Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 12 tháng 5 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    Biển Đông: Hơn 10 chiếc tàu Trung Quốc tiến gần giàn khoan Nga ngoài khơi Việt Nam

    11/5/2023




    Ảnh ghép, theo thứ tự: Tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam và hai tàu hải cảnh Trung Quốc ngoài khơi tỉnh Phú Yên, miền trung Việt Nam, ngày 26/05/2011. Ảnh do Petrovietnam cung cấp ngày 29/05/2011. REUTERS/Handout 

    Trọng Nghĩa /RFI

    Hai nhóm chuyên gia theo dõi hành trình tàu biển vừa phát hiện một chiếc tàu khảo sát Trung Quốc, được 2 tàu Hải Cảnh và 11 chiếc tàu cá hộ tống, hôm qua, 10/05/2023, đã tiến vào một khu vực khai thác khí đốt trên Biển Đông ngoài khơi Việt Nam. Đây là một lô do các công ty nhà nước của Nga và Việt Nam vận hành. 

    Theo các dữ liệu mà hãng tin Anh Reuters tham khảo được, đội tàu Trung Quốc đã đi vào khu vực lô 04-03 của Vietsovpetro, một liên doanh giữa hai tập đoàn Zarubezhneft của Nga và PetroVietnam và vẫn ở trong khu vực cho đến tối.

    Dữ liệu cho thấy nhóm tàu Trung Quốc cũng áp sát các lô 05-1B và 05-1C, do công ty dầu khí Nhật Bản Idemitsu điều hành.

    Trung Quốc thường xuyên bị tố cáo sử dụng lực lượng Hải Cảnh và cả một hạm đội tàu đánh cá – vốn bị nhiều người cho là tàu dân quân biển trá hình – để đe dọa và làm gián đoạn các hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông, kể cả ở vùng ngoài khơi Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

    Tuy nhiên, theo ông Ray Powell, chủ nhiệm Dự án Myoushu về Biển Đông của Đại Học Stanford, Mỹ, thì hành động lần này của Trung Quốc có tính chất “bất thường”, vì họ huy động một “số lượng lớn tàu dân quân và tàu Hải Cảnh”.

    Theo chuyên gia này, có lẻ đây là “thông điệp về quyền tài phán của Trung Quốc đối với các hoạt động dầu khí của Việt Nam”.

    Về phía Việt Nam, ông Powell ghi nhận có ít nhất ba chiếc tàu kiểm ngư của Việt Nam đã tiến sát các tàu Trung Quốc.

    Theo Reuters, Bắc Kinh đã khẳng định rằng tàu Trung Quốc chỉ hoạt động “bình thường” trong vùng biển “thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.”.

    Liên quan đến các hoạt động của đội tàu Trung Quốc, tổ chức phi lợi nhuận độc lập mang tên Dự Án Đại Ký Sự Biển Đông cho biết là ngày 10/05, tàu Trung Quốc cách giàn khoan đang hoạt động của Nhật Bản khoảng 18 km và cách giàn khoan Nga-Việt khoảng 32 km.

    Theo nguồn tin này, tàu nghiên cứu Trung Quốc đã di chuyển hết tốc lực trước khi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng sau đó đã  giảm tốc độ còn 4-5 hải lý/giờ, chứng tỏ là họ đang tiến hành khảo sát.

    Theo Reuters, trước đây các cuộc khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia mà không có thông báo trước đều bị coi là mang tính chất thù địch hoặc khiêu khích. 

    Thượng đỉnh ASEAN bế mạc: Quan ngại về Biển Đông và vẫn bế tắc về Miến Điện

    11/5/2023


    Tổng thống Joko Widodo trong cuộc họp báo tại Thượng đỉnh ASEAN ở Labuan Bajo, Indonesia, ngày 11/05/2023. AP - Achmad Ibrahim 

    Trọng Nghĩa /RFI

    Các quốc gia Đông Nam Á đã “không đạt được tiến bộ đáng kể nào” trong việc thực hiện kế hoạch hòa bình nhằm chấm dứt đổ máu ở Miến Điện: Nhân ngày bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Labuan Bajo hôm nay, 11/05/2023, tổng thống Indonesia, nước đang làm chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á, đã phải thừa nhận như trên. 

    Phát biểu với các phóng viên, tổng thống Joko Widodo xác định: “Tôi phải thành thật nói rằng về việc thực hiện Bản Đồng Thuận 5 Điểm (tức là kế hoạch hoà bình của ASEAN về Miến Điện), đã không có tiến triển đáng kể nào”.

