Header Ads

  • Breaking News

    Xung đột đất đai mang tính sắc tộc ở Tây nguyên

    Bạo Loạn Tây Nguyên 2004 – “Thế Trận Lòng Dân” Giữa Đại Ngàn Tây Nguyên 


    VNTB – Xung đột đất đai mang tính sắc tộc ở Tây nguyên

    Nguyễn Huỳnh/VNTB

    Tây nguyên từ thời đệ nhất cộng hòa cho đến tận hôm nay vẫn luôn có những cơn sóng ngầm về chuyện xung đột đất đai.

    Lịch sử xung đột từ bước chân mở cõi

    Quốc trưởng Bảo Đại ban hành Dụ số 6, quy định vùng Cao nguyên Trung phần thuộc quyền quản lý của nhà Nguyễn vào ngày 15-4-1950; tuy nhiên vùng đất vẫn do chính phủ Pháp quản lý và kiểm soát giới hạn giao thương Kinh–Thượng.

    Nhiều nhà viết sử cho rằng “do sự khác biệt văn hóa và sắc tộc với người Việt, nhiều bộ lạc người Thượng đã hợp tác cùng chính quyền Pháp để chống lại Việt Minh vào thập niên 1940. Người Pháp đã cho phép họ có một mức độ tự trị chính trị ở Tây Nguyên, nhưng sau Hiệp định Genève năm 1954 và việc Pháp rút khỏi Việt Nam, người Thượng đã mất những đặc quyền chính trị đó”.

    Kể từ năm 1955, Việt Nam Cộng hòa không luật hóa quyền sở hữu đất tại Cao nguyên Trung phần và bắt đầu thực hiện chương trình tái định cư người Việt đến khu vực này. Trong khi đó thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chính sách kiểm soát tập thể hóa triệt để ở miền Bắc.

    Theo diễn văn ngày 12-6-1955 và Dụ số 57 ngày 22-10-1957, ông Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách bãi bỏ các tòa án phong tục và cấm dạy tiếng thổ ngữ dân tộc cùng với việc phủ nhận quyền sở hữu đất của người Thượng.

    Đầu thập niên 1960, có tin nói rằng người Thượng được Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) tuyển dụng và huấn luyện.

    Năm 1968, Việt Nam Cộng hòa được cho là tổ chức di dân với gần 100.000 người từ dãy Trường Sơn vào Cao nguyên Trung phần theo chính sách Khai thác miền sơn cước.

    Nhiều nhà viết sử cho biết những cuộc xung đột không chỉ liên quan đến tôn giáo, mà còn do “người Việt miền xuôi định cư lấn chiếm đồn điền nông nghiệp của các bộ lạc bản địa”, cũng như “mối liên kết giữa một nhóm Tin Lành tại Hoa Kỳ với một số người Thượng. Nhiều người Thượng đã chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ và quân lực Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam, một số người Thượng vẫn tiếp tục kháng cự sau thắng lợi của chính quyền cộng sản vào năm 1975”.

    Chính quyền liên bang Hoa Kỳ chỉ thừa nhận người Thượng là người tị nạn chính trị từ năm 1986, với khoảng 5.000 người Thượng được tái định cư tại North Carolina kể từ năm 1975. Theo đó, nhiều tổ chức nhân quyền ghi nhận nhiều cựu binh người Thượng tại Tây nguyên trải qua nhiều năm trong các trại lao động cải tạo hậu chiến tồi tàn, và tiếp tục bị chính phủ Hà Nội bức hại.

    Đất đai bị thu hồi

    Một tài liệu nội bộ của Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đưa những số liệu phân tích như sau khiến bạo loạn luôn là âm ỉ cho ngày nào đó bùng nổ:

    “Ở Tây Nguyên, việc đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng đường dây truyền tải điện chỉ đạt từ 50 đến 70% giá trị thực, trong đó bồi thường rừng, hoa màu trên đất mang tính cào bằng khiến cho người dân thiệt thòi, bức xúc. Những chậm trễ, sai phạm trong quá trình giải phóng mặt bằng lại chưa có chế tài để quy trách nhiệm. Vì vậy, quyền lợi của người dân bị thiệt thòi mà tiến độ dự án cũng khó đảm bảo.

    Tại Kon Tum, tuyến kết nối từ đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 24 và tuyến tránh đường Hồ Chí Minh qua thành phố Kon Tum là hai dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Kon Tum trong năm 2018.

    Hiện cả hai dự án này đều chưa thể khởi công xây dựng do công tác lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều sai phạm. Điển hình là việc cán bộ lập phương án đền bù với “giá trên trời”, có biểu hiện trục lợi, móc nối chuyển nhượng đất đai, tác động vào việc không công nhận giá đất đích thực tạo ra điểm nóng trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

    Sự việc nghiêm trọng đến mức tháng 9-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phải chấm dứt hiệu lực quyết định phê duyệt giá đất, dừng phương án bồi thường để thực hiện lại.

