Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ năm 27 tháng 4 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Mỹ, Hàn ra "Tuyên bố Washington" tăng cường răn đe hạt nhân với Bắc Triều Tiên

    Đăng ngày: 27/04/2023 - 12:27



    Tổng thống Mỹ Joe Biden (T) tiếp đồng nhiệm Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 26/04/2023. AP - Andrew Harnik 


    Trần Công /RFI

    Hôm qua, 26/04/2023, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm cấp nhà nước ở Hoa Kỳ, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã họp thượng đỉnh với đồng nhiệm Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng. Sau cuộc họp, hai nhà lãnh đạo đã ra bản "Tuyên bố Washington", tập trung vào chiến lược "răn đe mở rộng" đối với Bắc Triều Tiên. 

    Từ Seoul, thông tín viên Trần Công tường trình :

    Tuyên bố nhấn mạnh rằng hai nước sẽ họp song phương ngay lập tức nếu Bình Nhưỡng mở một cuộc tấn công hạt nhân, cam kết là liên minh sẽ có phản ứng nhanh chóng và áp đảo bằng mọi phương tiện, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Tổng thống Biden đặc biệt nhấn mạnh: "Chế độ Bắc Triều Tiên sẽ kết thúc nếu họ dám mở cuôc tấn công hạt nhân vào Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ".

    Liên minh Mỹ - Hàn cũng thành lập Nhóm Tham Vấn Hạt Nhân (NCG) để thảo luận chi tiết về "răn đe mở rộng", đồng thời cam kết triển khai thường xuyên các vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ, như tàu ngầm hạt nhân, trên bán đảo Triều Tiên và tăng cường thao dượt trên máy tính, mô phỏng một chiến tranh hạt nhân để tập luyện cách đối phó. Đây được xem là một nỗ lực nhằm xoa dịu dư luận Hàn Quốc về vấn đề "chia sẻ hạt nhân". Tuy nhiên, trên thực tế, Washington chưa bao giờ chia sẻ hoặc thảo luận với ai thông tin về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

    Về mặt kinh tế, hai nước đã nhất trí thiết lập cơ chế "đối thoại về công nghệ thiết yếu và công nghê đang nổi lên", với hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển các công nghệ tiên tiến như chip điện tử, pin, công nghệ sinh học và công nghệ lượng tử trong tương lai.

    Trong chuyến đi lần này, tổng thống Yoon Suk Yeol cũng mang về cho Hàn Quốc khá nhiều hợp đồng với tổng trị giá lên tới 5.9 tỷ đô la. Ông cũng đã có cuộc gặp riêng với tỉ phú Elon Musk để kêu gọi đầu tư vào công nghiệp vũ trụ của Hàn Quốc trong tương lai. 

    Hôm nay, tổng thống Hàn Quốc sẽ có bài phát biểu trước Quốc Hội lưỡng viện Mỹ, ăn trưa với phó tổng thống Kamala Harris và ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Trung Quốc, Tập Cận Bình

    https://cdn.i-scmp.com/sites/default/files/styles/wide_landscape/public/d8/video/thumbnail/2023/04/27/clean-thumb.jpg?itok=iImarmNr

    vừa có lần đầu tiên nói chuyện qua điện thoại kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Ông Tập nói trong cuộc điện đàm rằng đàm phán là “lối thoát duy nhất” của chiến tranh, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. Ông Zelensky sau đó đăng trên twitter là cuộc trò chuyện “dài và có ý nghĩa,” và việc bổ nhiệm đại sứ Ukraine tại Trung Quốc sẽ cải thiện quan hệ song phương. Trung Quốc chưa bao giờ lên án Nga về hành vi xâm lược và hai bên vẫn duy trì quan hệ ngoại giao cũng như kinh tế thân thiện.

    Tòa Bạch Ốc hoan nghênh cuộc điện đàm của ông Tập và ông Zelensky

    Tạ Linh 

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/toa-bach-oc-hoan-nghenh-cuoc-dien-dam-cua-ong-tap-va-ong-zelensky-700x366.jpg


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

    Ngày 26/4, Tòa Bạch Ốc hoan nghênh cuộc điện đàm giữa Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraina Volodomyr Zelenskiy. Tuy nhiên, Washington cho biết còn quá sớm để nói liệu điều này có dẫn đến một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraina hay không.

