Mực nước cao trong mùa khô ở khu Ramsar Stung Treng đã là thảm họa cho hệ sinh thái đặc thù và cư dân.
Mặt của Kong Chanthy sáng lên khi ông nhớ lại quá khứ. 30 năm trước, rừng ngập nước ở giữa sông Mekong ở đông bắc Cambodia, ngay phía dưới biên giới với Lào, đầy đời sống và cộng đồng thịnh vượng.
Rừng không chỉ cung cấp cuộc sống cho 13.000 người sống dọc theo sông ở phía bắc thị trấn Stung Treng, Kong nói, ông là trưởng cộng dồng đánh cá và du lịch sinh thái ở xả O’Svay. Nó nuôi dưỡng chim và cá có nguy cơ tuyệt chủng, một số di cư lên Mekong từ hồ Tonle Sap ở vùng tây bắc của quốc gia – nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, cung cấp cho Cambodia 60% chất đạm. Và buội rậm và cây cối cũng tạo nơi ẩn náu của thú sông tránh thú ăn thịt và nơi sinh sản an toàn.
“Chúng tôi bỏ muối vào thuyền, dùng đèn, đập mái chèo vào thuyền và cá nhảy vào thuyền,” Kong nói, nhớ lại đêm đánh cá trong thập niên 1980s. Kong đã mất nhiều năm nghiên cứu hệ sinh thái đặc thù nầy và những loại cá của nó cho một tổ chức nghiên cứu nhà nước và các nhóm phi chánh phủ.
Thai Sakhan, một nông dân có 9 đứa con sống trong xã O’Svay, lặt lá từ một nhánh cây cắt từ rừng ngập nước. Người đia phương dùng lá của một số loại cây để nấu canh và xào. [Ảnh: Andy Ball]
Ngư dân địa phương thỉnh thoảng cũng hái trái cây trong rừng ngập nước để dùng làm mồi. Những trái cây giống như mận nầy từ cây Nauclea orientalis, thường trồng ở mép nước. [Ảnh: Andy Ball]
Một ngư dân đánh cá giữa các cây trong rừng ngập nước. Hệ sinh thái đặc thù nầy không tìm thấy ở bất cứ khúc sông Mekong khác. [Ảnh: Andy Ball]
Đa dạng sinh học khác thường của vùng không phải không được lưu ý. Trong năm 1999 rừng ngập nước được công nhận là Đất ngập nước Quan trọng Quốc tế dưới Quy ước Ramsar của UNESCO.
Bao trùm một diện tích rộng 14.600 hectares, khu Ramsar là một hệ sinh thái chỉ có thể tìm thấy dọc theo khúc sông 40 km của Mekong. Khung cảnh biểu tượng của rừng – cây đa, với những nhánh giống như xúc tu quấn chung quanh cây keo to lớn – thích ứng với các điều kiện đặc thù, và thu hút du khách quốc tế. Như dân số cá heo nước ngọt trong hố sâu gần đó, thành viên cuối cùng đã chết hồi năm ngoái.
Các cây, một số cao đến 25 m, thay đổi với dao động theo mùa của sông. Chúng rụng lá khi Mekong lan rộng với mưa mùa và chúng bị ngập. Rồi khi mực nước tụt xuống trong mùa khô, thường từ tháng 10 đến đầu tháng 5, chúng khô đi và mọc lá mới.
Cây chết trong một phần của rừng ngập nước vào tháng 12, giữa mùa khô. Các nhà nghiên cứu nói rằng mực nước cao bất thường vì các đập ở thượng lưu ở Lào và Trung Hoa xả nước đang ngăn chận rừng khô đi như nó phải vào lúc nầy trong năm, giết chết cây. [Ảnh: Andy Ball]
Các cây đa mọc trên cây lớn ở Stung Treng. [Ảnh: Andy Ball]
Bộ xương của con cá heo Irrawaddy ở xã Preah Rumkel mà người địa phương nói chết trong năm 2021. Cho đến khi con cuối cùng chết trong tháng 2 năm 2022, Preah Rumkel là 1 trong 2 vị trí ở Cambodia thu hút du khách đến xem cá heo. [Ảnh: Andy Ball]
Nhưng vào đầu thập niên 2000s, Kong ghi nhận cái gì lạ. Sông ngưng rút xuống trong mùa khô. Rồi rừng xương xẩu ngập nước bắt đầu chết, Ngày nay, hàng ngàn cây chết xương xẩu trồi lên mặt nước. “Tính đến nay, 70-80% rừng đã chết,” Kong nói.
Thủy sản địa phương đã bị thiệt hại bởi đánh cá trái phép và đập ngăn chận đường di chuyển, Kong giải thích, nhưng thiệt hại của nơi cư trú của cá nầy đã làm cho mọi việc thêm tồi tệ. Tương tự, du lịch đã quay cuồng từ sự mất mát rừng ngập nước. “Chúng tôi đang thống khổ,” Kong nói.
