Quê Hương tổng hợp
TNLT Lê Hữu Minh Tuấn khẳng định: “xâm hại an ninh quốc gia hoàn toàn xa lạ với tôi.”
10/7/2023
Tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn
RFA edited
Thân nhân của tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn- người đang thụ án 11 năm theo cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”, cho biết vừa nhận được thư của ông Tuấn lén gửi từ nơi bị giam giữ ra.
Nội dung chính của thư là gì? Và tình hình mới nhất của TNLT Lê Hữu Minh Tuấn ra sao?
Nội dung thư gởi lén từ trại giam ra
Cô Lê Na, em gái của TNLT Lê Hữu Minh Tuấn, cho RFA biết thư của ông Tuấn gởi lén ra ngoài từ trại giam là những tờ giấy hình vuông chừng 10 cm và một mảnh khăn. Trên giấy và mảnh khăn chi chít chữ viết.
Nội dung báo về thực trạng y tế trong trại giam:
“Trại giam cứ nhằm kháng sinh mà nhét vào người bệnh, chẩn đoán không chính xác bệnh, rồi cứ ngâm bệnh cho đến khi trở nặng hoặc có biến chứng mới cho đi bệnh viện. Đó là lý do vì sao em muốn cho mọi người bên ngoài biết bản chất của chế độ y tế.”
Ông Tuấn nói trong thư rằng đã hai lần làm đơn xin đi khám chữa bệnh ở bệnh viện nhưng không được đáp ứng. Lần một là ngày 2/5/2023 không được phản hồi. Lần hai là vào ngày 20/6/2023. Lần này có một cán bộ y tế của trại khám và kết luận rằng ông Tuấn bị rối loạn tiêu hóa và viêm da cơ địa.
Ngoài ra, ông Tuấn còn khẳng định lại quan điểm của mình về bản án 11 năm tù giam mà chính quyền đã cáo buộc và bỏ tù ông:
“Ngay cả khi trong hoàn cảnh tồi tệ nhất, bị gắn nhãn thù địch, tôi cũng không chấp nhận bất kỳ tư tưởng hay hành vi mang tính đối đầu. Mọi quan điểm và động thái nhằm gây rối loạn trật tự xã hội hay xâm hại an ninh quốc gia vì thế hoàn toàn xa lạ với tôi.
Tôi chỉ tồn tại ý chí tìm kiếm con đường đối thoại, khoan dung, tôn trọng và bảo đảm thực chất tự do, công lý, lương tri, phẩm giá dựa trên tinh thần, không định kiến, không đặc thù.
Đó là lý do tôi kiên định thực hành thúc đẩy nhận thức đầy đủ về quyền con người trong hiến pháp 2013, trong ôn hoà trật tự chung.
Đằng sau song sắt sau và cả những ngày giờ đối mặt với các biện pháp nghiệp vụ đã bào mòn thể xác, tinh thần, tôi tự hỏi tại sao chúng tôi buộc phải nhận và bị trừng phạt về những điều mà chúng tôi không làm hay gây ra.
Đến bao giờ tiếng gào thét oan khuất trong và ngoài song sắt mới chấm dứt? Hay tất cả chỉ là sự vô vọng, kéo dài?”
Bức thư do TNLT Lê Hữu Minh Tuấn gởi ra ngoài. Ảnh: gia đình gởi cho RFA
Sức khoẻ suy kiệt
Cô Lê Na cũng cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của người anh sau chuyến thăm gặp thường kỳ vào ngày 9/7/2023 tại Trại Xuyên Mộc, tỉnh Đồng Nai như sau:
“Anh Tuấn bữa nay gầy lắm. Ảnh bị ghẻ khắp cả người, từ bàn tay cho đến hai cái mông, xuống cả hai bàn chân, ghẻ theo từng đám… Nó bị viêm loét ra xong khô lại, xong lại mưng mủ lên, ăn vào da cho nên bữa nay ảnh đi đứng không nổi.”
Theo cô Na, ông Tuấn còn bị chẩn đoán là viên ruột, viêm gan từ cuối năm 2022. Gia đình nhiều lần gởi thuốc vào trại giam theo toa của bác sỹ, nhưng đến nay ông Tuấn không nhận được số thuốc đó. Hằng ngày, ông phải uống thuốc do trại giam phát để cầm chừng:
“Những loại thuốc mà tôi gửi từ hồi tháng một, tháng ba và tháng năm cho đến bây giờ không biết tại sao trại giam giữ lại hoặc là nó bị mất hết. Thành ra, người ta chỉ đưa thuốc của trại giam cho anh Tuấn uống mà thôi.
