Header Ads

  • Breaking News

    Mưa lớn cải thiện đời sống Mekong, nhưng vẫn còn lo ngại


    Ngư dân in bóng khi đến các thuyền gỗ của họ ở bờ sông sau khi thu thập cá trên sông Mekong trong mùa thu hoạch cá gần Phnom Penh, Cambodia ngày 28 tháng 11 năm 2018.

    PHNOM PENH, CAMBODIA — Mưa lớn và mùa cá bội thu đã cải thiện đời sống dọc theo sông Mekong sau một đợt hạn hán kéo dài gần 4 năm, thu hoạch kém và đại dịch đã gây thiệt hại nặng nề cho khoảng 65 triệu người dựa vào thủy lộ cho cuộc sống hàng ngày.

    Theo Ủy hội Sông Mekong (MRC), một cơ quan đa quốc gia có trụ sở ở Lào phối hợp việc sử dụng tài nguyên Mekong, hạn hán đã ảnh hưởng cá và việc sản xuất nông nghiệp nhưng đã chấm dứt khi lục địa Đông Nam Á (ĐNA) trải qua mưa bình thường hồi năm ngoái và mưa trễ đã kéo dài mùa mưa đến tháng 12.



    Hạ lưu vực Mekong, gồm có Thái Lan, hạ [?] Lào. Cambodia và Việt Nam, ở tình trạng tốt nhất, và một phát ngôn viên của Ủy hội nói “khu vực không còn hạn hán nữa.”

    Về mặt khí tượng, ông nói, lưu vực “đã bình thường và tình trạng ẩm ướt từ tháng 1.”

    Việc trở lại “bình thường” khiến cho Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản của Cambodia tiên đoán một năm 2022-23 được cải thiện rất nhiều, khi mùa đánh cá hàng năm đang diễn ra với các gia đình đang ủ cá chép để làm mắm prahok truyền thống, hay nước mắm.

    Các phúc trình sơ khởi đề nghị thu hoạch năm nay sẽ tăng đến 40% so với năm ngoái khi cá bắt đầu di chuyển từ hồ Tonle Sap ở miền trung-tây Cambodia, đi qua suối và rạch để vào sông Mekong và Bassac.

    Một sự tạm ngưng việc đánh bắt các loại cá có nguy cơ tuyệt chủng trong mùa sinh sản và “ngăn ngừa có hiệu quả các hoạt đồng đánh cá bất hợp pháp trong hồ Tonle Sap” đã khiến cho “con số cá nước ngọt thiên nhiên gia tăng” trong mùa sinh sản 2022, bộ nói.

    Tuy nhiên, các nhà phân tích nói triển vọng được cải thiện vẫn còn vá víu và rằng còn quá sớm để nói hạn hán đã chấm dứt, trong khi nhiều ngư dân nói rằng mặc dù đánh bắt bội thu được trợ giúp bởi lưới điện bất hợp pháp, việc thu hoạch vẫn còn thấp vì các đập.



    Người Cambodia thu thập cá từ lưới trên chiếc thuyền gỗ của gia đình trên sông Mekong ở gân Phnom Penh, ngày 29 tháng 5 năm 2019.

    Taing Makara, một ngư dân nói từ thuyền của ông trên bờ sông Mekong ở phía đông Phnom Penh, đồng ý, nói số cá ông bắt được dọc theo Mekong và các phụ lưu, Tonle Sap, giảm khoảng 50% so với 5-10 năm trước.

    “Trong vài năm vừa qua, sau khi các đập được xây, tôi chỉ có thể bắt 1 con cá – khi tôi đi đánh cá – rất khó để kiếm sống và tôi mất tiền vì tôi đánh cá mỗi ngày và một số ngày tôi làm ra tiền và một số ngày tôi không bắt được con cá nào,” ông nói với VOA.

    Mực nước đã xuống mức thấp bình thường trong lúc nầy của năm với mùa khô gần đến đỉnh, nhưng Brian Eyler, giám đốc Chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson ở Washington [DC], nói việc phục hồi hạn hán có giới hạn.

