Header Ads

  • Breaking News

    Tập Cận Bình càng tập trung quyền lực, ĐCSTQ càng nhanh tự diệt vong


    Ông Tập Cận Bình tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc vào tháng 3/2023. Ảnh: Baochinhphu).

    Tại Kỳ họp Lưỡng hội của Trung Quốc, Tập Cận Bình đã hiện thực hóa giấc mơ cai trị vĩnh viễn của mình, tái đắc cử chức Chủ tịch nước với 2.952 phiếu bầu, 0 phiếu trắng và 0 phiếu phản đối. Trên trang facebook của nhà văn Nhan Thuần Câu, tác giả nhận định “Tập Cận Bình có sức mạnh lớn chưa từng có, và nguy cơ tự diệt vong của ĐCSTQ cũng lớn chưa từng có”.

    Theo Nhan Thuần Câu, một số kế hoạch cải cách các tổ chức đảng và chính phủ đã được tiết lộ, trong khi những kế hoạch khác chưa nói ra hết. Tư tưởng cơ bản của cải cách thể chế là chuyển toàn bộ bộ máy nhà nước thành hệ thống thời chiến, bước ngoặt lớn này có lẽ sẽ không vội vàng mà tiến hành từng bước, cải cách thể chế tài chính một chút, và Ban nội vụ đang chờ giải quyết.

    Theo tác giả, vấn đề không phải là liệu các cơ quan chính phủ có được chuyển sang hệ thống thời chiến hay không, mà là vấn đề sẽ nhanh hay chậm, lớn hay nhỏ. Liên minh với Nga sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh với Hoa Kỳ, vì vậy phải thay đổi sang hệ thống thời chiến.

    Tập Cận Bình tập hợp quyền lực lớn trong tay, thông qua cải cách thể chế của đảng và chính phủ, ông ta kiểm soát các bộ phận quan trọng của sự sống còn của đảng và đất nước. Ông ta có những dự cảm về tình hình bất ổn cả bên trong lẫn bên ngoài và sự không tin tưởng vào khả năng của băng nhóm nịnh thần.

    Ông ta tập hợp các chức năng trọng yếu của đất nước thành năm bộ phận lớn: nội chính, tài chính, tuyên truyền, đối ngoại và quốc phòng, giao cho tay chân phụ trách và bọn họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tập Cận Bình. Nếu năm nhánh cấp dưới đều có thể tự mình đảm đương công việc, gánh vác trách nhiệm nặng nhẹ, nếu có thể chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tập, cộng với tài thao lược oai hùng của Tập, thì chế độ thời chiến như vậy mới thực sự có ý nghĩa.

    Nhưng nhược điểm của tập trung hóa lại nằm chính ở cơ chế ra quyết định, năm cơ quan chính đều do một người đứng đầu, khi lên đến đỉnh thì người khác quyết định, công việc đối nội và đối ngoại của ĐCSTQ đều được giao cho năm người , và cuối cùng là bản thân ông Tập. Tuy nhiên, dự đoán của ông Tập mắc sai lầm là “chuyện thường” và ra lệnh mù quáng là “có khả năng”, tướng yếu không có binh mạnh, kết quả có thể tưởng tượng được.

    Nhược điểm của hệ thống tập trung bao gồm: thứ nhất, không có sự kiểm tra và cân bằng quyền lực; thứ hai, không có chất vấn đối với việc ra quyết định; thứ ba, không có cơ chế sửa sai. Không ai dám không đồng ý với những lời của ông Tập, và cấp dưới của ông ta phải hành động theo cảm xúc của ông ta, nói những gì ông ta thích nghe và làm những gì ông ta thích làm. Không có tiếng nói phản đối tức là không có chỗ để nghiên cứu sâu, không ai dám can ngăn trực tiếp, dù biết đường đi không thông cũng phải cắn răng mà đi tiếp. Kiểu tập trung quyền lực này là một quá trình tự hủy hoại liên tục.

