Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 09 tháng 12 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Ả Rập Xê Út và Trung Quốc nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược toàn diện

    Đăng ngày: 09/12/2022 - 10:20

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và hoàng thái tử Ả Rập Xê Út, M. Ben Salman- Riyad ngày 08/12/2022 AP - Untitled 

    Trung Quốc và Ả Rập Xê Út đã nâng cấp quan hệ song phương. Ngày 08/12/2022, quốc vương Salman và chủ tịch Tập Cận Bình ký thỏa thuận hợp tác đối tác chiến lược toàn diện. Nguyên thủ Trung Quốc hoan nghênh « một kỷ nguyên mới » trong quan hệ với chính quyền Riyad và các nước Vùng Vịnh. 

    Trong một bài xã luận đăng trên truyền thông Ả Rập Xê Út, ông Tập Cận Bình đánh giá chuyến công du của ông mang tính « tiên phong » để « mở ra một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và thế giới Ả Rập vùng Vịnh và Ả Rập Xê Út ». Ông khẳng định hai bên « sẽ tiếp tục đề cao nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ » của nhau. Hoàng thái tử Mohammed Ben Salman, bị Mỹ chỉ trích đứng sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, cũng phản đối « mọi can thiệp vào chuyện nội bộ Trung Quốc nhân danh bảo vệ nhân quyền » khi trả lời đài truyền hình Trung Quốc CCTV.

    Trong ngày làm việc thứ hai của ông Tập Cận Bình, các doanh nghiệp Trung Quốc và Ả Rập Xê Út đã ký 34 hợp đồng. Dù tổng trị giá không được công bố chính thức nhưng giới chuyên gia thẩm định vào khoảng 30 tỉ đô la. Trước đó, bộ trưởng Năng Lượng Ả Rập Xê Út khẳng định Riyad luôn là đối tác năng lượng « đáng tin cậy » của Bắc Kinh. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác về các chuỗi cung ứng năng lượng thông qua việc lập một trung tâm cấp vùng tại Ả Rập Xê Út cho các nhà máy Trung Quốc.

    Theo Reuters, tập đoàn công nghệ Hoa Vi, chuyên về đám mây điện toán và xây dựng đô thị công nghệ cao, đã ký biên bản ghi nhớ tham gia xây dựng mạng 5G tại phần lớn các nước vùng Vịnh, cho dù Hoa Kỳ quan ngại.

    Ngày 09/12, chủ tịch Trung Quốc lần lượt tham dự hai cuộc họp thượng đỉnh. Cuộc họp thứ nhất với 6 nước Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh và cuộc họp thứ hai với lãnh đạo các nước Ả Rập trong vùng. Dù lịch trình không được công bố nhưng giới phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ thảo luận về thỏa thuận tự do thương mại với khu vực, bị đình trệ từ gần 20 năm nay.

    Đài truyền hình Trung Quốc CCTV trích phát biểu của ông Tập Cận Bình : « Trung Quốc nóng lòng làm việc với Ả Rập Xê Út và các nước Ả Rập để biến hai thượng đỉnh này thành những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Trung Quốc - Ả Rập Xê Út và quan hệ giữa Trung Quốc và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh ».

    FDA Mỹ cho phép tiêm mũi vaccine cải tiến cho trẻ từ 6 tháng tuổi 

    09/12/2022 

    Reuters 

    https://gdb.voanews.com/10050000-0aff-0242-081c-08da4f01ef2f_cx0_cy3_cw0_w1023_r1_s.jpeg

    Cơ quan quản lý dược phẩm của Mỹ cho phép đưa vào sử dụng vaccine COVID-19 cải tiến của hãng Moderna và Pfizer/BioNTech nhắm vào cả chủng virus corona nguyên thủy và các biến thể phụ của Omicron nơi trẻ em từ 6 tháng tuổi.

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA ngày 8/12 cho phép sử dụng vaccine cải tiến của Moderna làm mũi tiêm tăng cường cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, hai tháng sau kỳ tiêm chủng đầu.

