(Starving Mekong)
Kanupriya Kapoor, Simon Scarr, Phuong Nguyen, Clare Trainor and Manas Sharma –
Bình Yên Đông lược dịch
Reuters – December 15, 2022
13/6/2023
Gần bờ biển ở Việt Nam, sông Mekong tách ra thành nhiều nhánh nhỏ hơn và đổ ra biển. Hình nầy cho thấy một ngày của nước sông tương đối trong. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, nước có thể mang những số lượng phù sa đục ngầu giàu dinh dưỡng qua hàng ngàn km xuống hạ lưu. Lòng tốt đầy bùn đất nầy là mạch sống của phần lớn hệ sinh thái của sông cũng như cuộc sống của những người sống ở ven sông.
Đời sống được làm lại khi việc xây đập ở thượng lưu của Trung Hoa lấy đi phù sa quý giá của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
Đứng trên bờ sông Mekong, Trần Văn Cung có thể thấy ruộng lúa của ông cuốn trôi trước mắt. Bìa của rộng lúa đang sụp đổ vào đồng bằng.
Chỉ 15 năm trước, con sông dài nhất Đông Nam Á (ĐNA) mang khoảng 143 triệu tấn phù sa – nặng như 430 tòa nhà Empire States – đến ĐBSCL mỗi năm, đổ chất dinh dưỡng dọc theo bờ sông cần thiết để giữ cho hàng ngàn nông trại như của Cung nguyên vẹn và màu mỡ.
Nhưng khi các đập thủy điện do Trung Hoa xây nở rộ ở thượng lưu, hầu hết số phù sa đó bị chận lại, một phân tích dữ kiện vệ tinh của công ty viễn thám ở dưới nước EOMAP ở Đức và Reuters cho thấy. Phân tích tăng cường một ước tính của Ủy hội Sông Mekong (MRC), được thành lập trong năm 1995 bởi nhiều quốc gia ven sông, rằng vào năm 2020 chỉ còn khoảng 1/3 phù sa đến các đồng lụt ở Việt Nam, và ở mức hiện nay, dưới 5 triệu tấn phù sa sẽ đến đồng bằng mỗi năm vào năm 2040.
Kéo dài gần 5.000 km từ cao nguyên Tây Tạng đến Biển Đông, Mekong là mạch sống canh tác và đánh cá cho hàng chục triệu người khi nó uốn mình qua Trung Hoa, Lào, Myanmar, Thái Lan và Cambodia trước khi đến Việt Nam.
“Sông không mang phù sa, đất sẽ mặn,” Cung, 60 tuổi, người trồng lúa ở nông trại rộng 10 hectares của gia đình trên 40 năm, nói.
“Không có phù sa, chúng tôi kể như xong,” ông nói. Thu hoạch giảm từ từ của ông nay mang lại ½ của 250 triệu đồng (10.636 USD) hàng năm mà ông kiếm được chỉ một vài năm trước, và 2 con của ông và vài láng giềng đã rời nhà để tìm việc ổn đinh và sinh lợi ở nơi khác.
Đập ngăn chận phù sa
Từ nhiều thập niên, các nhà khoa học và môi trường đã cảnh báo ảnh hưởng của các dự án đập ở thượng lưu gây nguy hại cho cuộc sống của khoảng 18 triệu người trong khu vực và một thị trường lúa gạo 10,5 tỉ USD là một nguồn thực phẩm chánh cho gần 200 triệu người trên khắp Á Châu, theo ước tính của WWF, tính toán của Reuters và Phòng Thương mãi và Kỹ nghệ Việt Nam.
Lo ngại chia sẻ bởi các quốc gia Hạ lưu Mekong đã khiến cho Cambodia hoãn các kế hoạch xây 2 đập trên sông, theo Theo dõi Đập Mekong (MDM), một diễn đàn trên mạng cung cấp dữ kiện tức thời về đập và ảnh hưởng môi trường của chúng.
Nhưng ở Trung Hoa và Lào, việc xây đập vẫn tiếp tục. Trong số 7 đập được dự trù để xây cất ở Lào, ít nhất có 4 đập được tài trợ bởi các công ty Trung Hoa, theo dữ kiện từ MDM.
Bộ ngoại giao Trung Hoa nói quốc gia chỉ chiếm 1/5 tổng số diện tích lưu vực Mekong và chỉ có 13,5% dòng chảy của Mekong ở cửa sông, thêm rằng đã có “nhất trí khoa học” về ảnh hưởng tổng quát của các đập trên thượng lưu ở Trung Hoa. Bộ không đề cập đến sự sụt giảm lớn lao của lượng phù sa hay vai trò của các đập Trung Hoa trong sự sụt giảm đó.
