Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 31 tháng 01 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    Ủy ban châu Âu kiểm soát chất Ethylene Oxide trong mì ăn liền, thanh long từ Việt Nam

    30/01/2023

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/mi-an-lien-700x480.jpg

    Năm 2022, mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam bị nhiều quốc gia thu hồi và tiêu hủy vì chứa chất EO vượt mức. (Ảnh minh họa: Kit Leong/Shutterstock) 

    Ngày 30/1, Bộ Công thương Việt Nam cho biết Ủy ban châu Âu tiếp tục đưa mì ăn liền và thanh long của Việt Nam vào diện kiểm tra tại cửa khẩu với tần suất kiểm tra 20% về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (tồn dư chất Ethylene Oxide – EO). Năm 2022 vừa qua, hàng loạt vụ thu hồi và tiêu hủy mì ăn liền có xuất xứ từ Việt Nam tại các thị trường nước ngoài do có chứa chất EO vượt mức quy định.

    Năm 2022, mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam bị nhiều quốc gia thu hồi và tiêu hủy vì chứa chất EO vượt mức. (Ảnh minh họa: Kit Leong/Shutterstock)

    Theo thông tin của Bộ Công thương Việt Nam hôm 30/1, mì ăn liền và thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu sẽ tiếp tục bị kiểm tra tại cửa khẩu với tần suất tới 20%. Đây là thông báo của Ủy ban châu Âu quy định về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào thị trường thuộc khối Liên minh châu Âu (EU).

    Theo thông báo mới, các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% như: Rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát.

    Tuy vậy, mặt hàng đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.

    Bên cạnh đó, mặt hàng ớt vẫn còn nằm trong danh mục kiểm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm soát chất lượng là 50%.

    Trước đó, mặt hàng mì ăn liền xuất xứ từ Việt Nam đã vướng rất nhiều vụ thu hồi và tiêu hủy tại các thị trường như: Đài Loan, Ireland, Malta, Đức, Ba Lan, v.v… Đáng chú ý, vào tháng 7/2022, tờ Focus Taiwan từng đưa tin, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) cho biết một số lô hàng mì ăn liền từ Việt Nam đã bị các quan chức Hải quan Đài Loan thu giữ và tiêu hủy sau khi bị phát hiện có chứa thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng tại quốc gia này.

    Cụ thể, các quan chức hải quan đã thu giữ các lô hàng tổng cộng 1.116 kg (hơn 1,1 tấn) được nhập khẩu bởi Công ty Simple Mart Retail từ Việt Nam. Số lô hàng này được phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trong một gói gia vị bên trong một loại mì ăn liền (có tên là JINRO RAMENJ INRO) với hương vị thịt bò kiểu Hàn Quốc (chứa khoảng 63.729 phần triệu ppm dư lượng chất EO), TFDA Đài Loan cho biết.

    Tới tháng 8/2022, TFDA (thuộc Bộ Y tế Đài Loan) tiếp tục thu giữ và tiêu hủy 1.440 kg (hơn 1,4 tấn) mì Omachi xốt tôm chua cay nhập khẩu từ Việt Nam thông qua Công ty Qianyu (Thiên Du). Cơ quan chức năng Đài Loan phát hiện trong gói bột gia vị mì gói hương vị tôm chua cay của Omachi có chứa 0,195 mg/kg Ethylene Oxide.

    Tháng 11/2022, Bộ Công thương Việt Nam cho biết Cơ quan TFDA lại công bố một lô hàng (khoảng 945 kg) mì ăn liền tôm chua cay nhãn hiệu Gấu Đỏ (tên tiếng Anh là SOUR-HOT SHRIMP FLAVOR INSTANT NOODLES) bị phát hiện có chứa Ethylene Oxide (EO) ở Đài Loan.

    Sản phẩm này của Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) và được một doanh nghiệp của Đài Loan nhập khẩu. Qua kiểm tra, cơ quan Đài Loan phát hiện tại cửa khẩu hàm lượng chất cấm không phù hợp tiêu chuẩn. Trong đó, hàm lượng Ethylene Oxide (EO) được phát hiện lần này không chỉ trên gói gia vị (3,438mg/kg) mà còn phát hiện cả ở vắt mì (0,107mg/kg).

    https://trithucvn.org/kinh-te/uy-ban-chau-au-kiem-soat-chat-ethylene-oxide-trong-mi-an-lien-thanh-long-tu-viet-nam.html/amp

    Bốn trong năm tuyến cáp quang biển nhà mạng Việt Nam khai thác đang bị lỗi

    RFA
    31/01/2023

    Bốn trong năm tuyến cáp quang biển nhà mạng Việt Nam khai thác đang bị lỗi

    Ảnh minh họa: Ảnh minh hoa: các tuyến cáp quang biển gặp sự cố đang sửa chữa 

    VoV/Congly/RFAedited 

    Thêm tuyến cáp quang biển Intra Asia -IA (còn gọi là Liên Á) đã gặp sự cố trong năm 2023 làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore.