    Phát ngôn viên an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby bình luận về cuộc gọi của ông Tập và ông Zelensky rằng: “Đó là một điều tốt. Bây giờ, cho dù cuộc điện đàm đó có dẫn tới hòa bình, kế hoạch hay đề xuất có ý nghĩa nào đó hay không, tôi nghĩ chúng ta không thể biết điều đó ngay bây giờ”.

    Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông Tập nói với ông Zelenskiy rằng Bắc Kinh sẽ cử đại diện đặc biệt tới Ukraina và tổ chức các cuộc đàm phán với tất cả các bên tìm kiếm hòa bình.

    Ông Kirby cho biết: “Từ lâu chúng tôi đã nói rằng chúng tôi muốn cuộc chiến này kết thúc… Nếu có cuộc đàm phán hòa bình, thì đó phải là khi Tổng thống Zelenskiy sẵn sàng cho điều đó”. Ông Kirby nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ hoan nghênh “bất kỳ nỗ lực nào để đạt được một nền hòa bình miễn là hòa bình đó có thể. .. bền vững và có thể đáng tin cậy”.

    Mỹ thoát suy thoái trong quý một

    Trước khi năm 2023 bắt đầu, giới quan sát cho rằng kinh tế Mỹ sẽ bước vào suy thoái. Nhưng rồi Mỹ cho thấy bộ mặt sáng sủa hơn. Số liệu GDP trong quý đầu năm, được công bố vào thứ Năm, dự kiến cho thấy tốc độ tăng trưởng theo năm khoảng 2%, phần lớn nhờ vào thị trường lao động thắt chặt, vốn đẩy tiền lương lên cao và giúp duy trì tiêu dùng.

    Những dự đoán về suy thoái kinh tế cho tới nay nghe có vẻ quá ảm đạm khi xét đến hiệu suất tốt hơn mong đợi của Mỹ. Dù vậy để tránh được suy thoái không phải dễ dàng. Hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng là một mối đe doạ cho cả nền kinh tế. Thị trường lao động đang bắt đầu suy yếu khi tỉ lệ nhận bảo hiểm thất nghiệp tăng. Trong khi đó, lạm phát vẫn ở mức cao, buộc Cục Dự trữ Liên bang phải duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Quý một có thể đã là đỉnh của tăng trưởng ở Mỹ trong năm nay.

    Thủ tướng Ý thăm Anh

    Thủ tướng Ý Giorgia Meloni sẽ đến London vào thứ Năm để gặp người đồng cấp Anh, Rishi Sunak. Hợp tác Anh-Ý đang nở rộ. Tháng 12 năm ngoái, Anh và Ý đã cùng với Nhật Bản tham gia dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Đến tháng 2, hai nước ký tiếp thỏa thuận thương mại đầu tiên của Anh với một quốc gia EU kể từ Brexit.

    Trên thực tế, bà Meloni, một người theo chủ nghĩa dân túy, và ông Sunak, người tự nhận là một nhà kỹ trị, có nhiều điểm chung. Cả hai đều đang giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp bằng đường biển (dù con số 5.000 người di cư qua eo biển Manche đến Anh trong năm nay là quá nhỏ so với gần 37.000 người đã đến Ý). Cả hai nhà lãnh đạo đều nhậm chức từ tháng 10 năm ngoái. Cả hai đều là những người bảo thủ, mặc dù đảng của bà Meloni, Anh em nước Ý, bắt nguồn từ chủ nghĩa phát xít mới — vốn khiến Pháp và Đức hoài nghi bà hơn so với sự đón nhận mà họ từng dành cho cựu thủ tướng trung dung Mario Draghi. Có một người bạn ở London sẽ là điều rất tốt đối với bà.