    “Vì thế hãy xem một vài mùa mưa sắp tới để xác định liệu hạn hán đã qua,” ông nói, thêm rằng thay đổi khí hậu và việc xây thêm đập ở Lào đã thay đổi viễn cảnh.”

    “Bình thường mới là không bình thừng và thay đổi khí hậu sắp giao nhiều quả banh cong đến Mekong, như giông tố mạnh hơn, những đợt hạn hán kéo dài, mùa mưa ngắn và thay đổi cao điểm phình ra của Tonle Sap,” ông nói.

    Theo Trung tâm Stimson, cơ quan theo dõi Mekong, một chuỗi trên 400 đập, lớn và nhỏ, đã được xây, đang xây, hay đang ở trên bàn thiết kế như một phần của nỗ lực hiện đại hóa nhanh chóng ở Trung Hoa và lục địa ĐNA.

    Nhiều đập ở Lào, có ý định để cải thiện mức sống bằng cách trở nên “bình điện của ĐNA” – bán thủy điện trên khắp khu vực qua Thái Lan, để cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho kỹ nghệ, ngừa lụt, thủy nông cho nông dân và nước uống sạch.


    Ngư dân Cambodia trên một thuyền gắn máy đi đánh cá trong sông Mekong ở Phnom Penh, Cambodia, ngày 2 tháng 2 năm 2021.

    Nhưng những lo ngại chánh là 11 đập ngăn chận dòng chánh của sông.

    Thêm 3 đập trên dòng chánh được dự trù, gồm có một ở Luang Prabang ở Lào, gần Khu Di sản Thế giới, và trong vùng động đất được biết.

    Một đập khác, đập Sekong A, sẽ cắt đứt phụ lưu chưa ngăn đập cuối cùng và dài nhất của Mekong gần đồng lụt ở phía nam. Phụ lưu Sekong đóng góp 10% nước chảy trong sông Mekong.

    Lào và Trung Hoa đã nói các thang cá được xây cất ở các đập đã giảm nhẹ bất cứ ảnh hưởng đối với việc di chuyển của cá và những con số và một dòng nước đều đặn được bảo đảm trong lúc hạn hán.


    Nhà làm phim Tom Fawthrop ở Chiang Mai, Thái Lan sản xuất phim A River Screams for Mercy: Murdering the Mekong (Một Dòng sông Kêu gào Lòng thường: Thảm sát Mekong), một phim tài liệu về một nhà hoạt động yêu cầu ngưng việc xây đập.

    “Có một phúc trình khoa học cảnh báo mọi người những ảnh hưởng như thế nào,” ông nói với VOA. “Nay, khi chúng ta nhìn Mekong ngày nay, các đập như Xayaburi; nông dân và ngư dân và các cộng đồng đang than phiền nhiều nhất về số cá đánh được đã bị phá hủy.”

    Trung tâm Cảnh báo Động đất và Sóng thần của Việt Nam nói trong 2011 rằng đập Xayaburi ở thượng Lào có thể gia tăng xác suất của động đất, vì sức nặng của đập và áp lực nó gây ra trên các đường nứt ở dưới mặt đất, trong một vùng dễ bị động đất.

    Đại học Chukalongkorn ở Bangkok đã nói vẫn có 30% cơ hội của một trận đông đất trung bình sẽ xảy ra ở đập trong vòng 30 năm, và 10% cơ hội của cường độ 7.

    “Đe dọa động đất không được chú ý đầy đủ chung quanh thượng Lào. Tất cả những đập mới nầy đang được xây trong vùng động đất rất hoạt động,” Fawthrop nói thêm.

    Ông nói những vấn đề nầy nên được đề cập khi các thủ tướng từ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam “bàn bạc về số phận của lưu vực sông Mekong” ở thượng đỉnh lần thứ 4th của MRC trong tháng 4.

    Không có nhận xét nào