Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ ba 21 tháng 02 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Tổng thống Joe Biden đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv, thủ đô Ukraine.

    https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2023/02/21-2-23.jpeg

    Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Biden tới Ukraine kể từ khi Nga xâm lược gần một năm trước. Ông Biden cam kết hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine, đồng thời hứa sẽ chuyển giao các thiết bị quân sự mới bao gồm tên lửa chống tăng Javelin và radar.

    Mỹ đã báo trước cho Nga về chuyến thăm Kiev của ông Biden

    Tạ Linh 

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/02/anh-chup-man-hinh-2023-02-21-luc-71552-sa-700x366.jpg

    Tổng thống Biden có mặt ở Kyiv ngày 20/2 và gặp người đồng cấp Volodymyr Zelensky. (Ảnh chụp màn hình video WSJ). 

    Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 20/2 cho biết, Mỹ đã thông báo cho phía Nga về chuyến đi của Tổng thống Joe Biden đến thăm Kyiv, chỉ vài giờ trước khi ông Biden xuất phát. 

    Quan chức Tòa Bạch Ốc nói rằng đây là biện pháp nhằm tránh những tính toán sai lầm, có thể đẩy hai cường quốc hạt nhân vào xung đột trực tiếp.

    Cố vấn Sullivan khẳng định chuyến thăm của ông Biden đến Kyiv là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ “thăm thủ đô quốc gia đang có xung đột mà quân đội Mỹ không kiểm soát cơ sở hạ tầng thiết yếu”. 

    Ông Sullivan nhấn mạnh điều này khiến chuyến đi của Tổng thống Biden khác với các lần công du Iraq và Afghanistan của những người tiền nhiệm.

    Ông Sullivan cho biết điều này đòi hỏi nỗ lực hậu cần và an ninh từ nhiều bộ ngành của chính phủ Mỹ, nhằm biến hoạt động hiểm nguy thành chuyến đi với những mối đe dọa trong tầm kiểm soát. Ông cũng cho biết thêm rằng Tổng thống Biden duyệt kế hoạch thăm Kyiv sau khi nhận báo cáo an ninh hôm 17 tháng 2.

    Tổng thống Biden có mặt ở Kyiv ngày 20/2 và gặp người đồng cấp Volodymyr Zelensky tại Phủ tổng thống Ukraina. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hai lãnh đạo bước đi trên đường phố giữa lúc còi báo động phòng không được kích hoạt.

    Tổng thống Zelenskyy nói rằng ông Macron đang lãng phí thời gian khi muốn đối thoại với Nga

    Quang Nhật

    Tổng thống Zelenskyy nói rằng ông Macron đang lãng phí thời gian khi muốn đối thoại với Nga

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong cuộc họp báo với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, tại Phủ thủ tướng ở Berlin, Đức, vào ngày 9/5/2022. (Ảnh: Stefanie Loos/Getty Images) 

    Tổng thống Pháp Macron nhiều lần bày tỏ muốn đối thoại với Nga trong suốt cuộc chiến Nga – Ukraine. Gần đây nhất, khi cuộc chiến Nga – Ukraine không nhìn thấy hồi kết, Tổng thống Pháp lần nữa bày tỏ xem xét khả năng đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, ông Zelenskyy cho rằng việc đó lãng phí thời gian và cần “nghiền nát Nga” bằng vũ khí thay vì đối thoại.

    Là một trong các tổng thống ở châu Âu nhiệt tình nhất trong việc muốn giải quyết xung đột Nga – Ukraine bằng đối thoại, nhưng nỗ lực của Tổng thống Pháp luôn chưa thành bởi vô vàn lý do.

    Hôm thứ Sáu 17/2/2023, ông Macron kêu gọi các đồng minh tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Nhưng đồng thời, ông cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Journal du Dimanche rằng ông không tin vào sự thay đổi chế độ Nga; một hy vọng dẫn tới kết thúc cuộc chiến Nga – Ukraine. Ông Macron cho rằng có rất ít cơ hội đạt được một giải pháp dân chủ từ bên trong xã hội dân sự Nga và không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa Putin trở lại bàn đàm phán.

