Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 10 tháng 7 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    Thép Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam

    RFA
    09/7/2023


    Thép Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam


    Hình minh hoạ 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngthoibaonganhang.vn 

    Khoảng 2,6 triệu tấn thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2023.

    Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) được truyền thông loan trong ngày 9/7, cho biết trong 5 tháng đầu năm 2023, lượng nhập các sản phẩm thép vào Việt Nam đạt hơn 5,06 triệu tấn; trong đó lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc đạt hơn 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% tổng sản lượng thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia vào Việt Nam. Đặc biệt trong tháng 3/2023, lượng nhập thép từ Trung Quốc tăng 146% so với tháng 3/2022.

    Trong khi đó, cũng theo thống kê của VSA, trong 5 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thô trong nước chỉ đạt hơn 7,5 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ 2022; tiêu thụ đạt 7,6 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ 2022.

    Tính chung sáu tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp thép gặp khó khi sản xuất và tiêu thụ khi thép thành phẩm các loại giảm lần lượt 20% và 18%.

    Vẫn theo VSA, lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng mạnh trở lại.

    Ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát mới đây cho biết trên tờ Vietnambiz rằng, trước đây, Việt Nam xuất khẩu nhiều thép sang Trung Quốc vì nhu cầu của họ lớn nhưng hiện tại nhu cầu chững lại, ngành bất động sản có vấn đề và họ quay lại xuất khẩu, gây sức ép với thị trường thép thế giới và Việt Nam xuất khẩu thép sang các thị trường trong đó có cả Trung Quốc sẽ khó hơn.

    Theo VSA, doanh thu toàn ngành thép nửa đầu năm 2023 ước giảm 70 - 80% so với cùng kỳ năm 2022, đánh dấu một thời kỳ suy giảm dài và liên tục.

    Trước những diến biến xấu của thị trường, VSA đã kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các sản phẩm thép từ 10% xuống 8%. Bên cạnh đó, xem xét hạ lãi suất và ưu tiên cho vay với lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất.

    VSA cũng kiến nghị các cơ quan tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp thép xuất khẩu các mặt hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, ống thép hàn đã đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước...

    Gần như các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đều có thuế nhập khẩu bằng 0%.

    Mỹ áp thuế chống trợ cấp với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam gần 32%

    RFA
    10/7/2023

    Mỹ áp thuế chống trợ cấp với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam gần 32%Mỹ tiếp tục áp thuế chống trợ cấp với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngTCDN 

    Sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục áp thuế chống trợ cấp với thuế suất 31,58%.

    Đó là thông tin trong kết luận cuối cùng của đợt rà soát lần thứ hai lệnh áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam và được Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công thương cho truyền thông hay trong ngày 9/7.

    Cục Phòng vệ cho biết theo kết luận, DOC quyết định tiếp tục áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế 31,58% (trừ một công ty bị áp dụng thuế suất riêng là 90,42%). Mức thuế này không thay đổi so với mức thuế hiện hành.

    Theo Cục Phòng vệ thương mại, vụ việc được DOC thông báo khởi xướng từ ngày 3/4 và không có doanh nghiệp Việt Nam nào tham gia rà soát.

    Qua đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các nhà xuất khẩu mới của Việt Nam (nếu có) cần liên hệ với DOC trước khi xuất khẩu để được tính toán mức thuế chống trợ cấp riêng, nếu không sẽ phải chịu mức thuế chung là 31,58%.

    Hồi tháng 5/2023, DOC cũng chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giá để đồ bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam.

    Việc điều tra được tiến hành theo đơn khiếu nại của công ty Edsal Manufacturing CO.j INC. (Mỹ). Sản phẩm bị điều tra là giá để đồ bằng thép không dùng bulông được đóng gói sẵn có mã HS 9403.20.0075.

    Vẫn theo Cục Phòng vệ thương mại, dữ liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), trong năm 2022 cho thấy, Việt Nam xuất khẩu khoảng 32,7 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Mỹ, chiếm khoảng 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào Mỹ.

