Header Ads

  • Breaking News

    Hạn chế của Mekong Thử câu chuyện láng giềng tốt của Trung Hoa

    (Mekong squeeze tests China’s good neighbor narrative)


    Denny Roy – Bình Yên Đông lược dịch

    Asian Times – May 16, 2023

    29/5/2023




    Trạm thủy điện Jinghong (Cảnh Hồng) trên sông Lancang, sông Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa, ở thành phố Jinghong trong Khu Tự trị Dai Xishuangbanna (Tây Song Bản Nạp), trong tỉnh Yunnan (Vân Nam) ở tây nam Trung Hoa. [Ảnh: AFP]


    Các đập của Trung Hoa ở thượng lưu đang gây ra hạn hán và thống khổ ở hạ lưu Đông Nam Á (ĐNA) với ít lo ngại rõ ràng ở Beijing (Bắc Kinh)


    Trung Hoa tuyên bố là một diễn viên quốc tế rộng lượng một cách đặc thù – một đại cường quốc, không như các đại cường quốc khác trong quá khứ và hiện tại, không thi hành “chánh trị của sức mạnh” (hà hiếp các quốc gia nhỏ hơn cho quyền lợi của mình).  Chánh phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tự xưng là người bảo vệ những nguyên tắc, nếu được thực hiện, sẽ cắt bớt xung đột và bất công  trong mối liên hệ quốc tế.


    Các láng giềng nhỏ ở phía nam Trung Hoa dặc biệt lo sợ sự chi phối của một Trung Hoa mạnh mẽ.  Để làm dịu bới những lo ngại của họ, Beijing tuyên bố rằng họ “chống lại mạnh hiếp yếu” và ủng hộ “xây dựng một thế giới chia sẻ thịnh vượng và khuyến khích phát triển chung của tất cả các quốc gia qua việc phát triển của mỗi quốc gia.”


    Vấn đề quản lý nguồn nước ngọt cung cấp một thử nghiệm thực tế chính xác cho những bảo đảm ngọt ngào của PRC nầy.  Ba con sông quan trọng ở ĐNA – Mekong, Salween và Ayeyawady (Irrawaddy) – bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng do PRC kiểm soát.


    Ngay với ưu thế địa dư nầy, Trung Hoa không có đủ nước.  Trung Hoa chiếm 20% dân số của thế giới, nhưng quốc gia của họ chỉ có 6 đến 7% nguồn cung cấp nước ngọt.  Láng giềng tốt hứa hẹn bởi hùng biện ngoại giao của giới chức Beijing đụng đầu với sự khan hiếm thường trực của nguồn vô cùng quan trọng.


    Không có gì ngạc nhiên, cái sau thắng lợi trong việc thi hành chánh sách của PRC.  Nhưng trong khi phục vụ một cách kiên định cho quyền lợi của chính mình, Beijing cũng sử dụng những phương pháp tương tự để hạn chế thiệt hại đối với hình ảnh quốc tế mà PRC mong muốn.


    Bên đưới các tuyên bố lễ nghi công khai, lòng tin thật sự của Trung Hoa là Trung Hoa làm chủ Lancang và rằng người Trung Hoa có quyền để lấy hay dùng nước mà họ muốn.  Họ không nghĩ nó như một tài nguyên khu vực được chia sẻ bằng nhau với các láng giềng của họ.


    Lập trường chánh thức của Trung Hoa, được lặp lại bởi các viên chức Trung Hoa chẳng hạn như Ke Yousheng, đại diện thường trực của Trung Hoa ở Ủy hội Kinh tế và Xã hội Á Châu và Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc, là “chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền chánh đáng và quyền lợi của các quốc gia duyên hà trong việc phát triển và sử dụng nguồn nước hợp lý, và chăm lo quyền lợi và lo ngại của nhau.”


    Thực tế là những ưu tiên của Beijing chỉ lo cho quyền lợi của Beijing, với ít “tôn trọng” quyền lợi và lo ngại của các láng giềng ở hạ lưu.


    Trước khi đến ĐNA như Mekong, sông chảy qua lãnh thổ PRC như Lancang.  Trung Hoa điều hành 11 đập thủy điện dọc theo Lancang, với 95 đập khác trên các phụ lưu chảy vào sông.  Các đập của Trung Hoa gây nguy hại cho cuộc sống của hàng triệu người trong các quốc gia ĐNA ở hạ lưu trong 2 cách.


