Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ hai 15 tháng 5 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    G7, EU cấm nối lại nhập khẩu khí đốt của Nga

    Liên Thành 


    Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm G7 tại Niigata của Nhật Bản, ngày 13/5. (Ảnh: AP). 

    Theo một tài liệu mà Financial Times có được, G7 và EU đang có kế hoạch cấm nhập khẩu khí đốt của Nga trên các tuyến đường mà Mát-xcơ-va đã cắt nguồn cung trước đó.

    Động thái này nhằm ngăn chặn việc khởi động lại xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga trên các tuyến đường tới các nước như Ba Lan và Đức, nơi Mát-xcơ-va gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng trên khắp châu Âu sau khi cắt nguồn cung vào năm 2022.

    Nga ban đầu bóp nghẹt châu Âu, vi phạm các hợp đồng năng lượng đã có từ trước và đơn phương giảm xuất khẩu khí đốt sang EU vì ủng hộ Ukraina.

    Theo tài liệu, lệnh cấm các tuyến đường khí đốt của Nga sẽ được công bố trong hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima vào ngày 19-21 tháng 5, nhằm ngăn chặn “việc mở lại các con đường trước đây đã bị đóng cửa do vũ khí hóa năng lượng của Nga”.

    Theo một quan chức giấu tên được Financial Times trích dẫn, lệnh cấm trên cũng nhằm mục đích “đảm bảo rằng các đối tác không thay đổi quyết định của họ trong một tương lai giả định”.

    Thông báo này cho thấy quyết tâm của EU trong việc từ bỏ hàng chục năm phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng lệnh cấm chỉ mang tính biểu tượng vì Mát-xcơ-va đã cắt nguồn cung kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.  

    Thị phần nhập khẩu khí đốt của châu Âu của Mát-xcơ-va đã giảm từ hơn 40% xuống dưới 10% và mùa đông ôn hòa đã thúc đẩy việc lưu trữ khí đốt ở EU.

    Kho dự trữ khí đốt của EU đã đầy khoảng 60% so với mức 30% vào cùng thời điểm năm 2022 và các quan chức tin tưởng rằng EU sẽ đạt công suất tối đa trước mùa đông.

    Volodymyr Zelensky đến Đức

    Đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông tới nước này kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Trong cuộc gặp với thủ tướng Olaf Scholz, tổng thống Ukraine cảm ơn Đức vì đã trở thành một “người bạn thực sự” và nói rằng với sự hỗ trợ nhiều hơn của phương Tây, thất bại của Nga là “không thể đảo ngược.” Chính phủ Đức đã công bố khoản viện trợ quân sự trị giá 2,7 tỷ euro (2,95 tỷ USD) cho Ukraine trước khi ông đến. Trước đó, ông Zelensky đã gặp Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tại Rome. Mặc dù một số thành viên trong liên minh cánh hữu của bà bày tỏ quan điểm ủng hộ Điện Kremlin, bà Meloni đã cam kết chính phủ bà hỗ trợ Ukraine.

    https://static01.nyt.com/images/2023/05/14/multimedia/14UKRAINE-LEDEALL-sub-1-fqwh/14UKRAINE-LEDEALL-sub-1-fqwh-videoSixteenByNine3000.jpg

    Tổng thống Zelensky bất ngờ thăm Anh vào 'thời điểm quan trọng' của cuộc chiến Ukraine

    5 giờ trước

    Sunak and Zelensky

    Nguồn hình ảnh, Twitter

    Chụp lại hình ảnh, 

    Thủ tướng Anh Rishi Sunak ôm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi ông Zelensky bước xuống từ trực thăng quân sự Chinook vừa đỗ ở dinh thự Chequers của chính phủ Anh ở gần London sáng 15/05

    Tổng thống Volodymyr Zelensky vừa tới Anh sáng 15/05/2023 để hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại Chequers trước khi Anh họp G7 ở Nhật Bản.

    Trước đó, ông Zelensky đã thăm Rome, tiếp kiến Giáo hoàng Francis, qua Đức và Pháp để trao đổi với lãnh đạo các nước đó.

    Nhắn trên mạng Twitter về cuộc họp với ông Sunak, ông Zelensky nói hai người "sẽ có cuộc đàm phán nhiều nội dung quan trọng".

    Vào khoảng 10 giờ sáng, hai nhà lãnh đạo đã bắt đầu hội đàm kín ở dinh thự Chequers, Buckinghamshire, nơi làm việc ngoài London của các thủ tướng Anh đương nhiệm.

    Phủ thủ tướng Anh trích lời ông Sunak nói Anh "sẽ không làm Ukraine thất vọng vào thời điểm trọng yếu như hiện này".

    Ông Sunak hôm cuối tuần nói về "nỗ lực chiến tranh" của Ukraine đang bước vào giai đoạn trọng điểm (crucial moment).

    Hôm thứ Năm tuần qua, London tuyên bố gửi hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow giúp Ukraine.

