Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 02 tháng 12 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Ukraine: Biden sẵn sàng gặp Putin để chấm dứt cuộc chiến của Nga

    Macron and Biden

    Nguồn hình ảnh, SHAWN THEW/EPA

    Chụp lại hình ảnh, Macron and Biden

    Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẵn sàng gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin “nếu thực sự ông ta quan tâm đến chuyện quyết định tìm cách kết thúc chiến tranh.”

    Nói với các phóng viên khi đứng cạnh Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Biden nhấn mạnh ông Putin tới giờ chưa làm điều đó. 

    Hai nhà lãnh đạo Pháp và Mỹ khẳng định họ sẽ tiếp tục chống lại cuộc chiến của Nga. 

    Vị tổng thống Pháp nói rõ rằng Pháp sẽ không bao giờ giục Ukraine có sự nhượng bộ mà nước này coi là không chấp nhận được. 

    Hai ông Biden và Macron phát biểu trong bối cảnh một quan chức Ukraine cao cấp cho biết chừng 10.000 tới 13.000 quân nhân Ukraine đã bị giết kể từ khi Nga xâm lược hôm 24/2. 

    Cả Ukraine và Nga đều đưa ra các con số thương vong, và con số mà cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak đưa ra chưa được quân đội Ukraine xác nhận. 

    Tháng trước, vị tướng cao cấp nhât của quân đội Mỹ, ông Mark Milley, nói chừng 100.000 quân Nga và 100.000 quân Ukraine đã bị giết hay bị thương kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. 

    Phát biểu trên kênh truyền hình Channel 24 của Ukraine, ông Podolyak nói Kyiv “nói đến con số những binh sỹ bị giết”. Ông nói thêm rằng số thường dân bị giết có thể là “rất đáng kể”. Ông cũng gợi ý rằng có tới 100.000 binh sỹ Nga đã bị giết từ đầu cuộc xâm lược. 

    Trong một bài phát biểu trên video hôm thứ Tư, Chủ tịch Ủy ban EU bà Ursula von der Leyen nói 100.000 binh sỹ Ukraine đã bị giết. Tuy nhiên, người phát ngôn của Ủy ban EU sau đó nói rằng bà đã nhầm, và con số đó là chỉ cả số người bị giết và bị thương. Bà von der Leyen cũng nói 20.000 thường dân Ukraine đã thiệt mạng. 

    Sau cuộc gặp ở Nhà Trắng, hai ông Biden và Macron ra thông cáo chung cam kết “tiếp tục hỗ trợ Ukraine bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,” tăng cường việc chuyển cho Ukraine các hệ thống phòng không và đẩy mạnh kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế về Ukraine ở Paris ngày 13/12. 

    Lời phát biểu của Tổng thống Biden rằng ông sẵn sàng gặp vị lãnh đạo Nga có một điều kiện quan trọng và người đồng nhiệm Pháp của ông nói “chúng tôi sẽ không bao giờ giục người Ukraine có sự thỏa hiệp mà không thể chấp nhận được đối với họ.”

    Vài giờ trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phàn nàn rằng các nước châu Âu chưa đưa ra được điều gì cụ thể cho tới nay với tư cách là bên hòa giải. “Macron trong hai tuần qua đã nhiều lần nói rằng ông ta dự định có cuộc nói chuyện với tổng thống Nga,”  ông Lavrov được dẫn lời, và nói thêm rằng Nga chưa nhận được tín hiệu gì từ Pháp qua các kênh ngoại giao. 

    Ông Lavrov gọi cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là kiểu nhân vật mà trong quá khứ đã có thể giải quyết các vấn đề và tham gia đối thoại một cách thực sự. 

    Lễ tang của Thượng sỹ Yuryi Chernenko, người thiệt mạng hồi tháng 11

    Nguồn hình ảnh, Getty Images / Chụp lại hình ảnh, 

    Lễ tang của Thượng sỹ Yuryi Chernenko, người thiệt mạng hồi tháng 11

    Trong các diễn biến khác:

    Quân đội Ukraine nói Nga dùng các tên lửa có khả năng hạt nhân giả để làm kiệt sức hệ thống phòng không của Ukraine. Các chuyên gia quân sự Ukraine cho biết, Nga đang sử dụng tên lửa được thiết kế để sử dụng hạt nhân mà không có đầu đạn nổ, gợi ý điều này có thể là do Nga đã sử dụng rất nhiều tên lửa khác trong các cuộc tấn công trên diện rộng vào cơ sở hạ tầng của Ukraine. 