    Ông Macron cũng bày tỏ quan điểm rằng “Nga phải bị đánh bại ở Ukraine” nhưng ông không muốn thấy Nga bị “nghiền nát”.

    Những bình luận đó khiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, nói rằng Pháp nên nhớ đến thất bại hồi thế kỷ 19 ở Nga của Napoléon Bonaparte; nơi trận chiến của người Pháp bị “nghiền nát” trong mùa đông nước Nga.

    Bản thân Tổng thống Pháp Macron đã bị một số đồng minh NATO chỉ trích vì đưa ra những thông điệp trái chiều [với NATO] liên quan đến chính sách của ông về cuộc chiến giữa Ukraine và Nga.

    Bày tỏ quan điểm trước nhận định này của Tổng thống Pháp, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Corriere della Sera của Ý, được công bố vào Chủ nhật, rằng nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron đang lãng phí thời gian để xem xét bất kỳ hình thức đối thoại nào với Nga.

    “Đó sẽ là một cuộc đối thoại vô ích. Trên thực tế, ông Macron đang lãng phí thời gian của mình. Tôi đã đi đến kết luận rằng chúng tôi không thể thay đổi thái độ của Nga”, ông Zelenskyy nói, trang Reuters trích nguồn từ nhật báo Ý,

    Trong tháng này, tổng thống Ukraine sẽ có chuyến thăm Paris ngắn. Ông Zelenskyy cũng bày tỏ rằng quan điểm cứng rắn hơn của Tổng thống Pháp đối với Nga trong những tháng gần đây cho thấy đã có một sự thay đổi đáng kể.

    Theo Reuters

    Trung Quốc nói một số nước phải ngừng ‘châm thêm dầu vào lửa’ trong xung đột Ukraine 

    21/02/2023 

    Reuters 

    Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương

    Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương 

    Ngoại trưởng Tần Cương cho biết Trung Quốc “quan ngại sâu sắc” rằng cuộc xung đột Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, đồng thời kêu gọi một số quốc gia, ám chỉ Mỹ, ngừng “đổ thêm dầu vào lửa”, Reuters loan tin hôm 21/2.

    Bắc Kinh, năm ngoái đã thiết lập quan hệ đối tác “không giới hạn” với Moscow, kiềm chế không lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Trong khi đó, Hoa Kỳ cảnh báo về hậu quả nếu Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga, điều mà Bắc Kinh bác bỏ.

    “Trung Quốc vô cùng lo ngại rằng cuộc xung đột Ukraine sẽ tiếp tục leo thang hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát”, ông Tần cho biết trong một bài phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức tại Bộ Ngoại giao.

    “Chúng tôi kêu gọi một số quốc gia ngay lập tức ngừng đổ thêm dầu vào lửa,” ông Tần nói trong bài phát biểu dường như nhắm vào Hoa Kỳ, đồng thời nói thêm rằng họ phải “ngừng thổi phồng vấn đề kiểu ‘Ukraine hôm nay, Đài Loan ngày mai’”.

    Phát biểu của ông Tần được đưa ra khi hãng thông tấn TASS của Nga cho biết nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị sẽ đến thăm Moscow vào thứ Ba (21/2) và trước một “bài phát biểu hòa bình” mà Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ đưa ra vào thứ Sáu (24/2), ngày đánh dấu cuộc chiến Ukraine tròn một năm.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chuyến thăm Nga của ông Vương sẽ là cơ hội để thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước.

    “Trung Quốc sẵn sàng tận dụng cơ hội hợp tác với Nga để thúc đẩy quan hệ song phương theo định hướng do hai nguyên thủ quốc gia đề ra”, ông Uông Văn Bân nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

    Cũng hôm 21/2, Trung Quốc công bố một bài báo về Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), đề xuất an ninh hàng đầu của ông Tập nhằm duy trì nguyên tắc “an ninh không thể chia cắt”, một sáng kiến được Moscow tán thành.

