Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 22 tháng 02 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    Cả năm tuyến cáp quang biển của Việt Nam đồng loạt gặp sự cố

    21/02/2023

    Cả năm tuyến cáp quang biển của Việt Nam đồng loạt gặp sự cố

    Người dùng internet tại một quán cà phê ở Hà Nội hôm 25/8/2017 (minh họa) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

    Toàn bộ năm tuyến cáp quang biển kết nối Internet Việt Nam với quốc tế bị sự cố và đang phải sửa chữa.

    Một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết tuyến cáp quang biển SMW-3 (Đông Nam Á- Trung Đông-Tây Âu) được thông báo gặp sự cố vào sáng ngày 21/2 tại đoạn cáp nối gần Singapore.

    Đây là lần đầu tiên toàn bộ năm tuyến cáp quang biển nối mạng Internet Việt Nam với quốc tế cùng gặp sự cố. Sự cố mới nhất xảy ra vào khi bốn tuyền còn lại vẫn chưa sửa chữa xong.

    Như tin đã loan, hôm 28/1 thêm tuyến cáp quang IA- Intra- Asia (còn gọi là Liên Á) gặp sự cố do đứt cáp tại trạm cập bờ Singapore khoảng 130 km. Vụ việc làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore.

    Vào ngày 21/1 (tức 30 tết Quý Mão), tuyến APG (Asia Pacific Gateway) bị đứt trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore bị sự cố.

    Trước đó, từ đầu năm 2022, tuyến cáp quang AAG (Asia America Gateway) và AAE-1 (Asia-Africa-Euro 1) bị sự cố và đến nay chưa sửa chữa xong.

    Năm tuyến cáp quang biển nối Internet Việt Nam với quốc tế gồm APG,  AAG, SMW-3 (còn gọi là SEA - ME - WE3), Liên Á (IA - Intra Asia) và AAE-1 (Asia - Africa - Euro 1).

    Lâm Đồng: Cảnh sát cơ động trấn áp người dân trong lễ khởi công Dự án hồ chứa Ta Hoét

    RFA
    22/02/2023

    Lâm Đồng: Cảnh sát cơ động trấn áp người dân trong lễ khởi công Dự án hồ chứa Ta Hoét

    Cảnh sát cơ động và người dân K' Ho ở thôn K' Ren xô xát trong sáng 20/2 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngẢnh chụp từ màn hình video trên trang Người Thượng Vì Công lý 

    Lực lượng công an và cảnh sát cơ động của tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng dùi cui cao su để trấn áp sự phản đối của người dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số K’Ho ở thôn K’Ren, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, khi chính quyền địa phương tổ chức lễ khởi công Dự án hồ chứa nước Ta Hoét trong ngày 20/2.

    Một số người dân cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng hàng chục cảnh sát cơ động với khiên chắn, gậy cao su và chó nghiệp vụ để đối phó với những người dân tay không trong sáng thứ hai (20/2), khiến nhiều người bị thương, trong đó có cả người già và trẻ em.

    Một người dân của thôn K’Ren nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do an toàn:

    “Có hai, ba người bị thương và một trẻ em trật tay hay là bị làm sao ấy. Người già nằm viện nữa không biết có đỡ chưa.”

    Các đoạn video mà người dân cung cấp cho thấy hàng chục người dân K’Ren đứng chặn lối vào khu vực lễ khởi công. Ngay lúc đó, lực lượng cảnh sát cơ động được điều động đến để giải tán, và hai bên xô đẩy nhau, có cảnh sát vung dùi cui, rồi có cả tiếng la hét.

    Dự án hồ chứa Ta Hoét

    Theo báo Lâm Đồng online, lễ khởi công Dự án hồ chứa nước Ta Hoét tại thôn K’Rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng được diễn ra vào sáng ngày 20/2 với sự tham dự của nhiều lãnh đạo tỉnh và huyện.

    Dự án có tổng mức đầu tư 981,6 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư; trong đó có 220 tỷ đồng phục vụ công tác đền bù và giải phóng mặt bằng.

