Header Ads

  • Breaking News

    Năng lực nội tại ở người cao tuổi

    Ts. Phạm Đình Bá

    06/5/2023


    Anh Thới Bình trên trang Việt Nam Thời Báo chỉ ra rằng ở VN tùy từng thời kỳ mà người cao tuổi được hưởng các chính sách an sinh khác nhau; và phần lớn các chính sách an sinh “chăm sóc dài hạn” sẽ ưu tiên hơn về người cao tuổi có lý lịch chính trị được gọi nôm na là “có công với cách mạng”. [1] 

    Ở bên ngoài VN, những người làm việc trong y tế công áp dụng lăng kính công bằng trong mọi việc có ảnh hưởng đến nhiều người, nhất là xử dụng khung PROGRESS để đảm bảo xem xét các yếu tố phân tầng xã hội để làm sáng tỏ sự bất bình đẳng về sức khỏe. [2]

    Khung PROGRESS xem xét các khung hướng kỳ thị về nơi cư trú (Place of residence), chủng tộc/sắc tộc/văn hóa/ngôn ngữ (Race/ethnicity/culture/language), nghề nghiệp (Occupation), giới tính (Gender/sex), tôn giáo (Religion), trình độ học (Education), tình trạng kinh tế xã hội (Socioeconomic status) và vốn xã hội (Social capital). [2]

    Phù hợp với xu thế già hóa dân số toàn cầu, số lượng người cao tuổi trên toàn thế giới được dự đoán là tăng theo cấp số nhân lên hơn 1,5 tỷ vào năm 2050. Do đó, điều quan trọng đối với người cao tuổi là duy trì các quyền của họ về sức khỏe và tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt khi về già. [3]

    Khi nghĩ đến người già, nhiều người thường nghĩ đến bệnh tật và các giới hạn thể chất và trí nhớ. Một cách nghĩ nữa là nghĩ về những người già vẫn khỏe mạnh, vẫn tích cực trong cuộc sống, và vẫn hội nhập nhiều vào xã hội.  

    Đáng chú ý, gần đây có sự thay đổi tập trung từ quan điểm của sự hiện diện đơn thuần hoặc sự vắng mặt của bệnh sang cách tiếp cận lão hóa tốt dựa trên chức năng nhằm mục đích xây dựng và duy trì khả năng hoạt động của người cao tuổi.

    Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một báo cáo về sức khỏe người cao tuổi và giới thiệu khái niệm năng lực nội tại để giúp gợi ý về giá trị đời sống của họ. Năng lực nội tại là tổng hợp của tất cả các năng lực thể chất và tinh thần của cá nhân và các tương tác của nó với các đặc điểm môi trường xác định chức năng của người đó. Lối nhìn tổng hợp nầy là là trung tâm cho sự lão hóa lành mạnh. 

    Khung năng lực nội tại bao gồm năm lĩnh vực: (1) nhận thức (trạng thái tinh thần), (2) tâm lý (bao gồm tâm tính và giao tiếp xã hội), (3) chức năng giác quan (nhất là thị giác và thính giác), (4) sức sống (cân bằng giữa năng lượng nạp vào và năng lượng sử dụng), và (5) vận động (như chức năng cơ bắp).

    Khung niệm năng lực nội tại đo lường năng lực (như trái ngược với thâm hụt) của nhiều hệ thống sinh học của con người dựa trên các chức năng của cơ thể có liên quan nhất đến sức khỏe và tính năng động lúc về già. 

    Là một cấu trúc động, quỹ đạo của năng lực nội tại theo thời gian có thể thông báo các hành động y tế lâm sàng và công cộng, miễn là giám sát sức khỏe được bối cảnh hóa ở cấp độ cá nhân hoặc cộng đồng, theo thứ tự đó. 

    Đánh giá tuổi sinh học thông qua các cấu trúc như năng lực nội tại có thể nâng cao sự hiểu biết về các quỹ đạo chức năng và thâm thủng của cá nhân, và hướng dẫn sự phát triển các cách chữa trị can thiệp về phòng ngừa và điều trị phù hợp với độ tuổi, mức bệnh tật và sở thích của từng cá nhân. 

    Các nghiên cứu cũng đã định lượng khái niệm về năng lực nội tại, chứng minh rằng nó là một công cụ mạnh mẽ dự đoán về nhu cầu của người cao tuổi để thân nhân và xã hội hỗ trợ họ trong đoạn kế của cuộc đời, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. 

    Nguồn: 

    1. VNTB - Thới Bình. VNTB – Người già ở Việt Nam: ưu đãi người có “lý lịch tốt”. 23/04/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-nguoi-gia-o-viet-nam-uu-dai-nguoi-co-ly-lich-tot/.

    2. O'Neill, J., et al., Applying an equity lens to interventions: using PROGRESS ensures consideration of socially stratifying factors to illuminate inequities in health. J Clin Epidemiol, 2014. 67(1): p. 56-64.

    3. George, P.P., et al., A Rapid Review of the Measurement of Intrinsic Capacity in Older Adults. J Nutr Health Aging, 2021. 25(6): p. 774-782.


    Không có nhận xét nào