Quê Hương tổng hợp
Việt- Thái đối thoại về tội phạm, an ninh khi blogger Đường Văn Thái "biệt tích" cả tháng rưỡi
RFA
YouTuber Thái Văn Đường (Đường Văn Thái)
YouTube Thái Văn Đường
Đối thoại cấp cao lần thứ hai Việt Nam- Thái Lan về phòng, chống tội phạm và các vấn đề an ninh diễn ra ngày 29/5 tại Hà Nội. Trong khi đó, vụ mất tích blooger Đường Văn Thái ở Bangkok cả tháng rưỡi nay chưa có tin tức gì thêm; bất chấp mọi kêu gọi minh bạch từ các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế.
Tin do mạng báo Công an Nhân dân loan trong cùng ngày và cho biết cuộc đối thoại do Bộ Công an Việt Nam và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đồng tổ chức.
Đại diện của hai phía tạm dự cuộc đối thoại được nêu rõ: phía Việt Nam do Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, dẫn đầu đoàn; và phía Thái Lan do Trung tương Prachaub Wongsuk- trợ lý Tổng Tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan dẫn đầu.
Cuộc đối thoại diễn ra vào khi hai nước đang tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược (6/2013-6/2023). Mối quan hệ này đến năm 2019 được nâng lên cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường.
Nội dung cuộc đối thoại được cho biết hai phía trao đổi sâu rộng những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở mỗi nước; chia sẻ về những thách thức đang đặt ra nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội ở mỗi nước và những vấn đề liên quan đến hai nước.
Thứ trưởng Công an VN Lê Quốc Hùng tặng quà lưu niệm ông Prachaub Wongsuk. Ảnh CAND
Như tin truyền thông Nhà nước Việt Nam loan, Công an xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) tạm giữ ông Đường Văn Thái trong chiều muộn ngày 14/4 vì “xâm nhập trái phép” từ Lào vào địa phương này, không có bất kỳ hình ảnh nào về vụ bắt giữ được đưa ra.
Cho đến nay cả một tháng rưỡi, phía công an và truyền thông Nhà nước Việt Nam không có tin tức gì về các bước tiếp theo của nhà chức trách tỉnh Hà Tĩnh hoặc Bộ Công an trong vụ này, trái ngược hẳn với sự rầm rộ đưa tin của truyền thông ba ngày sau khi blogger này mất tích ở Thái Lan.
Ông Đường Văn Thái, 41 tuổi, chạy sang Thái Lan vào tháng 2/2019 và được cấp quy chế tị nạn bởi Văn phòng Cao uỷ về người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) ở Bangkok. Ông bị mất liên lạc với bạn bè từ chiều ngày 13/4.
Bà Vũ Thị Kim Hoàng sắp đi tù 2,5 năm vì tòa khép tội ‘lợi dụng tự do dân chủ’
30/5/2023
Bà Vũ Thị Kim Hoàng đăng hình trên Facebook 'Kim Vũ' hôm 30/5/2023.
Bà Vũ Thị Kim Hoàng, vợ của YouTuber Nguyễn Thái Hưng, sẽ phải thi hành án tù 2 năm rưỡi kể từ ngày 1/6 sắp tới cho tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Từ Đồng Nai, bà Kim Hoàng nói với VOA hôm 30/5 sau khi có buổi làm việc với chính quyền địa phương về việc họ trao quyết định thi hành án:
“Luôn mong cho Việt Nam mình có được tự do ngôn luận. Điều hàng đầu mà chồng tôi và tôi ao ước là như vậy”.
Ông Hưng hiện đang thụ án tù 4 năm với cùng tội danh.
Bà Kim Hoàng cho VOA biết về buổi làm việc với cơ quan thi hành án hôm 30/5:
“Họ đưa quyết định cho mình và [nói] chuẩn bị để nhập trại”.