    Báo Sài Gòn Giải phóng online cũng đưa tin, trong ngày khởi công, nhiều hộ dân đã đến khu vực dự án phản đối với lý do chưa thống nhất trong thỏa thuận đền bù.

    Cụ thể, theo truyền thông Nhà nước, đất sản xuất ổn định 20 năm, khi áp dụng phân định đất ba loại rừng thì người dân bị mất phần lớn diện tích, không được bồi thường; chênh lệch diện tích trong quá trình đo đạc; đền bù cây trồng, vật kiến trúc.

    Hiện chỉ có khoảng 30% hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đã nhận tiền đền bù cho dù các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc khảo sát, kiểm đếm, đo đạc để bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng từ năm 2020 đến nay.

    Người dân nói gì về dự án?

    Một người dân phản đối chính sách đền bù của địa phương nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh trong ngày 21/2:

    “Người dân K’ Rèn không chống đối dự án Ta Hoét, mà chỉ muốn mọi việc minh bạch: công bố thông tin đầy đủ về dự án, tổng diện tích của dự án là bao nhiêu héc-ta và bản đồ dự án và chính quyền địa phương phải thực hiện đúng như thế.

    Trong thực tế, chính quyền không công bố các thông tin này cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án.

    Thêm nữa, chính quyền địa phương báo cáo giá đền bù dao động từ 290 triệu đồng/sào đến 471 triệu đồng/sào nhưng trên thực tế thì người dân chỉ đền bù 170 triệu/sào đất ở và 20 triệu đồng/sào đất trồng trọt (1 sào – 1.000 mét vuông- PV).”

    Người này cũng cho biết một trong những mục tiêu của dự án là chống ngập lụt cho khu vực và giúp tưới tiêu trong khu vực trong khi trên thực tế ngập lụt không xảy ra thường xuyên và chỉ ảnh hưởng ở một khu vực nhỏ.

    Hơn nữa, huyện Đức Trọng đã có nhiều hồ chứa nước và dân trong vùng dư nước để tưới tiêu và sinh hoạt.

    Một người đàn ông 60 tuổi yêu cầu giấu danh tính ở K’Ren cho hay thôn này có diện tích 440 héc-ta và 229 hộ gia đình. Hiện có 110 hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án và 76 hộ khác có liên quan. Ông nói:

    “Nó (chính quyền địa phương- pv) sẽ lấy sạch luôn. Nó đã thu hồi là nó sẽ lấy sạch luôn. Bởi vì nó lấy 122 hecta. Nhưng mà thực ra không có đâu. Theo bản đồ quy hoạch, nó sẽ lấy hết cả làng luôn.”

    Ông nói chính quyền địa phương cần trợ giúp người dân bị ảnh hưởng thay vì chỉ tập trung thực hiện dự án:

    “Bước đầu người ta phải chi trà đền bù và tái định cư cho bà con, hộ nào bị mất đất thì cấp đất cho họ. Đằng này, họ chỉ chi trả 170 triệu/sào và người dân đi đâu thì đi, không quan tâm đến đời sống của bà con.

    Vậy đời sống của bà con sẽ đi về đâu?!”

    Trong buổi lễ khởi công, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp có chỉ đạo khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền, phê duyệt chủ trương đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự án khu tái định canh cho người dân có đất bị thu hồi theo hướng đảm bảo quyền lợi cho người dân.

    Tuy nhiên, bài báo đăng trên trang web của Mặt trận Tổ quốc huyện Đức Trọng vào tháng 5/2022 nói “trên địa bàn huyện không còn quỹ đất để bố trí tái định canh cho bà con.”

    Phóng viên đã gọi điện cho lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và huyện Đức Trọng nhưng không ai trả lời. Họ cũng chưa phản hồi email của phóng viên về phản ánh của bà con thôn K’Ren.