    Nga khẳng định rằng các chính phủ phương Tây tôn trọng thỏa thuận năm 1999 dựa trên nguyên tắc “an ninh không thể chia cắt” rằng không quốc gia nào có thể củng cố an ninh của mình bằng sự tổn hại của nước khác.

    Hôm 20/2, trong thời gian dừng chân ở Hungary, ông Vương Nghị kêu gọi đàm phán hoà bình cho cuộc chiến Ukraine.

    Putin sẽ phản ứng ra sao trước chuyến thăm Đông Âu của Biden?

    Tổng thống Vladimir Putin sẽ nghiên cứu kỹ các sự kiện ngoại giao trong tuần này ở Đông Âu. Hôm thứ Hai, Tổng thống Joe Biden đã bất ngờ tới thăm Ukraine, chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ kể từ khi Nga xâm lược gần một năm trước. Vào thứ Ba, ông Biden sẽ có bài phát biểu tại Warsaw, thủ đô Ba Lan, trong đó Nhà Trắng cho biết ông sẽ gửi một thông điệp rõ ràng tới Điện Kremlin. Ông đã cam kết cung cấp thêm thiết bị quân sự cho Ukraine, bao gồm tên lửa chống tăng và radar.

    Trong cùng khoảng thời gian đó, ông Putin cũng sẽ phát biểu thường niên trước quốc hội Nga. Ông khả năng cao sẽ đáp trả lại các chiến thuật ngoại giao của ông Biden. Nhưng sẽ không có một thông báo kịch tính về cuộc chiến. Thay vào đó, Điện Kremlin đưa ra nhận định về tình hình kinh tế và “lĩnh vực xã hội” của Nga. Và mỗi khi ông Putin nhắc đến Ukraine, ông chắc chắn sẽ lặp lại điệp khúc yêu thích của mình – đổ lỗi cho phương Tây.

    EU xem xét thương vụ sáp nhập tỷ đô của Microsoft

    Các luật sư của Microsoft sẽ gặp các quan chức chống độc quyền của EU trong một phiên điều trần kín vào thứ Ba để bảo vệ kế hoạch mua lại hãng sản xuất trò chơi điện tử Activision Blizzard. Trị giá 69 tỷ đô la, cho đến nay đây là thương vụ lớn nhất mà ngành công nghiệp trò chơi từng chứng kiến, nhưng nó đang gặp trở ngại. Như nhà chức trách Mỹ và Anh, Ủy ban Châu Âu lo ngại thỏa thuận này sẽ làm suy giảm cạnh tranh, đặc biệt nếu Microsoft chỉ cung cấp các game của Activision trên dịch vụ đám mây của riêng mình.

    Tuy nhiên, châu Âu có thể linh hoạt hơn giới chức Mỹ và Anh. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã đệ đơn kiện để ngăn vụ sáp nhập; còn Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường của Anh thẳng thừng phản đối nó trong tuyên bố tạm thời hồi đầu tháng. Về phần mình, Ủy ban châu Âu dường như sẽ chấp nhận một thỏa thuận trong đó Activision được tách thành các công ty riêng biệt, điều Microsoft có thể sẽ đưa ra tại phiên điều trần. Nếu gã khổng lồ công nghệ Mỹ có thể đàm phán một thỏa thuận với EU, đó sẽ là khuôn mẫu cho các cơ quan quản lý khác đi theo.

    Walmart: Đồng hồ kinh tế của Mỹ

    Walmart, tập đoàn siêu thị khổng lồ của Mỹ, sẽ công bố kết quả kinh doanh quý bốn năm 2022 vào thứ Ba. Các nhà phân tích đang kỳ vọng tăng trưởng doanh số theo năm ở mức khoảng 4,4%. Mức giá cạnh tranh của Walmart đã giúp họ hoạt động tốt hơn các đối thủ trong bối cảnh lạm phát. Nhưng kết quả của Walmart còn được coi như một phong vũ biểu của lĩnh vực bán lẻ. Nhiều nhà bán lẻ khác vẫn chưa công bố kết quả quý trước, trong đó có đợt mua sắm dịp Giáng sinh.