“Tôi nói [với họ] rằng từ nào đến giờ tôi đâu có chống đối cái gì đâu, tôi đâu có làm cái gì để ảnh hưởng đâu! Tại vì các anh bắt tôi thôi chứ tôi có làm bất kỳ điều gì ảnh hưởng, hay làm cái gì để chống phá cái nhà nước này”.
“Còn chồng tôi lên tiếng là cái tự do ngôn luận cho Việt Nam thôi. Ảnh cũng chấp hành mọi điều vậy mà cuối cùng cũng bắt ảnh vì cho là vi phạm”.
Bà Kim Hoàng hôm 30/5 thông báo trên Facebook rằng bà sẽ “nhập trại” Tân Phú ở tỉnh Đồng Nai.
Sau đó bà sẽ được chuyển qua trại B5 thuộc công an tỉnh, bà Hoàng nói với VOA.
Cơ quan thi hành án hình sự và Công an tỉnh Đồng Nai không phản hồi ngay đề nghị bình luận của VOA.
Ông Nguyễn Thái Hưng, chủ kênh YouTube ‘Nói bằng thực TV’ và bà Vũ Thị Kim Hoàng, bị bắt giam vào ngày 5/1/2021 với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Tuy nhiên, sau đó bà Hoàng được tại ngoại.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 22/11/2022 và phiên phúc thẩm ngày 29/3/2023, chính quyền tuyên ông Nguyễn Thái Hưng, 53 tuổi, 4 năm tù giam, và bà Vũ Thị Kim Hoàng, 45 tuổi, 2 năm rưỡi tù.
Kênh YouTube ‘Nói bằng thực TV’ của ông Thái Hưng - chuyên bình luận về “tình hình đất nước ngày nay” - được lập từ đầu năm 2020, thu hút gần 40 ngàn người đăng ký theo dõi.
Cổng thông tin Công an Đồng Nai dẫn lời cáo trạng cho biết ông Nguyễn Thái Hưng “đã nhiều lần tổ chức nói chuyện trên mạng xã hội, phát trực tiếp nhiều đoạn video tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, bịa đặt sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, xúc phạm nghiêm trọng lãnh tụ, chống lại nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế và Nhóm làm việc của Liên Hợp Quốc về giam giữ tùy tiện (UNWGAD) kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ Điều 331, cùng với các Điều 109, 117 của Bộ Luật Hình sự 2015, mà giới tranh đấu cho là “những quy định mơ hồ” đã mở đường cho các cơ quan chấp pháp “vi phạm nghiêm trọng Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị”.
Từ trước đến nay vào các dịp khác nhau, chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng san độc quyền lãnh đạo luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật”.
Bến Tre: Con đường 900 tỷ đồng như ‘bánh đa’, vỡ vụn sau hai năm thông xe
Lê Thiệt /SGN
Chỉ cần mưa nhỏ là mặt đường tỉnh lộ 173 xuất hiện nhiều vũng nước lớn – Ảnh: Thanh Niên
Dự án tỉnh lộ 173 có chiều dài gần 43 km (từ xã An Hiệp, huyện Châu Thành đến xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, Bến Tre), tổng mức đầu tư gần 900 tỉ đồng từ ngân sách. Ban Quản lý dự án (QLDA) các công trình giao thông tỉnh Bến Tre là chủ đầu tư. Liên danh Công ty CP tập đoàn xây dựng Miền Trung và Công ty TNHH Trường Phát là đơn vị thi công.
Dự án được chia làm 2 gói thầu, khởi công đầu năm 2019 và thông xe vào tháng Giêng năm 2021. Công trình được thiết kế thi công theo kỹ thuật láng nhựa mặt đường.
Theo ông Huỳnh Văn Năm, cư dân Ba Tri, con đường này giống như chiếc “bánh đa” khổng lồ, vỡ vụn từng lớp dưới bánh xe. Ông nói:
“Chỉ sau thời gian ngắn sử dụng thì lớp nhựa mặt đường bị bong tróc, vỡ vụn. Nước mưa ứ đọng từng vũng lớn. Đường không có cống thoát nước, không có đèn đường… nên việc di chuyển tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cho người đi đường”.