    Một cố vấn cao cấp khác cho Tổng thống Zelensky, ông Oleg Ustenko, lên án hãng dầu khí BP được hưởng lợi hàng triệu bảng Anh “tiền máu” từ các khoản đầu tư ở Nga. BP nói họ không còn nhận khoản lợi nhuận nào từ công ty dầu khí Nga Rosneft. 

    TikTok đang cho lưu hành hàng chục video cổ súy bạo lực do tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga đăng, tin cho hay. Các video này đã được xem hàng tỷ lần, tổ chức NewsGuard có trụ sở ở Mỹ cho biết. TikTok nói hãng sẽ hành động để dỡ bỏ bất cứ nội dung nào vi phạm chính sách của họ. 

    Liên Âu muốn dùng hơn 300 tỉ euro tài sản bị phong tỏa của Nga để bồi thường cho Ukraina

    01/12/2022

    Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen họp báo tại Chisinau, Moldova ngày 10/11/2022. © Aurel Obreja / AP 

    Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị hai mặt trận để buộc « Nga phải trả giá cho những tội ác kinh hoàng của họ » : ủng hộ lập tòa án đặc biệt xét xử tội ác của Nga ở Ukraina và bồi thường tổn thất chiến tranh cho Kiev. Ngày 30/11/2022, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đề xuất dùng tài sản của giới tài phiệt và Ngân hàng Trung ương Nga bị phong tỏa để bồi thường cho Ukraina. 

    Phát biểu trong buổi họp báo, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết : « Ukraina phải gánh chịu thiệt hại khoảng 600 tỉ euro. Nga và các nhà tài phiệt Nga phải bồi thường cho Ukraina những tổn thất mà họ phải chịu và thanh toán chi phí tái xây dựng đất nước ».

    Số tài sản của Nga bị Liên Hiệp Châu Âu phong tỏa rất lớn, có thể bù một nửa tổng thiệt hại của Ukraina. Kể từ khi Matxcơva phát động chiến tranh tại Ukraina ngày 24/02, Bruxelles « đã phong tỏa 300 tỉ euro dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga và 19 tỉ euro tài sản của các nhà tài phiệt Nga ».

    Bà Ursula von der Leyen đề xuất sử dụng số tài sản này thông qua « một cấu trúc » nhưng không nêu chi tiết về hình thức, sau đó sẽ chuyển tiền vào cho Ukraina để tái thiết đất nước, bồi thường nạn nhân chiến tranh. Mục đích là sử dụng số tài sản đó để bồi thường về lâu dài, kể cả trong trường hợp « dỡ bỏ trừng phạt » đối với Nga.

    Theo AFP, biện pháp này hiện trong giai đoạn đề xuất. Tuy nhiên, Ủy Ban Châu Âu đã làm việc để đạt được « một thỏa thuận quốc tế với các đối tác nhằm thực hiện đề xuất ». Vào tháng 04, Washington cũng đã nêu đề xuất tương tự, nhưng chưa được thông qua thành luật. Bộ Tài Chính Mỹ cho biết đang phong tỏa 330 tỉ đô la tài sản của Nga.

    Chiến tranh tại Ukraina cũng khiến tình hình nhân đạo trên thế giới bị xuống cấp nghiêm trọng. Ngày 01/12, ông Martin Griffiths, lãnh đạo cơ quan nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cho biết năm 2023 sẽ cần đến 49,6 tỉ euro để tài trợ cho các chương trình hỗ trợ 230 triệu người khó khăn ở khoảng 68 nước trên thế giới, trong đó có Ukraina. Con số này tăng 25% để đáp ứng « chương trình nhân đạo lớn nhất » chưa từng được triển khai trên toàn cầu.

    Trung Quốc truy lùng người biểu tình phản đối chính sách zero Covid

    02/12/2022

    Người dân tại Bắc Kinh biểu tình chống chính sách Zero Covid của chính phủ Trung Quốc, tối 28/11/2022. AFP - NOEL CELIS 

    Với hơn 34.000 bệnh nhân Covid trong một ngày, kể từ hôm 02/12/2022 Trung Quốc bắt đầu nới lỏng một số các biện pháp y tế nghiêm ngặt tại một số nơi. Nhưng cùng lúc, chính quyền Trung Quốc tiến hành các đợt truy lùng những người biểu tình tại hàng chục thành phố hồi cuối tuần qua, phản đối chính sách zero Covid. 