    Những năm gần đây khá gập ghềnh. Chi tiêu cao trong phong tỏa bắt đầu đi xuống vào năm ngoái vì giá cả tăng cao và xu hướng quay trở lại chi tiêu dịch vụ, đặc biệt là khách sạn và giải trí. Điều đó đã buộc nhiều nhà bán lẻ phải giải phóng hàng tồn kho với giá chiết khấu, làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng của kinh tế Mỹ sẽ háo hức nhìn vào báo cáo của Walmart để dự đoán tăng trưởng cho năm nay.

    Toà Tối cao Mỹ xem xét luật quản trị nội dung trên mạng xã hội

    Vào thứ Ba, Tòa án Tối cao Mỹ sẽ xem xét một đạo luật về thông tin liên lạc trên internet đã gây khó chịu cho cả đảng Cộng hòa và Dân chủ. Mục 230 của Đạo luật về Khuôn phép Giao tiếp trao cho các nền tảng web quyền được tự quyết định lưu trữ hoặc xóa nội dung của người dùng mà không phải lo bị kiện vì xóa các từ ngữ hoặc hình ảnh gây tổn hại. Những người cánh tả nói luật cho phép các nền tảng truyền bá ngôn từ kích động thù địch; trong khi phe cánh hữu cho rằng nó cho phép đàn áp những tiếng nói bảo thủ. Mặc cho nhiều nỗ lực, Quốc hội vẫn chưa thể tìm ra cách khắc phục.

    Giờ đây đến lượt các thẩm phán. Vụ Gonzalez kiện Google được đệ trình bởi gia đình của một phụ nữ bị Nhà nước Hồi giáo giết chết trong vụ tấn công khủng bố năm 2015 ở Paris. Họ lập luận rằng YouTube, nền tảng video của Google, phải phần nào chịu trách nhiệm cho cái chết của cô vì thuật toán của nó giúp các clip cực đoan của IS tìm đến các tân binh tiềm năng. Google phản bác là nếu không có Mục 230, các trang web sẽ mất khả năng giúp người dùng tìm nội dung trên internet – như “mò kim đáy bể.” Rất khó dự đoán phán quyết khi chỉ mới có một thẩm phán lên tiếng, nói rằng “quyền kiểm soát to lớn” lên tự do ngôn luận mà các nền tảng kỹ thuật số có được là đáng quan ngại.

    Ukraina : Nga thắng thế ở Soledar bất chấp thiệt hại nhân mạng nặng nề 

    Quân Nga có bước tiến tại Soledar, gây khó cho việc tiếp tế của Ukraina  

    Libération cho biết « Tại Soledar, những cuộc giao tranh thuộc loại đẫm máu nhất kể từ một năm qua ». Cho đến nay, thành phố này được biết đến nhờ các mỏ muối, một loại vàng trắng tinh khiết được khai thác từ hai thế kỷ qua. Trong ngôn ngữ Ukraina, soledar có nghĩa là « muối trời cho ». Hàng triệu tấn muối đã được sản xuất mỗi năm, trữ lượng có thể dùng cho hai ngàn năm nữa. Nhưng nay thành phố 11.000 dân Soledar đang làm mồi cho một cuộc chiến tranh đô thị ác liệt. Được biết thành phố bị Nga chiếm gần đây nhất là Lyssytchansk tận đầu tháng Bảy.