Ông Dũng, cư dân huyện Châu Thành cũng bực tức không kém “ông già ở Ba Tri”. Ông nói:
“Có chỗ bong tróc theo chiều dọc, có chỗ theo chiều ngang, mỗi chiều vài mét. Chỗ nào bong tróc thì xe đến tưới nhựa rồi rải đá mi lên, chỉ vậy thôi, cho nên mặt đường sau khi vá xong rồi trông chẳng khác gì chiếc áo rách tả tơi được khâu vá lại vậy”.
Đường lún là bình thường!?
Việc dặm vá bằng nhựa nóng phun trực tiếp xuống mặt đường rồi rải đá lên khiến mặt đường bị lồi lõm – Ảnh: Thanh Niên
Ông Nguyễn Văn Lớn, Giám đốc Ban QLDA các công trình giao thông tỉnh Bến Tre, cho biết “đường lún là bình thường” (!?) Ông giải thích cái “bình thường” đó thế này:
“Dự án có đoạn thi công trên nền đường cũ, có đoạn mở đường mới hoàn toàn. Theo thiết kế tuyến, đường này không có giải pháp chống lún nên phải chấp nhận lún tự nhiên, lún là bình thường”.
Vẫn theo ông Lớn, mặt đường có bong tróc cũng là “chuyện bình thường”, vì có điểm do xe quay đầu. Chỗ nào bong tróc thì ông cho vá lại thôi! Có lẽ ý ông muốn nói tên ông là Lớn rồi, nên mọi chuyện đó chẳng có chuyện nào “lớn” cả.
“Nói chung, chúng tôi đã có giải trình với các đơn vị có liên quan hết rồi”. Nói chung, ông Lớn đã “bao sân”, vừa giải trình, vừa “chung chi” cho các đơn vị có liên quan hết rồi nên ông tự tin mọi chuyện đều “bình thường” thôi.
Ông Lớn cũng cho biết vừa qua UBND tỉnh Bến Tre đã chấp thuận chủ trương bàn giao dự án tỉnh lộ 173 cho Sở GTVT Bến Tre quản lý theo thẩm quyền. Bởi, thời gian bảo hành của dự án cũng sắp hết. Điều này cũng có nghĩa ông Lớn đã “phủi tay” và giao trách nhiệm “vá đường” cho Sở GTVT tỉnh khi cho biết “đã bàn giao rồi”.
Trong khi đó, ngày 24 Tháng Năm, trả lời báo chí, ông Cao Minh Đức, Giám đốc Sở GTVT Bến Tre, khẳng định Sở GTVT Bến Tre dù có phải theo lệnh UBND tỉnh nhưng đến Tháng Sáu tới, Sở GTVT Bến Tre sẽ phúc tra lần cuối cùng và sẽ yêu cầu Ban QLDA các công trình giao thông làm rõ lần cuối cùng tất cả các vấn đề và ghi rõ nội dung các vấn đề đó vào văn bản trước khi nhận bàn giao.
Ông Lớn nói “bàn giao rồi”, ông Đức lại nói “chưa”, thế là thế nào?
Với tình hình hiện tại, dư luận cho rằng ông Lớn sẽ ra sức ép lãnh đạo tỉnh Bến Tre ra quyết định bắt ông Đức phải nhận bàn giao “con đường bánh tráng” này rồi tiếp tục dặm vá nó.
Trung Quốc bắn đạn thật ở vịnh Bắc Bộ
Theo thông báo của các Cục Hải sự Quảng Tây và Hải Nam, trong thời gian từ ngày 28.5 đến 1.6, Trung Quốc tổ chức 4 cuộc tập trận bắn đạn thật ở vịnh Bắc Bộ.
Ngoài ra, một cuộc tập trận cũng được tổ chức ở hai khu vực đông nam đảo Hải Nam từ 30.5 đến 1.6. Hình ảnh vệ tinh ngày 29.5 cho thấy một nhóm 3 tàu chiến Trung Quốc di chuyển theo đội hình đến một khu vực tập trận.