    Trong khi đó, tuyến cáp quang biển quốc tế APG (Asia Pacific Gateway) bị đứt trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore bị sự cố hôm 21/1, tức 30 Tết Quý Mão, hiện vẫn chưa sửa xong.

    Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho Vietnamnet hay tin trên trong ngày 28/1.

    Theo ISP, tuyến cáp biển Intra Asia (IA) đã gặp sự cố do đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore khoảng 130 km. Sự cố làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore của tuyến cáp Liên Á.

    Với sự cố mới nhất trên tuyến cáp IA, tính đến thời điểm hiện nay, có 4/5 tuyến cáp biển các nhà mạng Việt Nam khai thác đang bị lỗi. Với tình hình trên, đại diện ISP cho biết “Tình hình rất căng, các nhà mạng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng”.

    Tờ Vietnamnet dẫn lời ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho rằng: “Đây là một bài học tốt cho các nhà mạng Việt Nam, tức là mọi kịch bản xấu nhất đều cần được tính tới và có phương án chuẩn bị ứng phó”. Ông Bình cũng đưa ra nhận định tình trạng chập chờn và giảm chất lượng truy cập Internet quốc tế cục bộ sẽ còn kéo dài trong vài tuần tới.

    Được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, Liên Á là một trong năm tuyến cáp quang biển đang chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với 4 tuyến khác gồm Asia Pacific Gateway (APG), Asia America Gateway (AAG), AAE-1 (Asia - Africa - Euro 1) và SMW3 (còn gọi là SEA - ME - WE3).

    Có tổng chiều dài 6.800 km, tuyến cáp biển Liên Á kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, HongKong và Nhật Bản. Liên Á được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.

    Hà Nội: Cả ngàn người cúng sao La Hầu ở chùa Phúc Khánh

    Lê Thiệt /SGN
    30/01/2023

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-1.jpg

    Không chỉ có người già mới mê tín đi cúng sao giải hạn, trong số người cúng sao tại chùa Phúc Khánh có rất nhiều người trẻ – Ảnh: Zing News 

    Các nhà tu hành, các chuyên gia Phật học đều cho biết, đạo Phật không chủ trương và tổ chức cúng sao, không tổ chức cúng giải hạn cho ai hết. Đạo Phật chỉ dạy Phật tử cách tu để giải tai ách cho chính mình.

    Thế nhưng, cứ ngày đầu năm tại chùa Phúc Khánh, Hà Nội (và nhiều chùa khác) cả ngàn người chen chân, chịu lạnh giá, ngồi chật kín khuôn viên chùa, tràn ra cả ngoài đường, cho sư thầy ở đấy làm lễ giải hạn do năm Quý Mão “phải” mang sao xấu.

    Cụ thể năm nay, 19h mùng 8 tháng Giêng (29/2), chùa Phúc Khánh cúng giải hạn sao La Hầu; tối 15 tháng Giêng (5 Tháng Hai) cúng giải hạn sao Thái Bạch; tối 18 tháng Giêng (8 Tháng Hai) cúng giải hạn sao Kế Đô.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-2.jpg

    Bên trong, nhà chùa tấp nập tiếp nhận phiếu đăng ký và thu phí dâng sao giải hạn của người dân. Một đơn giải hạn 300 ngàn đồng – Ảnh: Zing News 

    Năm nay, ngay từ 16h chiều, đã có nhiều người đến chùa ghi sớ, đóng tiền và giành chỗ ngồi. Mỗi người ghi tên được nhà chùa phát cho một cuốn sách mỏng nói về cung mệnh và sao theo từng tuổi. Ban tổ chức cho biết, ngày hôm nay có gần 1.000 cuốn sách được phát cho người dân và phật tử.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-3.jpg

    Trước giờ lễ một tiếng, cả bên trong và bên ngoài sân chùa chật kín phật tử và du khách chờ làm lễ, chủ yếu là phụ nữ – Ảnh: Zing News 

    Chưa kể tiền cúng dường, nếu chỉ tính lệ phí giải sao mỗi người đóng 300 ngàn đồng/người (khoảng 12.78 đô la Mỹ), tối mùng 8 Tết nhà chùa đã thu vào khoảng 300 triệu đồng (12,780 đô la Mỹ).