    Tình trạng du canh, du cư tự do, đốt rừng ở Tây nguyên rất phức tạp.

    Một mặt, phương thức quản lý đất đai của các tộc người thiểu số Tây nguyên theo sở hữu cộng đồng, là đặc trưng của chế độ mẫu hệ. Chế độ mẫu hệ cản trở quá trình tham gia bình đẳng của người đàn ông vào các quá trình kinh tế, gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật trong vận hành nền kinh tế ở Tây nguyên.

    Mặt khác, việc đổi mới cơ chế quản lý chuyển đổi sang mô hình các công ty nông, lâm nghiệp (từ năm 2003) vẫn mang tính hình thức, chưa tách biệt rõ ràng giữa chức năng kinh tế với chức năng hành chính.

    Hiện nay, nhiều nông, lâm trường, công ty từ chối nhận thêm đất hoặc vì không đủ năng lực sản xuất, hoặc vì chưa thể hoàn chỉnh được hồ sơ để làm thủ tục giao đất, thuê đất, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Vì vậy, một diện tích không nhỏ đất đai còn để hoang hóa, trong khi nhiều người dân đang thiếu đất sản xuất.

    Tình trạng yếu kém về quản lý đất đai ở Tây nguyên là nguyên nhân chủ yếu làm cho nguy cơ xung đột xã hội tăng lên.

    Với quỹ đất có hạn, nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế – xã hội tăng nhanh, việc thiếu một cơ chế quản lý đúng đắn làm cho giá đất thực và giá đất ảo tăng cao. Trong bối cảnh đó, việc đền bù, thu hồi đất ở nhiều nơi không minh bạch, thiếu hợp lý, không công bằng, tình trạng tham nhũng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai, giải quyết đền bù… đã tạo ra những mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp đất đai gay gắt hơn giữa các nhóm dân cư, hoặc giữa nhân dân và chính quyền.

    Từ sau năm 1975 đến nay, những vụ tranh chấp đất đai lớn nhỏ ở Tây nguyên có thể lên đến hàng ngàn vụ. Khiếu nại về đất đai chiếm đến 95% số đơn khiếu nại…” (dừng trích)

    Khuyến nghị về chính sách

    Độ che phủ của rừng ở Tây nguyên hiện nay chỉ còn dưới 50%; lượng nước ngầm trong đất trở nên cạn kiệt, lượng nước tưới giảm, suy giảm thảm thực vật, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người sản xuất, mà trước hết là các tộc người thiểu số.

    Người dân Tây nguyên bị “nghèo” đi trong nền “kinh tế rừng” truyền thống, trong lúc chưa có sinh kế thay thế hiệu quả, chưa thể và chưa có điều kiện để thích nghi hoặc chuyển sang nền sản xuất hiện đại.

    Hiện nay, theo số liệu thì ở Tây nguyên, đồng bào các tộc người thiểu số còn 326.909 hộ, trong đó có 32.975 hộ thiếu đất ở, 293.934 hộ thiếu đất sản xuất cần được hỗ trợ.

    Từ thực trạng và thách thức trên cho thấy việc đảm bảo nhu cầu đất sản xuất, nhất là quyền quản lý sử dụng rừng và đất rừng cho hộ gia đình và không gian văn hóa rừng cho cộng đồng là vấn đề đặc biệt quan trọng.

    Cơ cấu xã hội – tộc người, văn hóa truyền thống và tập quán sản xuất của mỗi cộng đồng tộc người ở Tây nguyên đều gắn bó mật thiết với rừng. Việc đảm bảo “không gian sinh tồn”, không gian văn hóa gắn với rừng và đất rừng cho cộng đồng để bà con không “thiếu đất” sản xuất là điều kiện tiên quyết cho quản lý xung đột xã hội và sự phát triển bền vững Tây nguyên.

    Nhà nước với tư cách là người đại diện cho chủ sở hữu toàn dân về đất đai ở Tây nguyên là một chủ thể phức hợp bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương đến cấp xã… Các chủ thể này, cho đến nay vẫn chưa được quy định rõ quy mô, hình thức, tính chất sử dụng đất đai nói chung và ở Tây nguyên nói riêng.

    https://vietnamthoibao.org/vntb-xung-dot-dat-dai-mang-tinh-sac-toc-o-tay-nguyen/

    Bạo Loạn Tây Nguyên 2004 – “Thế Trận Lòng Dân” Giữa Đại Ngàn Tây Nguyên 

    20/4/2022

    ( Báo trong nước)


    *

    Y Hin Niê (áo tím) tham dự Hội nghị Tự do tôn giáo Đông Nam á tại Đông Timor 2016

    Chiêu bài lợi dụng tôn giáo rất nguy hiểm bởi vì thông qua các hội thánh, các sinh hoạt tôn giáo, đối tượng lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị.

    Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai…. là chiêu bài không mới. Âm mưu đó từng được thực hiện và thất bại ở Tây Nguyên vào những năm 2001, 2004, 2008 với việc thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập” ở bên ngoài, dùng tổ chức “Tin lành Đề ga” làm công cụ phát triển lực lượng chống phá trong nước.Vẫn chiêu bài cũ, thời gian gần đây, các đối tượng Fulro lưu vong lại tiếp tục dựng lên các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo dưới các tên gọi khác nhau như “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”, “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.

    Theo tài liệu của cơ quan chức năng, Tổ chức “Tin lành Đấng Christ” do Y Hin Niê, Mục sư Tin lành, sinh năm 1952 (dân tộc Êđê, gốc Đăk Lăk, nguyên Đại tá, Bộ trưởng ngoại giao Fulro III, lưu vong ở Mỹ) cầm đầu, có trụ sở chính tại North Carolina, Mỹ và một số chi nhánh tại Mỹ, Canada. Mục tiêu của chúng là thông qua tổ chức này để tập hợp lực lượng, kích động ly khai, tự trị, tiến tới thành lập “tôn giáo riêng”, “Nhà nước riêng” của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. 

    Theo chỉ đạo của Y Hin Niê, vào tháng 5/2017, một tổ chức phản động được nhen nhóm thành lập trong nước với tên gọi “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam – ECCV”, Ban điều hành” gồm 04 đối tượng đều trú tại tỉnh Đăk Lăk, do Y Jôl Bkrông (con trai Y Hin Niê) làm Hội trưởng, có 22 “hội thánh” tại 05 tỉnh (Đăk Lăk, Bình Phước, Lâm Đồng; Kon Tum; Trà Vinh), tập trung chủ yếu ở Đăk Lăk.

    Từ tháng 6/2017 đến đầu năm 2018, lực lượng Công an các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai đấu tranh quyết liệt với tổ chức phản động đội lốt tôn giáo này. Riêng tại Đắk Lắk, lực lượng An ninh Công an tỉnh đã bóc gỡ hơn 30 đối tượng cốt cán.

    Tuy nhiên, với ý đồ sử dụng vấn đề tôn giáo như một chiêu bài chính trị để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, vu khống Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền, các thế lực thù địch và Fulro lưu vong tìm mọi cách để phục hồi lại tổ chức phản động này.

    Tại Mỹ, đầu năm 2019, Y Hin Niê đã tăng cường liên lạc, tiếp tục chỉ đạo số cốt cán trong nước mà đứng đầu là con trai hắn là Yjôl Bkrông ở buôn Ea Khít, xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, Đăk Lăk phục hồi, phát triển lực lượng, kiện toàn lại cái gọi là “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam – ECCV”. Chúng công khai hóa hoạt động như một tổ chức, nhóm phái Tin lành thuần túy nhưng đằng sau đó, số đối tượng này bí mật thu thập thông tin về vấn đề dân tộc, tôn giáo trong nước, sau đó gửi ra nước ngoài với nội dung xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo tại các diễn đàn quốc tế.

    Giữa năm 2019, Yjôl Bkrông bắt đầu đẩy mạnh hoạt động nhằm phục hồi lại “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam – ECCV”, chuẩn bị kế hoạch chống phá. Chúng lôi kéo, bổ sung nhân sự để lập ra ban điều hành giáo hội gồm 7 thành viên, chủ yếu là những đối tượng đã có lịch sử hoạt động Fulro, tham gia biểu tình, gây rối chống chính quyền vào các năm 2001, 2004, từng bị đưa đi cải tạo.

    Để có kinh phí hoạt động, một mặt, chúng huy động từ những tín đồ tham gia tổ chức, mặt khác, chúng nhận hỗ trợ về vật chất, phương tiện từ nước ngoài, được số đối tượng bên ngoài trang bị kiến thức, cách thức đối phó với cơ quan chức năng khi bị phát hiện.

    Xem thêm: 

    Qua những tài liệu mà cơ quan an ninh thu giữ của các đối tượng cốt cán cầm đầu ECCV cho thấy, tổ chức này đã gây dựng 27 điểm nhóm tại 5 tỉnh là Đăk Lắk, Kon Tum, Bình Phước, Lâm Đồng, Trà Vinh với 82 tín đồ (tuy nhiên, qua thu giữ tài liệu của chúng cho thấy: chúng khuếch trương thanh thế là đã gây dựng được 27 điểm nhóm với gần 700 “Tín đồ” ở Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Phú Yên và Trà Vinh).