Tàu nghiên cứu Trung Quốc
Các cuộc tập trận diễn ra giữa lúc tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng vẫn hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
Ngoài hai tàu hải cảnh 5305 và 3303, cùng một số tàu dân binh, đội hình hộ tống của tàu này dường như được bổ sung thêm tàu Hải cảnh 4103. Về phía Việt Nam, hai tàu kiểm ngư KN 465 và KN 469 vẫn bám sát đội hình này.
Trong khi đó, một tàu nghiên cứu khác của Trung Quốc là tàu Gia Canh (Jia Geng) sau khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ngày 28.5 đã tiếp tục tiến xuống phía nam.
Đến chiều 30.5, nó đi vào vùng đặc quyền kinh tế Indonesia sau khi di chuyển trong khu vực khai thác chung của Việt Nam và Malaysia ở phía nam quần đảo Trường Sa.
Trường Sa
Sau vài ngày xuất hiện ở quần đảo Trường Sa, tàu tuần tra lớn nhất của Trung Quốc Hải Tuần 09 đã quay trở lại Tam Á. Trong lúc ở Trường Sa, nó đã di chuyển qua các thực thể như Đá Chữ Thập, Đá Gaven, Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, cụm Sinh Tồn và Đá Xu Bi.
Đặc biệt, khi đến Bãi Cỏ Mây nó áp sát tàu vị trí của tàu BRP Sierra Madre mà Philippines sử dụng làm nơi đóng quân ở khoảng cách chỉ hơn 1 hải lý.
Trong khi đó, tàu Hướng Dương Hồng 31 vẫn neo ở Đá Vành Khăn trong khi tàu Hướng Dương Hồng 14 neo ở Đá Xu Bi.
Việt Nam tính chi hàng trăm triệu đôla bù thuế OECD cho Samsung, nhiều hãng ngoại
30/5/2023
Tòa văn phòng trung tâm của tập đoàn Samsung ở Hà Nội, ngày 29/5/2023.
Samsung và các công ty nước ngoài khác đang hối thúc Việt Nam đưa ra một cải cách trị giá nhiều triệu đôla để bù đắp cho họ về các khoản thuế cao hơn mà họ phải đối mặt từ năm tới do có một cuộc cải tổ toàn cầu về các quy định thuế, một nguồn tin tham gia vào các cuộc thảo luận này vừa cho Reuters biết.
Các cuộc thảo luận này diễn ra trước thời điểm công bố mức thuế tối thiểu 15% đối với các công ty đa quốc gia lớn từ tháng 1/2024, là kết quả của một cuộc cải cách toàn cầu mang tính bước ngoặt do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dẫn đầu.
Việt Nam đã cam kết tuân thủ quy định này của OECD, theo đó, sẽ tăng thuế suất lên đến 15% đối với nhiều công ty đa quốc gia đang hoạt động trong nước và những công ty hiện đang bị đánh thuế ở mức thấp hơn nhiều nhờ nhiều điều kiện ưu đãi.
Quy định toàn cầu của OECD yêu cầu các công ty hiện chỉ chịu mức thuế thấp ở các địa phương phải đối mặt với khoản thuế bổ sung tại quốc gia gốc của họ.
Một khoản thuế bổ sung cũng có nghĩa là các công ty nước ngoài có thể rút ngoại tệ quý giá ra khỏi Việt Nam để tuân thủ quy định này. Quyết định của Hà Nội về việc thực thi mức thuế lên đến 15% và kế hoạch bù thuế là nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi họ phải nộp thuế bổ sung ở quốc gia gốc.
Việt Nam, vốn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài để thúc đẩy nền kinh tế, lo ngại quy định của OECD có thể khiến nước này kém hấp dẫn hơn đối với các công ty đa quốc gia lớn.
“Nếu điều này không được giải quyết triệt để, khả năng cạnh tranh của Việt Nam sẽ giảm sút”, ông Hong Sun, Chủ tịch Phòng Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, nói và lưu ý rằng các nhà đầu tư Hàn Quốc đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi đó.