    Theo AFP, kể từ hôm nay, dân cư tại Thành Đô- tây nam Trung Quốc, không còn bắt buộc phải trình kết quả xét nghiệm y tế khi lui tới các nơi công cộng hay sử dụng hệ thống metro. Họ chỉ cần có giấy chứng nhận đã chích ngừa là đủ.

    Tại Bắc Kinh kể từ hôm qua 01/12/2022 các bệnh viện được lệnh đón nhận trở lại các bệnh nhân ngay cả trong trường hợp các ca này không có xét nghiệm PCR trong 48 giờ qua.

    Mặc dù nhiều thành phố ghi nhận số ca nhiễm Covid tăng lên trở lại, nhưng hàng quán, trung tâm thương mại và trường học vẫn được phép hoạt động. Tương tự như vậy tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương.

    Một thay đổi quan trọng khác là một nhóm chuyên gia Trung Quốc chủ trương cho phép bệnh nhân dương tính với Covid-19 được tự cách ly tại nhà.

    Thế nhưng, cùng lúc, chính quyền tiến hành truy lùng những người tham gia các cuộc biểu tình hồi cuối tuần qua phản đối chính sách zero Covid của Bắc Kinh.

    Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh cho biết cụ thể :

    “Đi dạo bên con kênh ở khu vực phía nam Bắc Kinh. Có thể ở đây không có camera theo dõi. Chúng tôi có hẹn với một phụ nữ 35 tuổi. Cô đã tham gia cuộc xuống đường tối Chủ Nhật vừa qua tại Bắc Kinh. Ngay hôm sau công an đến nhà và đã gặp mẹ cô. Nhân chứng này kể lại : “Công an đến tìm tôi nhưng không gặp. Họ đã tìm đến nhà mẹ tôi vào lúc 2 giờ sáng, dọ hỏi bà xem tôi đang ở đâu. Khi tới nhà tôi, họ đã biết hết tất cả các hoạt động đi lại của tôi, mấy giờ tôi ra khỏi nhà, tôi đã tới phố nào tối Chủ Nhật. Họ buộc tôi phải nhận là đã tham gia biểu tình”.

    Như rất nhiều người biểu tình khác, công an đã tới gặp người phụ nữ này nhưng cô không bị bắt trên đường phố. Các tín hiệu điện thoại đã cho phép công an tìm ra tông tích của phụ nữ này. Một luật sư bảo vệ người biểu tình đã cho biết : điện thoại của người biểu tình bị tịch thu, một số người mất tích, như trường hợp của một nữ sinh viên ở Nam Kinh. Cô này là người đầu tiên giương cao một tờ giấy trắng. Theo lời vị luật sư này, hiện giờ không biết nữ sinh viên đó đang ở đâu. Một số khác thì đã bị câu lưu vì gây rối trật tự công cộng.

    Trấn áp, mất tích và hù dọa : phụ nữ mà chúng tôi gặp được đã phải ký tên vào một văn bản cam kết  từ nay trở đi sẽ không tham gia các các cuộc tập hợp trái phép. Cô nói “tôi hơi sợ, tại vì bây giờ tôi bị ghi danh, theo dõi, và mỗi lần trông thấy xe của công an là tôi cảm thấy bất an. Tôi phải cẩn thận khi ra khỏi nhà và xóa hết các vết tích trên các ứng dụng lạ trên điện thoại. Tôi rút cả thẻ sim để tránh bị theo dõi qua điện thoại”.

    Điện thoại và các công nghệ nhân diện khiến mọi người lo sợ. Nhiều người biểu tình cho biết giờ đây họ rất thận trọng với chiếc điện thoại di động vì cho rằng điện thoại của họ đã bị tin tặc thâm nhập”.

    Trung Quốc: Chuyến thăm của đoàn nghị sĩ Anh tới Đài Loan là 'can thiệp thô bạo' 

    02/12/2022

    Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Anh Alicia Kearns.

    Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Anh Alicia Kearns. 

    Trung Quốc hôm 1/12 cáo buộc một ủy ban gồm các nhà lập pháp Anh đang thăm Đài Loan “can thiệp thô bạo” vào công việc nội bộ của Trung Quốc và đe dọa sẽ đáp trả mạnh mẽ bất cứ điều gì phá hoại lợi ích của Trung Quốc.

