Header Ads

  • Breaking News

    Samsung xây nhà máy khổng lồ đấu với Mỹ, Đài, Nhật, Tàu và giảm phụ thuộc vào các nhà máy ở Việt Nam


    Theo CNBC, Samsung có kế hoạch xây dựng nhà máy vi mạch lớn nhất thế giới tại Hàn Quốc với giá 228 tỷ USD. Quyết định này phù hợp với nỗ lực của Seoul nhằm tăng cường sản xuất trong nước tránh phụ thuộc các nhà máy sản xuất ở nước ngoài, chủ yếu là Việt Nam. Samsung hiện là nhà sản xuất chip nhớ điện tử lớn nhất thế giới, trong khi hãng đứng thứ 2 là SK Hynix cũng thuộc Hàn Quốc. Vào tháng 10/2022, Samsung tuyên bố đặt mục tiêu sản xuất những con chip hiện đại nhất thế giới vào năm 2027.

    Hãng tin CNBC nhận định những cố gắng của Samsung kèm sự hỗ trợ của chính phủ là nhằm bắt kịp đối thủ TSMC, nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới. Hiện TSMC đang là nhà sản xuất chip theo hợp đồng cho nhiều thương hiệu nổi tiếng như Apple.

    Vào thứ Tư 15-3-2023, gã khổng lồ điện tử đã thông báo rằng họ có kế hoạch xây dựng một nhà máy bán dẫn mới, lớn nhất ở nước này với chi phí 300 nghìn tỷ won Hàn Quốc, tương đương khoảng 228 tỷ đô la. Số tiền chiếm phần lớn trong số 550.000 tỷ won đầu tư vào khu vực tư nhân được Chính phủ Hàn Quốc công bố. Quốc gia này sẽ thực hiện chiến lược mở rộng giảm thuế và đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghệ cao liên quan đến chip, màn hình và pin.

    Các vi mạch đương nhiên là trung tâm của sự phát triển, vì chúng là một thành phần quan trọng đối với tất cả các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, việc xây dựng gigafactory của Samsung sẽ mất nhiều thời gian: theo kế hoạch sơ bộ, nó sẽ đi vào hoạt động hoàn toàn vào năm 2042.

    Riêng Samsung Electronics, Samsung Display, các chi nhánh Samsung SDI và Samsung Electro-Mechanics cho biết, có kế hoạch đầu tư 60,1 nghìn tỉ won (46 tỉ USD) trong 10 năm tới vào các khu vực bên ngoài khu vực đô thị Seoul để phát triển công nghệ đóng gói chip, màn hình và pin.

    Động thái này được xem là một phần của cuộc đua toàn cầu nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp chip. Một phát ngôn viên của Samsung đã xác nhận kế hoạch xây dựng và nói rằng công ty sẽ cố gắng thực hiện khoản đầu tư. “Tổ hợp siêu nhà máy (The megacluster) sẽ là hạt nhân chính trong hệ sinh thái bán dẫn của chúng tôi,” Chính phủ Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết Samsung sẽ được hô trợ thêm 5 nhà máy sản xuất chip, thu hút tới 150 nhà sản xuất vật liệu, bộ phận và thiết bị, nhà sản xuất chip fabless và các tổ chức nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn. “Khi lựa chọn địa điểm đặt các nhà máy mới thì chúng tôi đã tính đến hiệu ứng sức mạng tổng hợp cộng dồn từ các nhà máy có sẵn gần đó”, Bộ trưởng thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc Lee Chang Yang cười nói.

    Động thái trên của Hàn Quốc được cho là nối gót Mỹ khi đổ lượng lớn tiền đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật. Động thái của Samsung nói riêng và Hàn Quốc nói chung không có gì lạ khi chính phủ Mỹ trước đó đã chi tới 53 tỷ USD hỗ trợ ngành sản xuất bán dẫn, cùng với một chương trình ưu đãi thuế để thúc đẩy ngành chip điện tử trong nước đã hoang phế nhiều năm.

    Tại Châu Âu, chính phủ cũng ban hành bộ luật “European Chíp Act” nhằm huy động 46 tỷ USD từ cả tư nhân lẫn đầu tư công cho mảng chip điện tử. Ngay cả đến Ấn Độ cũng đang dồn lực cho mảng bán dẫn này.

    Trong khi đó, TSMC từ lâu đã nhận được đến 150 dự án ưu đãi suốt 10 năm qua. Phía Nhật Bản thì thỏa thuận hợp tác với TSMC để mở nhà máy hàng trăm tỷ USD tại đất nước này để tham gia cuộc đua khi các tập đoàn trong nước không đủ sức.


    Hiện Hàn Quốc vẫn là nước sản xuất chip nhớ điện tử lớn nhất thế giới và mặt hàng này chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của xứ sở kimchi. Tuy nhiên chính quyền Seoul vẫn chưa hài lòng khi quyết định tiếp tục giảm thuế cho các nhà máy bán dẫn lớn, từ mức giảm 8% lên 15%, đồng thời có chính sách hỗ trợ về điện nước, các nguồn tài nguyên cung ứng cho những nhà máy này.

    Ngoài ra, Hàn Quốc cũng sẽ chi trực tiếp ít nhất 19 tỷ USD trong 5 năm cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiên tiến như trí thông minh nhân tạo hay các thế hệ chip điện tử mới nhất. Mục tiêu của nước này là đẩy doanh thu của 10 hãng sản xuất chip lớn nhất trong nước vượt 1 nghìn tỷ Won trong năm 2023.

    “Đây là một cuộc chiến cạnh tranh cực kỳ căng thẳng trong mảng xây dựng các nhà máy sản xuất bán dẫn”, Phó chủ tịch Ahn Ki Huyn của Hiệp hội công nghệ bán dẫn Hàn Quốc thừa nhận.

    Paul Triolo từ công ty tư vấn toàn cầu Albright Stonebridge Group nói với BBC rằng động thái của Hàn Quốc diễn ra khi "các công ty lớn đang tăng cường nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước cho ngành bán dẫn".

    "Kế hoạch này kể như ở một mức độ nào đó là hiệu ứng tập trung thành khu theo mô hình của Đài Loan, nơi bộ ba công viên khoa học... tạo thành một cụm lớn đã thu hút nhiều công ty khác, cả thượng nguồn và hạ nguồn trong chuỗi cung ứng," ông Triolo nói.

    Chất liệu bán dẫn cung cấp năng lượng cho mọi sản phẩm từ điện thoại di động đến phần cứng quân sự và đang là tâm điểm của cuộc tranh chấp gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vào tháng 10, Washington đã thông báo rằng họ sẽ yêu cầu giấy phép đối với các công ty xuất khẩu chip sang Trung Quốc sử dụng các công cụ hoặc phần mềm của Hoa Kỳ, bất kể chúng được sản xuất ở đâu trên thế giới. Trung Quốc thường gọi Hoa Kỳ là "bá chủ công nghệ" để đáp lại các biện pháp kiểm soát xuất khẩu do Washington áp đặt.

    Việt Nam là quốc gia sản xuất hầu hết các sản phẩm điện thoại Samsung. Cơ sở sản xuất của Samsung được đặt tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh, nơi có hai nhà máy đang sản xuất điện thoại thông minh, máy tính bảng và thiết bị đeo. Các nhà máy này hiện sản xuất 120 triệu chiếc mỗi năm chiếm khoảng gần 50%tổng sản lượng của Samsung. Hầu hết nguồn cung cấp toàn cầu của Samsung, bao gồm cả cho các thị trường như Bắc Mỹ và Châu Âu đều đến từ Việt Nam.

    Không có nhận xét nào