Trong một cuộc họp với các quan chức chính phủ vào tháng 4, các hãng công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc như Samsung Electronics và LG Electronics, nhà sản xuất chip Intel của Hoa Kỳ và Bosch của Đức nằm trong số các nhà đầu tư lớn đã thúc ép về các khoản bù thuế nói trên, nguồn tin tham dự cuộc họp cho biết.
Dưới áp lực này, chính phủ đang chuẩn bị một dự thảo nghị quyết có thể được Quốc hội thông qua vào tháng 10 nêu ra việc bù thuế một phần cho các công ty lớn, nguồn tin cho biết, người này từ chối nêu tên vì các cuộc thảo luận nói trên là thông tin nội bộ.
Chưa có công ty nào trả lời khi Reuters đề nghị họ bình luận .
Các công ty này đã đầu tư hàng chục tỷ đôla vào Việt Nam và là những nhà tuyển dụng nhiều người lao động. Ví dụ, Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, sử dụng 160.000 người lao động và sản xuất ra một nửa số điện thoại thông minh của hãng tại Việt Nam, chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Thuế suất của Samsung thay đổi theo địa phương và dao động trong khoảng từ 5,1% đến 6,2% vào năm 2019 ở hai tỉnh miền bắc nơi hãng sản xuất điện thoại thông minh, theo dữ liệu của chính phủ được truyền thông trong nước trích dẫn.
Theo nghị quyết bù thuế được đề xuất - vẫn có thể thay đổi - các công ty có khoản đầu tư lớn vào Việt Nam sẽ được phép nhận các khoản tiền sau thuế hoặc tiền hoàn thuế để hỗ trợ chi phí sản xuất hoặc nghiên cứu của họ.
Nguồn tin cho biết tổng chi phí của kế hoạch dự kiến ước tính lên tới vài trăm triệu đôla/năm, đồng thời lưu ý rằng ngân sách của Việt Nam cho kế hoạch này sẽ lên tới ít nhất 200 triệu đôla/năm.
Tuy nhiên, kinh phí này sẽ gần như tương ứng với nguồn thu bổ sung mà Việt Nam dự kiến sẽ có được từ việc áp mức thuế cao hơn đối với các công ty đa quốc gia lớn theo các quy định toàn cầu mới, nguồn tin cho biết.
Các công ty nhỏ hơn không nằm trong phạm vi của các quy định toàn cầu mới cũng có thể nhận được tiền hỗ trợ, nguồn tin cho biết. Điều này được kỳ vọng sẽ làm giảm những mâu thuẫn tiềm ẩn với các quy định của OECD.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và OECD không trả lời khi Reuters đề nghị họ bình luận.
Sách của ông Trọng: “Lạc đề đối với người dân”!
RFA
26/5/2023
Sách về chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Courtesy tuyengiao.vn
Trong các ngày cuối tháng 5 năm 2023, báo chí do nhà nước Việt Nam kiểm soát ra sức tuyên truyền về hai cuốn sách của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có tựa đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” và “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”.
Báo chí nhà nước nhận xét rằng, các cuốn sách của ông Tổng bí thư “Củng cố niềm tin nhân dân”.
Mất niềm tin, cần củng cố?
Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già hôm 26/5 nhận định với RFA về những cuốn sách trên:
“Báo chí cho rằng sách của ông Trọng nhằm để cũng cố niềm tin nhân dân, tức là họ thừa nhận niềm tin của người dân lung lay từ lâu. Mà không chỉ từ tham nhũng, mà đời sống người dân ngày càng lầm than, nhất là từ hai năm qua sau đại dịch, hàng chục ngàn công nhân thất nghiệp trên cả nước, sự yếu kém về nông sản của người nông dân Việt Nam. Trong khi đó hai giai cấp công nhân và nông dân lại chính là những người tạo ra chế độ độc đảng toàn trị hiện nay. Như vậy hai giai cấp này và những người nghèo tiểu thương khác đang bị bỏ rơi khỏi cuốn sách đó.”
Theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, nếu những giai cấp nghèo khổ nhất nằm trong cuốn sách tâm huyết của ông Nguyễn Phú Trọng thì người dân mới quan tâm. Chứ còn cuốn sách chỉ nhằm nói về vấn đề chống tham nhũng trong khi những vấn đề suy trầm kinh tế, đời sống người dân hiện nay đang rất khó khăn thì không được đề cập đến, vậy theo ông Già, những cuốn sách như thế hoàn toàn là “lạc đề đối với người dân”.
Báo chí cho rằng sách của ông Trọng nhằm để cũng cố niềm tin nhân dân, tức là họ thừa nhận niềm tin của người dân lung lay từ lâu. Mà không chỉ từ tham nhũng, mà đời sống người dân ngày càng lầm than, nhất là từ hai năm qua sau đại dịch.
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già
Cuốn sách về chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban Nội chính Trung ương cùng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ ra mắt vào ngày 2/2/2023. Theo truyền thông Nhà nước, có 55.000 cuốn sách của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được xuất bản khi đó.
Còn cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” cũng của ông Trọng được phát hành vào năm 2021, có đến 11 ngàn bản sách giấy và sách điện tử.
Nhìn nhận về hai cuốn sách của ông Trọng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 26/5 khi trả lời RFA cho rằng, là một người đứng đầu đảng Cộng sản, được cho là nổi tiếng về lý luận, đã đến tuổi phải về nghỉ, việc các trang báo ra sức đánh bóng hai cuốn sách như là một cách ghi nhận “di sản của ông” và cũng để báo trước về ngày ông sắp rời khỏi chức vụ. Tiến sĩ Vũ nhận định tiếp:
“Thông thường, mình muốn chia sẻ kinh nghiệm cho ai thì ít nhất mình phải có một số bài học hữu ích nào đó và nó phải chứng minh là đúng đắn qua thực tiễn mà người ta không có thì lúc đó mới gọi là chia sẻ được. Còn cái mà người ta đã có rồi, đã biết rồi, đã là thầy của mình rồi mà giờ mình đem đi chia sẻ cho người ta thì người ta cười. Trở lại câu chuyện về kinh nghiệm xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chính vì áp dụng một cách máy móc mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa mà chính quyền cộng sản đã đưa đất nước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến đói nghèo và thiếu ăn. Cái này không có gì hay để mà đem đi chia sẻ. Còn về mặt thực tế thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay được vận hành nhờ áp dụng những quy luật và luật lệ về kinh tế thị trường. Những quy luật này đã được phát triển ở Châu Âu từ thế kỷ 19, tức gần 200 năm trước.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, ngay cả lý luận về chủ nghĩa xã hội đi cùng với nó là chủ nghĩa cộng sản cũng đã được các học giả Châu Âu mổ xẻ rất nhiều đến nỗi giờ đây hầu như không còn ai muốn nhắc về nó nữa. Cho nên theo ông Vũ, cả về mặt thực tiễn và về mặt lý luận các cuốn sách của ông tổng bí thư hầu như không có một đóng góp đáng kể nào.
Với cuốn sách thứ hai của ông Trọng có tựa “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng, cuốn này ngay cả ở tựa đề đã như là một lời hiệu triệu nặng tính tuyên truyền. Ông phân tích:
“Nếu anh muốn chia sẻ những kinh nghiệm hay bài học về chống tham nhũng thì trước hết anh phải thi hành việc chống tham nhũng thành công hoặc có những tiến bộ đáng kể thì lúc đó mới nói đến chuyện chia sẻ kinh nghiệm. Ngược lại, nhìn vào tình hình thực tế Việt Nam, tham nhũng ngày càng tràn lan, phức tạp, và trở nên phổ biến. Như vậy thì về mặt thực chất việc chống tham nhũng hoàn toàn thất bại”.