    Người dân K’Ren khiếu kiện

    Một người dân cho biết, năm 2021, dân trong thôn đã gửi đơn kiện phản đối việc thu hồi đất đai của Dự án hồ chứa nước Ta Hoét đến nhiều cơ quan Nhà nước, kể cả cấp trung ương. Cũng theo người này, sau đó Trung ương đã có phản hồi, yêu cầu tỉnh Lâm Đồng để lại đất canh tác cho dân K’Ren. Tuy nhiên, không có sự điều chỉnh dự án sau đó, người này bổ sung.

    Bình luận về sự việc xảy ra ở Dự án Ta Hoét, luật gia Bùi Quang Thắng ở Hà Nội cho RFA biết qua tin nhắn rằng người dân cần yêu cầu chính quyền cung cấp công khai phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư. Trong phương án này sẽ xác định rõ từng loại đất, vị trí đất bị thu hồi được đền bù, hỗ trợ, tái định cư như thế nào.

    Trường hợp người dân xác định được đền bù, hỗ trợ, tái định cư chưa đúng hoặc chưa thoả đáng thì khiếu nại lần đầu đến cơ quan Nhà nước để giải quyết đền bù, hỗ trợ, tái định cư.

    Trường hợp có căn cứ chắc chắn là việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư của chính quyền không đúng, gây thiệt hại cho người bị thu hồi đất thì tố cáo với các cơ quan pháp luật như thanh tra hoặc công an, và viện kiểm sát, luật gia Thắng bổ sung.

    Luật sư Hà Huy Sơn từ Liên đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, trao đổi với chúng tôi về vấn đề này qua điện thoại, ông giải thích khá nhiều về quyền lợi của người dân, Trong đó ông nhấn mạnh việc đòi hỏi quyền lợi trong thu hồi đất có ba vấn đề: Giá đền bù theo quyết định của UBND tỉnh, diện tích thu hồi, và đối tượng bồi thường (xếp loại đất bồi thường kèm theo giá). Qua đó, người dân có thể kiện nếu giá bồi thường không đúng với quyết định của chủ tịch tỉnh, hoặc diện tích bị đo sai, hay xếp loại đất không đúng.

    Dân cũng có thể kiện nếu diện tích bị thu hồi nằm ngoài diện tích được chấp thuận trong dự án, luật sư Sơn nói thêm.

    Hãng xe Việt Nam hợp tác với Trung Quốc khai thác thị trường xe điện mini 

    21/02/2023 

    VOA Tiếng Việt 

    Mẫu xe ô tô điện mini Wuling HongGuang của Trung Quốc.

    Mẫu xe ô tô điện mini Wuling HongGuang của Trung Quốc. 

    Một hãng sản xuất ô tô của Việt Nam vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với liên doanh General Motors (GM) - (SAIC - Wuling) của Trung Quốc để sản xuất loại xe điện siêu nhỏ tại quốc gia Đông Nam Á, truyền thông Việt Nam và Trung Quốc đồng loạt đưa tin vào ngày 21/2.

    Mẫu xe ô tô điện mini Wuling HongGuang Mini EV sẽ được sản xuất tại Việt Nam là mẫu chiếc xe điện Trung Quốc bán chạy nhất thế giới trong ba năm qua, từ 2020 - 2022.

    TMT Motors cho biết họ sẽ độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các mẫu xe điện này tại Việt Nam và liên doanh Trung Quốc sẽ hỗ trợ bằng cách cung cấp phụ tùng ô tô để đảm bảo chất lượng và việc phân phối.

    Mẫu xe điện mini Wuling HongGuang thu hút sự chú ý của khách hàng tại Việt Nam nhờ có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với giao thông Việt Nam, và kiểu dáng lạ mắt, trẻ trung.

    Theo thông cáo báo chí của TMT Motors, xe điện mini Wuling HongGuang sẽ được sản uất tại các cơ sở hiện có của TMT Motors ở tỉnh Hưng Yên, nơi hiện có công suất xản xuất 30.000 xe hàng năm.

    TMT Motors vẫn chưa công bố giá bán lẻ của xe điện mini nhưng nhiều dự đoán cho rằng giá xe sẽ bắt đầu từ khoảng 100 triệu đồng (khoảng 4.200 đô la Mỹ).