    Trước tiên, các đập lấy đi phù sa, gồm có chất dinh dưỡng giúp cho cây cối tăng trưởng, từ nước chảy qua chúng.  Hậu quả là các ruộng lúa dùng nước Mekong để dẫn tưới đang trở nên ít sản lượng hơn.


    Thứ nhì, bằng cách giữ lại hay xả ra những số lượng nước lớn, các đập có thể gây hay làm tồi tệ hạn hán hay lũ lụt ở hạ lưu.  Trong năm 2019, các đập của Trung Hoa đã giữ lại một số lượng nước to lớn như thế làm cho các quốc gia ở hạ lưu phải chịu một trận hạn hán nghiêm trọng trong khi phần Lancang của sông có mực nước lớn bất thường.


    Golden-Triangle


    Sông Mekong phía Thái Lan ở Tam giác Vàng trong tỉnh Chiang Rai, với Myanmar ở phía sau. [Ảnh: AFP/Lillian Suwanrumpha]


    Ngược lại, các nhà điều hành đập Trung Hoa thỉnh thoảng mở cửa xả lũ trong mùa khô mà không báo trước, làm cho mực nước sông ở hạ lưu dâng lên vài m trong 1 đêm và gây lũ lụt tai hại lớn lao.  Trung Hoa cũng đang kết hợp những ảnh hưởng tiêu cực nầy bằng cách xây các đập trong các quốc gia ở hạ lưu để cung cấp điện cho Trung Hoa.


    Giảng sư Thitinan Pongsudhirak của Đại học Chulalongkorn lập luận trong năm 2021 rằng các giới chức Trung Hoa điều chỉnh dòng nước vào Mekong như một chiến thuật ngoại giao – thí dụ, xả thêm nước như một món quà trước một phiên họp quan trọng giữa Trung Hoa và các giới chức ĐNA.  “Rất rõ là người Trung Hoa đang dùng các đập để làm đòn bẫy chánh trị,” ông nói.


    Gợi lại sự tham gia với ASEAN để đưa ra những tuyên bố lãnh thổ ở Biển Đông, Beijing dùng ảnh hưởng của họ đối với tổ chức khu vực để quản lý vấn đề chánh trị của các đập Trung Hoa làm xáo trộn Mekong.


    Trong năm 1995, Thái Lan, Việt Nam, Lào và Cambodia kỳ một Thỏa ước Hợp tác và Phát triển Khả chấp sông Mekong và thành lập Ủy hội Sông Mekong (MRC).  Trung Hoa từ chối tham gia, vì thế tránh các bắt buộc của thỏa ước.


    Kể từ đó, MRC đã chỉ trích việc xây đâp của Trung Hoa và yêu cầu thêm tin tức về viêc điều hành các đập ở Trung Hoa làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.  Beijing chống lại bằng cách thiết lập một tổ chức thay thế, diễn đàn Hợp tác Lancang-Mekong (LMC), trong năm 2016.


    Như Hoàng Thị Hà, một phân tích viên của Viện Nghiên cứu ĐNA ở Singapore, ghi nhận, “LMC là một thí dụ chủ yếu của chủ nghĩa đa phương lấy Trung Hoa làm trọng tâm, trong đó Trung Hoa là nước đặt ra quy tắc và khuôn khổ.”


    Thí dụ, LMC bảo trợ các dự án nghiên cứu nhấn mạnh đến những ảnh hưởng tiêu cực của thay đổi khí hậu, nhưng không cứu xét những vấn đề do các đập gây ra, giúp Trung Hoa gạt đi sự chỉ trích thái độ của chính họ.


    Khía cạnh quan trọng khác của việc giới hạn thiệt hại của PRC là tạo ra những cốt chuyện thay thế để chống lại những cáo buộc rằng PRC đã hành động không thành thật.  Vấn đề của các đập Lancang đã đưa đến một vài thí dụ.


    Beijing cung cấp lập luận kiểu thực dân rằng ảnh hưởng gia tăng và sự xâm nhập kinh tế của họ mang lại ơn huệ cho khu vực thay vì bóc lột: “Trung Hoa đang khuyến khích mạnh mẽ việc hiện đại hóa kiểu Trung Hoa, sẽ mang lại những lợi ích mới cho việc phát triển các quốc gia dọc theo sông Mekong.”