    Giới quan sát tin rằng việc ông Zelensky có vòng công du các thủ đô "đồng minh", Berlin, Paris và London, có liên quan đến kế hoạch phản công của Các Lực lượng Vũ trang Ukraine.

    Những ngày qua, có dấu hiệu quân Nga không giữ nổi một số địa điểm quanh Bakhmut, Đông Ukraine và quân đội nước chủ nhà đã phản công chiến thuật.

    Nhưng một chiến dịch mùa xuân của Ukraine vẫn chưa thực sự bắt đầu.

    Tổng thống Volodymyr Zelensky hội đàm với Tổng thống Frank-Walter Steinmeier.

    Nguồn hình ảnh, EPA

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tổng thống Volodymyr Zelensky hội đàm với Tổng thống Frank-Walter Steinmeier của Đức ở Berlin và nhận huân chương Charlemagne cao quý, "vì châu ÂU" hôm 14/05

    Thăm Berlin cuối tuần qua, ông Zelensky được lãnh đạo Đức cam kết viện trợ quân sự tăng lên nhiều so với trước: 3 tỷ USD.

    Ngày 14/05, Tổng thống Zelensky được trao tặng một danh hiệu cao quý, đó là Giải thưởng Charlemagne. Ông viết trên Twitter: "Đã ở Berlin. Vũ khí. Gói mạnh mẽ. Phòng không. Tái thiết. EU. NATO. An ninh."

    Sau đó, ông nhanh chóng thăm Paris và gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, bàn về "công thức cho hòa bình" (peace formula) mà Pháp đề xuất.

    Trước khi tới Đức, ông Zelensky đã sang Rome và tiếp kiến Đức Giáo hoàng Francis.

    Tới Anh, ông Zelensky xác nhận "sự hợp tác với Anh sẽ tiếp tục và năng lực chiến đấu trên bộ, trên không của Ukraine đang mở rộng dần".

    Tháng 2 vừa qua, ông Zelensky thăm Anh lần đầu kể từ khi Nga xâm lăng nước ông một năm trước.

    Anh đã cam kết viện trợ quân sự trị giá 7,16 tỷ USD cho Ukraine kể từ đầu cuộc chiến chống lại quân xâm lược Nga

    Chụp lại hình ảnh, 

    Anh đã cam kết viện trợ quân sự trị giá 7,16 tỷ USD cho Ukraine kể từ đầu cuộc chiến chống lại quân xâm lược Nga

    Ông tới Anh tuần này trước khi Anh cùng các nước khối G7 họp Thượng đỉnh 2023 ở Hiroshima, Nhật Bản.

    Thiệt hại của quân Nga

    Vấn đề của quân Nga là nhiều tháng qua họ đã không chiếm trọn được Bakhmut và nay có thể phải rút khỏi đây.

    Hôm qua, 14/04, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga xác nhận hai chỉ huy mang hàm đại tá tử trận ở Đông Ukraine.

    Thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga hôm Chủ Nhật nói trong trận Bakhmut, đại tá Vyacheslav Makarov đã chỉ huy trung đoàn xạ thủ cơ giới số 4 "đẩy lui kẻ thù" gần Bakhmut nhưng chết vì vết thương nặng.

    Đại tá Yevgeny Brovko, phụ trách mảng an ninh-chính trị ở cấp quân đoàn, bị giết ở địa điểm khác.

    Theo trung tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, thì ông Brovko "chết vì vết thương do trúng nhiều mảnh đạn".

    Cùng ngày trang Kommersant của Nga nói "bốn phi cơ Nga bị bắn hạ gần như cùng một lúc" trong cuộc phục kích, và cả bốn đội bay đều đã bị giết chết ở vùng trời gần Ukraine.

    Storm Shadow missile (file pic)

    Nguồn hình ảnh, Gary Dawson/Shutterstock

    Chụp lại hình ảnh, 

    Hình tư liệu: hỏa tiễn Storm Shadow của Anh

    Con đường nào giúp Sri Lanka thoát nợ?

    Sri Lanka không phải là một nền kinh tế lớn, với GDP chỉ bằng 0,3% của Mỹ và 0,5% của Trung Quốc. Nhưng họ đã trở thành trường hợp thử nghiệm cho cấu trúc tài chính toàn cầu trong thời đại cạnh tranh siêu cường. Mỹ kêu gọi Trung Quốc nhanh chóng giải quyết các khoản nợ không thể trả của Sri Lanka, nhưng Trung Quốc lập luận rằng Ngân hàng Thế giới, do Mỹ lãnh đạo, cũng nên chấp nhận giảm nợ cho các khoản vay của chính họ.

    Gần đây có một số tiến bộ. IMF, vốn không thể cho các nước có nợ không bền vững vay, đã phê duyệt khoản vay 3 tỷ đô la cho Sri Lanka vào tháng 3, sau khi Trung Quốc đảm bảo với quỹ là sẽ giảm nợ cho nước này. Đến thứ Hai, một quan chức cấp cao của IMF sẽ kết thúc chuyến thăm đánh giá tiến độ ở Sri Lanka. Một điểm vướng mắc hiện nay là tranh chấp giữa các trái chủ nước ngoài và trong nước. Chiến tranh Lạnh mới đã tạo thêm một trở ngại mới cho việc xóa nợ, bên cạnh các vấn đề xưa cũ quen thuộc.