    Kể từ thời Mao Trạch Đông, mặc dù ĐCSTQ đã tập trung quyền lực nhưng vẫn có sự phân công công việc giữa đảng và chính quyền, theo truyền thống, chủ tịch đảng phụ trách đư lối, thủ tướng phụ trách vận hành. Mao cả đời chỉ muốn làm lãnh tụ của phong trào cộng sản quốc tế, đặt nền kinh tế quốc gia và dân sinh lên vai Chu Ân Lai, suốt ngày mơ mộng, nên Chu Ân Lai đã giải tỏa cho ông ta những lo lắng. Ngay cả khi Lâm Bưu đào tẩu, Chu Ân Lai cũng là người giải quyết cặn kẽ.

    Đặng cũng chỉ quan tâm đến phương hướng chung, không tranh cãi, thân Mỹ, mở cửa thị trường, cải cách hệ thống, giao việc cụ thể cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Hồ Diệu Bang chỉ quan tâm đến chính trị và tư tưởng, cải tạo những vụ oan, sai, giao kinh tế và dân sinh cho Triệu Tử Dương. Giang Trạch Dân thích nói lớn, phô trương tài năng, để giới tư bản vào đảng, giao cho Chu Dung Cơ cải cách kinh tế. Hồ Cẩm Đào thận trọng và kỷ luật, giao việc nước cho Ôn Gia Bảo. Bất kể thế nào, đảng và chính phủ đã hỗ trợ lẫn nhau, mặc dù họ cũng đã chao đảo trong suốt bốn mươi năm.

    Theo Nhan Thuần Câu, trong tay Tập Cận Bình cái gọi là tam quyền phân lập càng lúc càng mờ nhạt, không có kiểm tra đối trọng, không có chất vấn và tranh luận, chỉ có Tập Cận Bình là người quyết định cuối cùng về sinh tử. Mười năm qua, lịch sử đã chứng minh Tập Cận Bình không phải là người có đại tài thao lược, ông ta liên tục nhận định sai tình thế, đánh giá sai đối thủ, đánh giá sai chính mình. Chịu đựng nhiều như vậy, đào nhiều hố như vậy, sao ông ta vẫn cảm thấy chưa đủ, lại còn muốn tập trung quyền lực thêm nữa, đối với ông ta mà nói, lại càng thêm khó.

    Mặt khác, ở Hoa Kỳ, giới hành pháp và tổng thống rất có quyền lực, nhưng các công việc trọng đại của đất nước đều do cả hai viện của Quốc hội quyết định. Quốc hội cho phép tổng thống làm, và tổng thống có quyền và tiền để làm việc đó, nếu Quốc hội không quyết thì tổng thống sẽ không làm gì cả. Quốc hội đưa ra quyết định như thế nào? Các thành viên là đối tượng của dư luận xã hội, giữa họ có sự kiểm soát và cân bằng, trước khi đưa ra một vấn đề nào đó thì phải tranh luận trước, tranh luận không phải là tranh luận xuông mà là phải có lý lẽ theo quy định của pháp luật. Một quyết định phải chịu được những nghi ngờ và chỉ trích lặp đi lặp lại, và nó phải có khả năng chịu được sự giám sát và bác bỏ. Đó không phải là một cuộc tranh luận kín mà được dư luận theo dõi sát sao hàng ngày. Ngay cả khi có một sự khác biệt nhỏ, sẽ có tranh luận. Mặc dù đại biểu quốc hội có quyền tranh luận nhưng họ phải đưa ra được các lý lẽ xác đáng và thuyết phục.

    Trước sự cạnh tranh và thách thức toàn diện của Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác, Tập Cận Bình thực sự muốn chống lại bằng cơ chế thời chiến, ra quyết định độc tài của ĐCSTQ?

    Hiện nay tham nhũng ở TQ đã không thể ngăn chặn, tình hình ngày càng phức tạp và xấu đi khi có cơ chế càng tập quyền và độc đoán hơn, cấp dưới chỉ cần trung thành, không cần kỹ năng, hành động theo cách đồi bại như vậy chẳng phải là càng ngày càng tệ sao?

    Theo Nhan Thuần Câu, 5 năm tới sẽ là thời khắc sinh tử của ĐCSTQ, là phúc hay họa? nếu đã là họa thì không thể tránh khỏi, hãy xem Tập Cận Bình gột rửa bản thân như thế nào.

    DKN

    Không có nhận xét nào