    Công an Phú Yên muốn chặn đường tỵ nạn của luật sư Võ An Đôn

    Như Hồ/SGN
    10/7/2023

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/p06dfnyy.jpg

    Công an Phú Yên đang giở trò tìm mọi cách kéo dài thời gian để không cho luật sư Võ An Đôn ra khỏi nước đi ty nạn, mặc dầu lúc này ông đã hoàn tất mọi yêu cầu về hành chính đối với hệ thống chính quyền địa phương.

    Theo lời luật sư Võ An Đôn kể lại, phía ông khẳng định rằng Công an đã không thực hiện đúng như những gì họ yêu cầu, để hoàn tất hồ sơ cho ông đi tỵ nạn ở Mỹ cùng gia đình. Những người quan sát sự kiện của luật sư Võ An Đôn nói, mọi thứ diễn ra kéo dài không lý do, tương tự như kiểu muốn “trừng phạt”, chặn đường tỵ nạn của ông và gia đình.

    Ngày 27 Tháng Chín 2022, cách đây gần một năm, trở về từ sân bay Tân Sơn Nhất sau khi nhận lệnh cấm xuất cảnh với lý do “vì an ninh quốc gia”, sau đó luật sư Võ An Đôn đã đến công an tỉnh Phú Yên làm việc hai lần để giải quyết về lệnh cấm này. Lần đầu công an nói thẳng với ông “Muốn bỏ lệnh cấm xuất cảnh thì phải xác nhận sở hữu trang Facebook Đôn An Võ và Võ An Đôn”, cứ tưởng đây là yêu cầu duy nhất nên luật sư Võ An Đôn đã đồng ý ký xác nhận.

    Được biết, trước đây khi công an gọi cho luật sư Võ An Đôn lên để xác nhận trang facebook của mình, nhằm hoàn tất lệnh phạt, ông Đôn đã nói rằng chuyện công an muốn xác minh thì phải tự tìm kiếm, và ông có quyền im lặng, không đưa ra những điều có thể chống lại mình. Không ép nhận được trang facebook chính chủ này, phía công an Phú Yên đã từng tức giận và gọi nhiều người quen của ông Đôn lên truy ép, thế nhưng vẫn thất bại.

    Sau khi bị gọi lên làm việc lần thứ hai, công an nói với ông rằng, “Muốn bỏ lệnh cấm xuất cảnh thì phải đóng tiền phạt 7,5 triệu đồng đối với bài viết cách đây 7 năm”. Dù rất bất bình, nhưng ông Đôn cũng đồng ý đóng tiền phạt cho xong, nhưng ông nói các bài viết đó không có gì sai về nội dung cả.

    Gần một năm trôi qua, công an tỉnh Phú Yên vẫn im lặng, không chịu xác nhận hành chính về chuyện không còn vướng mắc bất kỳ thủ tục tố tụng nào nữa để gia đình ông có thể lên đường đi tỵ nạn. Lệnh cấm xuất cảnh ở cửa khẩu vẫn còn nguyên giá trị. Ông Đôn nói mặc dù phía đại sứ Mỹ có đoàn công tác đi làm việc từ trung ương đến địa phương và gửi hàng chục công hàm để tìm hiểu nhưng phía Việt Nam vẫn không trả lời.

    “Công an giữ tôi ở lại Việt Nam để làm gì, trong khi đã tước thẻ hành nghề luật sư, gia đình tôi phải sống trong sự bao vây, cô lập, triệt đường sống hơn 6 năm nay chưa đủ hay sao?”, luật sư Võ An Đôn viết trên facebook.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/Screenshot-2023-07-10-140758.png

    Một ngày sau khi tin luật sư Võ An Đôn bị cấm xuất cảnh, Báo Công an Nhân dân nêu lý do ông Đôn bị tạm xuất cảnh. Theo đó, tờ này nói rằng ông Đôn trong thời gian hành nghề luật sư ở Phú Yên “có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phóng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam… gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.”

    Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đưa ra tuyên bố về trường hợp của ông Võ An Đôn: “Lệnh cấm đi lại đối với ông Võ An Đôn và gia đình cho thấy chính quyền Việt Nam sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bẩn thỉu, lạm quyền để bịt miệng số rất ít những luật sư còn sót lại trong nước dám đứng lên vì nguyên tắc mọi người đều xứng đáng có sự đại diện pháp lý. ”

    Việt Nam yêu cầu Netflix, FPT Play gỡ phim Trung Quốc vì có “đường lưỡi bò”

    RFA


    09/7/2023

    Việt Nam yêu cầu Netflix, FPT Play gỡ phim Trung Quốc vì có “đường lưỡi bò”


    "Đường lưỡi bò" phi pháp xuất hiện trên phim "Flight to you". (chụp màn hình) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngcongluan.vn 

    Cục điện ảnh Việt Nam yêu cầu Netflix và FPT Play gỡ phim Trung Quốc “Hướng gió mà đi” (Flight to you) vì nhiều tập có bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp.

    Cục điện ảnh, được truyền thông loan trong ngày 9/7, xác nhận rằng Phó cục trưởng Cục Điện ảnh Đỗ Quốc Việt đã ký ban hành công văn số 870/ĐA-VP gửi Công ty Netflix; công văn số 871/ĐA-VP gửi Công ty cổ phần Viễn thông FPT với nội dung yêu cầu gỡ bỏ phim Hướng gió mà đi, sau khi tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ nội dung phim Hướng gió mà đi (39 tập).

    Kết quả kiểm tra, theo Cục điện ảnh, phim Hướng gió mà đi có hình ảnh "đường lưỡi bò" xuất hiện trên bản đồ trong nhiều cảnh phim. Cụ thể, đó là trong các tập 18, tập 19, 21, 24, 25, 26, 27, tập 38 và hình ảnh "đường lưỡi bò" từ 2 phút đến 2 phút 3 giây của tập 30.

    Từ 41 phút 18 giây đến 41 phút 55 giây của tập 18 còn có đoạn lời thoại và phụ đề ghi rằng "Rồi sẽ có ngày tấm bản đồ này đi đến rất nhiều nơi trên thế giới".

    Từ những chi tiết trên, trong công văn gừi Netflix, Cục điện ảnh ghi: “Việc thể hiện hình ảnh đường lưỡi bò và những nội dung trong lời thoại và phụ đề như đã nêu trên trong phim là không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam và vi phạm quy định tại điểm d, khoản 1, điều 9 Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15".

    Trên ứng dụng FPT Play, mặc dù Công ty CP Viễn Thông FPT có thực hiện làm mờ hình ảnh bản đồ trong nhiều cảnh phim của các tập nêu trên, tuy nhiên trong công văn, Cục điện ảnh khẳng định đây là phim có nội dung thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam nên không phù hợp để phổ biến tại Việt Nam.

    Cục Điện ảnh đồng thời yêu cầu cả hai Công ty Netflix và FPT gỡ bỏ phim Hướng gió mà đi. Thời gian thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ 0h ngày 10/7 và có văn bản báo cáo kết quả thực hiện gửi về Cục Điện ảnh trước ngày 12/7.

    Trả lời Tuổi Trẻ Online trong ngày 8/7 liên quan đến bộ phim trên, đại diện của FPT Play, cho biết: "Các nội dung trước khi phát hành trên FPT Play luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình kiểm duyệt của pháp luật.

    Trước đó, phim "Barbie" của hãng Warner Bros của Mỹ cũng bị cấm chiếu ở Việt Nam vì bị cho rằng mô tả đường chín đoạn của Trung Quốc, vốn bị bác bỏ trong phán quyết trọng tài quốc tế của một tòa án ở The Hague năm 2016.

    Mặc dầu hãng phim của Mỹ cho rằng phim “Berbie” không có bản đồg “đường lưỡi bò” mà chỉ là bức vẽ nhưng Cục điện ảnh vẫn giữa quan điểm cấm phim.