    Trong suốt đại dịch Covid-19, Trung Hoa đối mặt với chỉ trích từ bên ngoài vì họ do dự trong việc chia sẻ dữ kiện then chốt, có lẽ vì lo sợ làm cho chánh phủ PRC bị bêu xấu.  Beijing đã đáp ứng bằng cách nhấn mạnh rằng Trung Hoa đã minh bạch một cách đặc biệt.


    Tương tự, trả lời những than phiền rằng Trung Hoa không công bố tin tức về dự trữ nước sông Lancang và xả nước bởi các đập Trung Hoa (cái mà chánh phủ Trung Hoa xem là bí mật an ninh quốc gia), các viên chức chánh phủ đã vặn vẹo rằng Trung Hoa “cung cấp dữ kiện thủy học của sông Lancang miễn phí trong mùa mưa cho MRC trong 15 năm liên tục [từ nằm 2002].”


    Dữ kiện đó hoàn toàn không thích hợp; nó chỉ gồm có tin tức và lượng mưa và mực nước từ 2 trạm thủy học do Trung Hoa điều hành, và chỉ 1 phần của năm.  Trung Hoa đồng ý công bố thêm tin tức bắt đầu trong năm 2020 do áp lực từ bên ngoài.


    The construction of a hydropower dam by the state-owned SinoHydro company is one of many underway along the Lancang River in China. Photo by Luc Forsyth/Mongabay


    Việc xây cất một đập thủy điện bởi công ty quốc doanh SinoHydro là một trong nhiều việc xây cất đang tiến hành dọc theo sông Lancang ở Trung Hoa. [Ảnh: Twitter]


    Truyền thông PRC lợi dụng cơ hội gọi đó là “một bước quan trọng của Trung Hoa để minh chứng hoàn toàn lòng tốt và sự thành thật của quốc gia như một láng giếng có trách nhiệm ở thượng lưu.”  Các phân tích viên ở bên ngoài tiếp tục thắc mắc về độ chính xác và thời điểm của dữ kiện do chánh phủ PRC cung cấp.


    “Bước quan trọng” của việc công bố thêm dữ kiện là do kết quả của một phúc trình trong tháng 4 năm 2020 trong đó một tổ chức quan sát môi trường ở Hoa Kỳ dùng dữ kiện vệ tinh để phơi bày phạm vi thiệt hại do các đập của Trung Hoa gây ra ở hạ lưu.


    Chánh phủ Trung Hoa đáp ứng với tiết lộ gây mất mặt nầy với một cốt chuyện thay thế 3 điểm.


    Điểm thứ nhất của cốt chuyện là nghiên cứu phỉ báng các đập của Trung Hoa là sai khoa học.  Thứ hai, các nhà bình luận PRC lập luận rằng các đập của Trung Hoa thật sự giúp các quốc gia ở hạ lưu bằng cách san bằng dòng nước.  Đặc biệt, những nhà bình luận này nói, các đập làm cho hạn hán 2018-2019 ít nghiêm trọng cho ĐNA.


    Cuối cùng, các viên chức và truyền thông Trung Hoa đổ việc chỉ trích các đập cho nghị trình chống Trung Hoa của Hoa Kỳ.  Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Hoa gọi phúc trình 2020 là một “hành động hiểm độc để đóng 1 cái nêm giữa” Trung Hoa và các láng giềng.


    Thú trưởng Ngoại giao Trung Hoa Luo Zhaohui cáo buộc rằng “Vì lý do chánh trị, một số quốc gia ngoài khu vực đã liên tiếp dùng vấn đề nguồn nước Mekong để truyền bá tin đồn và khuấy rối, gây chia rẽ tất cả các bên và dục phá hợp tác tiểu khu vực.”


    Cáo buộc nầy phù hợp với thông tin chiến lược của PRC về tranh chấp ở Biển Đông.  Trong trường hợp đó, Beijing lập luận rằng không có bất hòa giữa Trung Hoa và các láng giềng ĐNA nếu Hoa Kỳ không “khuấy lên.”


    Beijing có thể có cả 2 cách với cử tọa ở trong nước Trung Hoa, thuyết phục họ rằng chánh phủ có thể cung cấp nước và điện dồng thời là một “láng giềng tốt.”


    Nhưng đối với láng giềng thật sự của Trung Hoa, điều nầy càng ngày càng không tin được, như là dấ hiệu của chủ nghĩa ngoại lệ của PRC.


    https://mekong-cuulong.blogspot.com/2023/05/han-che-cua-mekong-thu-cau-chuyen-lang.html


    Không có nhận xét nào