    Le Monde nhận định « Quân Nga thay đổi chiến thuật, tiến lên ở Soledar với cái giá rất nhiều mạng lính ». Lực lượng đánh thuê Wagner giúp Matxcơva có được một thắng lợi nho nhỏ sau nhiều tháng trời chịu đòn. Cụ thể, cuối buổi chiều 10/01, video đầu tiên xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy nhóm Wagner hiện diện ở trung tâm Soledar, trước các trụ sở chính quyền đã bị phá hủy mất phân nửa. Một video khác từ phía Ukraina quay cảnh lính biên phòng rời khỏi thành phố với vẻ thất vọng. Bộ Quốc Phòng Anh xác nhận « trong bốn ngày qua, quân Nga và Wagner đã có những bước tiến ở Soledar, kiểm soát được đa số thành phố ».

    Đến tối, giao tranh tập trung gần mỏ muối, mà nếu giành được, phía Nga có thể cất giấu đạn dược, còn lính tráng núp dưới hầm cũng tránh được pháo của Ukraina. Phát ngôn viên quân sự Ukraina bác tin Nga chiếm được toàn thành phố, nhưng phóng viên chiến trường Iouri Boutoussov xác nhận quân Nga dùng hỏa lực mạnh chận con đường tiếp tế chính cho Soledar. Nhóm chuyên gia quân sự độc lập Conflict Intelligence Team nhấn mạnh, tình hình này gây khó khăn cho việc tiếp liệu cho lực lượng Ukraina, kể cả ở Bakhmut.


    Chiến thuật mới của Nga : Bốn lớp tấn công

    Taras Berezovets, thành viên lực lượng đặc nhiệm Ukraina nhận thấy bộ binh Nga dùng chiến thuật mới để chiếm Soledar. Từng nhóm 8 lính Nga áp sát chiến tuyến Ukraina, mỗi người vác súng phóng lựu cá nhân Chmel dùng đạn nhiệt áp có tiếng là hiệu quả để phá công sự. Những nhóm « lừa tải đạn » này mang tối đa vũ khí trên mình. Họ báo cáo vị trí cụ thể của Ukraina cho các đơn vị moọc-chê 82 ly và 120 ly để oanh kích tuyến phòng thủ đầu tiên.

    Đến lượt các đơn vị tác chiến Nga tiến ra thực địa, tận dụng những loại súng ống của nhóm trước nếu người sử dụng đã chết. Cách đó 500 mét, một đơn vị thứ hai của Nga vũ trang nhẹ hơn bắt đầu hành động. Được pháo binh yểm trợ, họ tấn công các vị trí của Ukraina. Nếu thất bại, đơn vị thứ ba rồi thứ tư tiến lên. Tổng cộng bốn đợt tiến công ồ ạt cho mỗi địa điểm của Ukraina.

    Cũng theo Berezovets, sai lầm của lực lượng Ukraina là dùng pháo binh để tiêu diệt những đơn vị tiên phong Nga, thay vì phản pháo, tức ưu tiên làm câm các khẩu moọc-chê đang oanh kích tuyến phòng thủ. Không được pháo yểm trợ, những toán tấn công sẽ nhanh chóng bị diệt.


    Soledar : « Nhất tướng công thành vạn cốt khô »

    Tuy thành công với chiến thuật mới, nhưng thiệt hại về sinh mạng của Nga vô cùng lớn. Hai bên đều dùng drone để quan sát trận địa, hướng dẫn hỏa lực, thả lựu đạn trực tiếp xuống những người lính bộ binh trong chiến hào.

    Những hình ảnh drone ghi lại được phía Ukraina công bố cho thấy vô số xác lính Nga nằm đầy trên mặt đất đông cứng ở Bakhmut và Soledar. Có cảm giác như quân Nga, và đặc biệt là Wagner, bỏ lại thi thể của lính mình trên trận địa. Thảm cảnh này khiến một câu đùa đáng buồn mới đây được lan truyền : « Đừng bao giờ hỏi tuổi một phụ nữ, hỏi tiền lương của một người đàn ông, hay tìm đâu ra thức ăn cho một con chó ở Bakhmut ». 