Người ta vào khám thì nói là viêm ruột và viêm gan, họ cứ đưa thuốc cho uống hoài mà mỗi lần phát là một loại thuốc khác nhau mà uống cũng không hết nữa, tình trạng lại thấy nặng hơn.”
Trong thời gian gần đây, ông Tuấn liên tục bị trại giam gây khó khăn trong việc nhận đồ gia đình gởi vào hoặc gọi điện về nhà theo tiêu chuẩn mỗi tháng của tù nhân. Cô Na nói thêm:
“Không hiểu sao lần này, thậm chí là thăm gặp trực tiếp, gửi vào cũng khó khăn nữa. Người ta hạn chế hết. Cuộc thăm gặp ngày hôm qua, tôi không biết vì sao mà người ta siết chặt hơn. Bình thường là không bị tịch thu điện thoại, bây giờ là có giám sát nhiều hơn và bị tịch thu điện thoại. Những gì mà anh Tuấn dặn tôi ghi ra giấy thì người ta đều chụp hình lại hết.
Các thông tin về cuộc sống của anh Tuấn ở trong đó thì mình không thể nói được. Cán bộ quản lý chặt cho nên hầu như không nói được gì nhiều. Mỗi lần gọi điện về thì tín hiệu bên trại giam cũng yếu, nghe được chữ được chữ mất nên gia đình của tôi bây giờ cũng lo cho anh.”
Phóng viên RFA nhiều lần gọi điện tới số điện thoại của trại giam Xuyên Mộc, Đồng Nai để tìm hiểu thêm về tình trạng của ông Tuấn, nhưng không có ai nghe máy.
Ông Lê Hữu Minh Tuấn, 34 tuổi, từng là biên tập viên của trang Việt Nam Thời báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập- một tổ chức báo chí do một số cá nhân lập ra nhưng không được Nhà nước công nhận.
Ông Tuấn bị bắt giam vào tháng 6 năm 2020 và ra tòa cùng hai lãnh đạo khác của Hội Nhà báo Độc lập là Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy.
Trong phiên sơ thẩm vào tháng 1 năm 2021, ông Phạm Chí Dũng bị tuyên án 15 năm tù, ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người bị tuyên 11 năm tù.
Tòa phúc thẩm vào tháng 2 năm 2022 y án sơ thẩm đối với ông Lê Hữu Minh Tuấn.
Căng thẳng Biển Đông, bạo lực tại Myanmar… bao trùm chương trình nghị sự ASEAN
RFA
10/7/2023
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hội đàm với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah hôm 10/5/2023 trong cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tổ chức tại Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia. (Minh họa)
REUTERS/Willy Kurniawan/Pool
Căng thẳng về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, bạo lực kéo dài tại Myanmar và quan ngại chạy đua vũ trang trong khu vực là những chủ đề được cho bao trùm tại kỳ họp cấp ngoại trưởng Khối các Quốc gia Đông Nam Á và các nước đối tác đối thoại ở Indonesia trong tuần này.
AP loan tin ngày 10/7 và cho biết kỳ họp ngoại trưởng ASEAN lần này sẽ diễn ra trong hai ngày 11, 12; sau đó vào các ngày 13, 14 các đối tác đối thoại Châu Á và Phương Tây của ASEAN sẽ tham gia thảo luận các vấn đề nóng khu vực như vừa nêu.
Tin nói rõ ngoại trưởng ba nước đối tác với ASEAN gồm Antony Blinken của Hoa Kỳ, Sergei Lavrov của Nga và Tần Cương của Trung Quốc sẽ tham gia cuộc họp.
Bắc Hàn chưa thông báo chính thức bộ trưởng ngoại giao Choe Son Hui có tham gia kỳ họp cấp ngoại trưởng ASEAN lần này hay không.
Cho đến lúc này thông tin về các cuộc gặp bên lề giữa những nước liên quan cũng chưa được rõ.
Tại kỳ họp lần này, dự kiến sẽ có kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông cần tự chế.
Trung Quốc và ASEAN đang trong quá trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC) nhằm ngăn chặn tình trạng leo thang căng thẳng về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông; thế nhưng suốt thời gian qua hoạt động đàm phán vẫn bị trì trệ.
Trong khi đó Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước Phương Tây, Châu Âu trong thời gian qua đưa chiến hạm đến Biển Đông thực hiện hoạt động tự do hàng hải tại khu vực căng thẳng này.
AP dẫn nguồn từ các ngoại trưởng ASEAN về mối quan ngại chạy đua vũ trang và tăng cường sức mạnh hải quân tại khu vực có thể dẫn đến đánh giá sai lệch, làm gia tăng căng thẳng, gây phương hại đến hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực.