    Macron nỗ lực kêu gọi đầu tư vào Pháp

    Emmanuel Macron sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tại Versailles vào thứ Hai cho hơn 200 nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu để khuyến khích họ đầu tư vào nước ông. Các dự án mới trị giá 13 tỷ euro (14 tỷ đô la Mỹ) sẽ được công bố. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tổng thống đang thúc đẩy chính sách công nghiệp mới, nhằm giảm phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng liên lục địa và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, cả trong nước cũng như ở châu Âu.

    Hôm thứ Năm, ông kêu gọi Pháp ngừng trợ cấp mua ô tô điện sản xuất bên ngoài châu Âu để đáp lại các chính sách trợ giá của Mỹ và Trung Quốc. Sang hôm sau, ông Macron đến thăm thành phố cảng Dunkirk, nơi ProLogium, một công ty Đài Loan, đang xây dựng một nhà máy sản xuất pin điện trị giá 5,2 tỷ euro – hình thức đầu tư mà ông muốn nhắm đến. Tập trung vào các nhà máy và tạo việc làm là điều tốt cho nước Pháp. Nhưng nó cũng là một chiến lược cho ông Macron vượt qua nhiều tháng biểu tình phản đối cải cách lương hưu.

     Tình hình Sudan vẫn bế tắc

    Đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài một tháng qua ở Sudan đã được nối lại vào Chủ nhật tại Ả Rập Saudi, dù không có nhiều hy vọng. Sau nhiều tuần chiến đấu để giành quyền kiểm soát thủ đô Khartoum, cả quân đội quốc gia Sudan lẫn Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), nhóm dân quân của Muhammad Hamdan Dagalo (một lãnh chúa được gọi là Hemedti), đều không thể giành được lợi thế quyết định. Và cả hai đều không có vẻ sẽ nhượng bộ.

    Người dân Sudan sẽ càng chịu khổ. Tới nay hơn 750 người đã thiệt mạng và hơn 200.000 người phải chạy sang các nước láng giềng. Ở Khartoum, quân đội RSF đang trú ẩn giữa các khu dân cư trong khi máy bay chiến đấu đổ bom đạn lên đầu họ. Bốn ngày đàm phán ở Jeddah vào tuần trước chỉ đưa ra được một “tuyên bố về các nguyên tắc” để hai bên tuân theo, chẳng hạn như cho phép viện trợ đến tay dân thường. Nhưng khi cả hai bên tiếp tục triển khai thêm quân tới thủ đô, thì ngay cả thỏa thuận khiêm tốn này cũng sẽ trở nên khó thực hiện hơn bao giờ hết.

    Trung Quốc cử đặc phái viên ngoại giao đến Ukraine

    Lý Huy, đại diện đặc biệt của Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu, sẽ thăm Ukraine, Nga và các nước châu Âu khác bắt đầu từ thứ Hai. Khi điện đàm với người đồng cấp Ukraine, Volodymyr Zelensky, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa cử đặc phái viên. Cuộc nói chuyện hồi tháng 4 là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo trao đổi kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào năm ngoái. Gần đây, Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao xung quanh cuộc xung đột.

    Ông Lý từng là đại sứ Trung Quốc tại Moscow từ năm 2009 đến 2019, vì vậy ông rất thông thạo chính trị Nga. Đức, Pháp và Ba Lan cũng nằm trong hành trình của ông. Có nhiều lý do để hoài nghi về những nỗ lực của Trung Quốc. Kế hoạch hòa bình 12 điểm mà họ trình bày hồi tháng 2 chỉ lặp lại những yêu cầu của Điện Kremlin. Và kể từ đó, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Tập sẵn sàng gây thêm áp lực lên “người bạn thân” Vladmir Putin. Do đó, giới quan sát đang đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có thực sự nghiêm túc trong việc trở thành một người kiến tạo hòa bình hay không.


    Cơ quan bầu cử ​​​​Campuchia loại đảng đối lập duy nhất khỏi cuộc bỏ phiếu tháng 7 

    15/5/2023 


    Reuters 


    Ủy ban bầu cử của Campuchia hôm 15/5 loại đảng Ánh nến (Candlelight), đảng đối lập duy nhất, khỏi cuộc bầu cử vào tháng 7 vì không nộp các tài liệu đăng ký thích hợp.


    Ủy ban bầu cử của Campuchia hôm 15/5 loại đảng Ánh nến (Candlelight), đảng đối lập duy nhất, khỏi cuộc bầu cử vào tháng 7 vì không nộp các tài liệu đăng ký thích hợp. 

    Ủy ban bầu cử của Campuchia hôm 15/5 loại đảng Ánh nến (Candlelight), đảng đối lập duy nhất, khỏi cuộc bầu cử vào tháng 7 vì không nộp các tài liệu đăng ký thích hợp, theo Reuters.

