Quê Hương tổng hợp
Đỗ Duy Ngọc - Bệnh viện có nguy cơ đóng cửa, lương tâm các người ở đâu ?
27/02/2023
Theo các báo, Bệnh viện Chợ Rẫy có thể tạm ngưng hoạt động và có nguy cơ đóng cửa.
Bệnh viện hiện gặp nhiều khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, máy móc hư hỏng không thể sửa chữa buộc phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở khác.
Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng, hoạt động từ năm 1900. Và từ 1971 đến tháng 6.1974 được tái xây dựng do chính phủ Nhật Bản tài trợ trên diện tích 53.000 m2, với tòa nhà 11 tầng, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Theo báo cáo của bệnh viện, số người bệnh nội trú trung bình/ngày là 2.544 người, người bệnh ngoại trú khám bệnh trung bình 3.500 người/ngày. Giờ đây, bệnh viện có nguy cơ đóng cửa, số bịnh nhân khổng lồ đó sẽ đi về đâu. Được biết, lý do từ chuyện đấu thầu và những quy định, cơ chế bất hợp lý nên bệnh viện không đủ hóa chất để xác định chẩn đoán, và không đủ vật tư y tế tiêu hao để điều trị cho người bệnh nếu tiếp tục chờ 3 báo giá.
Nếu bệnh viện ngưng hoạt động hay đóng cửa, các bệnh viện công khác trên cả nước cũng có nguy cơ đóng cửa đồng loạt vì cũng chịu những quy chế như thế. Nền y tế Việt Nam rồi sẽ đi về đâu? Hàng trăm ngàn bịnh nhân hàng ngày đành chờ chết hay sao? Những người lãnh đạo Bộ Y tế cũng như chính phủ phải chịu trách nhiệm chuyện này. Phải nhanh chóng, cấp bách có biện pháp sớm nhất để cứu dân.
Viện Pasteur và các phòng xét nghiệm của nhà nước lâu nay cũng đã đóng cửa, người dân đành chấp nhận vào bệnh viện tư để xét nghiệm, chấp nhận giá cao. Giờ lại đến các bệnh viện. Nếu các quan chức y tế không đủ khả năng để lãnh đạo và điều hành, đề nghị các vị từ chức ngay đi để người dân được sống.
Ngay từ những năm tháng chiến tranh và khó khăn về kinh tế cũng không bao giờ có hiện tượng này. Thuốc men, máy móc, sinh phẩm y tế không thiếu. Các công ty dược phẩm, hóa chất y tế đổ xô vào thị trường Việt Nam, không thể gọi là không có hàng cung cấp được. Chẳng qua lâm vào bế tắc này là do những người đang điều hành, do những chính sách bất hợp lý.
Bác sĩ không có thuốc men, bệnh viện không có hóa chất, sinh phẩm cũng như người lính ra trận mà không có vũ khí. Họ sẽ chiến đấu bằng cái gì? Không thể để các bệnh viện đóng cửa cũng như không thể để người dân phải chết vì bịnh mà không được chữa.
Các người còn có lương tâm không? Các người còn có trách nhiệm không? Hay đồng tiền đã che mất rồi. Lương tâm đã bị chó tha mất rồi? Chỉ tội cho người dân nghèo, è cổ đóng thuế mà không được hưởng một chút gì của an sinh xã hội, lâm bịnh cũng không có bệnh viện để chữa trị. Vì dân, do dân là vậy sao?
ĐỖ DUY NGỌC 26.02.2023
Reuters: Quốc hội VN sắp họp bất thường, bầu tân Chủ tịch nước
27/02/2023
Ông Võ Văn Thưởng, Thường Trực Ban bí thư.
Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc họp bất thường trong tuần này để bầu ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ các quan chức và giới ngoại giao cho biết hôm 27/2.
Nhiều quan chức và nhà ngoại giao cho biết ông Võ Văn Thưởng, 52 tuổi, hiện là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị, sẽ là tân chủ tịch, chức vụ phần lớn mang tính lễ nghi.
Việc bổ nhiệm ông Thưởng diễn ra trong bối cảnh giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm thực hiện chiến dịch chống tham nhũng được mệnh danh là “đốt lò”, theo đó hàng trăm quan chức bị điều tra và nhiều nhân vật chính trị hàng đầu bị cách chức, trong đó có hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.