    Nhu cầu về ô tô tại Việt Nam đang bắt đầu phục hồi sau hai năm sụt giảm vì đại dịch COVID-19. Các nhà phân phối ô tô tại Việt Nam mới đây công bố mức lợi nhuận kỷ lục vào năm ngoái với doanh số bán hàng tăng 33%, đạt 404.635 chiếc.

    Kể từ đầu năm nay, nhiều thương hiệu xe điện Trung Quốc đã được giới thiệu và các kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện từ nay đến 2024 tại Việt Nam cũng được công bố.

    Trước khi mẫu xe điện mini Wuling HongGuang được công bố, vào đầu tháng 1, hãng Chery cũng tiết lộ mẫu xe Chery Omoda 5 sẽ có phiên bản chạy điện mở bán tại Việt Nam trong năm nay, bên cạnh 3 phiên bản chạy bằng xăng.

    Mẫu xe này được cho là sẽ được lắp tại nhà máy hợp tác giữa Geleximco và Chery tại tỉnh Thái Bình, tuy nhiên, thông tin này chưa được Chery xác nhận.

    Ngoài ra, xe điện Audi e-tron GT và mẫu xe VF9 của VinFast cũng sẽ mở bán tại Việt Nam trong năm nay.

    Theo kế hoạch phát triển ngành xe điện do Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam đề xuất, đến năm 2035, tất cả các xe đăng ký mới tại Việt Nam sẽ sử dụng nhiên liệu sạch, và các hãng xe trong nước sẽ chỉ tập trung sản xuất xe điện.

    Bốn công an mang thuốc lá lậu đi bán cho người đời… tiêu hủy giùm

    Lê Thiệt /SGN
    21 tháng 2, 2023

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/02-thuoc-la-lau-1.gif

    Các bị cáo tại tòa – Ảnh: Pháp Luật 

    Người ta nói “dân buôn lậu gặp kẻ cướp” là vậy.

    Nói đúng hơn đó là “kẻ cướp có môn bài” vì đó là đội trưởng và đội phó Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và ma túy công an huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) và hai cán bộ dưới quyền.

    Trong số tang vật “tạm giữ chờ tiêu hủy” của Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và ma túy, có rất nhiều thuốc lá lậu. Các bị cáo cũng làm báo cáo lên cấp trên thành lập hội đồng tiêu hủy theo quy định. Sau khi nhận được quyết định cho phép tiêu hủy tang vật, các bị cáo bèn “tiêu hủy” theo kiểu riêng, bằng cách bán chúng ra thị trường cho người đời đốt. Số tiền thu được chia theo chức vụ, và đương nhiên đội trưởng nhận được nhiều nhất.

    Vì lẽ đó tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 21 Tháng Hai, TAND tỉnh Bến Tre tuyên phạt Nguyễn Văn Thiện (đội trưởng) 3 năm tù; Nguyễn Hồng Quang (đội phó) 2 năm tù, cho hưởng án treo; Lê Hoàng Ngọc (cán bộ) 2 năm tù và Phạm Thành Nhân (cán bộ) 1 năm tù, cho hưởng án treo.

    Ngoài ra, HĐXX còn buộc các bị cáo nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính, sung công quỹ. Không rõ số tiền bán được là bao nhiêu.

    Có người nói bản án như thế quá nhẹ, “không đủ sức răn đe”, nhưng HĐXX lại cho rằng Viện KSND đưa ra bằng chứng chưa đủ để kết luận các bị cáo phạm tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

    HĐXX lý luận rằng do số thuốc lá đó đã có quyết định tiêu hủy nên không có giá trị nữa (không đồng) nên không được xem là tài sản, do đó, các bị cáo không chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Từ lý luận đó, HĐXX kết luận các bị cáo chỉ phạm vào tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” mà thôi.