Phân tích được thực hiện bởi EOMAP và Reuters kể một câu chuyện khác.
Bằng cách dùng dữ kiện rút ra từ hàng ngàn ảnh vệ tinh, EOMAP và Reuters phân tích lượng phù sa ở chung quanh 4 đập chánh trên Mekong – 2 ở Trung Hoa và 2 ở hạ lưu Lào . Phân tích cho thấy sự hiện diện của mỗi đập làm giảm lớn lao lượng phù sa đáng lý phải chảy qua sông ở các địa điểm đó – trung bình là 81% của lượng phù sa chảy qua 4 đập.
“Các đập đang ngăn chận phù sa… mỗi đập chận một số nhất định, vì thế không có đủ để đến các đồng lụt,” Marc Goichot, một chuyên viên về sông ở WWF ở Việt Nam, không tham gia vào việc phân tích nhưng duyệt xét kết quả, nói.
“Phù sa và đồng bằng phải có thể tự tái tạo và tái xây dựng,” ông nói. “Nhưng mức độ mà sự cân bằng tự nhiên đang bị buộc phải thay đổi trong sông Mekong quá nhanh để phù sa theo kịp.”
Sông Mekong bắt đầu từ 5.160 m trên mặt nước biển ở Trung Hoa, nơi nó được gọi là Lancang.
Lưu vực sông Mekong được chia thành thượng và hạ lưu vực. Thượng lưu vực cắt qua địa thế gồ ghề với hầu hết dòng chảy từ tuyết tan ở cao nguyên Tây Tạng. Nó chiếm khoảng 24% của diện tích lưu vực, nhưng khỏang ½ tổng số lượng phù sa phát xuất từ đó.
Một loạt đập được dự trù xây trên khúc sông cực bắc nầy, gần nguồn của sông.
Ở hạ lưu, Mekong chảy song song với 2 con sông nổi tiếng khác, Salween và Yangtze. Những sông nầy chảy qua một Khu Di sản Thế giới UNESCO, Vùng Ba Sông Chảy Song song được Bảo vệ Yunnan, một điểm nóng đa dạng sinh học ở Trung Hoa. Tuy nhiên, nơi nầy không miễn nhiễm với hạ tầng cơ sở đập được đề nghị.
Đập Wunonglong (Vũ Mộng Long) – đập hoạt động cực bắc – bắt đầu hoạt động trong năm 2018. Trung Hoa có 10 đập hoạt động khác, kể cả nhà máy thủy điện đầu tiên được xây trên Mekong trong năm 1995.
Trung Hoa cũng có 8 dự án khác, được dự trù hay đang xây cất, và các công ty Trung Hoa đang giúp tài trợ nhiều đập khác ở Lào.
Giá trị của năng lượng từ các đập thủy điện trên thượng lưu vực Mekong được ước tính bởi MRC là 4 tỉ USD/năm, nhưng năng lượng nầy đến với cái giá của nó.
Các trạm thủy điện ở Trung Hoa giữ lại phù sa và nước quý giá của 65 triệu người sống trong Hạ lưu vực Mekong, nhiều người dựa vào sông và các đồng lụt để sinh sống.
Lưu vực mở rộng khi nó chuyển vào Hạ lưu vực Mekong, ở phía nam của biên giới Trung Hoa-Lào. Ở đây, các phụ lưu mang vào một số nước lớn, góp phần cho hầu hết tổng số dòng chảy của sông Mekong.
Hàng trăm đập nằm trên các phụ lưu đổ vào Mekong.
Các đập không chỉ là hoạt động duy nhất ảnh hưởng đến phù sa đi xuống hạ lưu. Khai thác cát từ đáy sông và gia tăng phá rừng để bành trướng đất nông nghiệp cũng thay đổi lượng phù sa chảy vào Mekong.
Trước khi đến ĐBSCL là hồ Tonel Sap, nối qua sông Tonle Sap. Nó được biết như “nhịp tim của Mekong”. Là nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, nó là một phần vô cùng quan trọng của kinh tế khu vực và một nguồn chất đạm có giá trị cho hàng triệu người ở trong vùng.
Mỗi năm, trong mùa mưa, dòng chảy của sông Tonle Sap đảo ngược. Điều nầy tạo điều kiện cho việc trao đổi phù sa và việc di chuyển của cá giữa sông Mekong và hồ Tonle Sap. Các trạm thủy điện ngăn chận nước và phù sa ở thượng lưu đặt sự trao đổi và đảo ngược dòng chảy quan trọng nầy vào nguy hiểm.