Ông Thưởng được xem là người thân cận với nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng.
Một quan chức Việt Nam cho Reuters biết kỳ họp bất thường của quốc hội sẽ tuân theo quyết định của Đảng, dự kiến vào nửa đầu tuần này, để bầu tân chủ tịch nước.
Một nguồn tin khác cho Reuters biết phiên họp bất thường sẽ bắt đầu vào thứ Tư (1/3). Một nguồn tin khác cho VOA biết Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng sẽ tổ chức một hội nghị trung ương vào sáng ngày 1/3.
Quốc hội và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm truyền thông thay mặt chính phủ, không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.
Uỷ viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Photo: Bao Chinh phu.
Giới quan sát nhận định rằng ông Thưởng là nhân vật phù hợp nhất để giữ chức Chủ tịch vào thời điểm này.
Ông Quang Hữu Minh ở Tp. Hồ Chí Minh, một người quan sát tình hình chính trị Việt Nam, chia sẻ nhận định của ông với VOA:
“Ông Võ Văn Thưởng đã kinh qua nhiều chức vụ lãnh đạo địa phương như Phó Bí Thư thường trực Thành ủy Sài Gòn, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi.
“Ông Thưởng hiện là phó trưởng ban thường trực phòng chống tham nhũng Trung ương, trong thời gian qua có công nhiều với ông Nguyễn Phú Trọng trong vụ “đốt lò”, và chưa kể ông Thưởng còn có thể đoàn kết các phe phái trong Đảng.
“Ông Thưởng là người miền nam, việc này cũng hợp lý để cân bằng tính vùng miền trong Đảng mà vừa qua bị lãng quên”.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về ngoại giao Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra, nêu nhận hôm 25/2 trong một bản tin rằng ông Thưởng còn khá mới mẻ về đối ngoại, và cũng không kỳ vọng rằng ông sẽ có sáng kiến thúc đẩy sự một đổi mới nào trong chính sách ngoại giao của Việt Nam. Giáo sư Thayer lưu ý rắng hồi năm ngoái ông Thưởng có tháp tùng ông Trọng trong chuyến công du sang Bắc Kinh hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình.
Hồi tháng trước, chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bất ngờ từ chức sau khi Đảng Cộng sản cầm quyền đổ lỗi cho ông về “những vi phạm và sai trái” của các quan chức dưới quyền. Bà Võ Thị Ánh Xuân, phó chủ tịch nước, đang giữ chức quyền chủ tịch nước.
Giới quan sát nhận định Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, người vừa lên thay ông Phạm Bình Minh, sẽ được bổ nhiệm ủy viên Bộ Chính Trị, giữ chức Phó Thủ tướng Thường trực. Thông tin này được ông Alexander Vuving, giáo sư tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Á Châu Thái Bình Dương (Asia Pacific Center for Security Studies) ở Honolulu, Hawai, viết trên Twitter hôm 23/2.
Truyền thông Việt Nam hôm 27/2 cho biết Trần Lưu Quang đã lên đường tham dự và có bài phát biểu tại phiên họp cấp cao khoá 52 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sĩ. Được biết, đây là chuyến công nước ngoài đầu tiên của ông Quang trên cương vị mới.
Khi ông Thưởng lên nắm chức Chủ tịch nước, ông Phan Đình Trạc, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, đồng thời cũng là phó trưởng Ban Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương, sẽ thay ông Thưởng giữ chức Thường Trực Ban bí thư, cũng theo ông Vuving.
Bà Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh và 8 lô đất triệu đô la Mỹ
Lê Thiệt /SGN
26/02/2023
Hai lô đất biệt thự liền kề của bà Vũ Liên Oanh tại đồi T5 phường Hồng Hà, TP. Hạ Long – Ảnh: Tiền Phong
Trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” tại Sở GD-ĐT Quảng Ninh, cơ quan điều tra đã tạm giam bà Giám đốc Sở Vũ Liên Oanh và nhiều bị can khác.