    Các đảng khác đã đăng ký tham gia cuộc tổng tuyển cử, nhưng việc đảng Ánh nến bị loại có nghĩa là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền dường như sẽ tranh cử mà hầu như không có đối thủ nào.

    Một số nhà hoạt động và nhà ngoại giao lên tiếng cảnh báo, phản đối điều mà họ gọi là hành động đàn áp đối thủ của Thủ tướng Hun Sen đã cầm quyền lâu năm, lo ngại rằng cách hành xử đó có thể làm suy yếu tiến trình dân chủ ở quốc gia Đông Nam Á này.

    Khi được đề nghị bình luận về việc đảng Ánh nến bị loại, người phát ngôn của CPP Sok Eysan cho biết cuộc bầu cử sẽ diễn ra tự do và công bằng, đồng thời nói thêm rằng hơn 10 đảng đã đăng ký.

    Ông Hun Sen từng nói trước đây rằng đảng CPP sẽ thống trị nền chính trị tới 100 năm.

    Tuy chỉ mới hoạt động hơn một năm, song thực ra đảng Ánh nến là sự quay trở lại của đảng Cứu nguy Quốc gia Campuchia (CNRP), một phe đối lập được nhiều người ủng hộ đã bị Tòa án Tối cao đã giải tán hồi năm 2017 trước một cuộc bầu cử mà CPP giành chiến thắng toàn diện.

    Nhiều cựu thành viên CNRP đã bị giam giữ hoặc bị kết án, nhiều người bị kết án vắng mặt đã phải sống lưu vong trong bối cảnh ông Hun Sen mạnh tay đàn áp những người chỉ trích.

    Phó chủ tịch đảng Ánh nến Son Chhay cho biết sẽ kháng cáo lên tòa án bảo hiến.

    “Chúng tôi có một tuần để làm như vậy”, ông nói trong một thông điệp.

    Tháng trước, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cáo buộc chính phủ Campuchia đẩy mạnh các cuộc tấn công vào phe đối lập với những luận điệu dẫn đến các cuộc tấn công vào các thành viên của đảng Ánh nến.

    Trong một tuyên bố ngày 24/4, HRW nói rằng các chính phủ nước ngoài cần phải gửi ra một thông điệp rõ ràng rằng “việc giải tán các đảng đối lập và truất quyền, hành hung và bắt giữ các thành viên của họ trước ngày bầu cử có nghĩa là sẽ không có bất kỳ cuộc bầu cử thực sự nào”.

    Chính phủ Campuchia phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào các đối thủ của mình, nói rằng các hành động pháp lý áp dụng với họ chỉ đơn thuần là việc thực thi luật pháp.

    Bão mạnh sắp ập vào Myanmar và Bangladesh, 400.000 người sơ tán 

    14/5/2023 


    Reuters 


    Cây đổ vì bão ở Myanmar hôm 14/5.


    Cây đổ vì bão ở Myanmar hôm 14/5. 

    Một cơn bão mạnh sắp đổ bộ vào duyên hải Bangladesh và Myanmar hôm Chủ nhật, buộc hàng trăm nghìn người phải sơ tán đến các địa điểm an toàn hơn, trong đó nhiều người từ những ngôi nhà không kiên cố tại những vùng trũng, thấp.

    Bão Mocha, với sức gió lên tới 210 km một giờ, có thể gây ra nước biển dâng cao tới 4 m, ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2 triệu người trên đường đi của nó, hầu hết ở các bang Rakhine và Chin của Myanmar.

    Nhưng nhiều người khác có thể bị ảnh hưởng khi cơn bão di chuyển vào đất liền từ Vịnh Bengal, Trung tâm Vệ tinh Liên Hợp Quốc cảnh báo.

    Các nhân viên cứu trợ bày tỏ lo lắng về rủi ro đối với hơn một triệu người tị nạn Rohingya, trong đó có nửa triệu trẻ em, sống trong các trại ở thị trấn ven biển Cox's Bazar gần đường đi của bão.

    Hầu hết những người tị nạn sống trong những ngôi nhà tạm bợ trong các trại đông đúc sau khi chạy trốn khỏi cuộc đàn áp do quân đội lãnh đạo ở Myanmar vào năm 2017.

    Ít nhất 100.000 người ở bang Rakhine nghèo khó của Myanmar đã chuyển đến các khu vực an toàn hơn kể từ tuần trước, một lực lượng dân quân lớn và văn phòng nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết.

    OCHA cho biết khoảng 6 triệu người đang cần hỗ trợ nhân đạo và 1,2 triệu người phải di dời ở Rakhine và phía tây bắc.

    Myanmar rơi vào hỗn loạn kể từ khi chính quyền quân sự lên nắm quyền cách đây hai năm. Sau cuộc đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình, một phong trào kháng chiến đang chiến đấu với quân đội trên nhiều mặt trận.