    Tòa đại sứ Trung Quốc tại Anh ra tuyên bố phản ứng đối với chuyến thăm Đài Loan đang diễn ra của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Anh, gọi đây là “sự vi phạm trắng trợn” nguyên tắc một Trung Quốc.

    Trung Quốc tuyên bố hòn đảo dân chủ, tự trị Đài Loan là lãnh thổ của mình, một phần trong chính sách “một Trung Quốc”. Chính phủ Đài Loan bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

    “Phía Trung Quốc kêu gọi phía Anh tuân thủ cam kết của mình, ngừng mọi hành động vi phạm nguyên tắc một Trung Quốc và ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”, một phát ngôn viên cho biết trong một tuyên bố đăng trên Twitter.

    “Các động thái của phía Vương quốc Anh phá hoại lợi ích của Trung Quốc sẽ gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.”

    Người phát ngôn nói chuyến thăm đã gửi tín hiệu sai cho những người muốn Đài Loan độc lập.

    Phái đoàn Anh đã gặp Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương vào ngày 1/12 và sẽ gặp Tổng thống Thái Anh Văn vào ngày 2/12.

    Quan hệ ngoại giao của Anh với Trung Quốc đã suy giảm trong vài năm, bị lôi kéo vào các tranh cãi về nhân quyền, chính sách kinh tế và cách tiếp cận của Trung Quốc đối với thuộc địa cũ của Anh là Hong Kong.

    Hôm 28/11, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết thách thức mang tính hệ thống của Bắc Kinh đối với các lợi ích và giá trị của Anh đang ngày càng trở nên gay gắt hơn, và rằng Anh sẽ đối đầu với các đối thủ quốc tế “không phải bằng lời lẽ đao to búa lớn mà bằng chủ nghĩa thực dụng mạnh mẽ”.

    Chuyển đổi chính sách

    Chuyến thăm là một phần trong công việc của Ủy ban nhằm xem xét sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khu vực mà chính phủ đã xác định là ưu tiên kinh tế và ngoại giao kể từ khi Anh rời Liên hiệp châu Âu.

    Ủy ban này là một cơ quan của quốc hội Anh, tách biệt với chính phủ và bao gồm các nhà lập pháp từ nhiều đảng phái.

    “Việc các nền dân chủ tham gia đối thoại với nhau là hoàn toàn đúng,” chủ tịch Ủy ban Alicia Kearns nói khi đáp lại tuyên bố của Trung Quốc.

    “Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chọn đóng cửa đối thoại bằng cách trừng phạt các dân biểu Anh, nhưng tôi tin rằng việc tham gia và lắng nghe những người bạn của chúng ta trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là rất quan trọng.”

    Vào tháng 3 năm 2021, Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 9 người Anh, bao gồm cả các nhà lập pháp dân cử, vì đã truyền bá những gì họ gọi là “dối trá và thông tin sai lệch” về các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

    Anh không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng duy trì mối quan hệ không chính thức và cam kết thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại.

    Bà Kearns cho biết bà đã mời ông Tô đến thăm quốc hội Anh “để hiểu thêm về con người, văn hóa và cộng đồng của chúng tôi cũng như cách chúng tôi tìm cách đại diện cho cộng đồng của mình trong quốc hội.”

    “Chúng tôi mong muốn tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Đài Loan và Vương quốc Anh thông qua cuộc trao đổi trực tiếp này, đồng thời tiếp tục hợp tác vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” văn phòng Tổng thống Đài Loan tuyên bố.

    Các rắc rối pháp lý của gia đình Trump

    Thứ Sáu này sẽ khép lại các tranh luận cuối cùng của phiên tòa hình sự về hai đơn vị của Trump Organisation. Công ty bất động sản thuộc sở hữu của cựu tổng thống Donald Trump bị buộc tội âm mưu, gian lận thuế và giả mạo hồ sơ kinh doanh. Bồi thẩm đoàn đã nghe Allen Weisselberg, cựu giám đốc tài chính của công ty, nhận tội che giấu khoản thu nhập “tiền thưởng” 1,76 triệu đô la dưới dạng tiền thuê căn hộ và học phí trường tư. Donald Bender, người quản lý thuế của công ty trong 35 năm, nói ông “có lẽ sẽ lên cơn đau tim” nếu biết về các khoản thanh toán này.

