cup 2023.

    Trong trận đấu, tuyển thủ Encarnacao của Bồ Đào Nha đã giúp cho đội tuyển này vượt lên dẫn trước Việt nam sau 7 phút với pha dứt điểm thông minh đầu tiên từ đường chuyền của Lucia Alves trước khi kiến tạo cho Nazareth, người đã sút bóng qua thủ môn Trần Thị Kim Thanh ở phút thứ 21. Chiến thắng 2-0 của Bồ Đào Nha đã loại đội tuyển nữ Việt Nam, lần đầu tiên tham dự World Cup, ra khỏi giải đấu toàn cầu.

    Huấn luyện viên Francisco Neto của Bồ Đào Nha đã thay đổi 7 cầu thủ trong đội hình xuất phát so với đội hình trong trận thua Hà Lan 0-1 trong trận mở màn bảng E. Quyết định này đã được đền đáp khi các bàn thắng trong hiệp một của Encarnacao và Francisca Nazareth giúp họ lần đầu tiên giành chiến thắng ở World Cup, theo Reuters.

    “Trong hiệp 1, tôi không hài lòng với toàn đội”, hãng thông tấn Anh dẫn lời HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Mai Đức Chung nói. “Họ hơn chúng tôi 11 bậc và họ đến từ châu Âu nên, vâng, họ giỏi hơn chúng tôi rất nhiều… Đây là bài học cho chúng tôi”.

    “Là một huấn luyện viên, tôi đã học được rất nhiều (từ giải đấu này). Chúng tôi thấy điểm yếu của mình và chúng tôi có thể học hỏi từ lần này”, người dẫn dắt đội tuyển nữ Việt Nam nói thêm.

    Bồ Đào Nha hiện đứng thứ ba ở bảng E với 3 điểm và sẽ đối đầu với Hoa Kỳ trong trận đấu cuối cùng của họ ở Aucklan. Trong khi đó, Việt Nam chưa ghi được một điểm nào và sẽ tiếp Hà Lan ở Dunedin. Cả hai trận đấu sẽ diễn ra vào thứ Ba (1/8).

    Trước trận thua Bồ Đào Nha, đội tuyển nữ Việt Nam đã thua đội tuyển nữ Mỹ với tỷ số 0-3 trong màn chào sân World Cup 2023. Mặc dù thất bại trước Mỹ, nhưng đội tuyển nữ Việt Nam đã được ca ngợi với nhiều pha cản bóng ấn tượng trước đương kim vô địch Mỹ.

    Sau trận đấu, một số ý kiến cho rằng Việt Nam cần nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn bóng đá nữ và cần tạo ra một quỹ phát triển độc lập cho bóng đá nữ được phát triển hơn.

    Hoa Kỳ công bố hợp đồng thầu mới cho dự án xử lý dioxin khu vực Sân bay Biên Hòa

    Hoa Kỳ công bố hợp đồng thầu mới cho dự án xử lý dioxin khu vực Sân bay Biên Hòa


    Một người lính VN đi qua khu vực nhiễm dioxin ở Sân bay Biên Hoà 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam vào ngày 27/7 công bố trao hợp đồng thầu trị giá 32 triệu USD cho Công ty Tetra Tech để thực hiện hoạt động xử lý dioxin ở trong và quanh Sân bay Biên Hòa.

    Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam phát đi cùng ngày cho biết theo hợp đồng được công bố thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tetra Tech sẽ tiếp nối việc thiết kế kỹ thuật và thi công, quản lý xây dựng, giám sát môi trường đối với hoạt động xử lý đất, trầm tích ô nhiễm dioxin.

    Vào tháng 3/2023, Tổng Giám đốc USAID Samantha Power cùng các quan chức chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã công bố hợp đồng trị giá 73 triệu USD cho Công ty Xử lý Môi trường Nelson Environmental Remediation USA để thiết kế, xây dựng và vận hành một khu xử lý phục vụ việc làm sách đất và trầm tích ô nhiễm tại khu vực Sân bay Biên Hòa.

    Kể từ tháng 4/2019, USAID tiến hành hợp tác với Bộ Quốc Phòng Việt Nam trong dự án xử lý nửa triệu mét khối đất và trầm tích ô nhiểm dioxin tại khu vực Sân bay Biên Hòa. Dự án được cho biết có thể phải mất 10 năm để hoàn thành, và tổng chi phí 450 triệu USD.

    Hoa Kỳ và Việt Nam đã hoàn tất công tác xử lý ô nhiễm dioxin tại Sân bay Đà Nẵng vào tháng 11 năm 2018. Gần 14 ha đất thuộc Sân bay Đà Nẵng nhiễm dioxin đã được xử lý với kinh phí 110 triệu USD.

    Kể từ năm 2000 đến nay, Hoa Kỳ đã hợp tác với Việt Nam giải quyết các vấn đề nhân đạo và hậu quả chiến tranh, bao gồm việc loại bỏ vật liệu chưa nổ, xác định danh tính hài cốt lính chiến, xử lý dioxin…


    Không có nhận xét nào