Việt Nam trả tự do cho ông Châu Văn Khảm, công dân Úc gốc Việt- đảng Việt Tân
Trường Sơn, RFA
11/7/2023
Ông Châu Văn Khảm (phải) tại một cuộc sinh hoạt ở Úc.
Đảng Việt Tân
Hôm 11 tháng 7, ông Châu Văn Khảm, một người Úc gốc Việt và là đảng viên đảng Việt Tân đã được trả tự do và trở về nhà sau hơn 4 năm bị cầm tù tại Việt Nam.
Ông này bị bắt hồi tháng 1 năm 2019 ở Tp. Hồ Chí Minh, với cáo buộc "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân". Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào tháng 11 cùng năm, ông Khảm bị tuyên án 12 năm tù. Tòa phúc thẩm vào tháng ba năm 2020, y án sơ thẩm
Sinh năm 1949 tại miền nam Việt Nam, ông Châu Văn Khảm từng gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn chiến tranh giữa hai miền nam-bắc.
Sau khi chiến tranh kết thúc, vì xuất thân quân nhân, ông Khảm bị bắt đi học tập cải tạo trong ba năm, và cuối cùng vượt biên tới Úc vào năm 1983.
Tại đây ông gia nhập đảng Việt Tân sau khi về hưu và trở thành một thành viên cấp cao.
Tin tức ông Châu Văn Khảm được chính quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn đã được đảng Việt Tân lan truyền trên các phương tiện truyền thông của đảng này.
Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do từ thành phố Sydney nước Úc, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, ủy viên trung ương của đảng Việt Tân, cho biết phản ứng trước thông tin ông Khảm được tự do:
“Chúng tôi rất vui mừng khi được tin anh Châu Văn Khảm đã được đoàn tụ với gia đình vào ngày hôm nay, đó là điều đáng mừng, vì trong thời gian vừa qua sức khỏe của anh Khảm đã giảm sút vì tuổi đã cao, và bị giam cầm một thời gian dài, hơn bốn năm.
Trong thời gian vừa qua thì chúng tôi, cùng với gia đình và luật sư, và các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng tại Úc và một số nơi trên thế giới đã nỗ lực vận động cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là nỗ lực mà chính quyền Úc đã làm trong thời gian vừa qua đã khiến nhà nước Cộng sản Việt Nam phải trả tự do cho anh Khảm.”
Trong quá trình bị giam giữ tại Việt Nam, ông Châu Văn Khảm được cho là đã gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, khiến gia đình lo sợ cho tính mạng của ông.
Vụ bắt giữ và kết án tù ông Châu Văn Khảm đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông tại Úc cũng như quốc tế. Các tổ chức nhân quyền như Theo dõi Nhân quyền và Ân xá Quốc tế cũng vào cuộc kêu gọi trả tự do cho ông này.
Trong tuyên bố của tổ chức Ân xá Quốc tế được đưa ra không lâu sau khi ông Châu Văn Khảm trở về Úc, bà Rose Kulak, người phụ trách vận động cho ông Khảm của tổ chức này, cho biết:
“Trong suốt những năm qua, hàng chục ngàn người ủng hộ của tổ chức Ân xá Quốc tế tại Úc vì sự phẫn nộ đối với sự cầm tù mà ông Châu Văn Khảm phải chịu, đã cùng nhau vận động với gia đình để ông được tự do.
Ngày hôm nay là một dấu mốc quan trọng cho phong trào đấu tranh giải phóng những người bị cầm tù một cách bất công trên toàn thế giới, và là một lời nhắc nhở, rằng hàng chục ngàn người Úc sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ quyền con người.”
Ông Châu Văn Khảm là một trong số nhiều trường hợp người gốc Việt bị bắt và bỏ tù khi quay trở lại Việt Nam trong những năm qua. Hầu hết những người này đều được trả tự do trước thời hạn, một động thái mà nhà nước Việt Nam cho là để thể hiện chính sách “khoan hồng và nhân đạo”.
Phản bác lại luận điểm trên, ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đảng viên cao cấp của đảng Việt Tân cho hay:
“Như chúng ta cũng biết trong những năm qua đã có nhiều người đấu tranh dân chủ, những nhà hoạt động nhân quyền bị bắt, thì những bản án ngày càng nặng hơn và có tính chất khốc liệt hơn, nhất là trong những năm gần đây. Thì điều đó không thể nào phản ảnh cái sự nhân đạo. Cái bản chất của việc bắt bớ, tù đày là một công việc nhất là vô nhân đạo.”
Ông này cũng cho rằng việc chính quyền phải trả tự do trước thời hạn cho những người gốc Việt là do chịu sức ép từ quốc tế, và trong trường hợp của ông Châu Văn Khảm cũng tương tự.