    Các công tố viên cáo buộc Trump Organisation có kế hoạch trốn thuế kéo dài nhiều năm. Bên bào chữa khẳng định cả ông Trump (người không bị buộc tội có hành vi sai trái) và gia đình ông đều không biết, và công ty cũng không được hưởng lợi. Nhưng nếu bị kết án về tất cả các tội danh, Trump Organisation sẽ bị phạt 1,6 triệu đô la. Còn trong một vụ việc khác, tổng chưởng lý bang New York đã đệ đơn kiện ông Trump và gia đình ông, cáo buộc họ “gian lận rất lớn” và yêu cầu bồi thường thiệt hại ít nhất 250 triệu đô la. Gia đình Trump phủ nhận các cáo buộc. Vụ này ​​sẽ ra xét xử vào năm tới, ngay lúc chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump bắt đầu.

    Phái đoàn nghị sĩ Anh thăm Đài Loan

    Vào thứ Sáu một nhóm các nhà lập pháp Anh sẽ kết thúc chuyến thăm đến Đài Loan, vốn được thiết kế để đánh giá tính hiệu quả của chính sách đối ngoại của Anh trong khu vực. Họ đã gặp tổng thống Thái Anh Văn để khẳng định “mối quan hệ thương mại và văn hóa mạnh mẽ” của Anh với hòn đảo.

    Phái đoàn Anh là đoàn quốc tế mới nhất mà bà Thái đã đón kể từ chuyến thăm hồi tháng 8 của chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, vốn đã khiến Trung Quốc nổi giận. Bà Thái rất muốn thể hiện hình ảnh một nhà lãnh đạo đủ sức kêu gọi các hỗ trợ cần thiết trên toàn cầu để chống lại một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Nhưng sau khi đảng của bà thất bại trong cuộc bầu cử địa phương tuần trước, bà đã từ chức lãnh đạo đảng và sẽ nhường lại bớt quyền lực cho người kế nhiệm. Các chính trị gia Anh đang ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Nhưng họ có thể thấy một nhà lãnh đạo Đài Loan yếu hơn mong đợi, ít nhất là tại thời điểm hiện tại.

    Pakistan nỗ lực khẳng định uy tín tài khoá trong bối cảnh cần vay tiền IMF

    Jameel Ahmad, thống đốc ngân hàng trung ương Pakistan, tuần trước đã hứa Pakistan sẽ trả đủ 1 tỷ đô la trái phiếu quốc tế vào thứ Sáu—ba ngày trước ngày đáo hạn 5 tháng 12. Nếu làm được, họ sẽ gửi tín hiệu đến thị trường rằng Pakistan vẫn giữ được ổn định tài khoá.

    Điều đó là rất cần thiết khi kinh tế Pakistan khủng hoảng nghiêm trọng. Những tác động kéo dài của đại dịch covid, giá năng lượng cao, quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ tiền nhiệm, và đợt mưa lũ thảm hoạ hồi mùa hè đã gây ra thiệt hại và tổn thất tài chính lên tới hơn 30 tỷ đô la. Lạm phát năm thậm chí lên tới 23,8% trong tháng 11. Chính phủ đang cố gắng thuyết phục IMF tung tiền cứu trợ. Nhưng IMF muốn thấy các quan chức nghiêm túc tái thiết sau lũ lụt. Pakistan sẽ phải rất nỗ lực để thoát khỏi tình cảnh khó khăn hiện tại.

    Lãnh đạo Mỹ, Pháp thề sẽ buộc Nga chịu trách nhiệm ‘tội ác chiến tranh’ ở Ukraine 

    02/12/2022 

    Reuters 

    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc ngày 1/12/2022.

    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc ngày 1/12/2022. 

    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 1/12 tái cam kết chống lại cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine trong một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc, nơi hai đồng minh cũng thừa nhận những căng thẳng trong việc xử lý áp lực kinh tế của cuộc chiến.

    Ông Biden đón tiếp ông Macron trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên kể từ khi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhậm chức vào đầu năm 2021. Ông Biden và phu nhân Jill đã chào đón ông Macron và phu nhân Brigitte bằng những cái ôm, nụ hôn và nụ cười rạng rỡ khi họ kỷ niệm hơn 200 năm quan hệ Hoa Kỳ-Pháp.

    Trong một tuyên bố chung đưa ra sau cuộc hội đàm tại Phòng Bầu dục, hai nhà lãnh đạo cho biết họ cam kết buộc Nga phải chịu trách nhiệm “về những hành động tàn bạo và tội ác chiến tranh đã được ghi nhận rộng rãi, do cả lực lượng vũ trang chính quy và các lực lượng ủy nhiệm của Nga gây ra” ở Ukraine.