Ảnh minh họa: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và sách báo viết về ông. RFA Edited.
Đánh bóng hình ảnh lãnh tụ
Đó là về thực tế. Còn về mặt lý luận thì theo ông Vũ, việc chống tham nhũng từ lâu đã được các nước chống tham nhũng thành công đúc kết thành những nguyên tắc nhất định. Ông Vũ giải thích thêm:
“Thứ nhất đó là đảng cầm quyền phải trong sạch, ít nhất là đại đa số trong giới lãnh đạo trong sạch. Thứ hai là giới lãnh đạo đảng cầm quyền có quyết tâm chống tham nhũng triệt để. Sau khi có quyết tâm rồi thì mới bàn đến phương diện kỹ thuật đó là thiết kế các hệ thống để ngăn không cho nhân viên chính quyền có cơ hội tham nhũng, trả lương cao để họ sống tốt, làm công việc được trân trọng, bớt theo đuổi việc tham nhũng, và phạt nặng những hành vi tham nhũng để nhân viên sợ mà không dám tham nhũng. Và thứ ba là phải có một cơ chế giám sát độc lập để tránh việc bao che cho tham nhũng. Cơ chế giám sát độc lập này có thể là một cơ quan độc lập của chính quyền, nhưng tốt nhất là các cơ quan độc lập khác như báo chí hay đảng phái đối lập những tổ chức không có chung quyền lợi với phe cầm quyền.”
Như vậy, cả về mặt kinh nghiệm thực tế và lý luận thì theo Tiến sĩ Vũ, chuyện chống tham nhũng ở Việt Nam không có gì gọi là mới hay đặc sắc để mà có thể chia sẻ thành kinh nghiệm riêng.
Tóm lại ông Vũ cho rằng, việc giới thiệu hai cuốn sách của ông tổng bí thư như là một cách đánh bóng hình ảnh về một vị lãnh tụ đảng cộng sản sắp từ giã chính trường, hơn là đưa ra những kinh nghiệm hay chia sẻ kiến thức hữu ích nhằm đóng góp vào kiến thức học thuật chính trị, hay cách điều hành quốc gia.
Cả về mặt kinh nghiệm thực tế và lý luận thì chuyện chống tham nhũng ở Việt Nam không có gì gọi là mới hay đặc sắc để mà có thể chia sẻ thành kinh nghiệm riêng.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ
Điều đáng nói đó là cuốn sách ‘Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam’ của ông Trọng còn được dịch ra bảy ngoại ngữ để xuất bản ra nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Trung, Tây Ban Nha...
Nói về vấn đề này, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già cho rằng độc giả của các quốc gia đó chắc cũng sẽ cười thôi vì họ chẳng biết nó là gì? Ông Già cho rằng đây là sự lãng phí:
“Cách họ làm như vậy là lãng phí, bởi vì phải bỏ ra hàng trăm tỷ, trong tình hình ngân sách rất bi đát, kinh tế suy trầm... Chủ trương của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không chỉ là chống tham nhũng, mà còn chống lãng phí, trong khi bây giờ phát hành cuốn sách mà biết trước rằng nó sẽ rất lãng phí thì có phải họ đang tiếp tục phạm sai lầm trong chủ trương của họ không?
Ngoài việc lãng phí, vị nhà báo kỳ cựu này cũng cho rằng việc tuyên truyền rầm rộ các cuốn sách của ông Trọng cũng chẳng thu hút được độc giả:
“Cách phát hành sách, làm rầm rộ tuyên truyền trên báo chí và khai triển học hành ở trên tất cả các tỉnh thành như vậy cho thấy đây rõ ràng là một phong trào. Điều này phản ánh đúng với bản chất và chủ trương hàng chục năm qua của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, là làm việc gì cũng phong trào một thời gian, làm cho dữ dội, đánh trống thổi kèn, nhưng cuối cùng chìm lỉm xuống sông. Như vậy cuốn sách này chắc chắn thất bại ở góc độ thu hút độc giả.”
Không có nhận xét nào