Chính quyền Việt Nam coi đảng Việt Tân là ‘tổ chức khủng bố” và thường tuyên án nặng nề đối với những đảng viên của đảng này, dù là đối với người Việt ở hải ngoại hay người ở trong nước.
Thủ tướng Úc, Anthony Albanese, lên tiếng sau khi Việt Nam trả tự do cho ông Châu Văn Khảm : “Australia rất hoan nghênh việc ông Châu Văn Khảm được trả tự do. Đây là vấn đề mà tôi đã nêu ra trong chuyến thăm tới Việt Nam, và đó là một chuyến thăm có tính xây dựng. Tôi cũng muốn cảm ơn những người bạn ở Việt Nam vì đã lắng nghe ý kiến của tôi trong chuyến thăm đó, và đã giúp biến việc này trở thành hiện thực. Ông Châu Văn Khảm hiện đã đoàn tụ với gia đình ở Úc, chúng tôi rất vui mừng với điều này. Sự kiện này cho thấy việc áp dụng chính sách hợp tác mang tính xây dựng giúp đạt được lợi ích quốc gia cho Australia ra sao. Và tôi cũng rất vui khi ông Chris Bowen đã có thể thay mặt tôi đón ông Châu Văn Khảm trở về lại nước Úc.”
Như tin đã loan, cùng vụ với ông Châu Văn Khảm, có hai người Việt khác ở trong nước là Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền. Ông Viễn bị mức án 11 năm và Trần Văn Quyền 10 năm tù với cùng tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.
Ông Nguyễn Đức Chung bị truy tố vụ nâng khống giá cây xanh
Ông Nguyễn Đức Chung tại một phiên tòa ngày 12/7/2022. (Ảnh: vov.vn)
Trong vụ án thứ 4 (nâng khống giá cây xanh) mà cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung có sai phạm, số tiền thiệt hại của vụ án là hơn 34 tỷ đồng.
Ngày 10/7, VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng, truy tố ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ nâng khống giá cây xanh tại Hà Nội.
Cùng vụ án, 14 người khác bị truy tố về bốn tội: Buôn lậu; Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, VKSND Tối cao trả hồ sơ kết luận điều tra, yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ động cơ vụ lợi của ông Chung.
VKS nhận định ông Chung đã vì động cơ cá nhân làm trái quy định pháp luật về đấu thầu để giúp cho Công ty Sinh Thái Xanh, Công ty Công viên cây xanh Hà Nội tham gia dự án trồng cây tại Hà Nội.
Các công ty này đã hưởng lợi bất chính “số tiền đặc biệt lớn”, do có mối quan hệ thân thiết với ông Chung, được ông Chung hậu thuẫn.
Theo cáo trạng, việc trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh ở Hà Nội được thực hiện từ năm 2016-2019. Dù phân công một Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực này, ông Chung vẫn trực tiếp can thiệp, chỉ đạo.
Từ năm 2016, ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu tạm dừng việc đấu thầu tại các quận, huyện và thu gọn đầu mối về Sở Xây dựng để thực hiện. Từ chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Chung, Ban Duy tu các công trình kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng không tổ chức đấu thầu, mà ký hợp đồng đặt hàng trực tiếp với Công ty Công viên cây xanh Hà Nội và Công ty Sinh Thái Xanh.
Kết quả điều tra xác định Ban Duy tu các công trình kỹ thuật đô thị đã đặt hàng Công ty Công viên cây xanh Hà Nội 10 hợp đồng trị giá hơn 241 tỷ đồng; Công ty Sinh Thái Xanh 6 hợp đồng, hơn 43 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hợp đồng các bị can đã bắt tay nâng khống giá cây xanh, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 34 tỷ đồng.
Đây là vụ án thứ 4 mà ông Chung bị khởi tố, truy tố. Ông Chung đang thi hành tổng cộng 12 năm tù tại 3 vụ án: Chiếm đoạt tài liệu mật liên quan vụ án Nhật Cường; Mua sắm chế phẩm Redoxy-3C và Can thiệp đấu thầu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Phạm Toàn
3 “án chỉ đạo”: Tập đoàn FLC, Công ty AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Thới Bình/VNTB
11/7/2023
3 đại án có thể kết thúc giai đoạn điều tra cuối năm nay là các vụ việc liên quan đến vi phạm của Tập đoàn FLC, Công ty AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát”.
“Chỉ đạo án” là điều đến nay vẫn là quá quen thuộc, giờ có thêm một nơi được “quyền chỉ đạo”: Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Thường thì khi tòa án Việt Nam đang đưa ra xét xử mấy vụ đại án, nhiều ý kiến phê phán rằng các vụ án này đều đã được chỉ đạo rồi, cùng với đó là sự lên tiếng đòi hỏi cho sự độc lập của tư pháp.
