Header Ads

  • Breaking News

    Vĩnh Liêm – Vì sao Việt Cộng sợ Việt Nam Cộng Hòa?

    Tháng 6 năm 2023

    ( 17 tháng 6. Tưởng niệm ngày Tang yên Báy,

    19 tháng 6 ngyaf Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa).


    Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa

    Đến nay đã hơn 48 năm, sau khi Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) chiếm được Miền Nam (VNCH) ngày 30-4-1975, thế mà tập đoàn cai trị toàn nước Việt Nam hiện nay (tức VC) vẫn luôn sợ hãi Việt Nam Cộng Hòa, nhất là quốc kỳ màu vàng 3 sọc đỏ (nói riêng) và người Việt âm thầm ở trong nước (nói chung). Sao lạ vậy? Vì bị dị ứng chăng? Vì tính lương lẹo bị lật tẩy? Vì chủ nghĩa ma đầu bị phanh phui? Vì tính tuyên truyền luôn tréo cẳng ngỗng, sai sự thật? 

    Theo tâm lý học, khi con người bị ám ảnh bởi điều gì đó (tức triệu chứng Dị Ứng) thì dễ gây ra tâm bịnh như Sợ Hãi, Phập Phồng, Lo Sợ. Bởi vậy, khi người dân có tiếng nói chống đối hoặc khuyên nhủ nhà cầm quyền VC thì liền bị chụp mũ, nào là PHẢN ĐỘNG, CẤU KẾT VỚI NGOẠI BANG, v.v…

    Cái bịnh truyền kỳ của VC là Mưu Mô, Lừa Đảo, Xảo Quyệt… vì vậy chúng luôn luôn phập phồng, lo sợ. Chứng bịnh nầy đã ăn sâu vào não bộ của chúng nên không dễ gì chữa trị được bằng phương pháp chính trị “bất bạo động”.


    Sau đây là các biến cố nổi bật nhất ở trong nước: Trong 6 tháng đầu năm 2023, ở trong nước có 2 sự kiện nổi bật nhứt, đó là: 1). Bịnh Dị ứng; 2). “Tức nước vỡ bờ”. Cả 2 sự kiện nầy, người trong nước cũng như người Việt ở hải ngoại đều biết và quan tâm, mà VC không thể nào giấu giếm, che đậy, phủ nhận, chối quanh…

    * Câu chuyện 1: CSVN bị dị ứng đồng 2 đô-la Úc: Australia Mint (công ty độc quyền sản xuất tiền cho Australia) phát hành đồng bạc hai đô la lần đầu tiên hôm 6-4-2023 với thiết kế màu sắc kỷ niệm 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973. Đồng 2 đô la Úc có cờ VNCH được bán trên eBay với giá 1.360 đô la Úc. Australia Mint cho biết chỉ phát hành giới hạn 5.000 đồng bạc với giá 80 đô la trong khi bản vàng có 80.000 đồng và được bán với giá là 15 đô la. Chỉ vì đồng 2 đô-la nầy có Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ (quốc kỳ VNCH) nên VC tức tối, lồng lộn lên phản ứng Bộ Ngoại giao Úc, làm cho quốc tế cười vào mặt ngu ngốc của VC.

    * Câu chuyện 2: Vụ tấn công 2 đồn công an ở Đắk Lắk ngày 11-06-2023. 


    Image result for Đắk Lắk ngày 11-06-2023


    Theo báo Tuổi Trẻ (VC): Báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vụ tấn công xảy ra sáng sớm ngày 11-6-23, tại hai trụ sở Công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, làm chết và bị thương một số cán bộ xã, và công an xã (không nêu rõ con số). Nhưng theo tường thuật của VnExpress và Thanh Niên cho biết có tổng cộng bảy người chết. Trong đó, có sáu cán bộ - tức gồm bốn công an (tử vong tại trụ sở) cùng một chủ tịch xã, một bí thư xã Ea Ktur (bị bắn khi nhóm tấn công tháo chạy); và một người tài xế. Tuy nhiên, nguồn tin của BBC cho hay một thanh niên bị bắn trên đường cùng chủ tịch và bí thư xã Ea Ktur cũng thiệt mạng, nâng tổng số người chết lên tám. Hai người bị thương còn lại, theo báo Thanh Niên là đại úy Lê Kiên Cường và thượng úy Đàm Đình Bốp thuộc xã Ea Ktur. Tính tới ngày 13-6-2023, công an Đắk Lắk đã bắt được 45 nghi phạm “phản loạn”. Công an không nêu rõ tên họ của những người bị công an bắt. Dân địa phương nghi ngờ công an đã dàn dựng sự việc để chạy tội trước cấp trên về sự yếu kém phòng thủ.