    Một phật tử đứng ngoài đường cho biết: “Tôi chen chân mãi mới đóng được tiền, rồi ra ngoài đứng, bên trong ngộp lắm. Tôi nhớ năm 2019 (trước khi có đại dịch Covid-19), sư thầy chùa Phúc Khánh thu 150 ngàn đồng/người, năm nay như vậy là tăng gấp đôi”.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-4.jpg

    Khuôn viên chùa Phúc Khánh nhỏ hẹp, người dân ngồi tràn từ trong ra bên ngoài cổng chùa lẫn lòng đường – Ảnh: Zing News 

    Đêm mùng 8 Tết thời tiết tại Hà Nội khá lạnh, chỉ từ 12 -14 độ C, nhiều người vẫn cố gắng ngồi ngoài trời ít nhất 2 tiếng từ khi chờ đến lúc nhà sư tụng kinh làm lễ.

    Tài khoản Dung Đặng chia sẻ trên Facebook: “Tuy Giáo hội không công nhận cúng sao, giải hạn là phật sự, nhưng do tính ngưỡng dân gian nên chùa mang danh ‘cúng giùm’ nhưng thu tiền thật. Tôi cho rằng các chức sắc Giáo hội Phật giáo ở Hà Nội cũng mắt nhắm mắt mở cho các chùa làm để kiếm thêm thu nhập”.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-5.jpg

    Công an quận Đống Đa điều động 300 công an đến làm ngoài giờ để bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực chùa Phúc Khánh – Ảnh: Zing News 

    Với thu nhập mỗi ngày cúng sao giải hạn cao như thế thì khó có chùa nào đúng ngoài cuộc chơi. Dung Đặng cho rằng “mỗi ngày tổ chức cúng sao, các thầy kiếm cả trăm triệu đồng thì dại gì không cúng”.

    Tuy nhiên, các chùa cũng không thu về được toàn bộ số tiền đó, vì còn phải chia cho địa phương nữa, để họ giữ trật tự bên ngoài cho chùa. Có thể gọi đó là tiền “bảo kê”, nhưng mang tên “bồi dưỡng”.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-6.jpg

    Sau khi kết thúc lễ khoá sao La Hầu, nhà chùa đã tổ chức phát lộc cho phật tử và người dân tới dự lễ ngay bên ngoài vỉa hè. Tối 14 tháng Giêng tới, lễ cầu an cũng sẽ diễn ra tại chùa Phúc Khánh. Vào ngày đó nhà chùa dự kiến sẽ đón số lượng người đông hơn rất nhiều lần cúng sao La Hầu – Ảnh: Zing News 

    Có thể mức “bồi dưỡng” chùa Phúc Khánh chi cho chính quyền quận Đống Đa khá tốt nên tối cùng ngày, Công an quận đã cử 300 công an cùng 100 dân phòng đến khu vực chùa bố trí làm 3 vòng khép kín, phân luồng giao thông từ xa để bảo đảm người dân làm lễ an toàn, xe cộ qua lại đường Tây Sơn thông suốt.

    Thương phật tử, thương chùa đến thế thì làm sao chính quyền không giàu cho được!

    Tỉnh nghèo Nghệ An thuộc tốp sở hữu xe hơi nhiều nhất Việt Nam 

    30/01/2023 

    VOA Tiếng Việt 

    Ngày càng có nhiều người dân Việt Nam sở hữu xe hơi. Ảnh minh họa là giao thông giờ cao điểm tại một con đường ở thủ đô Hà Nội

    Ngày càng có nhiều người dân Việt Nam sở hữu xe hơi. Ảnh minh họa là giao thông giờ cao điểm tại một con đường ở thủ đô Hà Nội 

    Nghệ An, một tỉnh miền Trung có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng thấp nhất nước, nhưng lại thuộc nhóm tỉnh mà người dân sở hữu xe hơi nhiều nhất nước, tờ Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ nhà chức trách tỉnh này cho biết.

    Theo đó, Nghệ An đăng ký mới trung bình gần 2.300 xe hơi mỗi tháng, thuộc nhóm tỉnh, thành có số lượng xe đăng ký mới mỗi tháng nhiều nhất nước, sau Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ Phòng cảnh sát giao thông Công an Nghệ An cho biết.