Thực tế có rất nhiều vụ việc đương sự cần đến sự chỉ đạo, như các vụ tử tù kêu oan mong chờ trung ương can thiệp, các vụ án đương sự nhờ báo chí phản ánh gây áp lực, các vụ khiếu kiện ở địa phương nhưng đương sự luôn gửi đơn vượt cấp lên cả chính phủ và các ban ngành trung ương.
Và trong thực tế trên, nhiều người ắt hẵn sẽ gật đầu với kết luận, rằng, “đòi hỏi cho tư pháp độc lập mà vẫn dưới chế độ một đảng toàn trị thì cũng chẳng nghĩa lý gì” (!?).
Từ cách hiểu trên, với bài phát biểu của ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương tại Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, cho thấy từ giờ đến hết năm, chỉ có 3 đại án xem chừng kết thúc giai đoạn điều tra, đó là, “các vụ việc liên quan đến vi phạm của Tập đoàn FLC, Công ty AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát”.
Không rõ việc xử trí Vạn Thịnh Phát như “chỉ đạo án” của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sắp tới đây sẽ ra sao, chỉ biết vụ việc này thời gian qua đã ‘trút’ khó khăn về cho phía nhà quản lý ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trong một tiếp xúc cử tri hồi cuối tháng 6-2023, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, “Cụ thể như vụ việc của SCB, Vạn Thịnh Phát tác động rất lớn đến kinh tế – xã hội của thành phố, hay một bộ phận cán bộ, cơ quan còn e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm cũng làm chậm nhịp độ công việc. Ngoài ra, thành phố còn có những vấn đề tồn đọng trước đây để lại, những tác động của đại dịch Covid-19”.
Theo xác nhận của lãnh đạo TP.HCM, qua các đợt dịch, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các công ty trực thuộc và đối tác đã ủng hộ 2.000 tỷ đồng cho kế hoạch mua vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Việt Nam và TP.HCM.
Tâm lý ‘còn e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm’ mà Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề cập, có lẽ cũng là điều mà ông Trần Cẩm Tú, gián tiếp nêu ra tại Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm. Theo đó, trong thời gian còn lại của năm 2023, ông Tú yêu cầu toàn ngành nhận thức sâu sắc hơn nữa và quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kiểm tra, giám sát năm 2023, trong đó tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó, trước mắt, hoàn thiện quy định về xin lỗi và phục hồi quyền lợi đối với đảng viên bị kỷ luật oan; Quy định về kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Liệu vụ án Vạn Thịnh Phát khi kết thúc, có đảng viên nào sẽ bị kỷ luật oan như “lo lắng” của người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cũng như hai đại án FLC và AIC?
Một lưu ý là cho đến nay phía Thanh tra Chính phủ khi công bố kết luận thanh tra về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cũng chỉ nêu vấn đề bằng câu ở thể nghi vấn; như, tại kết luận thanh tra số 757/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ cho biết, vị trí nhà đất tại địa chỉ 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư là tài sản công, việc giải quyết phải được thực hiện theo phương án sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được duyệt nên đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật…
Lằn ranh còn quá nhập nhằng của hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự là nguyên do đưa đến tâm lý ‘còn e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm’ mà Chủ tịch Phan Văn Mãi nhìn nhận.
Cần Thơ xây bờ kè triệt đường sống người dân, “giải toả” chợ nổi
Trần Chân Dân/VNTB
11/7/2023
Công trình kè làm phá vỡ cấu trúc “trên bến dưới thuyền”, triệt tiêu tiểu thương trên bến, phân tán thương hồ.
Năm 2016, UBND thành phố Cần Thơ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”, gồm 13 hạng mục, công trình với tổng kinh phí hơn 63 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 10 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, còn lại là nguồn xã hội hóa kêu gọi đầu tư vào các công trình điểm dừng chân, nhà hàng nổi
Tuy nhiên đến năm 2020, phần ngân sách nhà nước (10 tỷ) đã giải ngân xong gần 100% cho các hạng mục: Bố trí phao phân luồng giao thông, thu gom rác thải (1,2 triệu đồng/ngày), xây dựng cầu tàu tạm, truyền thông quảng bá du lịch hằng năm… Nhưng 53 tỷ nguồn xã hội hoá (từ phía người dân và doanh nghiệp) thì gần như không kêu gọi được bao nhiêu.
Tiếp theo đó, từ năm nay cơ quan chức năng quận Cái Răng tiếp tục phê duyệt chủ trương đầu tư kinh phí gần 35 tỷ đồng, thực hiện từ nay đến năm 2025. Với mục tiêu xây dựng cầu tàu, điểm dừng chân, bãi xe, bến hàng hóa tại chợ nổi nhằm cố gắng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chợ nổi Cái Răng.