    Trung Quốc kết án công dân Mỹ 78 tuổi tù chung thân về tội danh gián điệp

    Gareth Evans

    BBC News

    File image of Hong Kong

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    John Shing-Wan Leung là thường trú nhân ở Hong Kong, nhưng không rõ ông đang sống ở đâu vào thời điểm ông bị bắt (hình minh họa)

    Một tòa án Trung Quốc vừa kết án chung thân một công dân Hoa Kỳ 78 tuổi về tội gián điệp.

    John Shing-Wan Leung, thường trú nhân tại Hong Kong, đã bị bỏ tù hôm thứ Hai.

    Tòa án thành phố Tô Châu ở miền đông nam Trung Quốc không cung cấp thêm thông tin chi tiết về các cáo buộc chống lại ông.

    Leung bị bắt tại thành phố này hai năm trước bởi một văn phòng địa phương của cơ quan phản gián Trung Quốc, theo bản tin do tòa án công bố.

    Ông "bị kết tội gián điệp, bị kết án tù chung thân [và] bị tước quyền chính trị suốt đời", theo thông cáo từ Tòa án Nhân dân Trung cấp được đăng trên mạng xã hội WeChat.

    Không rõ Leung đang sống ở đâu vào thời điểm bị bắt.

    Người phát ngôn của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh cho biết họ đã biết về các tin này. "Ưu tiên trên hết của Bộ Ngoại giao là an toàn và an ninh của công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài," Đại sứ quán nói.

    Các phiên tòa xét xử kín thường xảy ra ở Trung Quốc và thường trong các vụ án nhạy cảm, sẽ chỉ có một số chi tiết được công khai, chẳng hạn như những vụ liên quan đến cáo buộc gián điệp.

    Vào tháng Bảy, một luật mới sẽ có hiệu lực, theo đó mở rộng phạm vi quy định về hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Luật sẽ cấm việc trao đi bất kỳ dữ liệu nào mà chính quyền cho là có liên quan đến an ninh quốc gia.

    Vụ bỏ tù nhiều khả năng sẽ làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, vốn đã xấu đi dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, sau khi ông phát động cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc vào năm 2018.

    Hai siêu cường tiếp tục xung đột về nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm vấn đề Đài Loan, việc Trung Quốc có hoạt động quân sự hóa Biển Đông, và nguồn gốc Covid-19.

    Căng thẳng cũng tăng cao vào tháng Hai khi Hoa Kỳ bắn hạ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc, thứ mà Bắc Kinh khẳng định là thiết bị theo dõi thời tiết.

    Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ chưa phân được thắng thua 

    Bình Phương /SGN

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/GettyImages-1490199977.jpg

    Cử tri ủng hộ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tụ tập chờ kết quả bầu cử trước trụ sở đảng AKP ở Istanbul đêm Chủ Nhật 14 tháng Năm 2023. Ông Erdogan đã lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ 20 năm, lúc đầu là thủ tướng, sau đó là tổng thống, nhưng uy tín của ông ta đang sút giảm vì khó khăn của nền kinh tế. Ảnh Jeff J Mitchell/Getty Images 

    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang đối mặt với thách thức chính trị lớn nhất trong hơn 20 năm cầm quyền của ông ta: cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 13 và quốc hội diễn ra ngày Chủ Nhật 14 tháng Năm 2023. 

    Phiếu bầu của cử tri đang được đếm, nhưng đến rạng sáng ngày thứ Hai 15 tháng Năm giờ địa phương, hãng thông tấn nhà nước Anadolu thông báo ông Erdogan chỉ được hơn 49% số phiếu, mà theo luật ông ta phải giành được đa số phiếu mới tránh được một vòng bầu cử thứ hai.

    Cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ Nhật 14 tháng Năm được cả thế giới theo dõi sát, vì nó có khả năng định hình lại các chính sách đối ngoại và đối nội của đất nước nằm vắt qua hai lục địa Âu-Á, một thành viên Liên minh NATO nhưng có chính sách khá độc tài. Thổ Nhĩ Kỳ có 84 triệu dân, là một trong 20 nền kinh tế lớn của thế giới và có quan hệ kinh tế chính trị trải rộng khắp các châu lục.

    Hãng thông tấn Anadolu không cho biết đến rạng sáng thứ Hai đã có bao nhiêu phần trăm phiếu được kiểm nhưng nói ông Erdogan, 69 tuổi, giành được 49.49% số phiếu, còn đối thủ chính của ông, nhà chính trị đối lập Kemal Kilicdaroglu, 74 tuổi, được 44.79%. Nếu không ai trong hai ông này giành được đa số quá bán, một vòng bầu cử run-off sẽ được tổ chức sau hai tuần nữa, trong đó người nhiều phiếu hơn sẽ thắng.

    Các chính trị gia đối lập dự đoán ông Kilicdaroglu sẽ dẫn trước ông Erdogan nhưng cũng không giành được đa số quá bán.