    Đây là lân đầu tiên dân chúng ở miền Trung Nguyên nổi dậy tấn công 2 đồn công an VC bằng vũ lực. Theo cáo buộc của các Dư luận viên VC thì đây là cuộc phản động do ngoại bang giựt dây (!). Hình ảnh những người bị công an bắt được do báo chí VC cung cấp, chúng ta thấy họ là những người dân bình thường, chẳng phải là “chuyên viên phản động” gì cả! Chúng ta, người ngoài cuộc, phải xem xét tính chất nghiêm trọng của sự việc như thế nào, chẳng hạn như: có tổ chức hay không, mục đích là gì, sau sự kiện này còn có gì khúc mắc nữa hay không. 

    Theo quan điểm của người dân trong nước thì tiếng súng đó là tiếng nổ báo hiệu, là sức công phá mâu thuẫn xã hội, là tiếng chuông cảnh báo vang lên, nhằm cảnh báo sự bất ổn trong xã hội và sự bất an trong lòng người dân chân chất.

    Nhà cầm quyền VC không quan tâm đến khát vọng, nhu cầu đơn giản, bình thường và chính đáng từ đời sống vật chất đến đời sống tâm linh của người dân. Họ là những người dân tộc thiểu s, cuộc sống nghèo khổ, phụ thuộc và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, là nhóm người yếu thế, bị coi thường, bị mất mát, bị dồn nén, bị ức chế nhiều nhất.


    Qua 2 sự việc kể trên, chúng ta thử tìm hiểu thêm tin tức ở trong nước trong nhiều năm qua, VC đã đối xử với dân như thế nào, nhất là các lãnh vực có tính cách “nhạy cảm” như tín ngưỡng, tôn giáo, đất đai, nhà ở…

    * Các cuộc đàn áp giáo hội Tin Lành ở Tây Nguyên trong các năm qua:


    Image result for Hình ảnh Các cuộc đàn áp giáo hội Tin Lành ở Tây Nguyên


    - Biểu tình Tây Nguyên 2004 (còn được biết đến với tên gọi “Bạo loạn Tây Nguyên 2004” hoặc “Thảm sát Phục Sinh”) là một cuộc biểu tình của người Thượng xảy ra vào Lễ Phục Sinh ngày 10–11 tháng 4 năm 2004 tại Tây Nguyên. Tổng cộng có khoảng 10.000–30.000 người Thượng tham gia tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông. Người Thượng tuyên bố biểu tình nhằm mục đích đòi quyền lợi đất đai và tự do tôn giáo cùng quyền tự trị. 

    - Trước sự lớn mạnh của đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmong, nhà cầm quyền Việt Cộng phản ứng bằng cách bác bỏ, và không công nhận sự tồn tại của đạo này, họ tung ra các ấn phẩm tuyên truyền chống lại đạo này và hạn chế sự tự do tín ngưỡng. Tuy nhiên, một số tín đồ đạo Tin Lành người Hmong hiện nay có thể tiếp cận các nguồn tài trợ, các thông tin mới và sức mạnh mới thông qua các mạng lưới tôn giáo.

    - Kỳ thị tôn giáo vẫn tiếp diễn khi những người theo đạo Tin Lành bị từ chối cấp học bổng hoặc vào làm viên chức nhà nước, điều mà họ cho là cách duy nhất để có được thu nhập ổn định ở các vùng núi chuyên làm nghề nông.