Tính tổng cộng thì trong 10 năm (từ 2016 đến 2025) số tiền nhà nước đầu tư cho hi vọng phục hồi chợ nổi là 45 triệu. Nhưng số tiền làm triệt tiêu khu chợ này lên tới 810 tỷ. Cụ thể là dự án kè chống sạt lở bờ sông Cần Thơ triển khai vào năm 2018. Dự án dài gần 5,2 km, tổng vốn 810 tỷ đồng.
Trong báo cáo UBND quận Cái Răng trình lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ nêu rõ, chợ nổi Cái Răng bị tác động mạnh bởi công trình xây dựng bờ kè sông. Công trình kè này làm phá vỡ cấu trúc “trên bến dưới thuyền”, triệt tiêu tiểu thương trên bến, phân tán thương hồ.
Theo đó, đoạn phía bờ bắc từ cầu Cái Sơn (quận Ninh Kiều) đến khu vực chợ Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) gần 2,8 km; đoạn phía bờ nam từ cầu Cái Răng đến rạch Ba Láng (quận Cái Răng) và kéo dài về hướng huyện Phong Điền, dài hơn 2,4 km. Dự án kè tại khu vực này nằm trọn chiều dài hơn một km của chợ nổi Cái Răng. Khi bờ kè xây lên làm xáo trộn không gian mua bán, sinh hoạt của tiểu thương gắn bó nhiều năm tại chợ trên sông lớn nhất miền Tây.
Dự án kè này có xây dựng khu vực bậc thang (dài khoảng 10 m) cho người dân lên xuống tại phía bờ Cái Răng. Tuy nhiên, tiểu thương phản ánh với báo chí là đường lên xuống này quá nhỏ so với nhu cầu của nhiều ghe, tàu và hàng hóa mỗi ngày. Điều kiện không thuận lợi, số ghe thuyền ở chợ vắng dần, mỗi ngày khoảng 100 chiếc, có hôm 30-50 chiếc, giảm nhiều so với 500-600 ghe, thuyền những năm trước.
Nhà nghiên cứu văn hoá Nam bộ Nhâm Hùng nói trên Vnexpress: “Bờ kè đang được xây quá cao khiến nhiều tàu, thuyền tải trọng hàng chục tấn (ghe nái) không thể bốc dỡ đưa hàng hoá lên các vựa trên bờ”. Khi việc giao thương không thuận lợi, mất nhiều thời gian, chi phí, thương hồ bỏ đi nơi hoặc lên bờ mưu sinh bằng nghề khác, dẫn đến nguy cơ tan rã chợ.
Với lịch sử hình thành hơn 100 năm trên sông Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng không chỉ một di sản của sự khai phá thiên nhiên, của cha ông, mà còn là nguồn sống của biết bao nhiêu thế hệ. Khi đến Cần Thơ, bất cứ du khách nào cũng muốn đi thăm chợ nổi. Thế nhưng chỉ trong mấy mươi năm “giải phóng” đảng cộng sản đã nhanh chóng huỷ hoại khu chợ đặc biệt này.
Một người dân bình luận rằng thay vì xây bờ kè chống sạt lở 810 tỷ tại chợ nổi thì phải xử lý triệt để tình trạng khai thác cát tràn lan hiện nay trên các con trong miền Tây. Người dân này cho rằng chúng ta không thể xây bờ kè trên tất cả các bờ sông vì vô cùng tốn kém, còn việc cấm khai thác cát thì đơn giản hơn nhiều nhưng nếu làm như vậy thì đảng và nhà nước lại không có nguồn thu, cán bộ cộng sản lại “tâm tư”.
Vụ chuyến bay giải cứu: thứ trưởng nhận hối lộ nộp lại 16 tỉ đồng
10/7/2023
Cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng bị bắt hôm 14/4 năm 2022
Một ngày trước khi ra tòa án sơ thẩm xét xử về tội hối lộ trong vụ chuyến bay giải cứu, ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, được luật sư thông báo là ‘đã nhận sai’ và đã nộp lại số tiền khắc phục hậu quả là 16,2 tỉ đồng, tờ Tuổi Trẻ đưa tin.
Ông Dũng cùng 19 quan chức khác nằm trong số 54 bị cáo bị truy tố trong vụ án chuyến bay giải cứu với các tội danh như ‘đưa hối lộ’, ‘môi giới hối lộ’, ‘nhận hối lộ’, ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ và ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.
Do quy mô của vụ án với số bị cáo đông đảo, phiên tòa sơ thẩm bắt đầu từ ngày 11/7 sẽ kéo dài trong một tháng, tờ Tuổi Trẻ thông tin.