    Dư luận khá bất ngờ trước lý luận của HĐXX, có người nói cho dù số thuốc lá đó có giá trị không đồng chăng nữa, việc các bị cáo tự tiện sử dụng chúng cũng là hành vi ăn cướp, phải xử đúng tội cho hành vi này. Việc HĐXX lý luận “ngang như cua” là hành động bao che cho tội cho “đám cướp có môn bài” này.

    May mà bọn chúng bán thuốc lá lậu, nếu đó là ma túy thì sao?

    Nguyễn Thông - Từ Đỗ Hữu Ca lòi ra cái gì ? 

      

    - Trước hết là chuyện bằng cấp. Báo chí đăng y có 4 bằng đại học. Phải nói ngay rằng những bằng này đều do học tại chức, mà học tại chức ở xứ ta như thế nào thì mọi người đều rõ.

    Tôi không có ý coi thường người tốt nghiệp tại chức, nhưng cán bộ sở hữu 4 bằng tại chức như Ca là rất quái gở. 

    Một người bình thường để có được 1 bằng cử nhân cũng đã khướt cò bợ, mất bao nhiêu thời gian vào đó, vậy vừa làm cán bộ vừa tô điểm được cho mình những 4 bằng thì chắc chắn làm việc chả ra sao. Lương vẫn lĩnh nhưng việc không làm, được chăng hay chớ, ăn cắp thì giờ tiền bạc của dân. Đó là thực chất của đám cán bộ nhiều bằng cấp. 

    Nói toẹt ra, bằng ấy chủ yếu mua, bằng thật học giả, nhan nhản trong đội ngũ cầm quyền từ trên xuống dưới xứ này. Một xã hội/chế độ sính bằng cấp đẻ ra sản phẩm như Ca, chê cười nó một thì cười khinh cái chế độ ấy mười.

    Cái chế độ này, nếu đàng hoàng tử tế, hãy làm cuộc tổng sát hạch bằng cấp, học hàm học vị của đám quan chức lắm bằng, tiến sĩ, giáo sư xem chúng có đúng thực chất kiến thức trình độ không. Đâu khó gì, chỉ cần hỏi vài câu tiếng Anh đơn giản kiểu What your name, Do you speak English, Do you love me...? lại không là tòi ra cả đống. Nếu ú ớ, đuổi thẳng cánh, xé mẹ nó bằng vứt vào sọt rác. Chả tởn tới già chứ ở đó mà huênh hoang giả dối bằng biếc.

    - Lão hàng xóm nhà tôi bảo, đã vi phạm pháp luật, bắt là bắt, lại còn uốn éo từ ngữ tạm giữ tạm giếc. Thế tạm giữ, đưa về đồn mà không là bắt à. Luật cứ vẽ ra kiểu này kiểu nọ cho phức tạp rắc rối. Đừng ai cãi với tôi rằng luật quy định thế, luật cũng do con người làm ra, vòng vo tam quốc làm quái gì. Hay định dọn đường sẵn để dễ thả.

    - Một thằng về hưu như Ca mà còn tống tiền tới chục tỉ trăm tỉ thì ai dám tin thằng đương chức chê tiền. Không cần điều cha điều mẹ chi hết, cứ coi cái tài sản của chúng nó là bùm thôi, điều với tra làm đếch gì cho mất thì giờ.

    NGUYỄN THÔNG 21.02.2023

    Điện Biên: Giám đốc Sở GD-ĐT ăn hối lộ 600 triệu, nộp lại… 2 tỷ!?

    Lê Thiệt /SGN
    21/02/2023

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/01-can-thiep-dau-thau-1.jpeg

    Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên (hàng 2, ngoài cùng bên trái), cùng năm người liên quan bị bắt về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” – Ảnh: CA 

    Bản tin trên báo Thanh Niên về vụ án Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên Nguyễn Văn Kiên và đồng bọn về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” ghi nhận như thế, khiến độc giả hoang mang.

    Chẳng biết báo Thanh Niên đưa tin sai, hay bản cáo trạng của Viện KSND tỉnh Điện Biên sai, hoặc cũng có thể ông Kiên hối hận quá, nộp luôn tiền tham nhũng, hối lộ của những vụ chưa bị phát hiện.

