(Crackdowns and ecological collapse drive fishers from Tonle Sap Kake)
Anton L. Delgado – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – January 10, 2023
24/01/2023
Các cộng đồng đánh cá trên hồ Tonle Sap ở Cambodia đang chật vật để duy trì cuộc sống truyền thống, khi luật lệ và việc tiếp cận đung đưa trên con lắc chánh trị - và dân số cá giảm.
Như cha mẹ và ông bà của bà, Thi Bay đã kiếm sống bằng việc đánh cá trọn đời trên hồ Tonle Sap ở Cambodia. Nhưng sự kết hợp của hệ sinh thái đang sụp đổ và việc quản lý luôn luôn thay đổi đang buộc bà già 70 tuổi phải để việc đánh cá ở phía sau.
Thay vào đó, Thi Bay nay phải mất vài ngày một tuần bể bắt ốc ở ngoại ô làng, Chong Kneas, một trong vài cộng đồng nhà nổi dọc theo bờ của hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Bà bán hầu hết ốc cho người địa phương, họ thích mua trực tiếp từ ngư dân để bảo đảm sản phẩm tươi. Điều nầy vừa đủ để nuôi bà và đứa cháu gái, Thi Bay nói trong khi bắt một con ốc khác từ cái bẫy.
“Tôi thích đánh cá hơn. Không ai mua ốc mỗi ngày,” bà nói. Nhưng mặc dù có sự đàn áp việc đánh cá trái phép trên hồ - và những luật lệ luôn luôn thay đổi chung quanh cái được phép và ở đâu – bà không dám đi đánh cá. “Chúng tôi gặp rắc rối nếu chúng tôi làm bất cứ cái gì trái phép. Nhưng ngay nếu tôi không có lỗi, tôi không muốn gặp rủi ro.”
Sau một đời đánh cá, Thi Bay đã chuyển sang nghề bắt ốc, theo sau sự thay đổi chánh sách thình lình trên hồ Tonle Sap. “Tôi không ở trên hồ nhiều ngày. Nhưng khi tôi ở trên hồ, tôi chỉ bắt ốc,” bà nói. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Luật lệ và quy định chung quanh việc đánh cá trên Tonle Sap – với lũ lụt theo mùa thường được xem như ‘nhịp tim của Mekong’ – đã đung đưa trên con lắc chánh trị trong thập niên qua. Nhiều thay đổi nầy đã trùng hợp với chu kỳ bầu cử cấp quốc gia và xã ấp ở Cambodia.
Trong lúc tiền bầu cử 2012, Thủ tướng Cambodia Hun Sen đã bãi bỏ mô hình đánh cá tư nhân đã có 1 thế kỷ trong một cố gắng dân gian để mở hồ cho mọi người.
Nhưng 10 năm sau, với hàng triệu USD được đầu tư trong việc sửa chữa thành phần thủy sản của Cambodia, Hun Sen loan báo một sự đàn áp việc đánh cá trái phép trên Tonle Sap, khiến hồ lảo đảo trở lại việc quản lý hạn chế hơn. Chánh thức, đàn áp chỉ có ảnh hưởng đến những người áp dụng các phương pháp trái phép, như đánh cá bằng điện. Nhưng sự hưởng thụ khi những lệnh nầy được thi hành đã gây lo sợ cho nhiều ngư dân khác, như Thi Bay, trong khi tiền phạt và tịch thu dụng cụ đã khiến cho cư dân của các làng nổi trên hồ chật vật để tìm cuộc sống mới.
“Hãy để người dân làm chủ”
Những khu đánh cá đã hiện hữu trên Tonle Sap trong nhiều dạng kể từ ít nhất 1880s. Tiền đề của khu rất đơn giản: chỉ có chủ khu mới có thể đánh cá trong vùng được chỉ định trong một mùa nhất định.
Tường của Đền Bayon trong Công viên Khảo cố Angkor ở Cambodia được trang trí bởi hình vẽ của cá và đời sống ở dưới nước khác. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Lái đò Meas Sareth chèo qua trung tâm của Kampong Phluk, một làng nổi trên hồ Tonle Sap ở Cambodia. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Trong một hệ thống hiện đại hơn, được tái lập vào cuối thập niên 1980s sau khi chấm dứt xung dột ở Cambodia, chủ khu và giấy phép được đấu giá cho người trả giá cao nhất với hàng ngàn USD. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng hệ thống nầy thường đào sâu bất công giữa chủ và những ngư dân khác, gây xung đột liên quan đến nước. Nhưng hệ thống dành riêng cao nầy hạn chế con số ngư dân hoạt động trên hồ và bảo vệ các nơi sinh sản, vì thế hạn chế áp lực trên tài nguyên thiên nhiên của hồ.