Bất cứ phù sa có thể di chuyển suốt xuống hạ lưu đổ vào Biển Đông. Với chiều dài 4.900 km, Mekong là sông dài nhất ĐNA và thứ 12th trên thế giới. các nghiên cứu ước tính rằng 96% phù sa sẽ bị ngăn chận nếu tất cả các đập được đề nghị trong lưu vực Mekong sẽ được phát triển.
‘Cú gọi đánh thức’
Nông dân Việt Nam ở ĐBSCL không được chuẩn bị cho mức độ mà khung cảnh - và sự thịnh vượng của họ - đã thay đổi.
Vùng trồng lúa đã thu hẹp 5% chỉ trong 5 năm qua, với nhiều nông dân bị buộc phải nuôi tôm trong nước mặn như một thay thế, và lợi tức trong vùng một thời bùng nổ nay thuộc loại thấp nhất ở Việt Nam ngay khi kinh tế quốc gia tăng trưởng 8% trong năm 2022. Giữa cái bấp bênh của viễn cảnh tương lai, ĐBSCL đã thấy nhiều người bỏ đi hơn bất cứ khu vực nào khác từ năm 2009, theo Phòng Thương mãi và Kỹ nghệ của quốc gia.
Một nông dân chuẩn bị ruộng lúa trong tỉnh Sóc Trăng ở ĐBSCL ngày 22 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Reuters]
MRC ước tính trong năm 2018 rằng tổng số phù sa nay chỉ ở khoảng 47 triệu tấn/năm. Thật vậy, nó có thể thấp hơn nhiều – được ước tính chỉ có 32 triệu tấn/năm, theo một vài nghiên cứu khoa học trong thập niên qua gồm có một nghiên cứu được công bố trong tháng 7 năm 2021 trên tạp chí Nature Communications.
“Trong 3 hay 4 năm qua, có một cú gọi đánh thức về phù sa,” người cầm đầu ủy hội, Anoulak Kittihoun, nói. “Chúng ta chắc chắn không thể trở lại mức phù sa từng thấy trong quá khứ. Chúng ta cần bảo tồn cái chúng ta có.”
Trong khi đó, Trung Hoa nóng lòng để nâng cao khả năng năng lượng tái tạo để giảm lệ thuộc vào than đá, đã xây ít nhất 95 đập thủy điện trên các phụ lưu chảy vào Mekong, có tên là Lancang ở Trung Hoa. 11 đập khác đã nổi lên từ năm 1995 trên dòng chánh ở Trung Hoa – gồm có 5 siêu đập mỗi đập cao hơn 100 m – trong lúc Trung Hoa đã giúp Lào xây 2 đập.
Hàng chục đập khác được dự trù ở Trung Hoa. Công ty quốc doanh Huaneng Lancang River Hydropower, được giao nhiệm vụ phát triển tài nguyên của sông, nhằm mục đích tăng gấp đôi khả năng 21.3 GW của hệ thống vào năm 2025, chủ tịch Yuan Xianghua nới với Reuters.
Ảnh hưởng của chuỗi
Phân tích hình ảnh vệ tinh trong 3 thập niên qua ở chung quanh 4 đập chánh ở Trung Hoa của EOMAP và Reuters cho thấy bằng chứng rằng các đập đang làm giảm phù sa lớn lao.
Phân tích dựa vào việc đo đạc độ đục được thấy trong ảnh – lượng ánh sáng phân tán bởi các hạt đất lơ lững trong nước – như đại diện cho mức phù sa. Phù sa làm mờ nước khi nó được mang đi bởi dòng nước: nước càng đục, độ đục càng cao và thêm phù sa mà nó có thể mang đi.
EOMAP dùng phương pháp tương tự để đo đạc phù sa trong sông Elbe trong năm 2010 và lượng phù sa trong các hồ chứa thủy điện ở Switzerland và Albania trong năm 2021. Những điều được tìm thấy trong các thủy lộ ở Âu Châu phù hợp với quan sát ở dưới đất.
Ảnh vệ tinh cho việc phân tích dữ kiện Mekong đi ngươc về thập niên 1990s, “cho phép chúng tôi tính mức độ đục trước khi nhiều đập được xây,” phân tích dữ kiện EOMAP Philipp Bauer nói.
Sau khi loại bỏ hình ảnh bị mây che hay ô nhiễm, nhóm còn 1.500 hình mô tả độ đục ở chung quanh 2 đập ở Trung Hoa và 2 ở Lào. Các nhà khoa học không liên quan trong việc thực hiện phân tích đồng ý rằng những điều được tìm thấy đã làm rõ rằng các đập là thủ phạm then chốt ở phía sau sự mất mát phù sa ở đồng bằng.