Ngoài việc làm rõ hành vi sai phạm của các bị can, kết luận điều tra của Bộ Công an còn đề cập tới việc kê biên tài sản của các bị can. Trong đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã ra các lệnh kê biên tài sản đối với 8 lô đất của bà Oanh.
Khi bị bắt, bà Oanh đã đề nghị cơ quan điều tra được nộp lại 14 tỷ đồng mà bà nhận của bà Hoàng Thị Thúy Nga – Chủ tịch NSJ Group. Điều đáng nói, dù bà Oanh xác nhận bà chỉ nhận hối lộ có 14 tỷ đồng, nhưng vợ chồng bà Vũ Liên Oanh đứng tên hàng loạt bất động sản có giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi lô đất. Đặc biệt, bà Oanh còn có sở thích mỗi lần mua đều phải mua “sáp đôi” hay còn gọi là 2 ô đất liền kề tại những vị trí đắc địa của những dự án đắt đỏ bậc nhất ở Quảng Ninh.
Miếng đất vàng đất đầu tiên nằm ở thị xã Đông Triều với diện tích 347m2 gần sông Cầm với đầy đủ tiện ích xung quanh và mang tính chất nghỉ dưỡng tuổi già.
Bà Vũ Liên Oanh – cựu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh – bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” – Ảnh: Tiền Phong
Miếng đất thứ 2 rộng 180m2 nhưng trên thực tế là 2 ô đất liền kề mỗi ô 90m2 nằm tại Khu đô thị mới Cao Xanh – Hà Khánh, phường Cao Xanh, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Theo giá đất thị trường vào thời điểm hiện tại, giá trị miếng đất không dưới 7 tỷ đồng.
Tiếp theo cũng là 2 ô đất liền kề có view toàn cảnh vịnh Hạ Long với diện tích hơn 120m2 (mỗi ô hơn 60m2) thuộc khu tự xây, Đồi thị đội, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 2 ô đất ở vị trí này có giá không dưới 10 tỉ đồng.
Đặc biệt nhất là 2 ô biệt thự liền kề rộng gần 500m2 tại khu đô thị đồi T5 phường Hồng Hà, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với giá trị mỗi mét vuông không dưới 100 triệu đồng.
Cuối cùng là ô đất diện tích 113,31m2 đất tại khu 8, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, do Vũ Liên Oanh nhờ mẹ đẻ đứng tên chủ sở hữu.
Trên thực tế, vợ chồng bà Oanh mua đất rồi để đ1óchứ chưa co kế hoạch xây dựng gì cả. Có lẽ bà Oanh không muốn giữ một đống tiền mất giá, mà chuyển đổi thành đất cho tiện quản lý và giá trị không bị mất giá theo thời gian.
Cuối cùng, ngày bà vào tù thì 8 cuốn sổ đỏ này cũng bị tịch thu. Đúng là “của Thiên trả Đại”.
VinFast ở Mỹ giảm giá thuê xe 50%
27/02/2023
Khách ang xem mẫu xe điện VF-8 của VinFast ở một cửa ang ở Santa Monica, California hôm 13/9/2022
AFP
Nhà angxuất xe điện Việt Nam VinFast đã giảangn 50% giá cho thuê đối với mẫu xe đầu tiên được vận chuyển đến Hoa Kỳ cho những khách hàng đầu tiên ở Californiangeo trang web của công ty và các email gửi đến khách hàng được đánh giá bởi Reuters.
Trang web của hãng này hôm 27/2 cho thấy, giá thuê xe hàng tháng là 399 đô la cho chiếc VF8 với hợp đồng thuê thời hạn 24 tháng.
Đối với những người đã trả tiền đặt cọc mua xe (có tangược hoàn lại), khoản thanh toán sẽ là 274 đô la mỗi tháng ở California, tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ nhận được xe, theo tin nhắn gửi cho những người mua tiềm năangược Reuters xem xét.
Điều đó tương đương với mức giảm từ 33% đến 54% so với giá cho thuê hàng tháng được quảng cáo ban đầu (599 USD tang 24 angg).
VinFast chưa có bình luận ngay về giá bán.