    Các bị can đã bị bắt từ Tháng Chín năm 2021 nhưng hôm 21 Tháng Hai năm 2023 Viện KSND tỉnh Điện Biên mới ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can.

    Trong số các bị can có các ông: Nguyễn Văn Kiên (Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên), Trịnh Mạnh Cường (Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên), ông Đinh Văn Hữu (Giám đốc Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Điện Biên), ông Nguyễn Quang Tuyến (Phó Giám đốc Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Điện Biên), ông Võ Thúc Chính (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây dựng T&C), ông Mai Thanh An (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Tây Đô).

    Liên quan vụ việc, còn có hai người khác bị khởi tố là ông Nguyễn Quốc Việt (Thẩm định viên Công ty cổ phần thẩm định giá BTCVALUE) và bà Hồ Thị Sáu  (Giám đốc khối thẩm định III, Công ty cổ phần thẩm định giá BTCVALUE).

    Ông Việt và bà Sáu hiện là bị can trong một vụ án khác về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Thanh Hóa.

    Theo cáo trạng, việc thông thầu lúc đó được thực hiện công khai, và không e dè dư luận, bởi ngay khi chưa trúng thầu, ông Hữu đã mua trước các thiết bị dạy học, để sẵn sàng bàn giao ngay khi được ông Kiên ký đồng ý.

    Giá Công ty sách Điện Biên trúng hai gói thầu là 20 tỷ đồng, chênh lệch giá trị thực tế tới hơn 7.5 tỷ đồng (37.5%)

    Kết luận định giá tài sản cho thấy tổng giá trị của hai gói thầu chỉ hơn 12.3 tỉ đồng, tức thiệt hại vụ án gây ra là hơn 7.5 tỉ đồng. Thế mà ông Hữu chỉ “lại quả” cho Giám đốc Kiên có 600 triệu đồng, qua hai lần đưa quà.

    Vẫn theo cáo trạng, ông Kiên bị truy tố với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù. Tuy nhiên, ông Kiên cũng được ghi nhận có một số tình tiết giảm nhẹ như: Thành khẩn khai báo, quá trình công tác được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bố đẻ và bố vợ được tặng thưởng huân chương.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/01-can-thiep-dau-thau-3.jpg

    Bản tin trên trang Thanh Niên – Ảnh chụp màn hình 

    Thêm một tình tiết khiến ông Kiên và đồng bọn được giảm tội nữa, là trong quá trình giải quyết vụ án, các bị can và gia đình đã nộp khắc phục tổng cộng hơn 4.4 tỉ đồng, trong đó ông Hữu nộp 1.3 tỉ đồng, ông Kiên nộp 2 tỉ đồng, ông Cường nộp hơn 400 triệu đồng, ông Tuyến nộp 400 triệu đồng…

    Bản cáo trạng ở trên viết ông Kiên được “lại quả” 600 triệu đồng, phần dưới lại không cho biết lý do gì ông Kiên nộp tới 2 tỷ đồng, nên dư luận mới cho rằng có lẽ ông Kiên quá hối hận vì “làm mất mặt gia đình cách mạng nên nội bên ngoại” nên nộp luôn số tiền hối lộ của các vụ khác, dù chưa bị lộ!

    Việt Nam – Campuchia thảo luận về hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh biên giới 

    21/02/2023 

    VOA Tiếng Việt 

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang (phải) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tại Hà Nội vào ngày 19/2/2023.

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang (phải) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tại Hà Nội vào ngày 19/2/2023. 

    Những sự kiện gần đây khiến chính quyền Campuchia và Việt Nam thừa nhận rằng việc tăng cường chia sẻ thông tin và tuần tra chung là cần thiết để duy trì an ninh trật tự trên bộ và trên biển, và hợp tác chính trị, quốc phòng được xem là những trụ cột quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước, theo tường thuật của Khmer Times.

    Nhận định của lãnh đạo hai phía được đưa ra trong chuyến thăm chính thức Hà Nội của Đại tướng Tea Banh, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, từ ngày 18 – 20/2.