    Vaccine cải tiến của Pfizer/BioNTech giờ có thể được tiêm như liều thứ ba cho những trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi chưa hoàn tất loạt tiêm chủng cơ bản hoặc chưa tiêm mũi thứ ba.

    FDA nói những trẻ em đã hoàn tất tiêm 3 mũi vaccine đầu của Pfizer vẫn chưa đủ điều kiện để tiêm mũi vaccine cải tiến này.

    Vẫn theo FDA, dữ liệu củng cố cho việc sử dụng vaccine cải tiến của Pfizer/BioNTech làm mũi tiêm tăng cường nơi nhóm tuổi này dự kiến sẽ có vào tháng 1.

    Vaccine cho độ tuổi nhỏ nhất ở Mỹ chỉ mới được chấp thuận vào tháng 6 năm nay, khiến các em trở thành nhóm tuổi cuối cùng đủ điều kiện tiêm chủng.

    Dữ liệu của chính phủ cho thấy chỉ có 2,7% trẻ em dưới hai tuổi và dưới 5% trẻ em từ hai đến bốn tuổi đủ điều kiện đã hoàn tất đợt tiêm chủng cơ bản, tính đến ngày 30 tháng 11, cho thấy tỉ lệ tiêm vaccine ban đầu ở trẻ nhỏ còn chậm.

    Vaccine của Moderna dành cho trẻ em dưới 6 tuổi là hai liều, 25 microgam, các mũi tiêm cách nhau khoảng bốn tuần. Vaccine của Pfizer/BioNTech dành cho nhóm tuổi nhỏ nhất có liều thấp hơn, tiêm 3 mũi trong khoảng thời gian ít nhất 11 tuần.

    Nhìn chung, 39,7 triệu người ở Mỹ đã chích mũi vaccine cải tiến, tính đến ngày 30 tháng 11, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.

    Mỹ – Anh tăng cường hợp tác năng lượng, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ Nga

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/dau-khoang.png

    Mỹ và Anh đã công bố một thỏa thuận đối tác nhằm tăng cường nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng.

    Reuters đưa tin Mỹ và Anh hôm nay 7/12 đã công bố một thỏa thuận đối tác nhằm tăng cường nguồn cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sang Anh cũng như hợp tác sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

    “Thỏa thuận này sẽ giúp hạ giá thành năng lượng cho người tiêu dùng Anh và giúp kết thúc tình trạng phụ thuộc vào năng lượng từ Nga của châu Âu”, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết.

    Bên cạnh đó, thỏa thuận này sẽ thúc đẩy các khoản đầu tư vào những nguồn năng lượng sạch cũng như khuyến khích việc trao đổi ý tưởng về giải pháp sử dụng nhiên liệu hiệu quả.

    Hôm 2/11, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất việc áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu qua đường biển của Nga. Trước đó, để đối phó với việc giảm sản lượng dầu của Moscow, nhiều nước châu Âu đã chuyển hướng sang sử dụng khí LNG được nhập khẩu từ Mỹ, Australia và một số quốc gia khác ở châu Phi và Trung Đông.

    Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), nhập khẩu LNG của châu Âu đã tăng 65% trong 8 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021. Tính đến cuối tháng 9, mức lưu kho của châu Âu ở mức 87% công suất thực tế.

    Khí LNG được giới chuyên môn mệnh danh là một trong những sản phẩm năng lượng của thời đại mới. Sau khi được khai thác từ các mỏ trên biển, lượng khí này sẽ được dẫn vào đất liền và làm lạnh bằng hệ thống xử lý khí chuyên biệt. Quá trình này sẽ tạo ra khí LNG ở dạng lỏng và được chứa trong các khoang chứa có dung tích lớn, qua đó thuận lợi cho việc di chuyển.

    Công ty Mỹ-Israel bắt tay phát triển vũ khí laser thế hệ mới

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/vu-khi-lazer-my-israel-750x480.png

    Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ hôm nay đã ký thỏa thuận nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất hệ thống vũ khí laser với công ty quốc phòng Rafael của Israel.