    Cùng với phim Barbie, Việt Nam cũng mở cuộc điều tra đối với trang web của công ty IME Việt Nam, đơn vị tổ chức chuyến lưu diễn của nhóm nhạc K-pop nổi tiếng của Hàn Quốc là Blackpink, trước buổi biểu diễn của nhóm tại Hà Nội, về những chỉ trích của người hâm mộ cho rằng trang web này hiển thị bản đồ Biển Đông với đường đứt khúc chín đoạn.

    Hôm 9/7, đại diện IME lên tiếng trong thông báo gửi Cục điện ảnh và được truyền thông đăng tải rằng "IME đã nhanh chóng rà soát và cam kết thay thế những hình ảnh không phù hợp với người dân Việt Nam... Một lần nữa, chúng tôi muốn bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất cho sự hiểu lầm đáng tiếc này".

    Đường 9 đoạn hay còn gọi là "đường lưỡi bò" xuất hiện trên nhiều kênh, xâm nhập vào Việt Nam với mục đích tuyên truyền. Báo chí trong nước từng chỉ ra các vụ như bộ phim "Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta" (Put Your Head On My Shoulder) chiếu trên Netflix có bản đồ hình đường lưỡi bò phi pháp. Bộ phim này được sản xuất tại Trung Quốc vào tháng 4.2019. Hoặc bộ phim “Madam Secretary” xuất hiện cảnh phố cổ Hội An lại chú thích là “Fuling, China” (Phù Lăng, Trung Quốc).

    Biệt phủ Hà Tĩnh: Khi giai cấp vô sản lại 'vô vàn sản'

    BBC News

    09/7/2023

    Minh họa biệt phủ


    Căn biệt phủ đứng tên người mẹ của Thiếu tướng Phạm Bá Hiền được bao bọc xung quanh là những cánh đồng lúa xanh ở Hà Tĩnh, nơi bà con nông dân vẫn cày cuốc hằng ngày.

    Căn biệt phủ phong cách kiến trúc châu Âu đã làm dậy sóng dư luận vì mức độ hoành tráng sau một buổi tiệc ăn mừng thăng chức hồi đầu tháng Sáu.

    Ông Phạm Bá Hiền được thăng cấp từ đại tá lên thiếu tướng hồi tháng Năm. Ông giữ chức Tư lệnh Binh đoàn 16, một đơn vị kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng.

    Ước tính trị giá lên đến hàng trăm tỷ đồng, căn biệt phủ nằm trên khu vực rộng khoảng 5.000 mét vuông tại thôn Đông Thắng, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, một địa phương khó khăn tại Hà Tĩnh.

    Trước đó vào năm 2018, đã xuất hiện bài báo trên trang Bảo vệ Pháp luật về việc mẹ của ông, bà Từ Thị Loan, người đứng tên sở hữu căn biệt phủ, là một phụ nữ "bần nông, hàng ngày vẫn trồng rau mang ra chợ bán".

    Một số bài báo nêu nghi vấn rằng người chủ thực sự của biệt phủ này không phải là bà mẹ làm nông, mà là người con quan chức.

    Locator biệt phủ

    'Hà Tĩnh nghèo lắm'

    Căn biệt phủ do mẹ của Thiếu tướng Phạm Bá Hiền đứng tên gây bão dư luận. 

    Đây là một số bình luận nổi bật trên mạng xã hội, theo quan sát của chúng tôi.

    Mạng xã hội

    Linh mục Nguyễn Văn Hùng, người từ nhiều năm nay giúp đỡ cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan, trong đó có nhiều người lao động từ Hà Tĩnh bình luận với BBC News Tiếng Việt:

    "Tôi có cảm xúc lẫn lộn khi thấy hình ảnh căn biệt phủ này. Thông qua công việc của tôi bên Đài Loan, giúp đỡ các công nhân Việt Nam sang, tôi biết các em đến từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An nghèo lắm.

    "Tôi không hiểu người xây biệt phủ họ nghĩ cái gì khi xây một lâu đài như vậy ngay giữa một vùng nghèo khổ như vậy."

    Hà Tĩnh có thu nhập bình quân đầu người trong năm 2022 là hơn 45 triệu đồng, tức khoảng 3-4 triệu/người/tháng, theo báo Lao Động.