Ở làng nổi Kampong Khleang, không xa nơi Thi Bay bắt ốc, Chhong Pov bán số cá đánh được trong ngày với giá dưới 3.000 riel Cambodia, hay khoảng 0,70 USD. Đã đánh cá trên Tonle Sap gần 50 năm, Pov đã chứng kiến ½ thế kỷ quản lý tới lui trên hồ.
“Khi có nhiều hệ thống, tôi có thể kiếm được nhiều hơn vì người dân bảo vệ khu đánh cá,” Pov nói. “Ngay nếu chủ khu quyết định lấy cá ra, vẫn còn cá vì số cá còn lại sinh sản bên trong khu và bơi ra ngoài. Có thể có một thuyền đầy cá.”
Với lợi tức hàng ngày trong tay và một số ít cá cho gia đình, Chhong Pov chấm dứt một ngày đánh cá khác trên hồ Tonle Sap. Pov đã đánh cá qua gần 50 năm của việc quản lý tới lui trên hồ lớn của Cambodia. [Ảnh: Anton L. Delgado]
“Chủ khu có thể giận tôi nhưng tôi không màng về những người được lợi. Cái quan trọng đối với tôi là người dân Cambodia nhận được lợi lộc,” Hun Sen luôn luôn nói.
Theo một nghiên cứu năm 2015 về sự đổ nhào của hành động nầy, các cựu chủ khi nói rằng “chánh phủ đã vận dụng việc tiếp xúc với tài nguyên để làm nguôi ngư dân trong việc trao đổi phiếu bầu”. Một phúc trình bởi Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) một năm sau cho thấy hậu quả của việc bãi bỏ các khu, “không có những bước để chuẩn bị hay tăng cường cộng đồng hay chánh phủ để tránh một ‘thảm họa của dân chúng’ nhờ đó bất công nhưng các khu đánh cá được quản lý tốt được thay thế bởi miễn phí cho tất cả”.
Áp lực tạo nên bởi việc tiếp cận tự do nầy thêm vào một số đe dọa nghiêm trọng đã đối mặt với thủy sản của Tonle Sap, gồm có ảnh hưởng của việc phát triển thủy điện và thay đổi khí hậu.
Số cá đánh được trong buổi sáng được chuyển lên bờ ở Kampong Khleang, một trong những làng nổi trên hồ Tonle Sap ở Cambodia. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Một trận hạn hán phá kỷ lục ở hạ lưu vực sông Mekong giữa năm 2019 và 2021 cho thấy ảnh hưởng tàn phá của những ảnh hưởng kết hợp nầy. Dòng chảy của sông Mekong xuống đến mức thấp kỷ lục trong thời gian nầy, ảnh hưởng xấu đến thủy sản trong sông và Tonle Sap. Cơ quan Quản trị Thủy sản Cambodia ghi nhận sự tụt giảm trong sản lượng cá trên cả nước.
So Phann, người mua cá trực tiếp từ ngư dân hồ Tonle Sap để bán ở chợ cá trong thành phố Siem Reap, nói cô đã chứng kiến sự sụt giảm đều đặn về sự phong phú của cá và kích thước trong 5 đến 10 năm qua. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Các chuyên viên đổ cho nguyên nhân của hạn hán đến các đập thủy điện ở thượng lưu giữ lại nước cũng như mưa ít và bất thường trong mùa mưa. Một phúc trình năm 2021 của Ủy hội Sông Mekong (MRC) ghi nhận rằng “thay đổi khí hậu và sự kiện El Nino có lẽ đã góp phần làm trì hoãn và giảm mưa mùa” trong năm 2021. Hạn hán theo sau một mùa cháy rừng lịch sử đã đốt sạch hàng ngàn acres rừng ngập nước của hồ.
Đàn áp gây căng thẳng
Trong tháng 3 năm 2022, Hun Sen ra lệnh đàn áp việc đánh cá và đốn gỗ trái phép trên và gần Tonle Sap, đưa đến những thay đổi luật lệ chung quanh các vị trí đánh cá và loại dụng cụ được phép sử dụng.
Long Senhout, một viên chức của Bộ Môi trường có trụ sở ở gần Kampong Khleang nói rằng việc tài trợ cho việc thi hành công lực ở địa phương cũng gia tăng, và việc tuần tra liên tục hơn được chấp thuận.
“Đo đạc đã trở nên khó hơn và có thêm những hoạt động hỗn hợp để đàn áp các hoạt động trái phép,” Long Senhout, một viên chức của Bộ Môi trường, nói về ành hưởng của lệnh tháng 3 năm 2022 của Hun Sen. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Các viên chức của Quân cảnh và Cơ quan Quản trị Thủy sản Cambodia trờ về hậu cứ ở Kampong Phluk sau khi tuần tra, nơi họ bắt giữ 3 người bắt sò trong vùng bị cấm. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Việc thi hành hăm hở lệnh mới nầy đã gây căng thẳng mối liên hệ với các cộng đồng địa phương, Senhout nói. “Rất khó cho họ vì họ thường quen với hệ thống khu lớn hơn, rồi họ quen với việc không có nó, và nay họ làm quen với luật lệ mới. Người dân thật sự không vui.”