    Đối với tổng thống Indonesia, các thành viên ASEAN phải đoàn kết trong việc giải quyết khủng hoảng nếu không muốn khối này bị “tan rã”.

    Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, vấn đề Miến Điện vẫn chia rẽ các thành viên ASEAN. Một báo cáo nội bộ về các cuộc thảo luận của các ngoại trưởng chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh đã ghi nhận có một số nước muốn mời chính quyền quân sự trở lại các cuộc họp của ASEAN, vì “thời gian cô lập đã đạt được mục tiêu”.

    Tài liệu mà AFP tham khảo được nói thêm: “Cũng có ý kiến cho rằng ASEAN có thể đang lâm vào tình trạng “mệt mỏi vì Miến Điện”, nên mất tập trung vào các mục tiêu lớn hơn là xây dựng Cộng Đồng ASEAN”.

    Cho đến nay, Miến Điện vẫn thuộc khối ASEAN bao gồm 10 thành viên, nhưng đã bị cấm tham dự các hội nghị thượng đỉnh vì chính quyền quân sự không thực thi kế hoạch hòa bình do ASEAN đề xuất.

    Dấu hiệu rõ nét nhất phản ánh bế tắc trong hồ sơ Miến Điện là ngoài việc lên án và bày tỏ lo ngại về bạo lực đổ máu tiếp diễn, các nhà lãnh đạo ASEAN đã không đưa ra được bất cứ điều gì cụ thể để thúc đẩy tiến trình hòa bình. Tuyên bố kết thúc hội nghị thượng đỉnh không thấy đưa ra một lịch trình hoặc kế hoạch thực hiện.

    Quan ngại về Biển Đông

    Về hồ sơ Biển Đông, theo AFP, các lãnh đạo ASEAN đã thảo luận về “những vụ việc nghiêm trọng” ở vùng biển này. Các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa ASEAN và Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử nhằm làm giảm nguy cơ xung đột.

    Theo Reuters, trong tuyên bố kết thúc hội nghị do tổng thống Widodo thay mặt các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra, ASEAN nhắc lại lời kêu gọi tự kiềm chế ở Biển Đông đang tranh chấp để ngăn chặn những tính toán sai lầm và nguy cơ xung đột.

    Đối với hãng tin Anh Reuters, Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á cũng chỉ lặp lại ngôn từ được sử dụng trong các tuyên bố trước đây của ASEAN, chỉ trích hành động gây hấn của Trung Quốc, nhưng không nêu đích danh.

    Hải Quân ASEAN thông qua bản hướng dẫn tương tác trên biển

    Vào lúc các lãnh đạo ASEAN họp lại tại Indonesia, tư lệnh Hải Quân các nước Đông Nam Á đã họp lại tại thành phố Taguig ở Philippines hôm 10/05/2023 trong khuôn khổ Hội Nghị Tư Lệnh Hải Quân ASEAN (ANCM) lần thứ 17.

    Theo báo chí Philippines, điểm quan trọng nhất tại hội nghị lần này là các bên đã thông qua bản Hướng Dẫn Tương Tác Trên Biển (GMI). Bên cạnh đó, hội nghị cũng thông qua Lộ Trình ANCM 2024-2032, đồng thời thảo luận về những sửa đổi được đề xuất trong việc tiến hành Cuộc Tập Trận Hải Quân Đa Phương ASEAN (AMNEX) và tổng quan về các hoạt động trong tương lai.

    Chiến hạm Italy thăm cảng Tp. Hồ Chí Minh 

    11/5/2023 

    Tàu hải quân Italy ITS Morosini thăm Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9/5/2023. Photo Facebook Embassy of Italy in Hanoi.


    Tàu hải quân Italy ITS Morosini thăm Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9/5/2023. Photo Facebook Embassy of Italy in Hanoi. 

    Tàu tuần tra ITS Morosini của Italy đang cập cảng Sài Gòn trong chuyến thăm 4 ngày nhằm tăng cường hợp tác với Hải quân Việt Nam. Đây là chuyến hải hành đầu tiên của một tàu hải quân Italy đến vùng Biển Đông và Viễn Đông sau nhiều năm vắng mặt nhằm khuếch trương ngành công nghiệp quốc phòng và ngoại giao hải quân của nước này tại khu vực mà Rome coi là chiến lược.

    Hôm 9/5, tàu tuần tra ITS Morosini của Italy cùng thủy thủ đoàn gồm 132 sĩ quan, thủy thủ do Trung tá Giovanni Monno chỉ huy đã cập cảng TP.HCM, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 4 ngày nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước, truyền thông Việt Nam loan tin.