Một con cá đuối nước ngọt Mekong có nguy cơ tuyệt chủng ờ một chợ cá ở thị trấn Stung Treng. Hồi tháng 6 năm ngoái, ngay thượng lưu ở đây trong khu Ramsar, một con cá đuối nước ngọt khổng lồ nặng 300 kg được khám phá. Nó tạo những hàng tít quốc tế như cá nước ngọt lớn nhất chưa hề được ghi nhận trên toàn thế giới. Con cá đuối nhỏ hơn nhiều nầy có thể bị giết khi tình cờ mắc vào lưới của ngư dân. [Ảnh: Andy Ball]
Dụng cụ đánh cá bằng điện trái phép, xe gắn máy, thuyền và máy tàu, tất cả bị tịch thu bởi người bảo vệ rừng, nằm trong kho ở Stung Treng. [Ảnh: Andy Ball]
Tất cả người địa phương nói chuyện với The Third Pole phản ánh các quan sát của Kong. Họ nói về sự tàn phá theo sau sự sụt giảm của rừng, từ việc dân số chim và cá giảm đến thiệt hại gây ra cho các nơi cư trú khác như các cồn cát liên quan đến rừng, Nhiều người nói họ không còn thấy một vài loại cá trong nhiều năm. Và nhiều người đổ mực nước dâng bất thường cho đập Don Sahong, chỉ cách khu Ramsar được bảo vệ 4 km về phía thượng lưu ở hạ Lào.
Ảnh hưởng cộng dồng
Ian Baird, giảng sư địa lý của Đại học Wisconsin-Madison ở Hoa Kỳ, đồng ý rằng rừng ngập nước đang gặp rắc rối. Baird sống trong vùng trong thập niên 1990s và trở lại để điều tra cái chết của rừng trong tháng 5 năm 2022, thấy rằng 40-50% các cây cao của nó đã chết. Ông nói nguyên nhân là các đập có dung tích cao ở Trung Hoa và Lào, trữ nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô để sản xuất điện.
“Có rất nhiều thảo luận về ảnh hưởng cộng dồn [của đập], nhưng có rất ít thí dụ hay nơi chúng ta có thể thấy nó,” Baird nói. Rừng ngập nước Stung Treng, ông nói, là một trong số đó. Tuy nhiên, Baird đau đớn để làm rõ rằng đập Don Sahong tự nó không có khả năng để trữ đủ nước để ảnh hưởng dòng chảy của sông. Thay vào đó, ông nói thiệt hại của rừng là do sự kết hợp điều hành của vài đập trên Mekong và các phụ lưu.
Đập thủy điện Don Sahong 260 MW ở hạ Lào, trong tháng 10 năm 2022. Việc xây cất đập bắt đầu trong năm 2016, và bắt đầu hoạt động trong năm 2020. [Ảnh: Andy Ball]
Tính đến nay, đã có trên 150 đập được xây trong lưu vực Mekong, chạy dài từ Trung Hoa, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia đến Việt Nam. Chúng bao gồm 13 đập trên dòng chánh Mekong – 11 ở Trung Hoa, nơi sông được gọi là Lancang, và 2 ở Lào. Ở Trung Hoa, đập Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu (Nọa Trát Độ) “giữ trên 50% tổng số khả năng dự trữ [của các đập] trong lưu vực Mekong”, theo cơ quan nghiên cứu Stimson Center ở Hoa Kỳ.
Đa số những đập nầy đã được xây từ đầu thế kỷ. Xiaowan và Nuozhadu bắt đầu hoạt động trong năm 2008 và 2012, theo thứ tự.
Mực nước dâng được quan sát bởi người dân địa phương được phản ánh trong dữ kiện của Ủy hội Sông Mekong (MRC), một cơ quan tham vấn liên chánh phủ gồm có Thái Lan, Việt Nam, Lào và Cambodia để phối hợp việc phát triển tài nguyên liên quan đến nước ở hạ lưu vực Mekong. Đo đạc được thực hiện trên 100 năm qua ở Pakse, hạ Lào, cho thấy rõ rằng mực nước trong mùa khô đã dâng lên trong 15 năm qua, Baird nói trong một cuộc nói chuyện trên mạng hồi tháng 11 năm 2022.
Trả lới các câu hỏi của The Third Pole, Văn phòng MRC công nhận rằng việc xả nước từ các đập ở thượng lưu “có thể tạo nên dòng chảy cao hơn trong mùa khô”, thêm rằng “ảnh hưởng giảm khi đi về phía hạ lưu và không thấy rõ ở Stung Treng”.
Văn phòng không xác nhận nếu nó gây nên vấn đề rừng chết với Lào và Trung Hoa, nhưng nói điều kiện hiện nay của đất ngập nước trong hạ lưu vực Mekong sẽ được đề cập trong phúc trình 2023 của MRC. Về việc duy trì đất ngập nước, văn phòng nói họ đang làm việc với 4 quốc gia thành viên với Trung Hoa và Myanmar về việc truy nguyên ‘(các) nguyên nhân gốc rễ đã ảnh hưởng mực nước và khối lượng trong cách vượt quá mức cho phép tối đa”.
