Nguyễn Huỳnh/VNTB
25/6/2023
Dường như phái đoàn của ngài tổng thống xứ Kim Chi vẫn dè dặt bỏ vốn vào làm ăn ở Việt Nam.
Hơn 100 biên bản ghi nhớ hợp tác đã được các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam trao đổi tại Diễn đàn doanh nghiệp hai nước chiều 23-6.
Sáng 23-6, Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik đã ký và trao Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc. Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Liên quan chuyện ký kết làm ăn này, hiện mới ghi nhận về thỏa thuận hợp tác Quỹ Xúc tiến kinh tế Hàn Quốc (EDPF) trị giá 2 tỷ USD để triển khai các dự án đầu tư phát triển có quy mô lớn trong lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị của Việt Nam.
Tổng thống Yoon Suk Yeok, Chính phủ Hàn Quốc sẽ gia hạn hiệp định tín dụng khung và mở rộng định mức hỗ trợ vốn đối với hợp tác và phát triển kinh tế cho Việt Nam từ 1,5 tỉ USD lên 2 tỉ USD trong một vài năm tới.
Cộng với EDPF, tổng hỗ trợ nguồn vốn viện trợ hoàn lại Hàn Quốc cho Việt Nam sẽ lên quy mô 4 tỷ USD vào năm 2030, ông Yoon Suk Yeol nói.
“Đồng thời chúng tôi sẽ cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại với tổng quy mô là 200 triệu USD giai đoạn 2024 – 2027 trong các lĩnh vực môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục, chuyển đổi số…
Nhất là có kế hoạch hỗ trợ những nghiên cứu chung của hai nước với quy mô 30 triệu USD trong khoảng 10 năm tới bằng các khoản viện trợ không hoàn lại của KOICA nhằm hỗ trợ nỗ lực đổi mới khoa học, công nghệ của Việt Nam”, nhà lãnh đạo Hàn Quốc cho biết thêm.
Sự thận trọng với các phát biểu ngoại giao cho thấy chủ yếu vẫn là các hứa hẹn. Lưu ý, Tổng thống Yoon Suk Yeol, là một chính khách được nhìn nhận là “người bán hàng số 1 của Hàn Quốc”.
Trở lại với chuyện Biên bản ghi nhớ “MOU” mà 200 doanh nghiệp Hàn Quốc tháp tùng Tổng thống Yoon Suk Yeol đã chọn khi bày tỏ ý định đầu tư làm ăn vào Việt Nam.
MOU là viết tắt của tiếng Anh: Memorandum of Understanding. Đây là một loại thỏa thuận giữa hai bên (song phương) trở lên (đa phương). Nó thể hiện sự hội tụ ý chí giữa các bên, cho thấy một dòng hành động chung dự định. Nó thường được sử dụng hoặc trong trường hợp các bên không ngụ ý cam kết pháp lý, hoặc trong các tình huống mà các bên không thể tạo ra một thỏa thuận có thể thực thi về mặt pháp lý.
Lưu ý, tính đến hiện tại thì trong hệ thống pháp luật thương mại và kinh doanh, không có quy định cụ thể nào về việc MOU như thế nào được coi là hợp lệ.
Nếu các bên không sử dụng hợp đồng, họ có thể ghi lại các thỏa thuận của mình trong một biên bản ghi nhớ (MOU). Điều này sẽ hữu ích nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh và mọi người có thể dễ dàng tìm ra người chịu trách nhiệm.
MOU không phải là một bản hợp đồng thực sự. Đó là điểm khởi đầu cho một hợp đồng thực sự mà các bên sẽ ký kết sau này. Tuy nhiên, Mou vẫn quan trọng vì nó cho thấy các bên muốn gì.
MOU có nghĩa là “thỏa thuận” trong tiếng Pháp. Biên bản ghi nhớ là một thỏa thuận chính thức giữa hai hoặc nhiều bên cho thấy rằng họ vẫn quan tâm đến việc làm việc cùng nhau trong tương lai. Nó chưa phải là một hợp đồng và các bên vẫn có thể thay đổi ý định về việc làm việc cùng nhau.
Xem ra chuyến công du xứ Việt của “người bán hàng số 1 của Hàn Quốc” vẫn chưa thỏa kỳ vọng của những lãnh đạo chính trị Hà Nội.
Không có nhận xét nào