    Trong thông cáo được Lockheed Martin đưa ra sau lễ ký kết, lãnh đạo công ty này nói rằng sự hợp tác trên nhằm mục đích sản xuất phiên bản hệ thống vũ khí laser Iron Beam (Tia Sắt) dành cho thị trường Mỹ và nhiều quốc gia khác. Tia Sắt được thiết kế giống hệ thống tên lửa phòng không Vòm Sắt, nhưng chuyên “bắn hạ những loại đạn nổ có kích thước nhỏ hơn”. 

    “Trước đây, các hoạt động của Lockheed Martin ở Israel chỉ gói gọn trong việc cung cấp và bảo dưỡng các máy bay được Không quân Israel sử dụng, từ vận tải cơ C-130 tới các chiến cơ F-16 và F-35. Chúng tôi đang bước vào một kỷ nguyên hoạt động mới tại Israel, tiến tới thời kỳ laser năng lượng cao và đang tìm kiếm những hệ thống vũ khí hoạt động tốt trên thực địa, đáng tin cậy và hiệu quả cao tới từ đối tác là công ty Rafael”, người đứng đầu chi nhánh Lockheed Martin ở Israel, ông Joshua Shani nói với tờ Thời báo Israel. 

    Chủ tịch Công ty quốc phòng Rafael Yoav Har-Even ca ngợi thỏa thuận ký với Lockheed Martin là “mang tính chiến lược, sẽ mở rộng và đa dạng hóa các khả năng mà Rafael cung ứng cho các khách hàng”.

    Theo Thời báo Israel, Tia Sắt là hệ thống phòng thủ laser trên mặt đất được phát triển và sản xuất dưới sự hợp tác của công ty Rafael và Bộ Quốc phòng Israel với mục đích bắn hạ những mục tiêu nhỏ như máy bay không người lái, tên lửa không dẫn đường hoặc tên lửa chống tăng mà hệ thống phòng không Vòm Sắt không thể phá hủy. 

    Nhiều quan chức quốc phòng Israel nhận định rằng, Tia Sắt có tiềm năng trở thành ‘kẻ thay đổi cuộc chơi’ trên chiến trường, khi nó có thể chống lại các cuộc tấn công tên lửa từ đối phương. Dù vậy, hệ thống vẫn có một nhược điểm là không hoạt động tốt trong điều kiện thiếu tầm nhìn. 

    TSMC của Đài Loan tăng đầu tư vào Mỹ lên 40 tỷ USD

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/tsmc-taiwan-1.jpeg

    Theo Nikkei Asia, công ty sản xuất chip bán dẫn Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) của Đài Loan dự kiến tăng gấp 3 lần đầu tư vào tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ lên tới 40 tỷ USD.

    Động thái này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang gây áp lực buộc hãng chip lớn nhất thế giới phải đẩy mạnh đa dạng hóa cơ sở sản xuất của mình. Với kế hoạch đầu tư này, TSMC dự kiến đưa công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới của mình tới Mỹ vào năm 2026.

    Đây được xem là một thắng lợi cho nỗ lực của Chính phủ Mỹ để đưa quốc gia này tham gia vào những vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

    Cụ thể, tại một sự kiện ngày 6/12, TSMC thông báo sẽ nâng đầu tư tại Arizona, nơi công ty đang xây dựng một nhà máy 12 tỷ USD, lên 40 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thứ hai với công nghệ tiên tiến hơn.

    Tuyên bố này được đưa ra tại sự kiện lắp đặt thiết bị cho nhà máy đầu tiên ở Arizona với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ ở Mỹ.

    Theo một quan chức Toà Bạch Ốc, nhà máy thứ hai của TSMC tại Mỹ sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2026 và sẽ là nhà máy đầu tiên tại Mỹ sản xuất con chip kích thước 3nm công nghệ chip tiên tiến nhất hiện tại. Cùng với việc tăng đầu tư, TSMC sẽ tăng lực lượng lao động tại Arizona lên 4.500 người, từ 1.600 người theo kế hoạch ban đầu.

    Về kích thước của con chip, kích thước càng nhỏ, con chip càng mạnh mẽ. Là “bộ não” của các thiết bị điện tử, những con chip như vậy có vai trò quan trọng đối với mọi thứ từ điện thoại thông minh, xe tự lái cho tới siêu máy tính, công nghệ trí tuệ nhân tạo, vũ khí.