    Các sĩ quân và thủy thủ trên tàu ITS Morosini sẽ thực hiện cuộc diễn tập trao đổi liên lạc và phối hợp chung (PASSEX) với tàu hải quân Việt Nam, gặp lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và thăm làm việc tại Vùng 2 Hải quân Việt Nam. 

    Trung tá Giovanni Monno, chỉ huy tàu ITS Francesco Morosini, cho trang Thanh Niên biết việc triển khai đến châu Á-Thái Bình Dương lần này đánh dấu chuyến hành trình đầu tiên của con tàu kể từ khi được bàn giao cho Hải quân Ý năm ngoái.

    “Sứ mệnh châu Á-Thái Bình Dương không những củng cố cam kết an ninh của Ý tại khu vực, mà còn thể hiện năng lực công nghiệp hàng hải của nước này ở thị trường vô cùng tiềm năng”, trang này dẫn lời ông cho biết.

    Trong thời gian dừng chân tại cảng thành phố, đoàn hải quân Ý sẽ thực hiện các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, triển lãm ảnh về quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học và văn hóa giữa hai nước.

    “Chuyến thăm của tàu Morosini của Italy tại TP.HCM là một trong những điểm nhấn của sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Italia và Việt Nam”, Đại sứ quán Italy viết trên Facebook hôm 11/5.

    Hiện tàu đang mở cửa cho các cán bộ và khách tham quan có đăng kí trước, cơ quan ngoại giao này cho biết, nói rằng đây là cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu rõ hơn về các tính năng và công dụng của “Chiến hạm hải quân đời mới nhất”, được thiết kế, chế tạo và trang bị hoàn toàn do các tập đoàn của Ý là Fincantieri, Leonardo và Elettronica.

    Rome hiện đang tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cả thông qua quan hệ đối tác chính trị và kinh tế và thông qua sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực.

    Bộ Quốc phòng Italy cho biết tàu Morosini trong chuyến đi dài 5 tháng đến Viễn Đông và đi qua vùng biển của Biển Đông, sẽ thăm các cảng Yokosuka của Nhật Bản và Pusan của Hàn Quốc và tham gia ngoại giao hải quân tại 15 cảng ở 14 nước Đông Nam Á.

    Tham mưu trưởng Hải quân Ý, Đô đốc Enrico Credendino, phát biểu một ngày trước khi tàu Morosini khởi hành cho chuyến đi Viễn Đông vào đầu tháng 4 rằng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là nơi “mà Hải quân của chúng ta đã vắng mặt trong nhiều năm, một nơi mà chúng ta biết rất ít”, nhưng ông khẳng định rằng trong đó Italy có “một lợi ích chiến lược, quân sự, ngoại giao và chính trị mạnh mẽ”.

    Đô đốc Credendino cũng muốn nhấn mạnh cách hoạt động này có thể giúp “phát triển hiệp lực huấn luyện với hải quân nước ngoài như Nhật Bản, Australia, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ”, đảm bảo khả năng hiện diện cao cho Hải quân Ý và nói chung là cho đất nước, và cho phép “giương cao ngọn cờ của chúng tôi ở những vùng biển rất phức tạp, theo một số cách thậm chí còn căng thẳng hơn so với ở Địa Trung Hải”, theo tạp chí Sea Waves.

    Sài Gòn còn vậy, nói gì đến các tỉnh

    12/5/2023

    VNTB – Sài Gòn còn vậy, nói gì đến các tỉnh

    Ngọc Lan

    (VNTB) – Đô thị phát triển vào loại bậc nhất quốc gia – Sài Gòn/ TP.HCM –  mà còn thiếu thuốc men điều trị, thì nói gì đến các tỉnh…

     

    Liên tục nhiều tháng nay, một số trạm y tế ở các xã thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp luôn thiếu thuốc để cấp cho bệnh nhân diện bảo hiểm y tế, khiến nhiều bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế này phải lên huyện khám vượt tuyến.

    Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng – công tác tại Trạm y tế xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò – cho biết tình trạng thiếu thuốc điều trị tại trạm này đã kéo dài ba tháng nay. Ngay cả những loại thuốc thông thường như Paracetamol cũng bị thiếu. Còn những loại thuốc điều trị các bệnh khác như cao huyết áp, hen suyễn, ho… thì gần như không có. Để điều trị cho bệnh nhân, trạm y tế phải thường xuyên dùng thuốc khác thay thế nên hiệu quả điều trị không cao. Nhiều bệnh nhân phải lên huyện khám chữa bệnh, và chấp nhận tốn thêm 50% chi phí do vượt tuyến.