    Tình hình của hệ thống ngân hàng Mỹ

    Hôm thứ Hai, First Republic Bank tiết lộ rằng họ đã mất hơn 100 tỷ đô la tiền gửi trong quý đầu năm. Sau vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank vào tháng 3, những người gửi tiền với số dư quá lớn trên mức được bảo hiểm của nhà nước đã tháo chạy khỏi các ngân hàng cỡ trung của Mỹ. Trong bối cảnh đó, lựa chọn thay thế của First Republic là tái cấp vốn từ các nhà đầu tư hoặc chính phủ. Nhưng nhà đầu tư cũng đang chạy trốn khi giá cổ phiếu của ngân hàng giảm 50% trong thứ Ba. Ngân hàng được cho là đang đàm phán với các cơ quan quản lý, những người đã nhiều lần cam kết tiền gửi trong hệ thống ngân hàng là an toàn.

    Còn bao nhiêu ngân hàng gặp rủi ro? Một nghiên cứu cho thấy rằng nếu một nửa số người gửi tiền không được bảo hiểm rút tiền của họ ra, thì khoảng 190 ngân hàng Mỹ, với tổng tài sản trị giá 300 tỷ đô la, sẽ bị âm vốn chủ sở hữu. Nếu con số này bao gồm First Republic, nó cho thấy các ngân hàng trong số này đều nhỏ hơn đáng kể. Song thị trường vẫn không hoàn toàn an tâm.

    Missouri cấm các liệu pháp y học giới tính ngay cả với người lớn

    Với danh nghĩa bảo vệ trẻ em, hơn chục bang của Mỹ đang hạn chế trẻ vị thành niên tiếp cận với y học giới tính. Nhưng không nhiều bang muốn cấm các phương pháp điều trị như vậy cho người lớn, vì họ cho rằng người lớn nên có quyền tự do quyết định cơ thể của mình.

    Nhưng kể từ thứ Năm, bang Missouri sẽ hạn chế nghiêm ngặt việc tiếp cận các phương pháp điều trị trên đối với người lớn. Một luật khẩn cấp, có hiệu lực cho đến tháng 2 tới, sẽ cấm các bác sĩ cung cấp thuốc ức chế dậy thì, liệu pháp hormone và phẫu thuật cho bệnh nhân mới trừ khi tình huống ép buộc. Các tình huống này bao gồm bằng chứng về ba năm liên tiếp “được ghi nhận lâm sàng” là mắc chứng phiền muộn giới, số giờ trị liệu, giải quyết mọi tình trạng sức khỏe tâm thần, và sàng lọc bệnh tự kỷ và “nghiện mạng xã hội.”

    Tổng chưởng lý thuộc phe Cộng hòa của bang, Andrew Bailey, nói các biện pháp trên sẽ giúp những người đang đi tìm bản dạng giới của họ “đưa ra quyết định đúng đắn.” Nhưng khi các thách thức pháp lý xuất hiện, luật này sẽ là bài thử nghiệm cho các bang khác xem xét. Các chính trị gia bảo thủ cũng như những người ủng hộ quyền chuyển giới sẽ theo dõi chặt chẽ.

    Phái đoàn Trung Quốc tới Ukraina: ‘Bắc Kinh không tìm cách hòa giải’

    Liên Thành 

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-27-luc-102838-sa-700x366.jpg


    Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: afp.com/Mikhail TERESHCHENKO). 

    Trung Quốc hôm 26/04 tuyên bố sẽ cử một phái đoàn tới Ukraina để tìm kiếm một ‘giải pháp chính trị’ cho cuộc xung đột, sau khi công bố cuộc điện đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Volodymyr Zelenzky. Tổng thống Ukraina cho biết ông đã có cuộc điện đàm “dài và có ý nghĩa” với lãnh đạo Trung Quốc, đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa họ kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24/02 năm ngoái.

    Đối với Antoine Bondaz, nhà nghiên cứu tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) và là chuyên gia về Trung Quốc, thông báo này trên hết là một hoạt động truyền thông, nhằm mục đích giúp Trung Quốc tái định vị tốt hơn trong cuộc xung đột. 

    Chia sẻ với báo Pháp L’express, nhà nghiên cứu Bondaz nói:

    Việc cử một phái đoàn giống như việc tiếp tục đối thoại với người Ukraina hơn là mong muốn thực sự tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột trong thời gian ngắn. Theo nghĩa này, Trung Quốc vẫn không phải là một trung gian hòa giải và họ cũng không có mục tiêu đó. 

