Ngoại trưởng Tần Cương. (Ảnh: AFP).
Trong những ngày gần đây, luận điệu chống Mỹ ở Bắc Kinh lại nổi lên. Nhưng lần này nó đã vươn lên đến cấp lãnh đạo cao nhất. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã trực tiếp lên án Washington và các đồng minh của họ, gạt bỏ những khuôn mẫu đen tối trong quá khứ sang một bên.
Ngoại trưởng Tần Cương cũng phàn nàn về chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc, tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt “sự đàn áp” của Mỹ.
Phó tổng biên tập tạp chí ‘Foreign Policy’ James Palmer đã xuất bản một bài viết vào thứ Tư (ngày 8 tháng 3) rằng cả hai người Trung Quốc nói trên đều dựa nhiều vào cùng một chủ đề trong chính trị của ĐCSTQ – mọi thứ đều là lỗi của Hoa Kỳ. Washington đã trở thành một vật tế thần thuận tiện cho mọi rắc rối của ĐCSTQ .
Ví dụ: Về vấn đề bất ổn kinh tế, trong một bài phát biểu trong hai phiên họp, Tập Cận Bình đã nói rằng các nước phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu đã “ngăn chặn và đàn áp toàn diện đối với chúng ta.” Về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cho rằng chính Washington đã gây ra rắc rối. Về vấn đề chính trị, họ nói rằng Hoa Kỳ đứng sau hậu trường trong nỗ lực thực hiện một cuộc “cách mạng màu” ở Trung Quốc.
James Palmer nói: “Tâm lý này rất nguy hiểm, không chỉ đối với các mối quan hệ quốc tế mà còn đối với các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nếu Trung Quốc có cơ hội giải quyết nó”.
Ông chỉ ra rằng cũng có luận điệu chống ĐCSTQ trong chính trị Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả ở một Washington đang bị chia rẽ, việc chỉ trích Bắc Kinh thường nhằm vào phe chính trị đối lập. Đồng thời, các phương tiện truyền thông trong nước ở Hoa Kỳ có thể dễ dàng đăng tải các bài báo hoặc bài xã luận chỉ trích Hoa Kỳ quá hà khắc với ĐCSTQ, nhưng làm những điều tương tự ở Trung Quốc sẽ mang lại rủi ro cá nhân cho các tác giả.
Không chịu nhận trách nhiệm vì không giải quyết được vấn đề trong nước, chỉ có thể lên giọng chống Mỹ
Luận điệu chống Mỹ đã là một yếu tố chính của ĐCSTQ kể từ năm 1949. Ngay cả trong những năm 1990 và 2000, các bài xã luận trên phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn thường xuyên sử dụng thuật ngữ “một quốc gia nào đó” khi chỉ trích Hoa Kỳ. Nhưng các quan chức và trí thức vào thời điểm đó sẵn sàng chấp nhận rằng Trung Quốc cần phải thay đổi, và lập luận rằng nhiều vấn đề của nước này có thể bắt nguồn từ trong nước chứ không phải từ âm mưu của đối thủ nước ngoài. Thậm chí, nó còn ủng hộ việc học tập kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là trong khoa học và kinh tế.
Vào đầu những năm 2010, ĐCSTQ bắt đầu đổ lỗi cho Hoa Kỳ về các vấn đề trong nước và địa chính trị của nước này. Sau sự kiện Mùa xuân Ả Rập, sự hoang tưởng của ĐCSTQ đối với các cuộc cách mạng màu trở nên mãnh liệt hơn và hoạt động tuyên truyền chống Mỹ diễn ra thường xuyên hơn. Lo ngại rằng Hoa Kỳ đang chiếm được trái tim và khối óc của giới trẻ Trung Quốc, ĐCSTQ đã dùng đến các biện pháp đàn áp văn hóa và kiểm duyệt internet.
Vào thời điểm đó, lý do mà Tập Cận Bình đưa ra để tiến hành cải cách và thanh trừng nội bộ đảng là để chống nạn tham nhũng trong ĐCSTQ và chính phủ.
Giờ đây, khi ông Tập đang bước vào nhiệm kỳ thứ ba, mối liên hệ giữa sự thất bại của đất nước và khả năng lãnh đạo của ông đã rõ ràng hơn. Nhưng thừa nhận điều này đã trở thành không thể.
Palmer cho biết ngay cả một dấu hiệu bất đồng với ông Tập cũng có thể biến thành một thảm họa chính trị, khiến ngôn ngữ chính thức cường điệu của Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn.
Ví dụ, sự sụp đổ của các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc trong đại dịch lại được ĐCSTQ được coi là một “thành tích xuất sắc” của ngoại giao. Việc từ bỏ hoàn toàn chính sách Zero COVID lại được ĐCSTQ ca ngợi là một chiến thắng lớn trong việc đánh bại virus.
Palmer nói: “Khi mọi thứ đi quá xa để che đậy, người duy nhất mà ĐCSTQ có thể đổ lỗi là Hoa Kỳ”.
Luận điệu chống Mỹ làm trầm trọng thêm tình hình, khó tìm ra điểm mấu chốt trong quan hệ Mỹ-Trung
Bài báo của Palmer cũng cho rằng việc tìm ra điểm mấu chốt cho quan hệ Mỹ-Trung ngày càng trở nên khó khăn. Ngay cả khi Hoa Kỳ và Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao cửa sau trong các lĩnh vực cùng quan tâm, các quan chức Hoa Kỳ có thể phải đối phó với những lời chỉ trích vô tội vạ của ĐCSTQ.
Mối lo ngại là một số người Trung Quốc sẽ bị lôi cuốn bởi tình cảm chống Mỹ, và cuối cùng những lời hoa mỹ này sẽ dẫn đến các rào cản đối xử và quy định đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc.
Ví dụ, Palmer nói rằng trong khi chính phủ Trung Quốc sẵn sàng dành ngoại lệ cho các công ty tài chính có quan hệ mật thiết với giới thượng lưu, thì các quan chức cấp thấp hơn sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho các công ty Mỹ khác. Ví dụ, nhiều bộ phim Hollywood mà Trung Quốc gần đây đã cho phép dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu có khả năng bị hủy bỏ trong vòng sáu tháng tới.
Bài báo nói rằng ĐCSTQ cần hiểu rằng đổ lỗi mọi thứ cho Hoa Kỳ thì dễ, nhưng thách thức trực tiếp Hoa Kỳ thì khó hơn nhiều.
Palmer kết luận: “Phép thử cho điều này là liệu Bắc Kinh có thực sự cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine hay khăng khăng chỉ trích NATO đã hỗ trợ Kyiv trong những bản tin thời sự vào mỗi tối”.
DKN
Không có nhận xét nào