    Tại Trạm y tế xã Mỹ An Hưng B, tình trạng thiếu thuốc còn nghiêm trọng hơn.

    Ông Nguyễn Văn Bất, trưởng trạm y tế, cho biết đến hiện tại trạm y tế xã vẫn chưa nhận được danh mục thuốc của năm 2013, có nghĩa là so cách đây đã chục năm. Suốt ba tháng qua, hễ thiếu thuốc gì thì trạm cử nhân viên dược lên bệnh viện huyện nhận về chứ không có sẵn thuốc. Có hôm những loại trạm cần thì bệnh viện huyện cũng chỉ đáp ứng được một vài hộp hoặc vài viên, mang về sử dụng vài ngày thì hết. Thậm chí có những hôm chi phí xăng lên huyện nhận thuốc về còn nhiều hơn giá trị thuốc.

    Một khảo sát của Sở Y tế TP.HCM vào tháng 8-2022 cho thấy hơn 80% người dân mắc các bệnh mãn tính không lây nhiễm đang tái khám tại các bệnh viện tuyến quận, huyện mong được tái khám và cấp phát thuốc tại các trạm y tế.

    Ngoài ra, nói theo cách dùng từ của bà Lê Thiện Quỳnh Như, phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, “dù nghiêm túc triển khai đấu thầu thuốc cho trạm y tế theo quy định của Bộ Y tế nhưng kết quả đấu thầu của hầu hết các trung tâm y tế quận, huyện chưa đáp ứng đủ thuốc theo nhu cầu tại các trạm y tế”.

    Bà Quỳnh Như cho biết trong đó, có các mặt bệnh phổ biến của người dân thuộc nhóm bệnh mãn tính không lây nhiễm. Nguyên nhân do số lượng sử dụng thuốc của các trung tâm y tế ít, do đó các nhà cung ứng không tham dự thầu. Chưa kể, danh mục thuốc theo quy định dùng cho trạm y tế vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi thực tế của người dân và cả các bác sĩ công tác tại trạm.

    “Trạm y tế hiện là cơ sở khám, chữa bệnh hạng 4 nên theo quy định sẽ được cung ứng danh mục thuốc theo hạng 4 tại thông tư 30 của Bộ Y tế. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu một số thuốc khi người bệnh mạn tính chuyển về khám tại trạm y tế từ các bệnh viện (các bệnh viện của TP.HCM hiện là những bệnh viện hạng 1, 2). Trong khi đó các trạm y tế chưa thực hiện việc phê duyệt danh mục kỹ thuật và danh mục thuốc vượt hạng theo quy định” – bà Quỳnh Như diễn giải.

    Từ thực trạng này, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế mở rộng danh mục thuốc được thanh toán bảo hiểm y tế sử dụng tại trạm y tế phường, xã, thị trấn. Cụ thể, cho phép TP.HCM thí điểm mở rộng thêm 8 thuốc điều trị hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cộng đồng sử dụng tại trạm y tế và được thanh toán bảo hiểm y tế.

    TP.HCM cũng đề xuất bổ sung danh mục 11 loại thuốc được thanh toán BHYT cho trạm y tế xã, phường, thị trấn. Đây đều là các loại thuốc chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cộng đồng.

    Trước đó, Bộ Y tế ban hành thông tư số 20/2022/TT-BYT về danh mục, tỉ lệ và điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ… đã mở rộng nhiều loại thuốc sử dụng tại trạm y tế, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng 295 thuốc trong số 303 thuốc cần có theo đề xuất của Sở Y tế TP.HCM.

    VNCS: Thủ tướng dính kẹt ngay khi mới thò ra. Khó chồng khó

    10/5/2023 | 

    Đã phóng lao thì phải theo lao, dự án một triệu căn nhà ở xã hội mà ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề xuất là một dự án lớn. Nếu xét về mục đích thì đấy là chính sách có ích cho người nghèo. Tuy nhiên, câu chuyện từ ý tưởng đến thực hành đôi khi nó xa vời vợi, thậm chí không tài nào có thể thực hiện được.