Động thái này cho thấy dấu hiệu mới nhất về sự cạnh tranh gia tăng về giá của các nhà sản xuất xe điện. Tesla, công ty dẫn đầu về xe điện toàn cầu, giảm giá tới 20% trên toàn cầu vào thánang mặc dù hãng đã tăng giá trên một số mẫu xe và ở một số thị trường với biên độ nhỏ hơn kể từ đó.
Các angn tín dụng xe điện của chính quyền Tổng thống Biden, có hiệu lực vào đầu năm, cũng đã thay đổi phép tính đối với các nhà sản xuất ô tô và người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Các loại xe điện như của Tesla sản xuất ở Bắc Mỹ đủ điều kiện nhận khoản tín dụng thuế tiêu dùng là“7.500 đô la. Các doanh ng”iệp, bao gồm cả các công ty tài chính bảo lãnh cho thuê ô tô, cũng có thể yêu cầu khoản tín dụng lên tới 7.500 đô la cho xe điện nếu nóangc bán bởi một trong những công ty được IRS chứng nhận.
VinFast không nằm trong danh sách 39 "nhà sản xuất đủ điều kiện" của IRS hôm 27/2.
Đầu tháng này, VinFast cho biết US Bancorang chính thức cung cấp giải pháp cho thuê và vay dài hạn cho các mẫu của hãng xe này tại Mỹ.
Hãng khởi nghiệp cho thuê xe Autonomy đã thỏa thuận với VinFast để mua 2.500 xe điện hồi tháng 11 năm ngoái, tuy nhiên đến tháng 1 năm 2023 Giám đốc điều hành của hãng cho rằng Autonomy đang rất eo hẹp về tiền mặt, và sẵn sàng bán tài sản riêng để cứu doanh nghiệp.
VinFast đã vận chuyển 999 chiếc xe điện của mình tới California vào cuối năm ngoái nhưng cho đến nay vẫn chưa được cung cấp cho người mua.
Mới đây, công ty con của Vingroup thông báo triệu hồi hơn 2.700 xe VF 8 sản xuất tại Việt Nam giai đoạn tháng 9/2022-2/2023 liên quan đến lỗi ở hệ thống phanh phía trước, VinFast không cho biết lô 999 xe ở Mỹ có bị lỗi tương tự không.
Việt Nam tuyên truyền về Điều 331 Bộ luật Hình sư cho học sinh trung học phổ thông
27/02/2023
Phiên tòa giả định xét xử người bị cáo buộc vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự tại Trường THPT Thủ Thiêm (TP Thủ Đức)
PLO
Học sinh Trường THPT Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) hôm 27/2 dự một phiên tòa giả định xét xử những người bị cáo buộc vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Theo truyền thông Nhà nước, phiên tòa giả định được Ban chấp hành Chi đoàn Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức phối hợp với Trường THPT Thủ Thiêm tổ chức, và được xác định là hoạt động thường niên giữa hai đơn vị nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh.
Thông tin về phiên tòa giả định này xuất hiện vào khi liên tục trong hai ngày 24 và 25 tháng 2, có ít nhất ba người bị khởi tố và bắt giam với cáo buộc vi phạm Điều 331. Ngoài ra, nhóm năm luật sư bào chữa cho các thành viên thuộc một cơ sở tu tại gia ở Long An là Tịnh Thất Bồng Lai hôm 25/2 cho biết họ cũng bị công an điều tra về tố cáo vi phạm Điều 331.
Điểm đáng chú ý là những người vừa bị bắt giam hoặc bị điều tra đều bị cáo buộc là có những phát biểu trên mạng xã hội bị xác định là vi phạm Điều 331.
Hai người bị bắt giam hôm 24 và 25/2 là nhà báo Hàn Ni và luật sư Trần Văn Sỹ bị một cá nhân là bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo là đã sử dụng mạng xã hội đưa các thông tin xúc phạm, vu khống cá nhân.
Bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) bị bắt giam vào ngày 24/3/2022 cũng với cáo buộc vi phạm Điều 331 vì các livestream bị xác định là xâm phạm đời tư, xúc phạm uy tín, danh dự cá nhân của những người khác.