    Xuất hiện lúc 2 giờ sáng thứ Hai trên ban-công tòa nhà là đại bản doanh của đảng Công Lý và Phát triển (AKP) cầm quyền – nơi ông tuyên bố đắc cử vào năm 2016, ông Erdogan nói với người ủng hộ rằng dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng ông và đảng AKP đang dẫn trước. Ông cũng nói ông sẵn sàng cho cuộc bầu cử run-off. Ông cam kết tôn trọng ý kiến của cử tri – một khẳng định đáp lại lời đồn đại rằng ông ta sẽ không rời nhiệm sở nếu bị thua cuộc.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/GettyImages-1490180675.jpg


    Xuất hiện cùng với vợ trên ban công tòa nhà của đảng AKP ở Ankara lúc rạng sáng, ông Erdogan nói ông đã sẵn sàng cho vòng bầu cử quyết định nếu không giành được đa số quá bán trong cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật 14 tháng Năm 2023. Ảnh Yavuz Ozden / dia images via Getty Images 

    Cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ lần này được giới quan sát chính trị coi như một cuộc trưng cầu dân ý về thành tích của ông Erdogan trong hơn 20 năm cầm quyền của ông ta và có nhiều dự đoán rằng người dân Thổ sẽ bỏ phiếu cho một sự thay đổi, cho một đường lối mới, nhân vật mới.

    Cuộc bầu cử diễn ra chỉ ba tháng sau một vụ động đất kinh hoàng giết chết hơn 50,000 người ở miền Nam nước này. Dư luận Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, để thúc đẩy việc xây dựng nhà ở, chính quyền của ông Erdogan đã hạ thấp các tiêu chuẩn về xây dựng, nhà cửa được xây dựng dối trá và đã đổ sập hàng loạt khi động đất xảy ra, khiến nhiều người thiệt mạng như vậy.

    Nhưng kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của người Thổ. Cuộc bầu cử rất căng thẳng một phần vì cử tri tức giận với tình trạng của nền kinh tế, với tỷ lệ lạm phát thường niên hơn 80% từ năm 2018, giảm xuống còn 44% vào tháng trước.

    Người ta cũng lo ngại khi dưới quyền lãnh đạo của ông Erdogan, đất nước đang chuyển dần theo hướng độc tài toàn trị, xa rời các nguyên tắc của chế độ dân chủ.

    Với thế giới phương Tây, ông Erdogan được coi là một đối tác khó đoán. Là thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ lên án cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine nhưng ông Erdogan đẩy mạnh giao dịch thương mại với Nga và càng ngày càng thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thổ cũng là thành viên chống đối việc gia nhập NATO của Phần Lan, ngăn chặn nỗ lực mở rộng của Liên minh này. 

    Thân thiết với ông Putin, ông Erdogan lại ác cảm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong đêm trước bầu cử, ông Erdogan nói rằng, ông Biden muốn ông thất cử; ông thúc giục các ủng hộ viên của mình hãy “phản ứng” với tổng thống Mỹ. Mối ác cảm Erdogan-Biden, cũng như quan hệ khó khăn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có thể đã bắt đầu từ một nhận xét của ông Biden trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, trong đó ông Biden phê phán phong cách cai trị chuyên chế của ông Erdogan.

    Ông Erdogan cũng rất tức giận khi Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Jeff Flake đã có cuộc tiếp xúc với ứng cử viên đối lập Kemal Kilicdaroglu vào tháng trước. “Chúng ta cần dạy cho Mỹ một bài học về cuộc bầu cử này,” ông Erdogan nói vào lúc đó và tuyên bố ông ta sẽ không bao giờ gặp Đại sứ Mỹ nữa.

    Khi ông Erdogan có khuynh hướng độc tài, kết thân với Putin và bất đồng với các thành viên NATO khác, người Mỹ đã rất thất vọng. Một số nhà lập pháp Mỹ thậm chí còn muốn đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO dù biết đó là việc làm lợi bất cập hại. Trước đây, khi chính phủ Erdogan quyết định mua hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 của Nga, bất chấp phản đối của các thành viên NATO khác, chính phủ Mỹ đã trả đũa bằng cách loại Thổ ra khỏi nhóm các quốc gia hợp tác để phát triển loại chiến đấu cơ tân tiến nhất của Mỹ F-35. Các quan chức Mỹ cho rằng hiện Thổ Nhĩ Kỳ cũng là kẻ trung gian môi giới cho Nga mua được các sản phẩm bị Phương Tây cấm vận, trong đó có các chip điện tử mà Nga rất cần để chế tạo vũ khí.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/GettyImages-1490182389.jpg


    Lãnh đạo phe đối lập Kemal Kilicdaroglu (giữa) cùng với thủ lĩnh của sáu đảng đối lập khác họp báo lúc rạng sáng ngày 15 tháng Năm khi kết quả sơ bộ cuộc bầu cử ngày hôm trước cho thấy không ứng cử viên nào được số phiếu quá bán. Ảnh Ugur Yildirim / dia images via Getty Images 

    Tuy thất vọng với chính quyền Erdogan nhưng Mỹ và các đồng minh cho rằng ông Erdogan vẫn là một đối tác quan trọng, giúp thương thảo những hợp đồng giữa Kyiv và Moscow cho phép nông sản Ukraine được xuất cảng từ các cảng biển ở Hắc Hải bị hải quân Nga phong tỏa.