Đây là vụ án điểm trong chiến dịch ‘đốt lò’ chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, dính dáng đến hàng loạt quan chức từ trung ương đến địa phương và khiến hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị mất chức.
Ông Dũng là quan chức cấp cao nhất bị truy tố trong giai đoạn một của vụ án. Cơ quan điều tra xác định ông đã nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng của các doanh nghiệp để cấp phép cho các chuyến bay giải cứu với giá vé ‘cắt cổ’ cho các hành khách người Việt bị kẹt lại nước ngoài trong đại dịch COVID-19.
Hôm 10/7, luật sư của ông Dũng là ông Lê Thành Kính đã thông báo với Tuổi Trẻ rằng thân chủ ông đã nộp lại số tiền 16,2 tỉ đồng để khắc phục hậu quả với mong muốn được giảm nhẹ hình phạt.
Cũng theo lời vị luật sư này thì ông Dũng đã nhận thức mình ‘đã sai’ và ‘đã vô cùng ăn năn, hối lỗi, thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra’.
“Quá trình công tác, ông Dũng đã có nhiều thành tích, đóng góp, nhưng vì một số sai lầm đã vướng vào vòng lao lý, thực sự rất đáng tiếc,” luật sư Kính được Tuổi Trẻ dẫn lời nói.
Ra tòa chung cùng với ông Tô Anh Dũng trong đợt này còn có ông Nguyễn Quang Linh - trợ lý phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh, bà Nguyễn Thị Hương Lan, cục trưởng Cục Lãnh sự, và một số đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola...
Cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết các vị quan chức ngoại giao này đã ‘lợi dụng’ chủ trương của Chính phủ về việc giải cứu công dân bị mắc kẹt do đại dịch để ‘gây khó dễ’ cho các doanh nghiệp muốn mở chuyến bay giải cứu với mục đích ‘buộc họ phải chung chi’.
Các doanh nghiệp đã ‘phải tìm cách tiếp xúc, gặp gỡ các quan chức này để thỏa thuận và ra giá chung chi cho mỗi chuyến bay giải cứu’.
Riêng bà Nguyễn Thị Hương Lan, cấp dưới ông Dũng, bị xác định nhận hối lộ 25 tỉ - nhiều hơn ông Dũng và nhiều nhất trong nhóm các quan chức ở Bộ Ngoại giao bị truy tố.
Ông Dũng là người trực tiếp chỉ đạo, phê duyệt các chuyến bay của Bộ Ngoại giao. Còn bà Lan có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký tham gia mở các chuyến bay của các doanh nghiệp.
Theo cáo trạng, 21 quan chức của nhiều bộ ngành ở trung ương cho đến địa phương nhận tiền hối lộ của hơn 100 doanh nghiệp để được giải quyết thủ tục mở các chuyến bay giải cứu.
Số tiền hối lộ lên đến 165 tỉ đồng được trao cho các quan chức hơn 500 lần, theo cáo trạng. Cán bộ được xác định nhận hối lộ nhiều nhất là ông Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế, được xác định nhận hối lộ 253 lần với tổng số tiền 42,6 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả điều tra giai đọan một của vụ án.
VN xử đại án 'Chuyến bay giải cứu': Chi 2,65 triệu USD 'chạy án' không thành
BBC News
11/7/2023
Chụp lại hình ảnh,
Phiên tòa của vụ án “Chuyến bay giải cứu” dự kiến diễn ra trong 1 tháng, kể cả thứ bảy và chủ nhật
Sáng nay 11/7, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên toà xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” và dự kiến kéo dài trong 30 ngày.
Theo hồ sơ, 54 bị can trong vụ án bị đưa ra xét xử với 5 tội danh là “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
10 bị cáo được tại ngoại, 44 bị cáo còn lại bị tạm giam trong vụ án được giới quan sát cho là thể hiện nỗ lực làm trong sạch bộ máy và bảo vệ hình ảnh của thể chế tại VN.
Hơn 120 luật sư đăng ký bào chữa cho 54 bị can bao gồm hàng loạt các quan chức cấp cao như ông Tô Anh Dũng - cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao - và ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý cho Phó thủ tướng Phạm Bình Minh- cùng bị đưa ra xét xử về tội nhận hối lộ, với khung truy tố có mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Đây là vụ án có số lượng luật sư bào chữa kỷ lục. Riêng cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng có 3 luật sư, cựu trợ lý Phó thủ tướng, ông Nguyễn Quang Linh, có 2 người bào chữa…
Kế hoạch “chạy án” triệu đô
Đáng chú ý, truyền thông Việt Nam trước đó dẫn nguồn cơ quan điều tra mô tả việc “các bị can đối phó rất quyết liệt khiến cơ quan điều tra tương đối tốn thời gian trong công tác điều tra, xác minh vụ việc”.