    Việc xây dựng nhà ở giá rẻ, bán hoặc cho thuê mang tính tượng trưng đối với người có thu nhập thấp, là chính sách mà nhiều nhà nước phúc lợi đã làm từ lâu, chứ không phải là ý tưởng mới mẻ gì. Tuy nhiên, nhà nước phúc lợi là nhà nước sạch, có tổ chức tốt, bộ máy tinh gọn, dễ triển khai chính sách, dù đó là chính sách khó.

    https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/05/Hinh-01-TB-34-1550x872.jpg

    Mới thò gói 120.000 tỷ ra thì đã bị kẹt 

    Sự khác nhau giữa nhà nước phúc lợi và nhà nước tham nhũng là quá lớn. Những việc mà nhà nước phúc lợi đã làm rất tốt, thì nó lại trở nên bất khả thi đối với nhà nước tham nhũng. Một triệu căn nhà ở xã hội đối với nhà nước phúc lợi là không khó. Số căn nhà chỉ chiếm 1/100 số dân là con số đơn giản. Tuy nhiên, với nhà nước tham nhũng, thì vấn đề là, đồng tiền được duyệt chi đôi khi không tới được những nơi cần đến.

    Bộ máy của nhà nước phúc lợi có mục đích vì dân, cả bộ máy vận hành trơn tru vì ai cũng hướng về một mục đích, đó chính là tính hiệu quả của chính sách. Những thứ vật cản như thủ tục rườm rà, thái độ gây khó dễ, muốn kiếm chác vv… đều bị dẹp bỏ để nguồn tiền được chi tiêu nhanh nhất có thể. Cho nên, nhà nước phúc lợi mà triển khai dự án thì nó sẽ dễ thành công.

    Ở nhà nước tham nhũng như Việt Nam, khi nguồn vốn được duyệt chi, từ Trung ương đến địa phương đều hướng về nó. Họ hướng về không phải là để thúc đẩy dự án, không phải làm cho dự án được nhanh chóng triển khai, mà họ hướng về nó để soi xét xem, có cách nào để xà xẻo, để tư túi, và làm thế nào để ăn mà không lưu lại dấu vết. Từ đó, những thái độ hạch sách được đem ra dùng, những thủ tục rườm rà, những giấy phép con được sinh ra, để buộc phía đối tác phải xì tiền bôi trơn. Cứ như vậy, bộ máy tham nhũng nó làm kẹt mọi dòng tiền được triển khai từ Chính phủ. Hiện nay, vấn đề lớn nhất của Chính phủ ông Phạm Minh Chính là triển khai dòng vốn đầu tư công.

    https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/05/Hinh-02-TB-33-1550x872.jpg


    Trước khó khăn của nền kinh tế, ông Phạm Minh Chính loay hoay như gà mắc tóc 

    Mới đây, tờ báo Dân Trí có bài viết “Người mua nhà ở xã hội chùn tay với lãi suất gói 120.000 tỷ đồng?”. Theo bài viết, dù đánh giá cao gói 120.000 tỷ đồng cho vay để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất 8,2%/năm vẫn quá cao so với khả năng chi trả người mua xã hội.

    Như vậy là, kế hoạch triển khai gói 120.000 tỷ đồng chỉ mới bắt đầu, đã gặp phải rào cản đầu tiên. Rào cản này là cách làm chính sách không đồng bộ, làm manh mún. Muốn cho gói này triển khai nhanh, thì vấn đề lãi suất, vấn đề thủ tục vv… phải được tính đến từ trước, để dọn đường cho dự án không bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, có vẻ như Chính phủ ông Phạm Minh Chính đã không tính đến.

    Ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khi đề ra chính sách này, thì ông cũng không xét đến sự khác nhau giữa nhà nước phúc lợi của phương Tây và nhà nước tham nhũng của Việt Nam. Sự khác nhau về thể chế và sự khác nhau một trời một vực giữa hai chế độ, là điều cần phải xét trước tiên. Có vẻ như, ông Nguyễn Thanh Nghị đã máy móc mà không chịu nghiên cứu kỹ, nên giờ đây chính ông Nghị đang chồng khó khăn lên cho Phạm Minh Chính.

    Toàn bộ Đảng Cộng sản, từ người đứng đầu Đảng cho đến những người Tây học về làm trong bộ máy nhà nước Cộng sản, đều là những người hiểu chưa tới. Không một ai thừa nhận rằng, thể chế chính trị theo Chủ nghĩa Mác Lênin chính là nguyên nhân mọi nguyên nhân. Chính nó đã biến những vấn đề đơn giản của các nước dân chủ thành nhiệm vụ bất khả thi đối với chính quyền Cộng sản.

    Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

    Link tham khảo:

    https://dantri.com.vn/bat-dong-san/nguoi-mua-nha-o-xa-hoi-chun-tay-voi-lai-suat-goi-120000-ty-dong-20230501074501180.htm


    Không có nhận xét nào