Quản lý phản ứng là tất cả về phản ứng với các vấn đề khi chúng phát sinh. Phong cách quản lý phản ứng có thể thành công, đặc biệt khi không có thời gian để lãng phí. Ví dụ, một người quản lý phản ứng có thể là người tốt nhất cho công việc nếu một tổ chức đang gặp khủng hoảng. Họ sẽ nhanh chóng đánh giá tình hình và thực hiện mọi hành động cần thiết để giải quyết vấn đề hiện tại.
Mặt khác, quản lý chủ động là tất cả về phòng ngừa. Một người quản lý chủ động sẽ lường trước các vấn đề trước khi chúng phát sinh và thực hiện các bước để ngăn chặn chúng xảy ra. Phong cách quản lý này thường thành công nhất về lâu dài, vì nó có thể giúp bạn tránh được các vấn đề tiềm ẩn.
Phong cách quản lý chủ động cũng hiệu quả hơn cho việc lập kế hoạch dài hạn. Các nhà quản lý chủ động luôn nghĩ trước và tìm cách cải thiện tổ chức của họ. Họ liên tục đổi mới và thích nghi, cho phép họ thay đổi hướng đi khi cần thiết một cách nhanh chóng.
Thế thì thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc theo cách chủ động hay thụ động?
Ông thợ đụng giải quyết thiếu điện
EVN đã thực hiện cắt điện luân phiên trên cả nước kể từ ngày 21/05/2023. Giữa nắng nóng và trên nhiều vùng đất nước, dân lao đao, doanh nghiệp ngừng sản xuất vì mất điện.
Lưới điện hiện nay không có khả năng chuyển một lượng lớn năng lượng mặt trời được tạo ra ở các tỉnh ngập nắng ở duyên hải Nam Trung Bộ đến các thành phố lớn và trung tâm công nghiệp đang thiếu năng lượng. Điều này dẫn đến tình trạng trong nước vừa thừa vừa thiếu năng lượng.
Ngày 06/06/2023, thủ tướng Phạm Minh Chính ký công “điện” về đảm bảo cung ứng điện, giao bộ Công Thương lập đoàn thanh tra về quản lý, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ đầu 2021 đến tháng 6/2023.
Ông thợ đụng giải quyết khan hiếm thuốc và vật tư y tế
Đầu năm 2023, ngành y tế thiếu thuốc và thiếu trang thiết bị ở các bệnh viện và các phòng y tế trên cả nước, thuốc nếu không khan hiếm thì cũng bán giá rất cao. Ví dụ, có một loại thuốc ung thư nước ngoài giá ở Thái là gần 1.000 đô Mỹ nhưng ở Sài gòn lại là 16.000 đô.
Tình trạng gia hạn, cấp giấy phép về trang thiết bị thuốc, vật tư y tế bị tê liệt; nhiều gói thầu không tìm được nhà thầu mua sắm, có gói thầu đấu thầu tới 2-3 lần. Cán bộ về công tác đấu thầu không đáp ứng được nhu cầu, tê liệt và cóng tay chân trong các quyết định về mua sắm thuốc và vật tư y tế.
Mãi đến tháng 3/2023 thủ tướng mới vào cuộc khi tình trạng đã quá lộ liễu là ngành y tế có vấn đề về thuốc và vật tư y tế, khiến tổn hại không ít người bệnh trên cả nước.
Chính phủ đã tập trung thảo luận tình hình tháo gỡ về thiếu trang thiết bị y tế và thuốc. Ngày 03/03/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ ký ban hành nghị định số 07/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 98/2021 về quản lý trang thiết bị y tế.
Ông thợ đụng chống Covid-19
Đại dịch Covid-19 bắt đầu ở VN với ca số 1 ngày 23/01/2020. Cả năm 2020, VN đã xử dụng các biện pháp chống dịch như hạn chế tự do di chuyển và cách ly xã hội một cách thành công để chống lây lan và dập tắt các ổ dịch.
Kinh nghiệm tràn lan ở các nước vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 đã chỉ ra là các biện pháp đóng cửa chỉ có hiệu ứng giới hạn, nhưng không ngăn chận hoàn toàn việc lây lan dịch bệnh, tuy rằng giãn cách xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu số người bị lây nhiễm.
Cả năm 2020 và đầu năm 2021, chính phủ không lo mua sắm vắc xin để chuẩn bị trong trường hợp dịch bệnh bùng nỗ trở lại, lại còn ví von là "cột điện ở Mỹ mà biết đi sẽ về Việt Nam” để tránh dịch.
Ông Phạm Minh Chính lên làm thủ tướng ngày 03/04/2021. Từ tháng 5/2021, VN xuất hiện những đợt bùng phát Covid-19 lây nhiễm với cao độ hơn. Ở phía Bắc, xuất hiện các ổ lây nhiễm trong các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh.
Tại phía Nam, Sài gòn xuất hiện những ổ lây nhiễm. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam cũng xuất hiện các ổ dịch, lần lượt áp dụng những biện pháp "khẩn cấp" để khống chế số ca nhiễm có thể gây quá tải cho hệ thống y tế.
Chính phủ của ông Chính cấp tốc tìm mọi cách để mua thêm một số loại vắc xin khác nhau, trong bối cảnh của các cuộc tranh cãi hà rầm về vắc xin Trung Quốc và bà con đang lo lắng về vắc xin này.
Cái mà ông Chính gọi là ngoại giao vắc xin trở thành “một mũi chủ lực, không chỉ trong tiếp cận, nhập khẩu vắc xin mà còn mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ và sản xuất tại chỗ, tạo ra nguồn cung vắc xin bền vững nhất cho Việt Nam cả trước mắt lẫn lâu dài”.
Ngoại giao vắc xin thực chất là việc tranh thủ các mối quan hệ song phương và đa phương thông qua các tòa đại sứ, tổ chức quốc tế, các quốc gia, tập đoàn để tăng cường mua vắc xin ở Mỹ và phương Tây cho VN.
Ví dụ ngày 10/07/2021, đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đã vui mừng khi chính phủ Mỹ đồng ý chuyển giao hai triệu liều vắc xin Moderna đầu tiên hỗ trợ VN thông qua Chương trình COVAX.
Vai trò của thợ đụng trong xã hội
Nếu ông Chính làm thợ điện, thợ sữa ống nước, thợ sữa xe và các thợ khác để cung cấp dịch vụ khi dân có thiết bị hư hỏng thì có lẽ ông ấy sẽ có đóng góp cho xã hội mà bản thân ông cũng được dân đánh giá cao và tin cậy.
Khốn nỗi, ông Chính lại làm thủ tướng lại thiếu kỷ năng lập kế hoạch, đánh giá và thực hiện. Cách ông ấy làm cũng giống cách ổng nói.
Mẹ nó, đụng đâu làm đó, có sợ gì!
Ngày nào ông Chính còn làm thủ tướng, ngày ấy ổng chỉ tổ hại dân hại nước.
Không có nhận xét nào