    Về đại diện đặc biệt của chính phủ Trung Quốc phụ trách khu vực Á-Âu kể từ năm 2019, Đại sứ Li Hui, cũng là cựu đại sứ Nga (2009-2019), sẽ được Bắc Kinh cử đi, vì vậy một số người lo ngại về sự gần gũi với Matxcova hơn là với Kyiv. Ngoài ra, kể từ đầu cuộc chiến, ông Tập Cận Bình đã từ chối mọi yêu cầu liên lạc với ông Volodymyr Zelensky, trong khi ông trao đổi cả chục lần với ông Vladimir Putin: gặp mặt, gọi điện và trao đổi thư từ.

    Lý do khiến Trung Quốc trì hoãn liên lạc với Ukraina?

    Theo nhà nghiên cứu Bondaz, là do Bắc Kinh gần gũi với Matxcova, Trung Quốc biết rất rõ rằng bằng cách kêu gọi Ukraina, có nguy cơ sẽ khiến đối tác của mình không hài lòng. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc không có nhiều điều để nói với lãnh đạo Ukraina, bởi vì họ ủng hộ Nga về mặt kinh tế, chính trị và ngoại giao. 

    Vậy tại sao Bắc Kinh lại liên lạc với Kyiv vào thời điểm này? Có một số giả thuyết. Thứ nhất, tất cả các nước châu Âu, bao gồm cả Pháp trong chuyến thăm cấp nhà nước của ông Emmanuel Macron, đã khuyến khích nhà lãnh đạo Trung Quốc thảo luận với tổng thống Ukraina. Bằng cách gọi điện cho ông Zelensky, ông Tập Cận Bình cũng bắn tín hiệu cho các quốc gia rằng Trung Quốc có vai trò trong việc giải quyết xung đột. Điều này cũng có thể làm chậm quá trình tăng cường hợp tác xuyên Đại Tây Dương ở một số quốc gia  Trung và Đông Âu. Cuối cùng, nhà nghiên cứu Bondaz chỉ ra là những bình luận vô căn cứ của đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye (Lư Sa Dã) đã có thể đẩy nhanh chương trình nghị sự của Trung Quốc. Khi có những nghi ngờ về lập trường của Trung Quốc trong cuộc chiến này, thì thông báo về việc cử phái đoàn tới Ukraina đã trấn an một số quốc gia.

    Trước đó Đại sứ Trung Quốc Lư Sa Dã đã bị các nước châu Âu chỉ trích gay gắt khi nói, các quốc gia từng thuộc Liên Xô không có địa vị thực tế trong luật pháp quốc tế vì không có thỏa thuận quốc tế nào cụ thể hóa tình trạng chủ quyền của họ. Ý chỉ họ không phải là một quốc gia được luật tế bảo vệ. Tuyên bố lập tức hứng nhiều chỉ trích từ các nước châu Âu, từ Ukraina, Ba Lan, Latvia, Czech, Litva, Estonia, Luxembourg, Đức, Pháp. Đại sứ quán Trung Quốc tại  Pháp sau đó phải lên tiếng giải thích rằng phát biểu gây tranh cãi của đại sứ Lư Sa Dã là ‘quan điểm cá nhân’.

    Việc thông báo cử phái đoàn của Trung Quốc có ảnh hưởng tới Nga hay không? 

    Theo nhà nghiên cứu Bondaz, Nga sẽ không nhúc nhích vì Trung Quốc chưa gửi bất kỳ tín hiệu nào cho thấy họ đã thay đổi quan điểm và xem xét lại sự ủng hộ đối với Nga. Thậm chí có một nghịch lý: trong khi ông Tập Cận Bình nhắc lại tầm quan trọng của chủ quyền của mỗi quốc gia, được ghi trong hiến chương Liên Hợp Quốc, thì ông ta không hề lên án sự xâm lược của Nga.

    Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã ở Nga vài ngày gần đây và không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ xa rời Nga. 

    Cuối cùng nhà nghiên cứu Bondaz kết luận.

    Với Bắc Kinh, bạn luôn phải so sánh các tuyên bố của họ với những gì họ thực sự làm, và so sánh những gì họ làm với Nga và những gì họ làm với Ukraina.


    Không có nhận xét nào