    Giới phân tích cho rằng, nếu ông Erdogan thất cử và Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi lãnh đạo thì hai nước sẽ có cơ hội làm ấm lại mối quan hệ, lôi kéo Thổ quay lại với quỹ đạo phương Tây.  Chính trị gia đối lập Kemal Kilicdaroglu, 74 tuổi, đại diện liên minh sáu đảng đối lập đã cam kết nếu đắc cử, ông ta sẽ cải thiện quan hệ với phương Tây, hoạch định chính sách qua các định chế dân chủ thay cho ý muốn cá nhân. Và do vậy trong cuộc bầu cử ông Kilicdaroglu được phương Tây đặt kỳ vọng nhiều hơn.

    Nga-Ukraine chuẩn bị tử chiến

    Lê Tây Sơn/SGN

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/GettyImages-1489472156.jpg

    Xác một chiếc drone Shahed 136 của Nga bị bắn hạ trong cuộc tấn công Kyiv ngày 12 Tháng Năm 2023 (ảnh: Oleksii Samsonov /Global Images Ukraine via Getty Images) 

    Bốn máy bay quân sự Nga có thể vừa bị bắn rơi gần biên giới Ukraine. Đây là tổn thất nặng nề nhất đối với không lực Nga trong cuộc xâm lược. Moscow cũng cáo buộc Kyiv đã sử dụng hoả tiễn tầm xa Storm Shadow do Anh cung cấp trong một cuộc tấn công thọc sâu vào miền Đông Ukraine.

    Nga tổn thất máy bay lớn nhất

    Ngày 13 Tháng Năm, hai máy bay chiến đấu và hai trực thăng vận tải quân sự của Nga đã bị rơi ở miền Nam nước Nga. Đây là tổn thất nặng nề nhất đối với không lực Nga kể từ lần tổn thất lúc Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine vào Tháng Hai, 2022. Trước đó, Nga tin rằng hệ thống phòng không của Ukraine đã bị phá hủy hoàn toàn. Não trạng khinh địch này đã khiến hơn 70 máy bay Nga bị xoá sổ.

    Đây không phải là tuyên truyền mà chính hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin một máy bay chiến đấu Su-34 và một trực thăng Mi-8 bị rơi (không nêu lý do) ở vùng Bryansk của Nga. Các phóng viên quân sự Nga và một quan chức Nga quân quản ở miền Đông Ukraine cũng đưa tin một chiếc Mi-8 khác và một chiếc Su-35 bị rơi. Chín thành viên phi hành đoàn thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ngày 13 Tháng Năm 2023. Các video cho thấy máy bay nổ trên bầu trời và rơi xuống bốc cháy trong một khu vực nhiều cây cối.

    Alexander Bogomaz, Thống đốc Bryansk viết trên Telegram: “Một phụ nữ bị thương và năm ngôi nhà bị hư hại trong một vụ tiếp đất ở Klintsy (một thị trấn cách biên giới Ukraine 30 dặm)”. TASS trích dẫn các dịch vụ khẩn cấp quy lỗi cho cháy động cơ, nhưng một số phóng viên quân sự Nga tin rằng máy bay đã bị lực lượng đặc biệt Ukraine phục kích bằng hoả tiễn vác vai. Hoa Kỳ đã cung cấp hoả tiễn phòng không Stinger để Ukraine bắn hạ các máy bay tầm thấp. Ba Lan, Vương quốc Anh và các nước khác cũng cung cấp các hệ thống tương tự.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/GettyImages-1254725999.jpg


    Đức là một trong những quốc gia chi viện quân sự cho Ukraine đáng kể nhất. Trong ảnh là chuyến kinh lý Berlin, hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz của Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 14 Tháng Năm 2023 (ảnh: Kay Nietfeld/picture alliance via Getty Images) 

    Chuẩn bị tổng phản công

    Trong một dấu hiệu khác của việc Ukraine chuyển từ phòng thủ sang tấn công, phía Nga tố cáo Ukraine đã sử dụng hoả tiễn hành trình do Anh cung cấp trong các cuộc tấn công mới vào Luhansk, một khu vực do Nga kiểm soát ở miền Đông Ukraine. Vụ tấn công mới này và một loạt vụ tấn công thọc sâu hơn vào Nga hoặc lãnh thổ do Nga tự tuyên bố chủ quyền, cho thấy Ukraine đang tìm cách làm suy yếu lực lượng Nga trước khi mở cuộc tổng tấn công giành lại lãnh thổ, dự kiến diễn ra sau vài tuần nữa.