    Thiệt hại vật chất cũng khủng khiếp. Không còn một căn nhà nào nguyên vẹn ở Bakhmut cũng như những làng mạc xung quanh. Matxcơva không từ một cách nào để đạt được mục tiêu tối thiểu trong cuộc xâm lăng : chiếm toàn bộ Donbass, hiện còn thiếu một phần ba ! Chiếm được Soledar rồi Bakhmut, sẽ mở đường sang những thành phố lớn hơn như Konstantiniivka, Droujkiiva, Kramatorsk, Sloviansk.
    Mỏ muối khổng lồ, chiến lợi phẩm giá trị của chủ hãng Wagner

    Chuyên gia Vincent Tourret của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược cho rằng trận Bakhmut giúp Nga níu chân một phần quân đội Ukraina khiến Kiev không thể phản công ở những nơi khác. Đồng thời giúp Matxcơva có thời gian bổ sung quân số, vũ khí.  Theo ông, việc mất Bakhmut không thể làm lực lượng Ukraina sụp đổ, họ rất có tổ chức. Hôm nay tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố « sẽ làm mọi việc cần thiết » để bảo vệ Soledar và Bakhmut.

    Đối với ông chủ Wagner, Evgueni Prigojine, chiếm được Soledar còn có lợi ích thương mại, bên cạnh việc qua mặt đối thủ Serguei Shoigu về quân sự. Doanh nhân vốn đã từng dùng đội quân đánh thuê của mình để chiếm hữu các mỏ ở Sudan, Trung Phi và Mali, khẳng định mỏ muối Soledar là chiến lợi phẩm.

    Trang web điều tra Nga Important Stories có trụ sở ở Riga (Latvia) đặt câu hỏi : Evgueni Prigojine chống lại ai trong cuộc chiến này ? Có thể không phải là người Ukraina – ông ta là nhân vật duy nhất phía Nga công khai ca ngợi lòng dũng cảm của các chiến binh Ukraina trên chiến địa – mà muốn tấn công vào các kẻ thù trong quân đội Nga, ở Phủ tổng thống và ngành tình báo, vẫn luôn coi Prigojine là người ngoài, trong thế giới khép kín của các siloviki. Một kẻ lạ mặt nguy hiểm, vì chừng như không kiểm soát nổi và vẫn có những ưu tiên trong tiếp xúc với ông chủ điện Kremlin.

    Đôi bên đều dưỡng sức chờ thời 

    Ngoài khu vực Bakhmut, nhìn chung về cuộc chiến, Les Echos nhận thấy « Kiev và Matxcơva đều tìm cách lấy lại hơi sức trước những trận đánh quyết định ». Tờ báo nhắc đến chữ « shaping », thuật ngữ quân sự để chỉ động thái trắc nghiệm, nhử cho quân địch mệt mỏi để chuẩn bị tấn công. Giống như một võ sĩ quyền Anh làm đối thủ chao đảo, tìm nhược điểm để nốc ao.

    Dù hôm qua Nga loan báo chiếm được Soledar, chiến thắng đầu tiên với cái giá quá đắt này vẫn không làm thay đổi bộ mặt chiến trường. Kể từ khi Ukraina tái chiếm Kherson cách đây hai tháng, các giới tuyến vẫn như cũ. Một tình thế mang lại cảm giác sa lầy, với những chiến hào như thời Đệ nhất Thế chiến. Đạn pháo bắn đi của cả hai bên chỉ chừng 1/3 so với trước, mỗi bên có khoảng 100.000 quân đã bị loại khỏi vòng chiến.

    Tuy có những dự báo là Nga sẽ đánh lớn vào cuối mùa đông, từ miền đông hay từ Belarus ở phía bắc, Les Echos cho rằng khả năng này khó thể xảy ra. Quân đội Nga đã mất phân nửa số xe bọc thép, không đủ bộ binh thiện chiến để tấn công. Không được huấn luyện, không trang bị ngoài áo giáp và những khẩu kalachnikov, không có chỉ huy giàu kinh nghiệm vì nhiều sĩ quan giỏi đã tử trận, tân binh Nga chỉ là những tấm bia sống. Những « người lính sử dụng một lần rồi bỏ », như những tướng lãnh vẫn nói.