    - Nhà cầm quyền VC hình sự hóa hoạt động của các tổ chức Tin Lành ở Tây Nguyên để xóa sổ. Theo quan điểm của Việt Cộng thì: “Chiêu bài lợi dụng tôn giáo rất nguy hiểm bởi vì thông qua các hội thánh, các sinh hoạt tôn giáo, đối tượng lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị”. Đối tượng được nói tới ở đây là Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ. Hội Thánh này bị cáo buộc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, ly khai.

    - Theo truyền thông VC, từ tháng 6/2017 đến đầu 2018, lực lượng Công an các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai chiến dịch gọi là "cuộc đấu tranh quyết liệt với tổ chức phản động đội lốt tôn giáo”. Công an tỉnh Đắk Lắk báo cáo rằng họ đã “bóc gỡ” (triệt hạ) hơn 30 đối tượng cốt cán trong chiến dịch.

    - Năm 2017, nhà cầm quyền VC nói là đã dẹp tan Hội Thánh Tin lành đấng Christ Việt Nam; đồng thời còn móc thêm Hội Thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên mà họ nói tất cả là một thôi. Báo Công An Đà Nẵng và Công An Đắk Lắk tung tin suốt thời gian này, bao nhiêu video, bao nhiêu bài báo đều vu cáo Hội Thánh Tin Lành ở Tây Nguyên, mặc dù họ không liên quan, cũng không biết vấn đề Đê Ga, FULRO hay tự trị là gì. Họ là những người chỉ muốn thờ phượng Chúa và muốn tự do tôn giáo cho người Tây Nguyên mà thôi.

    - Mục sư Y’jôl Bkrông, bị cáo buộc tội gởi tài liệu ra ngoài để xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Tây Nguyên. Ông nói rằng những lời buộc tội như vậy luôn khiến các nhóm Tin Lành của người Thượng lo âu sợ sệt vì biết không chỉ bị cấm nhóm họp cầu nguyện mà còn có thể bị bắt, bị đánh, bị buộc bỏ đạo hay lãnh án tù nhiều năm.

    - Đối với mục sư Nguyễn Công Chính, hoạt động truyền giáo trong các nhóm Tin Lành Tây Nguyên, đã bị theo dõi, bắt giữ với bản án 11 năm tù. Ông sang Mỹ năm 2017 do bị trục xuất khỏi nước. Theo ông thì Tin Lành nói chung và Tin Lành Đê Ga hay Hội Thánh Tin lành đấng Christ đều là những danh xưng nhạy cảm, đặc biệt nếu có liên quan đến người Tây Nguyên.

    - Việt Nam có tất cả 54 dân tộc với văn hóa, tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau. Họ bầu ra một ban đại diện để lo việc Chúa cho các dân tộc đó. Cùng ngôn ngữ và văn hóa vùng miền thì công việc truyền giáo sẽ thuận lợi hơn, các Hội Thánh địa phương đồng bào dân tộc phát triển mạnh. Nhà cầm quyền VC sợ rằng tôn giáo của người dân tộc phát triển mạnh thì họ sẽ mất quyền ảnh hưởng nên họ luôn có kế hoạch bố ráp, ngăn cấm, đàn áp.

    - Phía Công an tỉnh Đắc Lắk nói rằng những người bị bắt giữ trong Hội Thánh Tin lành Đấng Christ đã nhận tội theo cáo buộc cũng như cam kết từ bỏ hành vi phản động của mình. Trong số đó, có ba mươi (30) đối tượng liên quan Hội Thánh Tin lành đấng Christ đã bị công an “bóc gỡ”.


    * Các cuộc xung đột ở Tây Nguyên trong thời gian gần đây:


    Image result for Hình ảnh Các cuộc đàn áp giáo hội Tin Lành ở Tây Nguyên


    - Tây Nguyên là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, là vùng đất giàu tiềm năng phát triển. Ðến nay, năm tỉnh Tây Nguyên có dân số khoảng 5,6 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khoảng 34%. 

    - Vấn đề di dân tự do đến Tây Nguyên đã để lại một số vấn đề khá nghiêm trọng, đặc biệt về đất đai, rừng, đất trồng trọt và đất cất nhà. 

    - Tây Nguyên có một số vấn đề phức tạp về tôn giáo, vì nhà cầm quyền địa phương kiểm soát rất chặt chẽ. Về mặt tự do tôn giáo, một số người tham gia tôn giáo nhưng không được chính quyền địa phương cho phép, v.v…

    - Sau vấn đề di dân và tôn giáo, vấn đề thứ ba là phát triển kinh tế. Những cơ sở trồng trọt lớn, các trang trại, hay những mặt hàng xuất cảng như cà-phê, hồ tiêu, gỗ v.v… đã gây ra sự chênh lệch giàu nghèo. Vì lẽ đó, có thể làm bùng lên những sự kiện lớn nhỏ, gây ra sự bột phát và có hàng chục trường hợp đã xảy ra.

    - Đã có rất nhiều những cuộc xung đột có thể dẫn đến kết cục như ngày 11-06-2023 tại Đắk Lắk. Chẳng hạn như những cuộc cưỡng chế đất đai bằng dùi cui, roi điện. Hay những cuộc đàn áp người dân tộc biểu tình cho nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt của họ bị xả thải ô nhiễm. 

    - Vườn cà phê của một người dân ở Lâm Đồng có tới 10 lần bị kẻ xấu chặt phá với mức độ ngày càng nghiêm trọng nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Thống kê số lượng cây cà phê của gia đinh Vũ Xuân Hải (ngụ tại thôn 7, xã Hòa Ninh) bị kẻ xấu chặt phá đốn hạ mất 118 cây trong tổng số 120 cây. Trong đó, 103 cây cà phê được 1 năm tuổi và 15 cây được 5 năm tuổi đang thu hoạch.

    - Từ ngày 27-31/5/2022, UBND huyện Cư Kuin cưỡng chế tháo dỡ 64 công trình được cho là xây dựng trái phép trên đất cà phê do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cà phê Việt Thắng quản lý tại xã Ea Tiêu. Theo quy hoạch, các công trình này nằm trong khu đô thị mới Trung Hòa và từ khi thông tin này xuất hiện, giá đất tăng cao, nhiều người bỏ ra số tiền lớn mua lại và xây dựng công trình trái phép

    - Hồi tháng 4-2022, ở huyện Cư Kuin cũng nổ ra cuộc biểu tình của đồng bào Ede ở xã Ea Bhốk, nhằm phản đối dự án Hệ thống thoát nước Khu Trung tâm hành chính huyện Cư Kuin. Người dân xung quanh hồ chống dự án vì lo ngại nước thải sẽ bị đưa vào hồ cùng với nước mưa, có thể gây ô nhiễm môi trường cũng như gây ngập lụt ở khu vực gần hồ. Hàng chục cảnh sát cơ động được điều đến trấn áp khiến nhiều người bị thương và bị bắt giữ trong ngày 21-4-2022.

    - Tháng 2/2023, báo Đắk Lắk đưa tin huyện Cư Kuin đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột với chiều dài hơn 39km. Dự án có tổng kinh phí hơn 1.500 tỷ đồng, đi qua các thửa đất nông nghiệp do một số công ty cà phê đang quản lý. 

    Trên đây là những sự việc đã xảy ra ở Trung Nguyên trong những năm gần đây, mà nạn nhân hứng chịu là đồng bào Thượng. Vì vậy, “việc tức nước vỡ bờ” vừa xảy ra là điều không sao tránh khỏi.


    *****

    Chứng bịnh Dị Ứng và triệu chứng Tức Nước Vỡ Bờ vừa xảy ra gần đây là báo hiệu sự suy sụp của chế độ độc tài toàn trỉ ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ sự dốt nát và thiển cận của VC đang đến hồi cáo chung. Người Việt ở trong nước phải chuyển đổi tình thế một cách nhịp nhàng theo thời cuộc. Nên nhớ rằng, dưới chế độ độc tài toàn trị, công thức “bất bạo động” không còn hữu hiệu nữa, mà phải dùng “vũ lực” để uy hiếp họ thì mới khả dĩ thành công. Hãy bắt tay vào việc ngay, đừng đứng chờ phép lạ một cách ảo tưởng!


    (Thung Lũng Liên Sơn, 14-06-2023)

    VĨNH LIÊM






    Không có nhận xét nào