    Rời vùng quê "chảo lửa, túi mưa", những người lao động từ Hà Tĩnh sang Đài Loan, Nhật Bản và những nơi khác để kiếm kế sinh nhai.

    Qua tiếp xúc với người dân lao động từ Hà Tĩnh, Linh mục Nguyễn Văn Hùng chia sẻ:

    "Ở vùng Hà Tĩnh, chó ăn đá, gà ăn sỏi, mùa hè nóng kinh khủng, mùa đông lạnh buốt giá, mưa thì không đều nên đất đai rất khô cằn. 

    "Sau biến cố Formosa năm 2016, những người sống ở biển khó khăn nên di chuyển lên núi, đồi. Người lao động qua Pleiku, Kontum để kiếm sống. Khó khăn quá thì họ chỉ còn cách đi ra nước ngoài. Họ không có tiền để đi, cầm sổ đỏ có tiền qua Đài Loan, rồi có khi bị lừa, nợ chồng chất nợ. Họ phải làm ít nhất hai năm để trả tiền môi giới."

    "Trong tâm trí tôi thì ấn tượng về người dân Hà Tĩnh là họ rất sống dè sẻn trong chi tiêu, rất cố gắng giúp con cái vượt khỏi cái nghèo, bao nhiêu tiền đều dành cho con đi học. Người Hà Tĩnh chấp nhận mọi gian khổ trong cuộc sống," ông nói.

    Nhắc lại những biệt phủ khác

    Phụ nữ lớn tuổi băng qua đường ở Hà Tĩnh

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Hình ảnh một phụ nữ lớn tuổi băng qua đường tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, ảnh năm 2019

    Biệt phủ của nhà Thiếu tướng Phạm Bá Hiền khiến dư luận nhắc lại những căn biệt phủ hoành tráng khác của quan chức Việt Nam được loan tin rộng rãi trên báo chí nhà nước.

    Ở Việt Nam, những cụm từ như "buôn chổi đót xây biệt phủ" trở nên quen thuộc cách đây vài năm.

    Cụm từ này bắt nguồn từ căn biệt phủ được ước tính 500 tỷ đồng của ông Phạm Sỹ Quý, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Yên Bái (em trai Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà) thu hút quan tâm dư luận năm 2017. Thời điểm đó, bà Thanh Trà là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

    Ông Phạm Sỹ Quý trả lời báo chí năm 2017, với những câu đến nay mọi người còn nhắc đến như, "Quá trình thời thanh niên tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội, đã có những lúc tôi lạc trong rừng, ngủ trong rừng."

    "Nhà tôi nhìn thế thôi chứ chỉ bằng hai mét đất ở Hà Nội," ông Phạm Sỹ Quý nói trước khi bị cách chức và thuyên chuyển công tác về Hà Nội.

    "Túp lều" của ông Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khiến dư luận ngỡ ngàng vào năm 2022, khi ông bị bắt tạm giam để điều tra về tội "nhận hối lộ", liên quan vụ án tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

    Biệt phủ của ông Thành rộng hàng ngàn mét vuông, và có vườn bonsai ước tính hàng trăm tỷ, nằm ở vị trí ba mặt tiền tại thành phố Biên Hòa.

    Hồi tháng Hai, khi Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng bị tạm giữ, khám xét nhà riêng, dư luận bàn tán về căn biệt thự của ông.

    Ông Đỗ Hữu Ca được biết đến nhiều nhất với vai trò chỉ huy vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng năm 2012. Khi đó vụ cưỡng chế thu hồi đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã trở thành sự kiện chính trị lớn tại Việt Nam.

    Năm 2019, tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam bị phạt 50 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động hai tháng vì thông tin bị cho là "sai sự thật" trong bài viết về biệt phủ của gia đình Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca ở Hải Phòng. 

    Tạp chí này mô tả trong bài viết rằng đây là một biệt phủ "lấn sông rộng hàng nghìn mét vuông", "uy nghi", "đồ sộ" và "tráng lệ".

    https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c13rz5l2xx4o


    Không có nhận xét nào