    Về phía Kiev từ những tuần qua cố gắng chiếm Svatove và Kreminna ở Donbass. Theo cựu đại tá thủy quân lục chiến Michel Goya, rất logic nếu Ukraina tấn công ở Zaporijia để cắt quân Nga làm đôi, và cũng logic khi Nga đã chuẩn bị công sự chống đỡ. Ông Goya cho rằng phương Tây cần tiếp sức cho Kiev trong lúc này. Việc chuyển giao xe bọc thép cho Ukraina là quan trọng, nhưng không đủ để thay đổi chiều hướng cuộc chiến.


    Cầm cự được lâu mới mong chiến thắng

    Trả lời Les Echos, chuyên gia Mick Ryan chú ý đến hai trận đánh quan trọng ở miền đông. Thứ nhất là nỗ lực của Ukraina ở khu tam giác Svatove, Kreminna ; thứ hai tại Bakhmut, nơi quân đội chính quy Nga và quân đánh thuê Wagner cạnh tranh nhau, cố chiếm để lấy tiếng. Trận đánh này làm nhớ đến trận Somme hay Verdun hồi Đệ nhất Thế chiến.

    Mục đích của Đức hồi đó là tiêu diệt càng nhiều lính Pháp càng tốt, mỉa mai thay, ngày nay cả bộ tham mưu Nga lẫn ông chủ Wagner đều không quan tâm đến số phận những người lính của họ. Cũng nhắc đến khái niệm « shaping », ông Ryan nhận thấy Ukraina rất giỏi về trinh sát và năng động trên chiến trường. Ngoài xe tăng như đã nêu trên, Kiev đang cần hệ thống phòng không tân tiến và hỏa tiễn đi kèm, bên cạnh đó là thông tin tình báo. Vụ oanh kích Makiivka, tiêu diệt hàng trăm lính Nga chứng tỏ sự quan trọng của tình báo, bằng Rohum (con người) hoặc Roso (từ những nguồn mở).

    Cũng theo Mick Ryan, Matxcơva chắc chắn sẽ cho động viên tiếp vì đã mất quá nhiều lính. Tình trạng tân binh bị bỏ rơi ngoài đồng trống hay trong những doanh trại tồi tàn, không thực phẩm và vũ khí, dường như đã được cải thiện nên không thể coi thường. Ông không tin rằng Nga sẽ cho tấn công từ Belarus, tuy nhiên vẫn phải cảnh giác.

    Còn về chiến lược phá hoại cơ sở hạ tầng của Ukraina, dù không ảnh hưởng đến quyết tâm chống xâm lược của người dân, nhưng có hai tác hại. Trước hết, Ukraina buộc lòng phải tập trung cho phòng không, những giàn hỏa tiễn phải dành cho việc bảo vệ Kiev, không thể đưa ra tiền tuyến để yểm trợ các đơn vị tác chiến. Thứ hai, chiến lược này gây lo sợ cho các nhà đầu tư ngoại quốc mà đất nước này đang rất cần. Doanh nghiệp nào muốn đầu tư vào Ukraina trước những rủi ro quá lớn cho nhân viên ? Matxcơva đã hoàn toàn áp dụng tầm vóc kinh tế và kỹ nghệ vào cuộc chiến tranh này. Nói cho cùng, đó là một cuộc chiến kinh tế, mà kết quả tùy thuộc khả năng duy trì lực lượng, sản xuất được nhiều vũ khí, thiết bị hơn kẻ địch.

    Nhiều quan chức Trung Quốc đang bị điều tra vì không tin tưởng vào chính quyền

    Tạ Linh 

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/02/anh-chup-man-hinh-2023-02-20-luc-15848-ch-700x366.jpg

    Ông Chen Jian, 62 tuổi, hiện đang bị điều tra về nhiều tội danh khác nhau. Ngoài ra, trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông đã vi phạm kỷ luật đảng và đặc biệt là không tin tưởng vào lý tưởng của ĐCSTQ. 