    Kyiv đang tìm cách đánh bật các lực lượng Nga khỏi những lãnh thổ bị chiếm đóng phía Nam và phía Đông. Khi triển khai các đơn vị tinh nhuệ được phương Tây huấn luyện và trang bị, Kyiv hy vọng vũ khí và chiến thuật hiện đại tiên tiến sẽ giúp lực lượng Ukraine vượt qua lợi thế về quân số của Nga.

    Suốt cuộc chiến, Ukraine đã sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để phá huỷ các trung tâm hậu cần Nga, làm suy yếu đáng kể khả năng hỗ trợ tiền  tuyến của Moscow. Trong hai ngày qua, một kho chứa nhiên liệu và một khu công nghiệp ở thành phố Luhansk phía Đông do Nga chiếm đóng bị tấn công. Luhansk, cách các điểm phòng thủ gần nhất của Ukraine khoảng 70 dặm không bị tấn công kể từ khi chiến tranh bắt đầu vì nằm ngoài tầm bắn khiêm tốn của pháo binh Ukraine và các hệ thống hoả tiễn Himars do Mỹ cung cấp. Nhưng nay không còn an toàn như thế nữa. Nga và chính quyền bù nhìn địa phương thừa nhận các cuộc tấn công được thực hiện bằng hoả tiễn hành trình không đối đất Storm Shadow mới do Anh cung cấp.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quân đội cần thêm thời gian trước khi mở cuộc phản công quy mô để tránh thương vong lớn cho dân thường, nhưng Kyiv dường như đã bắt đầu chiến thuật phá hoại, tấn công các kho lưu trữ nhiên liệu của Nga và các điểm hậu cần quân sự khác. Đức đã công bố gói thiết bị quân sự lớn nhất viện trợ cho Ukraine với tổng trị giá 2.7 tỷ euro ($2.93 tỷ) gồm các hệ thống pháo di động và đạn pháo, thêm bốn hệ thống phòng không IRIS-T SLM và các hoả tiễn bổ sung cho các hệ thống đó. Ngoài ra còn 30 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 và 20 xe chiến đấu bộ binh Marder bọc thép nhẹ. Theo bảng xếp hạng của Viện Kinh tế Thế giới Kiel, Đức đã trở thành nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ ba cho Ukraine sau Mỹ và Anh – Wall Street Journal cho biết.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/GettyImages-1254391201.jpg


    Bằng vũ khí viện trợ từ phương Tây lẫn các phương tiện tự chế, Ukraine ngoan cường chống trả và gây thiệt hại lớn cho Nga (ảnh: Narciso Contreras/Anadolu Agency via Getty Images) 

    Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí và linh kiện thay thế tại chỗ

    Tại Bakhmut, tâm điểm chính của cuộc giao tranh ở Ukraine trong nhiều tháng qua, quân đội Ukraine bắt đầu chuyển từ phòng thủ sang tấn công đối phương ở một số khu vực phía Đông thành phố. Bakhmut có ý nghĩa to lớn với Putin khi Nga cố tìm kiếm một chiến thắng sau loạt thất bại bất ngờ kể từ mùa hè năm ngoái. Nhưng tập đoàn khét tiếng tàn bạo Wagner cũng chẳng làm nên trò trống gì.

    Về phần mình, Kyiv xem cuộc chiến bảo vệ thành phố là cơ hội để làm hao mòn quân đội Nga và “mua thời gian” cho cuộc tấn công được dự đoán. Quân đội Nga tưởng như sắp kiểm soát hoàn toàn Bakhmut nhưng trong bốn ngày qua, các lực lượng Ukraine đã chiếm lại được khoảng 1,6 km tại các khu vực có ý nghĩa chiến thuật ở phía Nam thành phố, trong khi các đơn vị thuộc Lữ đoàn súng trường cơ giới số 72 của Nga vội vã rút chạy.

    Tuy nhiên, quân đội Ukraine đang phải chịu đựng tình trạng thiếu vũ khí hiện đại và không có khả năng sửa chữa nhanh chóng những vũ khí phương Tây họ có. Để giúp giải quyết thiếu hụt, ngày 11 Tháng Năm, công ty quốc phòng Rheinmetall của Đức và tập đoàn Ukroboronprom, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Ukraine đã đồng ý hợp tác sửa chữa, phát triển vũ khí ở Ukraine và sẽ sản xuất một số sản phẩm của Rheinmetall bên trong quốc gia này (Rheinmetall sản xuất một số thành phần xe tăng Leopard, một số phương tiện chiến đấu bộ binh và hệ thống phòng không đang sử dụng ở Ukraine).

    Dù Rheinmetall không nói những sản phẩm nào sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng trước đó, giám đốc điều hành Armin Papperger cho biết công ty sẽ sản xuất xe tăng Panther ở đó. Hoạt động sản xuất vũ khí của Ukraine bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc tấn công liên tục của Nga, khiến các nhà sản xuất vũ khí lớn, gồm cả Ukroboronprom, phải chuyển sản xuất ra nước ngoài. Sản xuất tại chỗ phải đối mặt với thách thức hậu cần vì đưa nguồn cung nguyên vật liệu từ bên ngoài vào rất khó.


    Không có nhận xét nào