    Liệu có áp lực lạm phát khi Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế covid?

    Chính sách zero covid hà khắc của Trung Quốc, vốn dựa vào xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa để ngăn virus bùng phát, đã gây ra nhiều tác dụng phụ về kinh tế. Nó làm suy giảm niềm tin tiêu dùng, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm tê liệt hoạt động kinh doanh. Song nó cũng ngăn lạm phát. Trong khi ngân hàng trung ương ở các nước khác chật vật chiến đấu chống lạm phát, Trung Quốc thì không. Các số liệu được công bố vào thứ Sáu sẽ cho thấy lạm phát ở Trung Quốc, vốn chỉ đạt 2,1% trong năm tính đến tháng 10, đã giảm vào tháng trước.

    Nhưng giờ đây khi chính phủ từ bỏ cách tiếp cận zero covid, liệu áp lực lạm phát có tăng lên? Làn sóng covid trong vài tháng tới có thể giúp kiềm chế niềm tin, chi tiêu và giá cả. Nhưng sau đó, kinh tế Trung Quốc có thể bùng nổ trở lại, đẩy giá cả ở trong nước và ở các nước khác lên cao. Khi quay lại nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc có thể cũng sẽ không đứng ngoài cuộc chiến chống lạm phát.

    Liên minh Kinh tế Á-Âu họp thượng đỉnh

    Vào thứ Sáu, thủ đô của Kyrgyzstan, Bishkek, sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU). Nhóm này bao gồm năm quốc gia Liên Xô cũ—Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga—và có mục tiêu thành lập thị trường duy nhất giống như EU. Nhưng thành tựu kinh tế của khối còn khiêm tốn. Dù đã ký một số thỏa thuận thương mại tự do với các nước như Iran và Việt Nam, một thỏa thuận được chờ đợi từ lâu với Ấn Độ vẫn chưa thành hiện thực.

    Nhưng mục đích thực sự của EEU là làm phương tiện cho Nga ca ngợi ảnh hưởng của mình lên các lãnh thổ Liên Xô cũ. Trên mặt trận này Nga có một số thách thức. Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến các lãnh đạo Trung Á lo lắng, vì họ nghi ngờ điện Kremlin có thể sẽ hướng về phía đông. Hơn nữa, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực đang gia tăng. Không thành viên nào của khối đủ khả năng tách hoàn toàn khỏi Nga, song những ngọn gió thay đổi đang thổi tới Á-Âu. Và đáng tiếc là gió không thổi theo chiều mà Điện Kremlin mong muốn.

    Chuyến đi thành công của Tập Cận Bình đến Trung Đông

    Cho tới khi rời Ả Rập Saudi vào thứ Sáu, Tập Cận Bình đã ký một loạt thỏa thuận kinh tế và gửi đi thông điệp không quá tế nhị tới tổng thống Mỹ Joe Biden. Chủ tịch Trung Quốc đã gặp các lãnh đạo Saudi, bao gồm thái tử, Muhammad bin Salman, ngay trong ngày đầu tiên của ông ở Riyadh hôm thứ Tư. Đến thứ Sáu này, ông sẽ tham dự hai hội nghị thượng đỉnh, một với các nước vùng Vịnh, và một với các nước Trung Đông. Đây là các thượng đỉnh lớn nhất từ trước đến nay giữa lãnh đạo Trung Quốc với thế giới Ả Rập.

    Các cuộc gặp cho thấy mối quan hệ ngày càng khăng khít. Nhập khẩu Dầu của Trung Quốc hầu hết đến từ các nước Ả Rập. Nước này đã ký các thỏa thuận và hợp đồng đầu tư trị giá 223 tỷ đô la với các quốc gia trong khu vực kể từ năm 2005. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng ngày càng xuất khẩu nhiều các thiết bị giám sát và thiết bị quân sự vào khu vực. Ông Biden đã kêu gọi các quốc gia Ả Rập, đặc biệt là những nước vùng Vịnh, giữ khoảng cách nhất định với Trung Quốc. Nhưng sau một thập niên thường xuyên căng thẳng với Mỹ, họ dường như không muốn lắng nghe.