    Chen Jian, cựu Bí thư Thành ủy thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam, đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ khai trừ khỏi các chức vụ đảng và chính quyền vào ngày 17 tháng 2.

    Ông Chen Jian, 62 tuổi, hiện đang bị điều tra về nhiều tội danh khác nhau, bao gồm nhận hối lộ và sử dụng ảnh hưởng để thực hiện hành vi phạm pháp. Ngoài ra, trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông đã vi phạm kỷ luật đảng và đặc biệt là không tin tưởng vào lý tưởng của ĐCSTQ.

    Trước ông Chen, nhiều quan chức Trung Quốc cũng bị Trung ương buộc tội không tin tưởng vào đảng, bên cạnh tội danh tham nhũng.

    Giới quan sát nhận xét rằng, ĐCSTQ muốn đính kèm một thông điệp tuyên truyền khi tuyên bố rằng các quan chức đang bị điều tra tham nhũng là những người không tin vào lý tưởng của nó. Chế độ cũng muốn công chúng hiểu rằng, các quan chức tham nhũng vì họ không tin vào lý tưởng của Bắc Kinh.

    Chính quyền ĐCSTQ là hoàn toàn vô thần và phủ nhận luật nhân quả trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, rằng những người làm việc ác phải chịu hậu quả thảm khốc. Giới quan sát cho rằng, tư tưởng vô thần này khiến quan chức Trung Quốc tin rằng địa ngục không tồn tại, họ không tin làm việc ác sẽ lãnh hậu quả nên lao vào hưởng thụ, bóc lột người nộp thuế và tham nhũng tràn lan.

    Đó là một trong những nguyên nhân khiến nạn tham nhũng chưa thể bị trừ dứt triệt để tại Trung Quốc. Nó cũng giải thích rằng những nỗ lực diệt trừ tham nhũng của Tập Cận Bình trong mười năm qua có rất ít tác dụng.

    Nhà phân tích cảnh báo Trung Quốc có thể đẩy xung đột Nga-Ukraina trở thành ‘chiến tranh thế giới’

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/02/anh-chup-man-hinh-2023-02-20-luc-11337-ch-700x366.jpg

    Ảnh: AP. 

    Nhà bình luận Thomas Friedman của tờ New York Times hôm Chủ nhật đã cảnh báo Trung Quốc có thể đẩy cuộc xung đột Nga-Ukraina thành “chiến tranh thế giới”.

    Trong cuộc phỏng vấn với NBC, ông Friedman đã mô tả về mối quan hệ Trung -Nga, ông nói Trung Quốc muốn chiến tranh kéo dài vì nó sẽ khiến Hoa Kỳ không thoát ra được. Ngoài ra cuộc chiến kéo dài cũng sẽ đốt cháy tất cả vũ khí và tất cả kho quân sự của chúng tôi.

    Ông Friedman cũng nghĩ Trung Quốc sẽ “thích một nước Nga yếu kém buộc phải phụ thuộc kinh tế vào họ”, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc không “muốn một nước Nga sụp đổ”.

    Trong khi đó, hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết ông đã cảnh báo người đồng cấp Trung Quốc về “những hậu quả nghiêm trọng” vì đã hỗ trợ Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraina.

    Khi được NBC hỏi Mỹ có bằng chứng gì để chứng minh Trung Quốc đang cân nhắc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, ông Blinken nói: “Trung Quốc đang cố gắng đạt được cả hai chiều. Công khai thì họ thể hiện mình là một quốc gia đang nỗ lực vì hòa bình ở Ukraina, nhưng riêng tư thì họ hỗ trợ và tiếp tay cho nỗ lực chiến tranh của Nga.”

    Ngoại trưởng Blinken cũng khẳng định Bắc Kinh đang xem xét mạnh mẽ việc cung cấp hỗ trợ sát thương cho Nga. Nhưng theo thông tin ông có được, họ ‘vẫn chưa vượt qua ranh giới đó.”


    Không có nhận xét nào