Một cây chết gần đây ngã xuống ở rừng ngập nước Stung Treng. Nghiên cứu bởi Giảng sư Ian Baird của Đại học Wisconsin-Madison đã cho thấy rằng 40-50% cây cao trong khu Ramsar nay đã chết. [Ảnh: Andy Ball]
Trong khi Trung Hoa không thông báo với các quốc gia ở hạ lưu về các dự án thủy điện của họ, họ không phải là thành viên của MRC và không tham vấn với các quốc gia nầy.
Trong năm 2020, các nhà khí tượng học nói rằng các đập Mekong thượng lưu ở Trung Hoa đang hạn chế dòng nước trong mùa mưa, làm tồi tệ thêm ảnh hưởng của hạn hán ở Cambodia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Theo sau chuyện nầy, trong tháng 10 năm 2020 Trung Hoa đồng ý chia sẻ dữ kiện nước quanh năm với MRC.
Tương lai của rừng ngập nước Stung Treng
Chhoun Chhorn, phó giám đốc khu Ramsar Stung Treng thuộc sở môi trường tỉnh, không biết bất cứ các bước đạng được thực hiện bởi Bộ Môi trường Cambodia – không trả lời yêu cầu cho ý kiến của The Third Pole – ngoài việc thảo luận trồng lại cây trong rừng ngập nước. “Chúng tôi đang trong tiến trình tìm các đối tác,” ông nói. “Như ông đã biết, chúng tôi không có ngân sách. Chúng tôi cần trồng cây có thể sống trong môi trường [của rừng ngập nước].”
Các cây thường bám vào đáy sông bằng đá giữa các thác nước Mekong, vì thế phải có cả mạnh mẽ lẫn may mắn.
Sai Fang, xã trưởng của làng Koh Cheu Teal Touch, bên trong khu Ramsar, cũng nghĩ về trồng cây để cứu rừng và cộng đồng của ông. Nhưng sau khi suy nghĩ dài, ông đi đến kết luận rằng “trồng lại cây thì không thể được”. Hầu hết, ông nói, vì mực nước dao động có nghĩa là cây trồng thường bị ngập.
Người ông 60 tuổi đã thấy việc di chuyển khỏi vùng như là giải pháp duy nhất, nhất là cho người trẻ. “Cuộc sống trước đây tốt hơn vì người dân có thể bắt cá để bán hàng ngày. Nay, họ không thể bắt cá,” ông nói. “Chỉ có di cư có thể giúp người dân kiếm sống.”
Cá chép, được biết tiêu thụ trái cây và lá của rừng ngập nước, được bán ở thị trấn Stung Treng. Cá di chuyển lên Mekong từ Tonle Sap và đến Lào. [Ảnh: Andy Ball]
Công nhân xây cất đổ bê tông trên tầng thứ 8th của một tòa nhà lớn ở thủ đô Phnom Penh của Cambodia. Thành phần xây cất của quốc gia đang bật trở lại với nhiều công nhân di cư từ nông thôn để kiếm tiền.
Một công nhân phun một hỗn hợp của phân bón và thuốc trừ sâu trên cây chuối trong tỉnh Kampot ở Cambodia. Các đồn điền như thế nầy là sự thu hút khác dân di cư từ nông thôn. [Ảnh: Andy Ball]
Đàn ông và đàn bà từ làng của Sai cũng như các làng khác ở vùng Stung Treng đã tìm kiếm một đời sống tốt hơn ở nơi khác ở Cambodia, hay ngay cả xa hơn. Thường họ làm việc như một lao động ở đồn điền hay vị trí xây cất, hay trong các tiệm mỹ phẩm hay nhà hàng trong thủ đô Phnom Penh. Những người khác là công nhân nội địa ở những nơi xa xôi như Saudi Arabia, hay vất vả trong các hãng xưởng ở nước láng giềng Thái Lan.
Các cháu gái của Sai, tuổi 19 và 22, đi qua Thái Lan trong tháng 2 năm 2022 để giúp gia đình có đủ sống. Được tuyển mộ bởi láng giềng đã ở trong quốc gia, họ hứa làm việc nội địa.
“Chúng tôi cảm thấy buồn vì họ ở đó trong nhiều tháng và không gởi được tiền,” xã trưởng nói. “Họ luôn luôn đổi chủ vì chủ xấu.”
Xếp Sai Fang trong nhà ông ở làng Koh Cheu Teal Touch. Hai cháu gái của ông đi qua Thái Lan hồi đầu năm để kiếm công việc nội địa. Khi thủy sản sụp đổ trong vùng, nhiều người trẻ bỏ đi để tìm cách thay thế để kiếm sống. [Ảnh: Andy Ball]
Không có nhận xét nào