Trong phiên tòa giả định dành cho học sinh, bị can được xác định là có hành vi phát tán nhiều bài viết, hình ảnh bôi nhọ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên các nhóm Facebook công khai như: “Hội người Việt Nam tại Đài Loan – TaiWan”; “Những người bạn của Đảng Dân chủ Tự do”;…
Các bài viết nêu trên thu hút hàng ngàn lượt tương tác, bình luận với những câu chữ hết sức thô tục.
Các hành vi này bị cơ quan Công an giám định và xác định là đã vi phạm các Luật An ninh mạng, Luật Báo chí, Luật Xuất bản…
Theo báo Nhà nước, các em học sinh tham dự phiên tòa dù ở độ tuổi chưa thực sự trưởng thành nhưng đã tỏ ra rất am hiểu về tội danh này và trả lời chính xác các câu hỏi.
Điều 331 vốn được Chính phủ Việt Nam sử dụng để kết án những người bất đồng chính kiến và bị quốc tế chỉ trích là mơ hồ, cần được bỏ khỏi Bộ luật Hình sự.
Ba luật sư bị bắt liên quan tới vụ bà Nguyễn Phương Hằng
Nguồn hình ảnh, Other
Chụp lại hình ảnh,
Luật sư, nhà báo Đặng Thị Hàn Ni, Luật sư Trần Văn Sỹ và Luật sư Đặng Anh Quân bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 24 và 25/02 (từ trái sang phải)
26 tháng 2 2023
Ba luật sư vừa bị bắt giữ liên quan đến Điều 331 Bộ luật Hình sự, "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Luật sư, nhà báo Đặng Thị Hàn Ni, Luật sư Đặng Anh Quân và Luật sư Trần Văn Sỹ bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 24 và 25/2 để điều tra.
Công an TP HCM tuyên bố bà Hàn Ni và ông Trần Văn Sỹ bị bắt theo đơn tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng, cựu tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Nam.
Đây là hai trong số hàng chục người bị bà Hằng tố cáo là "liên quan đến việc đăng tải các đoạn ghi hình với nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông Huỳnh Uy Dũng, Nguyễn Phương Hằng, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty Cổ phần Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu".
Ông Đặng Anh Quân được cho là đóng vai trò cố vấn pháp lý, trực tiếp tham gia nhiều buổi livestream cùng bà Nguyễn Phương Hằng.
Đơn tố cáo được gửi trước khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố và bị bắt tam giam từ ngày 24/3/2022, cũng với các cáo buộc liên quan tới tội danh quy định tại Điều 331.
Theo cáo buộc, bà Hằng kể từ đầu năm 2021 đã dùng mạng xã hội thực hiện nhiều buổi phát livestream để đưa ra thông tin không kiểm chứng về đời tư người khác, với những lời lẽ mang tính mạ lị, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhiều người.
Sau đó, vào cuối năm 2022, ba trợ lý của bà Hằng bị khởi tố do bị cho là đã đóng vai trò trợ giúp.
Việc điều tra đối với bà Hằng và ba trợ lý kết thúc vào cuối tháng 12/2022, và công an TP Hồ Chí Minh tuyên bố mở rộng điều tra, xử lý đối với các đối tượng khác nữa.
Giới quan sát nhận định sẽ còn thêm cá nhân khác bị bắt giữ liên quan đến vụ việc.
Luật sư Đặng Đình Mạnh viết trên trang Facebook cá nhân: "Nếu hả hê về 331, yên tâm, sẽ còn rất nhiều dịp hả hê cho tới lượt chính bạn. Bất công mà, nó không kén chọn nạn nhân đâu."
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Nội dung Điều 331 Bộ luật Hình sự
Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 quy định:
"1-Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2-Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm."
Tuy nhiên không có văn bản pháp luật quy định rõ ràng thế nào là "lợi dụng" và thế nào là "xâm phạm lợi ích" trong Điều luật 331.
Cho đến nay, nhiều cá nhân, nhà hoạt động, nhà báo, luật sư đã bị khởi tố và bắt giam liên quan đến Điều 331 ở Việt Nam.
Một số tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch, Amnesty International... trong những năm qua thường xuyên lặp lại yêu cầu Việt Nam chỉnh sửa hoặc bãi bỏ điều luật này, tuân theo các nghĩa vụ theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
Không có nhận xét nào