“Các đập trên dòng chánh giữ lại mọi thứ,” kinh tế gia Brian Eyler ở Trung tâm Stimson, người điều hành MDM, nói. “Trung Hoa có 11 [đập] trên dòng chánh, cộng với các quốc gia khác, vì thế tất cả những đập nầy đang cộng tác để làm giảm lượng phù sa.”
Thí dụ, trước khi Trung Hoa xây đập lớn thứ 4th ở Nuozhadu (Nọa Trát Độ) trong tỉnh Yunnan (Vân Nam), độ đục trung bình của nước đo được trong năm 2004 là 125,61 cái gọi là ‘nephelometric turbidity units’ (đơn vị độ đục mây), hay NTUs, theo dữ kiện vệ tinh của EOMAP. Sau khi đập hoàn trong năm 2012, độ đục trung bình ở cùng địa điểm tụt giảm 98% chỉ còn 2,38 NTUs – đủ trong cho tiêu chuẩn nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đập Xayaburi và Don Sahong ở Lào là đập bắt đầu hoạt động gần đây nhất, với Xayaburi là đập lớn nhất trên toàn thể sông Mekong [ở hạ lưu]. Cả 2 kiến trúc đối mặt với nhiều năm chống đối của các nhà hoạt động môi trường.
Độ đục trung bình trước khi đập Xayaburi do Trung Hoa xây cất là 101,51 NTUs. Sau khi đập hoạt động trong năm 2019, độ dục tụt giảm 95% xuống mức trung bình 5,16 NTUs.
Và trên biên giới phía nam của Lào với Cambodia, độ đục giảm khoảng 42% chỉ còn 42,39 NTUs sau khi đập Don Sahong bắt đầu hoạt động trong năm 2019. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự sụt giảm rõ rệt trong mức phù sa quan sát được trong toàn khúc sông.
Reuters hỏi các chánh phủ Trung Hoa và Lào về ảnh hưởng của các đập và kế hoạch để xây thêm đập của họ. Bộ ngoại giao Trung Hoa không trả lời câu hỏi về các đập hiện hữu và dự trù hay ảnh hưởng của chúng đối với mức phù sa, trong khi chánh phủ Lào không trả lới.
Các chánh phủ của các quốc gia mà sông Mekong chảy qua cũng không trả lời yêu cầy cho ý kiến.
Những ảnh hưởng sâu rộng
Ở ruộng lúa của Cung ở Việt Nam, việc trồng cây dọc theo bờ sông không có đủ thời gian để mọc rễ trước khi chúng đổ xuống nước khi bờ sông sụp đổ.
Trần Văn Cung, 60 tuổi, đi trong ruộng lúa của ông trong cuộc phỏng vấn với Reuters trong tỉnh Sóc Trăng ở ĐBSCL, Việt nam ngày 22 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Reuters]
Mặc dù nông trại cách khoảng 430 km (270 miles) đến đập ở thượng lưu gần nhất – và khoảng 1.400 km từ biên giới Trung Hoa – độ đục thay đổi ở đây cũng giảm khoảng 15% trong 20 năm qua, đến khoảng 61 NTUs trung bình hiện nay, theo phân tích của EOMAP và Reuters.
Các quốc gia ở hạ lưu bị ảnh hưởng bởi phù sa sụt giảm đã vận động không thành công để Trung Hoa chia sẻ không chỉ các kế hoạch xây đập ở trong nước, mà còn dữ kiện về dòng phù sa. Beijing chỉ chia sẻ dữ kiện về mực nước và lưu lượng từ các đập ở thượng lưu của họ.
Năm rồi, MRC phát động một nghiên cứu hỗn hợp với Trung Hoa nhìn vào ảnh hưởng của các đập trên tòan lưu vực, nhưng kết quả chưa được biết đến năm 2024 là sớm nhất.
Nhưng trong khi ủy hội đã nêu lo ngại về cạn kiệt phù sa, “Chúng ta chưa có thảo luận nghiêm chỉnh [với Trung Hoa] về phù sa,” người cầm đầu ủy hội Kittihoun nói. Đó là vì ‘dòng nước là ưu tiên. Làm việc với Trung Hoa, chúng ta phải đi từng bước một.”
Ngồi tréo giò gần sông, Cung nói ông và đồng nghiệp đã chật vật để tìm tin tức về cách để thích ứng với những thay đổi do các đập gây ra, những thay đổi làm nhiều người phải bỏ đi.
“Đó không phải là một quyết định dễ dàng để lấy nhưng thỉnh thoảng bỏ chạy là sự lựa chọn kinh tế có lý,” Cung nói.
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2023/06/mekong-ang-oi.html
Không có nhận xét nào