    Cũng theo cơ quan này, trong năm 2022, số lượng xe hơi đăng ký mới ở tỉnh này tăng thêm trên 3.100 xe so với năm 2021 với tổng số xe đăng ký là hơn 27.400 xe.

    Xe hơi, với giá trị từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng mỗi chiếc, vẫn được xem là tiện nghi xa xỉ với đại đa số người dân Việt Nam vốn có thu nhập từ vài triệu đến trên dưới chục triệu đồng mỗi tháng.

    Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh miền Trung này có tổng cộng trên 170.000 xe hơi các loại được đăng ký trên tổng số dân là 3,5 triệu người. Tính xấp xỉ cứ trung bình 20 người dân Nghệ An có một chiếc xe hơi.

    Còn riêng trong 20 ngày đầu năm 2023, từ ngày 1 đến ngày 19/1 năm 2023, đã có trên 1.800 xe ô tô đăng ký mới Nghệ An, cũng theo số liệu từ Phòng cảnh sát giao thông Công an Nghệ An do Tuổi Trẻ dẫn lại.

    Tờ báo này cho biết loại ô tô mà người dân Nghệ An sở hữu chủ yếu là dòng xe phổ thông có giá trị dao động từ 400 đến 700 triệu đồng, còn lượng xe sang không nhiều.

    Nghệ An lâu nay vẫn được xếp vào danh sách tỉnh nghèo với thu nhập bình quân đầu người trên 50 triệu đồng mỗi năm. Tỉnh này cũng là một những địa phương có tỷ lệ người dân đi xuất khẩu lao động đông đảo.

    Trung bình mỗi năm tỉnh này có từ 13 đến 14 ngàn người đi xuất khẩu lao động theo diện chính thức có hợp đồng. Đó là chưa tính số lao động tỉnh này đi chui hay là nạn nhân của nạn buôn người, theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Tuổi Trẻ dẫn lại. Mỗi năm, dân trong tỉnh đi xuất khẩu lao động gửi về nhà ước đạt khoảng 500 triệu đô la Mỹ.

    Thành phố Vinh, thủ phủ tỉnh Nghệ An và là một trong những thành phố lớn nhất miền bắc Việt Nam, cũng là một trong ba đô thị có tốc độ người dân mua xe hơi nhanh nhất nước, theo lời ông Trần Ngọc Tú, chủ tịch thành phố này được Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết.

    Ông Tú cho biết số lượng xe hơi tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kẹt xe ở thành phố này do cơ sở hạ tầng đáp ứng không kịp.

    Hơn một ngàn người thương vong vì TNGT trong tháng đầu năm 2023

    RFA
    31/01/2023

    Hơn một ngàn người thương vong vì TNGT trong tháng đầu năm 2023

    Một vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ 6 giữa xe tải và xe máy (Hình minh họa) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngSức khỏe& đời sống 

    Việt Nam ghi nhận 797 vụ tai nạn giao thông, làm 508 người tử vong trong tháng đầu tiên của năm 2023.

    Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 31/1 dựa theo báo cáo từ Văn Phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

    Cụ thể, trong tháng 1/2023 (tính từ ngày 15/12/2022 đến 15/1/2022), Văn phòng ủy ban báo cáo đã có 797 vụ tai nạn giao thông xảy ra tại hầu hết các tỉnh, thành khiến 508 người chết và 505 người bị thương.

    Trong đó, đường bộ xảy ra 790 vụ, làm chết 505 người, bị thương 504 người; đường sắt có bảy vụ làm chết ba người và bị thương một người; đường thủy và hàng hải không có tai nạn xảy ra trong tháng 1/2023.

    Trước đó hôm 26/1, Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an cho truyền thông hay có 89 người chết và 111 người bị thương trong bảy ngày nghỉ Tết Quý Mão 2023 (tức từ 20/1 đến 26/1). Riêng trong ngày 25/1 (tức mùng 4 Tết) có 26 vụ làm chết 15 người và 19 người bị thương.

    Thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) trong ngày 26/1 cũng cho hay sau năm ngày nghỉ Tết (từ 30 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Quý Mão) đã có 377 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 129 ca so với cùng kì Tết Nhâm dần 2022, không có ca tử vong.

    Số ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau là 2.521 ca, chiếm 1,1% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 43% trong số đó là 1.073 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 7 trường hợp tử vong.


    Không có nhận xét nào