“Hoàn toàn có nhiều cá hơn nếu Cơ quan Quản trị Thủy sản làm sống lại hệ thống khu,” Chhong Pov nói. “Nhưng nay chúng tôi không thể bắt cá vì không có cá.” [Hình: Anton L. Delgado]
“Luật lệ tiếp tục thay đổi và cá tiếp tục nhỏ hơn, nhưng có sự chọn lựa nào ở đó?” Chhong Pov nói, không như Thi Bay, không thấy giải pháp thay thế cho đánh cá. “Tôi là một ngư dân, tôi phải đánh cá.”
Cư dân của làng nổi dọc theo bờ hồ Tonle Sap, như Chhong Pov, nói việc đàn áp đã khiến ngư dân hoạt động đúng phép lẫn trái phép khiếp sợ tiền phạt và bị bắt. Nhưng với một vài sự lựa chọn cho cuộc sống thay thế chung quanh làng, Pov nói ông chọn thực phẩm trên sợ hải.
Nỗ lực để làm sống lại thủy sản Tonle Sap
Một thuyền đánh cá lẻ loi đang quay lại đất liền trong khi mây giông kéo đen bầu trời bên trên hồ Tonle Sap ở Cambodia. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Trong tháng 3 năm 2022, Wonders of the Mekong (Kỳ quan Mekong), một dự án nghiên cứu được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), thả gần 1.600 con cá – tất cả thuộc loại có nguy cơ tuyệt chủng – vào Tonle Sap, trong một cố gắng để nâng cao dân số hoang dã. Họ đang dự định để thả thêm 5.000 bất cứ ngày nào.
“Chúng tôi biết thủy sản nầy đang bị áp lực. Chúng tôi biết luật lệ đã thay đổi trong 10 năm qua để thực sự mở vùng nầy để nhiều ngư dân có thể ở trong hệ thống trước đây,” Elizabeth Everest, một nhà nghiên cứu của tổ chức, nói. “Tôi không biết năm nào khi mọi thứ sẽ ở điểm không quay trở lại. Nhưng trong cộng đồng nghiên cứu, có nhiều lo ngại cho vùng.”
Wonders of the Mekong thực hiện việc thả cá lớn nhất tính cho đến nay trong hồ Tonle Sap trong tháng 3 năm 2022. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Hoy Sreynov, một viên chức của Nha Phát triển Nuôi thủy sản thuộc Cơ quan Quản trị Thủy sản Cambodia, quản lý các ao nơi cá có nguy cơ tuyệt chủng được nuôi để thả. Bà nói tiến trình nầy gia tăng cơ hội cho các chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên, và giúp bảo vệ vai trò then chốt của Tonle Sap trong việc di chuyển lên xuống theo mùa của cá.
“Tôi bỏ cuộc và đổi nghề”
Bên kia hồ từ nơi của Chhong Pov và Thi Bay, trong làng nổi Kampong Luong, Chum Sreynga đang chăm sóc vườn nổi của cô.
“Nghề của tôi là đánh cá, nhưng đánh cá không tốt,” Sreynga nói. “Hồ gần như hoàn toàn trống không. Vì thế, tôi bỏ cuộc và đổi nghề [để trồng rau cải],” Sreyna nói.
Chum Sreynga làm chủ và điều hành vườn nổi lớn nhất ở Kampong Luong, một làng nổi trên bờ phía nam của hồ Tonle Sap ở Cambodia. Cô chuyển từ đánh cá sau khi năng suất hạ thấp. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Chum là một trong 12 cựu gia đình đánh cá đang thử nghiệm vườn nổi ở Kampong Luong, với sự hỗ trợ của cơ quan thiện nguyện Voluntary Services Overseas (Dịch vụ Tự nguyện Hải ngoại) và CAPFISH, một sáng kiến nhiều triệu USD của Liên hiệp Âu châu vói ý định để sửa chữa thành phần thủy sản của Cambodia và giúp những ai có ý định tìm cuộc sống thay thế khả chấp cho đánh cá.
Kim Rai làm chủ và điều hành một trong 12 vườn nổi ở Kampong Luong. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Việc tìm kiếm cuộc sống thay thế chỉ trở nên tuyệt vọng hơn khi sinh thái của Tonle Sap oằn mình dưới áp lực của hoạt động của con người và chánh trị, có lẽ báo hiệu sự chấm dứt của một lối sống trên hồ lớn nhất ở Cambodia.
“Tôi quyết định trồng rau cải vì tôi muốn có thứ gì để ăn,” Sreynga nói. “Cá đang giảm nhưng tôi có doanh nghiệp có thể duy trì đời sống của tôi vì thế nay tôi không lo, tôi phải tiếp tục.”
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2023
Không có nhận xét nào