    Ngay khi phát hiện, lực lượng Công an đã đấu tranh quyết liệt, nên thời gian qua, ECCV bị tan rã, số đối tượng cầm đầu của tổ chức này ở Đắk Lắk thường xuyên nghi kỵ lẫn nhau nên không liên kết được để hoạt động.

    *

    Đối tượng A Ga và vợTháng 9/2019, do mâu thuẫn về quyền lợi, A Ga (sinh năm 1977, gốc Kon Tum, hiện ở Mỹ (đang bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Gia Lai truy nã về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài) chỉ đạo số đối tượng đã từng tham gia ECCV trước đây thành lập một tổ chức riêng để tiếp tục hoạt động. Đến tháng 9/2020, A Ga chính thức thay đổi logo và tên gọi của “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam” thành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC), tự nhận mình làm người đại diện, đồng thời chỉ định nhân sự “Ban đại diện” tạm thời trong nước gồm 05 thành viên, do A Đảo (trú ở Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) làm “Giáo hội trưởng”.

    Dưới vỏ bọc tôn giáo, tuyên truyền tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị

    “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC) tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường với các hoạt động hát thánh ca, chia sẻ kinh thánh và cầu nguyện. Tuy nhiên bên trong, CHPC chính là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của CHPC không có gì mới, tương tự như “Tin lành Đêga” trước đây, đó là tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước liên kết với các nhóm Tin lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số. Khi bị phát hiện, xử lý, chúng sẽ lấy đó làm lý do để vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người và quyền tự do tôn giáo nhằm tạo sự chú ý và kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức, cá nhân phức tạp ở nước ngoài 

    Hoạt động sinh hoạt, nhóm họp trái phép của “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”. Với thủ đoạn này, từ tháng 9/2020 đến nay, “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC) đã phát triển được một số tín đồ tại các tỉnh Đăk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên. Sau một thời gian theo dõi và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã nắm được toàn bộ hoạt động vi phạm pháp luật của tổ chức này, thu giữ nhiều phương tiện, tài liệu quan trọng.

    Một trong những người tham gia CHPC tích cực nhất trên địa bàn Đăk Lăk đó là Y Krếc Byă (hay còn gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978; trú tại buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). Y Krếc là đối tượng Fulro, bị xử phạt 08 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Năm 2013, sau khi ra tù được một năm, Y Krếc lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm Fulro và bị cơ quan Công an đấu tranh xử lý, đưa ra kiểm điểm trước dân. Với vai trò là “Quản nhiệm điểm sinh hoạt buôn Knia 2”, sau khi được liên lạc, lôi kéo, Y Krếc đã đồng ý tham gia CHPC và được A Ga giao cho làm Thủ quỹ của Ban điều hành tạm thời. Từ tháng 3/2020 cho đến khi bị phát hiện, Y Krếc đã tích cực lôi kéo 15 người, hầu hết là các tín đồ Tin lành sinh hoạt trong điểm nhóm tại gia của mình tham gia CHPC. 

    Đại tá Nguyễn Thế Lực, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đăk LăkTheo cơ quan chức năng, chiêu bài lợi dụng tôn giáo rất nguy hiểm bởi vì thông qua các hội thánh, các sinh hoạt tôn giáo, số này lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị để tập hợp lực lượng, tiến tới gây rối, biểu tình, bạo loạn. Mục đích cuối cùng là để thành lập Nhà nước riêng.

    Đại tá Nguyễn Thế Lực, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đăk Lăk cho biết: Nếu Fulro đứng độc lập thì không làm được gì bởi bản chất Fulro thì người dân đã biết rõ. Fulro muốn làm được, muốn gây rối, muốn bạo loạn, muốn thành lập Nhà nước riêng thì phải có quần chúng mà muốn có quần chúng thì phải có một tổ chức nào đó để lừa bịp, lôi kéo quần chúng. Trước đây có Tin lành Đề ga thì nay là “Tin lành đấng Christ Việt Nam” hay “Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.

    Từ những âm mưu, ý đồ hoạt động và những chứng cứ thu được đã thể hiện “Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC) chính là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù sau khi bị phát hiện, các đối tượng tham gia CHPC trên địa bàn Đắk Lắk đều đã thừa nhận, cam kết từ bỏ, tuy nhiên, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của từng người mà cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật./.

    https://mercurytravel.com.vn/bao-loan-tay-nguyen-2004/


    Không có nhận xét nào