    Hai ông tuyên bố sẽ phối hợp giải quyết những lo ngại liên quan đến “thách thức của Trung Quốc đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, bao gồm tôn trọng nhân quyền và hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu quan trọng như biến đổi khí hậu.”

    Ông Biden chào đón Pháp với tư cách là “đồng minh lâu đời nhất của chúng tôi, đối tác kiên định của chúng tôi vì chính nghĩa tự do” tại buổi lễ ở Sân cỏ phía Nam. Cả hai nhà lãnh đạo đều ăn mừng liên minh của họ chống lại Tổng thống Nga Putin và với tư cách là những người bảo vệ nền dân chủ.

    “Pháp và Hoa Kỳ đang đối mặt với tham vọng chinh phục của ông Vladimir Putin” và “bảo vệ các giá trị dân chủ và nhân quyền phổ quát vốn là trái tim của cả hai quốc gia chúng ta,” ông Biden nói.

    Ông Macron tuyên bố hai quốc gia có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ các nền dân chủ ở cả hai bờ đại dương và cùng nhau đối mặt với những hậu quả trực tiếp và gián tiếp của cuộc chiến ở Ukraine.

    Ông nói: “Một nền kinh tế trung hòa carbon, tạo ra nhiều việc làm, nghĩa là đầu tư nhiều vào nền kinh tế của chúng ta, và chúng ta phải hành động đồng bộ về vấn đề này”.

    Tổng thống Pháp đến Washington hôm 29/11 trong chuyến thăm cấp nhà nước thứ nhì của ông tới Hoa Kỳ kể từ khi nhậm chức vào năm 2017.

    Ông Biden, 80 tuổi, và ông Macron, 44 tuổi, đã có nhiều cuộc gặp gỡ tại các sự kiện quốc tế nhưng chuyến thăm lần này sẽ là khoảng thời gian họ gặp nhau nhiều nhất. Một đêm quốc yến rực rỡ đã được lên kế hoạch, với 200 con tôm hùm trứ danh của tiểu bang Maine đã được vận chuyển tới Tòa Bạch Ốc.

    Biển Đông: Philippines sẽ khai thác dầu khí ngay cả khi không đạt thỏa thuận với Trung Quốc

    Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. phát biểu tại Manila, Philippines ngày 05/10/2022. AP - Aaron Favila 

    Tổng thống Philippines tuyên bố Manila sẽ phải tìm cách để khai thác dầu khí ở Biển Đông, bất chấp việc không có được một hợp đồng với Trung Quốc.   

    Báo Hồng Kông South China Morning Post dẫn lời tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, trong một phát biểu hôm nay, 01/12/2022, với báo giới, khẳng định việc khai thác dầu khí ở Biển Đông ‘‘là một vấn đề lớn đối với chúng tôi, đó là lý do tại sao chúng tôi cần tranh đấu (cho những gì thuộc chủ quyền của chúng tôi) và tận dụng các lợi thế nếu thực sự có dầu mỏ ở đó’’.  

    Trước đó, các đàm phán về thăm dò dầu khí chung giữa Manila và Bắc Kinh ở Biển Đông đã phải chấm dứt, theo một tuyên bố của chính quyền tiền nhiệm, do các bó buộc của Hiến pháp Philippines và các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia. Tổng thống Philippines cho biết, hiện chưa biết sẽ phải làm cách nào để vượt qua các rào cản về pháp lý, nhưng Philippines sẽ kiên quyết tìm giải pháp khác, ‘‘không nhất thiết phải là một thỏa thuận song phương giữa chính phủ hai nước’’.  

    Philippines phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu nhập khẩu. Đợt tăng giá năng lượng hiện nay đang đẩy lạm phát ở nước này lên mức cao nhất từ gần 14 năm nay. Hồi tháng 8 vừa qua, chính quyền Manila tuyên bố sẵn sàng đàm phán tiếp với Trung Quốc về thăm dò dầu khí, nhưng mọi thỏa thuận với Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác phải tuân thủ luật pháp Philippines. Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về thông tin nói trên. 

    Trong chuyến công du vào tháng trước, phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tái khẳng định các cam kết quốc phòng của Hoa Kỳ đối với Philippines, cũng như sự ủng hộ của nước Mỹ đối với phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 bác bỏ các yêu sách về chủ quyền Bắc Kinh ở Biển Đông.  


    Không có nhận xét nào