Ngoài hành vi đưa nhận hối lộ, cáo trạng cáo buộc ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, đã nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) trong khoảng một năm (từ tháng 1 – tháng 12/2022), để chạy án cho hai bị cáo Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh.
Cơ quan công an xác định hành vi của bị can Nguyễn Anh Tuấn phạm vào tội Môi giới hối lộ, với số tiền môi giới hối lộ là 2,65 triệu USD (tương đương gần 62 tỉ đồng). Trong đó, ông Nguyễn Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 1,85 triệu USD (tương đương gần trên 42,8 tỉ đồng).
Truyền thông Việt Nam miêu tả kế hoạch chạy án vụ chuyến bay giải cứu ly kì như một kịch bản phim.
253 lần hối lộ cho thư ký thứ trưởng
Một vấn đề được quan tâm khác trong vụ án này là người bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất là ông Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ y tế Đỗ Xuân Tuyên. Cáo trạng cho thấy ông Kiên đã có 253 lần nhận hối lộ với số tiền lên tới 42,6 tỷ đồng trong vòng 11 tháng.
Trên Facebook cá nhân, nhà báo Trương Huy San đặt câu hỏi: “Bạn nghĩ, 253 lần đưa hối lộ ấy là cho thư ký hay cho thứ trưởng?”
Ông Trương Huy San cũng viết rằng khi đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên là người được Bộ Y tế phân công xem xét, "phê duyệt hoặc không phê duyệt các chuyến bay giải cứu theo đề xuất của Bộ Ngoại giao". Và, để được thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phê duyệt, thư ký riêng của ông đã "yêu cầu các bên liên quan nộp một mức phí từ 50 - 200 triệu/1 chuyến bay hoặc 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/1 khách đối với chuyến bay combo và từ 7 đến 15 triệu đồng/1 khách đối với khách lẻ tùy thời điểm".
Bài đăng có đoạn: “trong phiên tòa hôm nay không có tên ông Đỗ Xuân Tuyên; trong số những người bị kỷ luật tới mức phải về hưu cũng không có tên ông Đỗ Xuân Tuyên” của ông San đã nhận được hơn 6,000 lượt thích và hàng trăm lượt chia sẻ sau vài giờ đồng hồ.
Phiên tòa của vụ án dự kiến diễn ra trong 1 tháng, kể cả thứ bảy và chủ nhật.
Giới quan sát cho rằng nỗ lực chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng được đẩy lên một bước với các vụ đại án "chuyến bay giải cứu" và Việt Á.
Tuy thế, cũng có các bình luận rằng để chống tham nhũng thành công thì đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam cần cho phép báo chí hoạt động cởi mở hơn và dần cho tiến tới cơ chế tam quyền phân lập, điều mà "rào cản thể chế" không cho phép.
Công an Việt Nam bắt giữ hai người quốc tịch Mỹ có lệnh truy nã về tội giết người
RFA
11/7/2023
Phan Polie và Nguyen Vu Jaidan thời điểm bị Cảnh sát Việt Nam bắt giữ.
CAND
Hai đối tượng bị truy nã về tội giết người, mang quốc tịch Mỹ, có tên Phan Polie và Nguyen Vu Jaiden đã bị Công an Việt Nam bắt giữ.
Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an trong ngày 10/7 cho truyền thông hay đã bàn giao hai đối tượng truy nã quốc tế đặc biệt trên cho Cảnh sát Hoa Kỳ theo quy định.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho hay, từ 16/6 đến 22/6, trinh sát của Phòng truy nã, truy tìm, Cục Cảnh sát hình sự tại TP Hồ Chí Minh đã bắt giữ bốn đối tượng truy nã quốc tế. Trong đó có Phan Polie và Nguyen Vu Jaidan. Hai người này có lệnh truy nã do tòa án quận, hạt Harris, Texas, Hoa Kỳ ban hành ngày 15/3/2023; lệnh truy nã quốc tế do Ban Tổng thư ký Intrerpol ban hành ngày 18/4 (Tội danh giết người, khung hình phạt: Tử hình).
Theo Cục Cảnh sát hình sự, Phan Polie và Jaidan sau khi nhập cảnh vào Việt Nam đã chia làm hai hướng khác nhau để lẩn trốn, cắt đứt mọi liên lạc, nhằm tránh bị lực lượng chức năng phát hiện.
Tuy nhiên, sau khi nhận được sự chỉ đạo Phòng truy nã, tổ công tác của Phòng truy nã, truy tìm đã bắt giữ thành công hai đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm trên và bàn giao lại phía Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào