Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ năm 22 tháng 6 năm 2023

    Võ Thái hà tổng hợp

    Nước Mỹ ‘‘trải thảm đỏ’’ đón thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

    Trọng Nghĩa /RFI

    Quảng cáo 

    Lần đầu tiên Hoa Kỳ đón tiếp thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với nghi thức cấp Nhà nước, kể từ khi ông lên cầm quyền năm 2014. Thủ tướng Ấn Độ là vị khách thứ ba được chính quyền Joe Biden đón tiếp với nghi thức long trọng nhất, sau tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. 

    22/6/2023



    Tổng thống Joe Biden và đệ nhất phu nhân Jill Biden đón tiếp thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng ngày 21/06/2023. AP - Evan Vucci 

    Hôm qua, 21/06/2023, thủ tướng Ấn Độ đã có bữa ăn tối riêng với tổng thống Joe Biden cùng phu nhân Jill Biden. Hôm nay, 22/06, lãnh đạo Ấn Độ sẽ phát biểu tại Quốc Hội Mỹ, trước buổi dạ tiệc trọng thể. Cho đến nay, chỉ có các nguyên thủ quốc gia mới được nước Mỹ tiếp đón như vậy. Nhà Trắng đã phải phá lệ, tạo ra một thể thức chưa từng có, ‘‘công du chính thức cấp nhà nước’’, để có thể tiếp thủ tướng Ấn Độ, chỉ là người đứng đầu chính phủ, với nghi thức long trọng nhất này.

    Chính quyền Mỹ đặt rất nhiều hy vọng vào hợp tác Ấn Độ - Hoa Kỳ. Theo AFP, người phát ngôn của Nhà Trắng John Kirby hôm 20//06 đã nhấn mạnh : ‘‘Mối quan hệ song phương này, mà theo chúng tôi sẽ là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất với tương lai của thế giới, có một tiềm năng vô cùng lớn’’. Với chuyến công du của thủ tướng Modi, chính quyền Mỹ muốn tăng cường các quan hệ thương mại, công nghệ và quân sự với Ấn Độ. Trong dịp này, dự kiến Washington sẽ chính thức thông báo cấp phép cho tập đoàn Mỹ US Electrics sản xuất các động cơ phản lực của chiến đấu cơ tại Ấn Độ.

    Quyết định nói trên đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ Ấn - Mỹ, đáp ứng nhu cầu của Ấn Độ phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong nước, và chủ trương của Washington muốn siết chặt quan hệ của New Delhi, để Ấn Độ giảm lệ thuộc vào Nga về quân sự. Theo chuyên gia Richard Rossow, Center for Strategic and International Studies (CSIS), đối mặt với các đe dọa từ Trung Quốc, Ấn Độ sẵn sàng ‘‘tăng cường hợp tác quân sự’’ với Hoa Kỳ. 

    Trong chuyến công du Hoa Kỳ lần này, thủ tướng Modi cũng có quyết định hiếm có: Trả lời báo giới cùng lãnh đạo nước chủ nhà. Theo Reuters, kể từ khi lên nắm quyền, thủ tướng Modi chưa bao giờ họp báo, ngoại trừ một lần vào năm 2019. Các chính trị gia đảng Dân Chủ hy vọng tổng thống Joe Biden nhân dịp này sẽ công khai chỉ trích thủ tướng Modi về những vi phạm nhân quyền tại Ấn Độ. Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đã lên án việc chính quyền Biden đón tiếp long trọng nhà lãnh đạo Ấn Độ, trong lúc chính quyền Modi bị lên án về nhiều vụ đàn áp người theo đạo Hồi tại vùng Cachemire, cũng như các ‘‘áp lực’’ nhắm vào các đối thủ chính trị và giới truyền thông.

    Ukraine oanh kích chiếc cầu nối giữa Crimea với Kherson 

    22/6/2023 

    Cầu Chonhar bị hư hại sau oanh kích.


    Cầu Chonhar bị hư hại sau oanh kích. 

    Ukraine bắn tên lửa vào cầu Chonhar nối giữa Crimea với các khu vực do Nga kiểm soát ở miền nam Kherson trong đêm qua, buộc giao thông phải chuyển hướng sang một tuyến đường khác, Reuters dẫn lời các quan chức do Nga lập nên ở vùng bị chiếm đóng cho biết hôm thứ Năm (22/6).

    Cây cầu này được gọi là “cổng vào Crimea”, còn người Nga gọi là Cầu Chongar, là một trong vài cây cầu nối giữa Crimea - nơi Moscow sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014 - và đất liền Ukraine.

    Cầu nằm trên tuyến đường được quân đội Nga sử dụng để di chuyển giữa Crimea và các khu vực khác của Ukraine dưới sự kiểm soát của họ.

    Kyiv nói rằng họ muốn chiếm lại Crimea và đánh đuổi tất cả quân Nga ra khỏi lãnh thổ của mình. Ông Yuriy Sobolevsky, một quan chức Ukraine trong cơ quan quản lý khu vực Kherson, cho biết cuộc tấn công là “một đòn giáng mạnh vào hậu cần quân sự của những kẻ chiếm đóng”.

    “Tác động tâm lý đối với những kẻ chiếm đóng và thế lực chiếm đóng còn quan trọng hơn. Không có nơi nào trên toàn vùng Kherson mà họ có thể cảm thấy an toàn”, ông nói qua ứng dụng nhắn tin Telegram.

    Các nhà điều tra Nga cho biết 4 tên lửa đã được lực lượng Ukraine bắn vào cây cầu, hãng thông tấn RIA đưa tin. RIA dẫn lời một phát ngôn viên của các nhà điều tra quân sự nói rằng các dấu hiệu được tìm thấy trên phần còn lại của một trong những tên lửa cho thấy nó đã được sản xuất tại Pháp.

    Ông Vladimir Saldo, thống đốc Kherson do Nga bổ nhiệm, cho biết cây cầu đường bộ đã bị hư hại nhưng không có thương vong.

    Một bức ảnh mà ông Saldo đăng trên Telegram cho thấy một lỗ hổng lớn trên bề mặt cây cầu, và từ đó có thể nhìn thấy nước bên dưới và các mảnh vỡ nằm rải rác gần đó. Ông Saldo cho rằng Ukraine có thể đã sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh cung cấp cho cuộc tấn công này.

    “Những kẻ khủng bố Kyiv muốn đe dọa cư dân Kherson và gieo rắc sự hoảng loạn trong dân chúng, nhưng chúng sẽ không thành công. Chúng tôi biết cách sửa chữa các cây cầu một cách nhanh chóng: giao thông sẽ được khôi phục trong tương lai rất gần”, ông nói.

    “Chúng tôi có câu trả lời cho mọi động thái của kẻ thù. Tuyến đường nối giữa khu vực Kherson và Crimea vẫn tiếp tục hoạt động - một tuyến đường dự phòng đã được tổ chức tạm thời cho giao thông cơ giới”.

    Ông Sergei Aksyonov, thống đốc Crimea do Nga bổ nhiệm, kêu gọi người dân bình tĩnh và cho biết các chuyên gia đang kiểm tra hiện trường để xác định khi nào giao thông qua cầu có thể nối lại.

    Thủ tướng Đức Scholz: ‘Tôi đã cảnh báo Trung Quốc về việc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan’ 

    22/6/2023 

    Reuters 

    Thủ tướng Đức Olaf Scholz.


    Thủ tướng Đức Olaf Scholz. 

    Thủ tướng Olaf Scholz nói với quốc hội Đức hôm thứ Năm (22/6) rằng ông đã cảnh báo Trung Quốc trong các cuộc nói chuyện hồi đầu tuần về việc sử dụng vũ lực để đạt được những thay đổi lãnh thổ, đặc biệt là để chiếm Đài Loan, theo Reuters.

    Ông Scholz vừa tiếp đón một phái đoàn lớn của Trung Quốc do Thủ tướng Lý Cường dẫn đầu trong hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên kể từ sau đại dịch vào tuần này, vào thời điểm căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa phương Tây và Trung Quốc.

    “Chúng tôi kiên quyết bác bỏ mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông bằng vũ lực hoặc cưỡng ép. Điều này đặc biệt đúng đối với Đài Loan”, ông Scholz nói, theo bài phát biểu đã soạn sẵn.

    “Chúng tôi cũng lo ngại về tình hình nhân quyền và vấn đề thượng tôn pháp luật ở Trung Quốc,” ông nói thêm.

    Trung Quốc, vốn chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để kiểm soát Đài Loan, đã đẩy mạnh các hoạt động quân sự gần hòn đảo để buộc Đài Loan phải chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc.

    Đài Loan phản đối mạnh mẽ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh và quyết tâm sẽ tự vệ mình nếu bị tấn công.

    Phát biểu trước các nhà lập pháp, ông Scholz cũng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ mở đường cho Thụy Điển trở thành thành viên của liên minh NATO và cho biết Thụy Điển nên có một ghế trong hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của NATO.

    Mỹ thông báo viện trợ thêm 1.3 tỷ USD giúp tái thiết Ukraine

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/shutterstock_19099170943.jpg


    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: mccv/Shutterstock) 

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết rằng Washington sẽ cung cấp cho Ukraine thêm hơn 1,3 tỷ USD để tái thiết và xây dựng lại mạng lưới năng lượng, theo hãng tin Reuters.

    “Khi Nga tiếp tục hành động phá hoại, chúng tôi ở đây để giúp Ukraine tái thiết cuộc sống, đất nước và tương lai của họ”, Ngoại trưởng Mỹ Blinken phát biểu tại hội nghị tái thiết Ukraine ở London, Anh ngày 21/6. “Phục hồi nhằm đặt nền móng cho Ukraine phát triển như một quốc gia an toàn, độc lập, hội nhập hoàn toàn với châu Âu, kết nối với các thị trường trên toàn thế giới”.

    Theo ông Blinken, trong số hơn 1,3 tỷ USD viện trợ cho Ukraine, 520 triệu USD được sử dụng để đại tu mạng lưới năng lượng bị phá hủy, 657 triệu USD nhằm hiện đại hóa cửa khẩu biên giới, cảng, đường sắt và cơ sở hạ tầng quan trọng khác.

    Khoảng 100 triệu USD sẽ được sử dụng để giúp số hóa hải quan Ukraine và các hệ thống khác nhằm “tăng tốc độ làm việc và giảm tham nhũng”, trong khi 35 triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp Ukraine. Theo ông, Mỹ lưu tâm đến nạn tham nhũng ở Ukraine, vốn có thể làm mất đi sự ủng hộ của quốc hội Mỹ đối với Ukraine. Ông kêu gọi quốc hội Ukraine thông qua luật chống độc quyền.

    Ngoại trưởng Mỹ cho biết trước khi công bố số tiền mới, tổng số viện trợ kinh tế và phát triển của Washington cho Kiev là hơn 20 tỷ USD. Ngoài ra, Mỹ còn viện trợ hơn 40 tỷ USD vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine.

    “Rõ ràng là Nga đang hủy hoại Ukraine. Và Nga cuối cùng sẽ phải chịu chi phí tái thiết Ukraine”, ông Blinken cho hay.

    Phan Anh

    Hơn 60 nước tham gia Hội nghị tái thiết Ukraina khai mạc tại Luân Đôn

    Thùy Dương /RFI

    Quảng cáo 

    21/6/2023

    Hội nghị tái thiết Ukraina khai mạc hôm nay 21/06/2023 tại Luân Đôn, Anh Quốc. Đây là năm thứ hai hội nghị được tổ chức, năm ngoái là tại Logano, Thụy Sỹ. Hội nghị lần này diễn ra trong hai ngày 21 và 22/06, với sự tham gia của đại diện các chính phủ, doanh nghiệp đến từ hơn 60 quốc gia và nhiều định chế tài chính quốc tế. 


    Thủ tướng Anh Rishi Sunak phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị Tái thiết Ukraina, Luân Đôn, ngày 21/06/2023. via REUTERS - POOL 

    Từ Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin gửi về bài tường trình :  

    « Dự kiến ​​sẽ có hơn một nghìn người tham gia hội nghị ở Luân Đôn, trực tiếp hoặc qua video hội nghị. Đó là đại diện của khoảng 60 chính phủ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà đầu tư … Trong hai ngày, họ suy tính cho tương lai kinh tế của Ukraina, để chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến.

    Luân Đôn giải thích rằng đây không phải là hội nghị của các nhà tài trợ, mà là nhằm thúc đẩy các tác nhân kinh tế có mong muốn tái đầu tư vào Ukraina. Đặt mình ở vị trí là một trong những nước chính ủng hộ Ukraina kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraina, chính phủ Anh sẽ triển khai nền tảng « thiết lập liên lạc » cho các doanh nghiệp và cũng sẽ thông báo một quỹ « năng lượng xanh » trị giá 110 triệu euro.

    Ngân Hàng Thế Giới ước tính chi phí tái thiết và phục hồi Ukraina trong 10 năm tới là hơn 400 tỷ đô la, con số này chắc chắn sẽ còn tăng chừng nào chiến tranh vẫn tiếp diễn, và điều này khiến Kiev phụ thuộc vào tình đoàn kết trợ của quốc tế.

    Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky sẽ có phát biểu trực tuyến tại Hội nghị. Thủ tướng Ukraina dự kiến có bài phát biểu phê phán khá gay gắt các biện pháp trừng phạt của Anh nhắm vào Nga. »

    Một ngày trước khi hội nghị tái thiết Ukraina khai mạc, Liên Hiệp Châu Âu hôm qua 20/06 dự kiến hỗ trợ cho Kiev 50 tỉ euro trong vòng 4 năm, dưới dạng các khoản cho vay và tài trợ. 

    Phát hiện “tiếng động dưới nước” khi tìm kiếm tàu lặn Titan

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/titan.jpg


    Teams from the US, Canada and France are searching for the submersible Titan. Source: AAP, Facebook / OceanGate Expeditions 

    Lực lượng cứu hộ đã phát hiện ra “tiếng động dưới nước” trong khu vực tìm kiếm tàu Titan, Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Tư (21/6), trong bối cảnh lượng oxy cho 5 người trên tàu nhanh chóng cạn kiệt hơn hai ngày sau khi con tàu mất liên lạc.

    Tất cả thông tin liên lạc đã bị ngắt với chiếc tàu 6,5m trong chuyến hạ thủy vào Chủ nhật để thăm quan xác con tàu chở khách của Anh, nằm ở độ sâu gần 4km dưới biển Bắc Đại Tây Dương.

    Các tàu và máy bay của lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ và Canada đang lùng sục khoảng 20.000 km2 đại dương – lớn hơn bang Connecticut của Hoa Kỳ – để tìm kiếm con tàu.

    “Máy bay P-3 của Canada đã phát hiện ra tiếng ồn dưới nước trong khu vực tìm kiếm. Do đó, các hoạt động ROV (phương tiện điều khiển từ xa) đã được sắp đặt lại trong nỗ lực khám phá nơi phát ra tiếng ồn”, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ cho biết trên Twitter chính thức của mình.

    Bộ quân sự cho biết, các cuộc tìm kiếm của ROV cho đến nay vẫn chưa mang lại kết quả, nhưng sẽ tiếp tục, đồng thời cho biết thêm rằng dữ liệu từ máy bay Canada đã được chia sẻ với các chuyên gia Hải quân Hoa Kỳ để cung cấp thông tin cho các kế hoạch tìm kiếm trong tương lai.

    Cảnh sát biển không nêu chi tiết bản chất hoặc mức độ của âm thanh được phát hiện.

    Tuy nhiên, CNN và Rolling Stone, trích dẫn thông tin liên lạc nội bộ của chính phủ Hoa Kỳ, đã đưa tin độc lập vào cuối ngày thứ Ba rằng âm thanh va chạm đã được máy bay Canada phát hiện trong khoảng thời gian 30 phút trong khu vực tìm kiếm.

    Rolling Stone, tờ báo đầu tiên đưa tin, cho biết các âm thanh được phát hiện bởi các phao định vị thủy âm được triển khai trong khu vực “gần vị trí gặp nạn” và định vị thủy âm bổ sung đó đã thu được nhiều tiếng động hơn 4 giờ sau đó.

    CNN cũng trích dẫn một bản ghi nhớ của chính phủ Hoa Kỳ nói rằng các âm thanh bổ sung đã được nghe thấy khoảng 4 giờ sau khi phát hiện tiếng động ban đầu.

    Tàu Titan, do công ty OceanGate Expeditions có trụ sở tại Hoa Kỳ vận hành, được chế tạo để ở dưới nước trong 96 giờ, theo thông số kỹ thuật của nó – cho phép năm người trên tàu sống sót đến sáng thứ Năm trước khi hết không khí.

    Những người trên tàu Titan cho chuyến thám hiểm du lịch trị giá 250.000 USD/người bao gồm tỷ phú người Anh Hamish Harding, 58 tuổi và doanh nhân gốc Pakistan Shahzada Dawood, 48 tuổi, cùng cậu con trai 19 tuổi Suleman, cả hai đều là công dân Anh.

    Nhà thám hiểm người Pháp Paul-Henri Nargeolet, 77 tuổi và Stockton Rush, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của OceanGate Expeditions, cũng được cho là có mặt trên tàu. Nhà chức trách chưa xác nhận danh tính của bất kỳ hành khách nào.

    Lê Vy

    Tổng thống Zelensky: Nhờ Ukraine mà NATO đạo đức hơn, và EU đoàn kết hơn bao giờ hết

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/TTzelensky.jpg


    Tổng thống Zelensky. (Nguồn: Shag 7799/Shutterstock) 

    Theo tweet hôm 21/6 của Tổng thống Zelensky thì Ukraine đã giúp Liên minh Châu Âu (EU) “đoàn kết hơn bao giờ hết” thể hiện trên tất cả mọi phương diện, và đã kích hoạt “lực lượng đạo đức” của NATO khiến thế toàn thế giới “công nhận vai trò lãnh đạo đạo đức của NATO trong việc bảo vệ hòa bình.”

    Đây là toàn văn tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong tweet 21/6.

    “Ukraine đã thành công trong việc khiến EU đoàn kết hơn bao giờ hết.

    Đây quả thực là sự thống nhất của các giá trị, được phản ánh trong nhiều quyết định chính trị, kinh tế, trừng phạt, và nhân đạo. Ukraine đã kích hoạt tất cả sức mạnh đoàn kết mà EU được hình thành.

    Và Ukraine cũng đang kích hoạt lực lượng đạo đức của NATO.

    Điều này rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Toàn thế giới hôm nay đang chứng kiến điều gì? Liệu thế giới có công nhận vai trò lãnh đạo đạo đức của NATO trong việc bảo vệ hòa bình?

    Điều ấy chỉ có thể xảy ra khi Ukraine nằm trong Liên minh [NATO].

    Sự phát triển luôn dựa trên các giá trị. Giống như các khoản đầu tư lớn cần phải có niềm tin đi trước, thì sự phát triển mà chúng ta đang chuẩn bị phải đặt trên niềm tin rằng những gì đã được xây dựng lại sẽ không sụp đổ. Mà đây không phải là về những cục gạch, mà đây là về các sinh mạng.

    Tôi [Volodymyr Zelensky] đã nói điều này trong Hội nghị Phục hồi Ukraine mà chúng tôi đã khai mạc cùng với Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại London.”

    Nhật Tân

    Chiến thuật phản công của Zaluzhny ở Zaporozhye

    Tác giả: Dmitry Chernyshevsky

    Kim Văn Chính, lược dịch

    21/6/2023

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/tong2-16439514625221125171186.jpg


    Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhny. Ảnh IT 

    Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine Valery Zaluzhny đã gây ngạc nhiên khi ông phải chọn giữa việc giảm thiểu cường độ phản công và bổ sung quân dự bị, phương án thứ ba đã được chọn.

    Ở Mặt trận phía Nam, cuộc phản công gặp khó khăn là sự thật. Khi Bộ chỉ huy quân sự Ukraina nhận ra rằng, không thể nhanh chóng đột phá tuyến phòng ngự của địch ở Mặt trận phía Nam, họ đã thay đổi chiến thuật.

    Nhà sử học và chính trị gia Nga Dmitry Chernyshevsky nói về điều này trên kênh YouTube của mình. Ông lưu ý rằng, ngay trong những ngày đầu tiên của cuộc phản công, một số vấn đề nghiêm trọng đã được bộc lộ: Pháo binh của Lực lượng Vũ trang ĐPQ Nga không bị chế ngự, hoạt động tích cực của tác chiến điện tử và việc sử dụng trực thăng chiến đấu Ka-52 của người Nga. Tất cả những điều này đã ngăn cản người Ukraine tiến lên thành công.

    Và Zaluzhny đã phải nhanh chóng thay đổi kế hoạch. “Cuộc tấn công bị đình trệ trước tuyến phòng thủ chính – Phòng tuyến Surovikin. Trận chiến bước vào khủng hoảng đầu tiên …

    Và theo lẽ thông thường, phải lựa chọn một trong hai chiến thuật: Điều ngay lực lượng chính vào trận chiến, hoặc giảm thiểu cuộc tấn công …

    Và Ukraine đã lựa chọn chiến thuật thứ ba. Một quyết định bất ngờ của Zaluzhny đã được đưa ra, có lẽ chiến thuật này sẽ mang lại thành công, mặc dù còn quá sớm để nói về điều này ...”

    Theo đó, Ukraine đã chọn chiến thuật tương tự như chiến thuật được sử dụng trong các trận chiến giành Kherson. Đó là chiến thuật tấn công kiểu “bầy đàn” với các nhóm nhỏ (trung đội hoặc đại đội) với sự hỗ trợ của xe bọc thép.

    Các cuộc tấn công liên tục với cường độ ngày càng tăng với mục đích không phải là chọc thủng mặt trận, mà là đánh diện rộng hệ thống phòng thủ của Nga và làm cho nó phải bị phơi bày trước pháo binh Ukraine, vốn có tầm bắn và độ chính xác vượt trội ….

    Kết quả sẽ không còn lâu nữa. Ví dụ, hiện nay ở hướng Zaporozhye, đã loại bỏ kho đạn dược chiến lược lớn nhất, nơi có khoảng 100 ngàn quả đạn, phá hủy sở chỉ huy của một trong những đơn vị quan trọng quân đội Nga, một số nhà kho lớn khác, và những cây cầu bị nổ tung.

    Nga đã chịu tổn thất lớn về lực lượng phòng thủ. Người Ukraine đang sử dụng chính chiến thuật mà họ đã hành hạ người Nga rất tốt ở Kherson.

    Đây là chiến thuật ‘bầy đàn, khi các nhóm nhỏ, được hỗ trợ bởi xe tăng, lái xe tới lui, bắn và bất ngờ lao về phía đối phương, đánh vào điểm yếu trước khi quân Nga kịp phản ứng.

    Và nếu gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ, họ sẽ rút ra, phân tán. Chiến thuật tấn công kiểu này làm lộ rõ các vị trí và pháo binh của Nga, sau đó Nga, ngay lập tức sẽ hứng chịu một trận cuồng phong hỏa lực từ pháo binh Ukraine, gây nên những tổn thất nặng nề”.

    Theo Chernushevskyi, nhược điểm chính của chiến thuật này là tổn thất của Lực lượng Phòng vệ Ukraine cũng sẽ lớn, dù cho tổn thất này nhỏ hơn so với quân Nga, nhưng vẫn khá lớn.

    Nga hiện hầu như không có dự trữ lớn và sẽ không bổ sung kịp cho đến mùa thu, điều này tạo cơ hội cho Kiev. Và như vậy, nếu Ukraina thành công [trong việc] kéo các lực lượng phía Nga vào trận chiến, thì mặt trận phòng thủ của Nga sẽ bị phá vỡ ngày càng rộng thêm …

    Có lẽ Zaluzhny dự định buộc người Nga phải đưa lực lượng dự bị vào trận chiến, và khi họ cạn kiệt dự trữ, Nga sẽ thất bại“.

    Bùng nổ cổ phiếu công nghệ A.I. có tái hiện thảm họa dot-com?

    Lê Tây Sơn/SGN

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/GettyImages-1498501696.jpg

    Giao dịch trên sàn NYSE ngày 14 Tháng Sáu 2023 cho thấy cổ phiếu các công ty AI vẫn đang thu hút giới đầu tư (ảnh: Spencer Platt/Getty Images) 

    Liệu đợt tăng giá cổ phiếu công nghệ AI có giống khúc dạo đầu cho sự sụp đổ trong tương lai gần không (giống như sụp đổ dot-com 1999 sau cơn sốt), hay là khởi đầu sự phục hồi bền vững của thế giới công nghệ?

    Cơn sốt xung quanh trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp thúc đẩy cổ phiếu của các công ty công nghệ liên quan đến AI tăng kỷ lục trong năm nay. Những ghi nhận cuối Quý II/2023 cho thấy cổ phiếu hàng loạt công ty AI đang tăng liên tục. Chỉ số Nasdaq Composite sắp có tuần tăng thứ tám tăng liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ lần tăng 10 tuần kết thúc vào Tháng Ba, 2019. Nhìn chung, các nhà đầu tư cá nhân đã tranh mua cổ phiếu của các công ty tập trung vào công nghệ AI.

    Dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Vanda Research cho thấy nhóm đầu tư này đã rót nhiều tiền vào cổ phiếu Tesla hơn bất kỳ cổ phiếu nào khác trong tuần trước. Như vậy, số người đặt cược vào triển vọng tăng giá của loại cổ phiếu này đã bùng nổ. Theo dữ liệu từ Trade Alert, ngày Thứ Sáu tuần trước, đa số nhà đầu tư đặt cược tăng giá vào các công ty Tesla, Nvidia, Advanced Micro Devices, Apple và Meta Platforms.

    Các nhà đầu tư và nhà phân tích tin rằng những thể hiện cuối Quý II cho thấy các công ty phát triển phần mềm, sản xuất chip và các công ty bỏ nhiều tiền vào AI có tiềm năng đi đầu trong việc làm thay đổi xã hội trong những năm tới.

    “Tôi không xem cơn sốt đầu tư mới là dấu hiệu báo trước một thảm hoạ dot-com khác sẽ xảy ra” – Dan Ives, nhà phân tích nghiên cứu nắm nhiều cố phiếu tại Wedbush Securities nhận định khi đề cập đến sự sụp đổ của nhiều công ty dot-com trước một đợt bán tháo đau đớn sau một năm bùng nổ các công ty dot-com. Nhưng những người khác không lạc quan như thế.

    Theo họ, các chu kỳ bùng nổ và phá sản trước đây đã dạy cho các nhà đầu tư bài học: Chọn đúng các công ty có tiềm năng phát triển trong dài hạn để đầu tư luôn khó hơn mường tượng. Jason Pride, Giám đốc chiến lược và nghiên cứu đầu tư tại công ty quản lý tài sản Glenmede có trụ sở tại Philadelphia, cảnh báo: “Tôi chưa từng thấy một chu kỳ công nghệ nào kéo dài được đà phát triển giống như lúc khởi đầu hưng phấn!”. Bạo phát, bạo tàn. AI cũng thế!

    Trong tuần tới, các nhà quản lý tiền sẽ có cơ hội nghe Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell nói gì khi ông ra điều trần trước Quốc hội vào thứ Tư và thứ Năm. Họ sẽ nhận được dữ liệu mới về doanh số bán nhà hiện tại và hoạt động của ngành sản xuất. Cho đến nay, nền kinh tế Mỹ tỏ ra mạnh hơn nhiều so với kỳ vọng. Lạm phát vẫn nóng, dù đã giảm từ mức cao nhất trong nhiều thập niên vào năm ngoái.

    Sự kết hợp của các yếu tố tích cực đã dẫn đến việc Fed phát tín hiệu có thể chỉ tăng lãi suất hai lần nữa trước khi kết thúc năm 2023. Năm ngoái, tuyên bố đó thường khiến các nhà đầu tư công nghệ hoảng sợ. Các nhà quản lý tiền từng đổ lỗi cho đợt bán tháo trên thị trường năm 2022 khiến các công ty công nghệ có vốn hóa lớn mất hàng ngàn tỷ đôla giá trị là do Fed tăng lãi suất quá nhanh.

    Chuyển sang năm 2023 tư duy đã khác. Nhiều nhà đầu tư dường như không còn xem Fed là mối đe dọa đối với sự phục hồi của ngành công nghệ. Nasdaq Composite tăng 31% trong năm 2023, vượt xa mức tăng chung 15% của chỉ số S&P 500. Các nhà đầu tư thường xem các công ty công nghệ là khoản đầu tư sẽ sinh lời trong nhiều năm, và khi lãi suất tăng nhanh, các nhà quản lý tiền có thể nhận được lợi nhuận cao hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn so với các đầu tư khác như trái phiếu kho bạc. Nhưng nó lại làm cho cổ phiếu công nghệ tương đối đắt tiền trông kém hấp dẫn hơn.

    Tại sao? Một lý do giúp cổ phiếu công nghệ phục hồi là các nhà đầu tư không tin Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Brad Conger, phó Giám đốc đầu tư của Hirtle Callaghan, giải thích: “Về cơ bản, thị trường đang lên tiếng: Chúng tôi không tin Fed sẽ làm như thế!”. Ông lưu ý chứng khoán Mỹ đã phục hồi một ngày sau cuộc họp của Fed vào tuần trước. Cả S&P 500, Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và Nasdaq Composite đều đóng cửa ở mức cao nhất kể từ 2022.

    Nhiều nhà phân tích tin rằng Fed đã hoàn thành chiến dịch tăng lãi suất của mình. Mike Loewengart, người đứng đầu bộ phận xây dựng danh mục đầu tư cho văn phòng đầu tư toàn cầu của Morgan Stanley nhận định: “Về lý thuyết, việc Fed gần hoàn thành chiến dịch tăng lãi suất sẽ mang lại lợi ích cho các công ty công nghệ, vốn thường phải vay một khoản tiền lớn với lãi suất thấp để mở rộng nhanh hoạt động. Khi lãi suất giảm, họ nắm bắt ngay cơ hội”. Rõ ràng, các nhà đầu tư đoán Fed vẫn tiếp tục tăng lãi suất đã sai lầm.

    Tuy nhiên, nếu lạm phát không giảm đủ nhanh so với mục tiêu của ngân hàng trung ương, Fed có thể phải tăng lãi suất sớm hơn và đà phục hồi của cổ phiếu công nghệ sẽ bị kìm hãm. Một mối đe dọa tiềm tàng khác đối với đợt tăng giá cổ phiếu công nghệ là câu hỏi mà các nhà đầu tư chưa có câu trả lời: Liệu các công ty công nghệ có giá trị vốn hoá tăng vọt trong năm nay có đáp ứng được kỳ vọng của các cổ đông không? “Sự bùng nổ AI là yếu quan trọng thúc đẩy sự ra đời ồ ạt của các công ty công nghệ AI và tác động lên thị trường chứng khoán – Loewengart nói – Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải hiểu: Đổi mới công nghệ không phải lúc nào cũng chuyển thành hoạt động kinh doanh lâu dài với thu nhập bền vững”.


    Không có nhận xét nào