    Lạm phát ở Anh dường như đã đạt đỉnh

    Các lãnh đạo Ngân hàng Anh có ảnh hưởng rất lớn lên sức khỏe kinh tế Anh. Kỳ vọng lạm phát càng cao, họ sẽ càng mạnh tay hơn. Vào thứ Sáu, ngân hàng sẽ công bố kết quả của một cuộc khảo sát công chúng về kỳ vọng lạm phát. Trong lần thăm dò hồi tháng 8, những người được hỏi cho rằng kỳ vọng lạm phát 5 năm sẽ dao động quanh mức 3,1%.

    Nếu kỳ vọng mới nhất giảm xuống, tăng lãi suất sẽ nhẹ nhàng hơn. Hãng dự báo Pantheon Macroeconomíc cho rằng lạm phát năm đã đạt đỉnh trong tháng 10 ở mức 11,1%, do chi phí vận chuyển giảm và giá thực phẩm tăng chậm. Hơn nữa, một cuộc khảo sát riêng biệt trong cùng tháng đã cho thấy kỳ vọng lạm phát ba năm của giới doanh nghiệp đã giảm xuống 4%, từ mức đỉnh 4,8%. Cả hai con số vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%—nhưng dường như chúng đang đi đúng hướng.

    Hạ Viện Mỹ thông qua luật bảo vệ hôn nhân đồng giới

    Hạ Viện Mỹ thông qua luật bảo vệ hôn nhân của người đồng tính. Ảnh ngày 08/12/2022. © Andrew Harnik / AP 

    Hôm 08/12/2022, Hạ Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua dự luật bảo vệ hôn nhân đồng giới trên toàn lãnh thổ liên bang. Phe Dân Chủ lo ngại Tối Cao Pháp Viện, với đa số thẩm phán theo quan điểm bảo thủ, ra phán quyết phủ nhận quyền vốn được đại đa số người Mỹ ủng hộ. 39 dân biểu đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu thông qua dự luật cùng các nghị sĩ đảng Dân Chủ.   

    Thông tín viên David Thomson tường trình từ Washington :  

    ‘‘Một số thẩm phán bảo thủ của Tòa Án Tối Cao không che giấu ý định hủy bỏ quyền hôn nhân giữa những người đồng giới. Sau khi đã hủy bỏ quyền phá thai vào tháng 6/2022, nhiều thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện muốn rút lại quyền kết hôn của các cặp đồng giới, hiện mới chỉ được một phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Mỹ năm 2015 bảo vệ. Nhà Trắng muốn ra luật này để bảo vệ quyền hôn nhân cho tất cả mọi người, điều vốn được đa số người Mỹ ủng hộ.   

    Văn bản mang tên Respect For Marriage Act đã được lưỡng viện Quốc Hội Mỹ bỏ phiếu thông qua và sẽ có hiệu lực sau khi được tổng thống Joe Biden phê chuẩn trong những ngày tới. Tổng thống Mỹ đã hoan nghênh ‘‘một biện pháp đảm bảo mọi người Mỹ đều có quyền kết hôn với người mình yêu”. 

    Tuy nhiên, luật này không phải là sự bảo vệ tuyệt đối. Đúng là đạo luật Respect For Marriage Act đã bãi bỏ các quy định lập pháp chỉ chấp nhận việc hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nhưng đạo luật sẽ không buộc các bang từ chối thừa nhận hôn nhân đồng giới, là phải cử hành hôn lễ cho các cặp đồng tính, nếu quyền này bị Tòa Án Tối Cao bãi bỏ.   

    Đạo luật Respect For Marriage Act đã được tất cả các nghị sĩ Dân Chủ thông qua. Ngược lại,169 dân biểu Cộng Hòa bỏ phiếu chống. Dân biểu Jim Jordan, bang Ohio, một người thân cận với cựu tổng thống Donald Trump thậm chí khẳng định: "đây là một lựa chọn sai lầm’’. 


    Không có nhận xét nào