    Tiếp Tướng Tea Banh hôm 19/2, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi trọng và ưu tiên hàng đầu phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, lâu dài với Campuchia.

    Ông đề nghị Bộ Quốc phòng và Quân đội hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tăng cường hợp tác tại các diễn đàn đa phương và trên các lĩnh vực như chuyển đổi số, rà phá bom mìn, phát triển kinh tế…

    Tướng Tea Banh bày tỏ lòng biết ơn về tình đoàn kết, sự ủng hộ, giúp đỡ của Việt Nam trong việc lật đổ chế độ diệt chủng và xây dựng, phát triển đất nước Campuchia.

    Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia cũng có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tướng Phan Văn Giang, vào ngày 19/2. Hai bên nhất trí kéo dài việc hợp tác đã được bắt đầu từ năm ngoái và xây dựng kế hoạch hợp tác cho năm nay để ngăn chặn các hoạt động tội phạm xuyên biên giới.

    “Hai bộ trưởng nhấn mạnh mối quan tâm chung, bao gồm tăng cường chia sẻ thông tin và kế hoạch tiến hành tuần tra chung trên đất liền và trên biển”, Khmer Times dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, Tướng Chhum Sucheat, cho biết hôm 20/2.

    Phía Việt Nam cũng đề nghị lực lượng hai bên tăng cường các hoạt động giao lưu, tuần tra chung bảo vệ đường biên, mốc giới chung, và lực lượng bảo vệ biên giới của hai quốc gia cũng hợp tác để ngăn chặn các hoạt động tội phạm xuyên biên giới.

    Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đã có cuộc gặp với Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Hai phía cam kết thông báo cho nhau về tình hình của Đảng Cộng sản ở mỗi nước và đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

    Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, hai bên nhấn mạnh việc tăng cường hơn nữa tinh thần đoàn kết chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau về quan hệ chính trị, được xem là trụ cột quan trọng nhất để củng cố và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hóa, giáo dục.

    Châu Âu sẽ không gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt Nam nếu còn một tàu cá vi phạm

    22/02/2023

    Châu Âu sẽ không gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt Nam nếu còn một tàu cá vi phạm

    Ngư dân trên tàu cá đậu ngoài cảng ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi hôm 20/8/2022 (minh họa) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Chỉ cần một tàu cá của Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài thì Ủy Ban Châu Âu (EC) sẽ không gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam.

    Điều kiện này được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Việt Nam, ông Phùng Đức Tiến, thông báo tại Hội nghị Công bố “Kế hoạch Hành động chống IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy Ban Châu Âu lần thứ 4” diễn ra vào chiều ngày 20/2.

    Theo lời ông Phùng Đức Tiến, EC trong các cuộc làm việc với phía Việt Nam đều lặp đi, lặp lại yêu cầu nếu không quản lý được đội tàu, chỉ cần còn một tàu cá trong nước vi phạm vùng biển nước ngoài thì thẻ vàng thủy sản sẽ không được gỡ.

    Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ đến nay Việt Nam chỉ mới xác minh được một phần nhỏ nguồn gốc thủy sản; tình trạng tàu các ghi chép lịch trình, cơ sở hạ tầng để truy xuất còn yếu kém, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của EC.

    Ngoài EC, Nhật Bản đã bắt đầu áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản Việt Nam. Hoa Kỳ cũng chuẩn bị quan tâm đến vấn đề này.

    Cục trưởng Cục Kiểm Ngư thuộc Bộ NN&PTNT Việt Nam, ông Nguyễn Quang Hùng cho biết vào tuần tới, đoàn kiểm tra của Bộ tiến hành công tác kiểm tra trực tiếp tại những tỉnh bị cho có tàu vi phạm vùng biển nước ngoài. Song song đó là tổ chức đoàn công tác hướng dẫn các địa phương chuẩn bị tiếp đoàn EC sang Việt Nam làm việc về IUU vào tháng sáu năm nay.


    Không có nhận xét nào