Võ Thái Hà tổng hợp
Hoa Kỳ: TT Pháp bắt đầu chuyến công du trong bối cảnh Washington cố giảm nhẹ các bất đồng với Paris
30/11/2022
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân tới căn cứ không quân Andrews, Maryland, Hoa Kỳ, ngày 29/11/2022. AP - Manuel Balce Ceneta
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào hôm nay, 30/11/2022 bắt đầu chuyến công du ba ngày tại Hoa Kỳ, với đỉnh điểm là cuộc hội đàm tại Nhà Trắng vào ngày mai với đồng nhiệm Joe Biden. Theo các nhà quan sát, chuyến thăm cấp Nhà Nước của tổng thống Pháp là dịp để hai đồng minh lâu đời phô trương quan hệ nồng ấm trở lại sau những bất đồng ngoại giao giữa hai nước.
Đến Washington vào tối hôm qua, tổng thống Pháp và phu nhân đã được đón tiếp với đầy đủ các nghi thức long trọng dành cho một thượng khách.
Theo ghi nhận của thông tín viên RFI tại Washington, những địa điểm nổi bật nhất ở thủ đô nước Mỹ, đặc biệt là Nhà Trắng, được trang trí bằng màu cờ của hai nước. Ngoài những hoạt động mang tính chất nghi thức, chương trình làm việc của tổng thống Pháp bao gồm một loạt những cuộc tiếp xúc, đặc biệt là với phó tổng thống Mỹ Kamala Harris vào hôm nay và với tổng thống Joe Biden vào ngày mai.
Giới quan sát đặc biệt ghi nhận thái độ hết sức trân trọng mà tổng thống Mỹ dành cho đồng nhiệm Pháp khi chọn ông Macron là thượng khách đầu tiên được ông đón tiếp trong một chuyến thăm cấp Nhà Nước từ ngày ông nhậm chức. Theo giới phân tích, sau một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng vào năm ngoái do vụ Úc hủy hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp để quay sang phía Mỹ, cả hai bên đang muốn phô trương quan hệ được củng cố trở lại.
Từ vấn đề Ukraina cho đến các hồ sơ kinh tế, thương mại, bất đồng giữa hai nước vẫn còn nhiều, nhưng theo thông tín viên RFI Guillaume Naudin tại Washington, chính quyền Biden trong thời gian gần đây đã cố gắng giảm nhẹ tầm mức quan trong của các mâu thuẫn để xoa dịu Pháp:
“Nếu chỉ căn cứ vào các quan chức Mỹ, quan hệ với Pháp chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay. Họ nhấn mạnh về mọi thứ đã được thực hiện từ một năm nay, với công cuộc trợ giúp Ukraina và sự hình thành của một liên minh phương Tây mà Pháp được coi là trụ cột ở châu Âu.
Họ cũng nói về cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt là ở vùng Sahel châu Phi, và vai trò của Pháp ở khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương trước sự tham lam của Trung Quốc, và hầu như không đề cập đến, hoặc chỉ nói rằng đó là quá khứ, vụ tàu ngầm đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước.
Việc Emmanuel Macron vẫn nói chuyện với Vladimir Putin, khác với Joe Biden, không phải là một vấn đề, cũng như ý muốn của châu Âu là duy trì quan hệ hòa dịu với Trung Quốc, vốn bị Washington coi là đối thủ trực tiếp.
Và kế đến là đạo luật giảm lạm phát cung cấp các khoản hỗ trợ cho những người Mỹ mua xe điện của Mỹ.
Đối với châu Âu, các khoản đó đơn thuần là trợ cấp và bảo hộ mậu dịch, nhưng một lần nữa, mong muốn giảm căng thẳng của phía Mỹ được thể hiện rõ ràng: Một nhóm làm việc đã được thành lập để tìm hiểu và lắng nghe những gì châu Âu mong muốn và điều được nói rõ ràng là ngay cả khi hai bên chưa tìm ra giải pháp, nhóm công tác này vẫn tiếp tục lắng nghe”.
Quan hệ Pháp-Mỹ trước thách thức của “chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch” tại Hoa Kỳ
30/11/2022
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte Macron công du Mỹ. Ảnh chụp tại phi trường Andrews ở Maryland, ngày 29/11/2022. AFP – LUDOVIC MARIN
Trong những ngày qua, cả Washington lẫn Paris đều nêu bật quan hệ thân thiết giữa hai nước đồng minh lâu đời, điều sẽ được cả hai lãnh đạo phô trương nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của tổng thống Pháp Macron tại Hoa Kỳ khởi sự từ hôm nay, 30/11/2022 . Tuy nhiên, theo giới quan sát, hiện nay quan hệ Pháp-Mỹ vẫn còn vướng mắc trên một số hồ sơ, đặc biệt là Đạo Luật Chống Lạm Phát (IRA) vừa được Mỹ ban hành, bị Pháp và châu Âu xem là một hình thức bảo hộ mậu dich.
Quảng cáo
Về quan hệ Paris-Washington hiện nay, một quan chức Mỹ cao cấp đã nhắc lại với hãng tin Pháp AFP rằng Pháp là “đồng minh lâu đời nhất” cũng như một “đối tác thiết yếu” của Hoa Kỳ. Còn khi nói về chuyến thăm cấp Nhà nước của tổng thống Macron, phía Pháp không ngần ngại nhấn mạnh đến thái độ trân trọng “được dành cho nước Pháp chứ không phải cho bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác”.
Đối với giới quan sát, chuyến công du Hoa Kỳ của ông Macron cho phép khép lại một cuộc khủng hoảng khởi đầu vào tháng 9 năm 2021, khi Washington thông báo thành lập liên minh AUKUS với Úc và Vương Quốc Anh. Paris khi ấy đã rất bất bình vì bị mất một hợp đồng lớn về tàu ngầm với Canberra, và bị làm ngơ trong một khu vực then chốt là vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Theo Célia Belin, nhà nghiên cứu thuộc Viện Brookings ở Washington, chuyến thăm của ông Macron có phần giống như một hình thức xoa dịu của Mỹ đối với Pháp, nhằm hàn gắn những rạn nứt sau vụ AUKUS. Theo bà, Mỹ có lợi trong việc giữ mối liên hệ chặt chẽ với người đồng minh vốn chủ trương “quyền tự trị chiến lược” của châu Âu này. "Pháp không phải lúc nào cũng dễ quản lý, nhưng khi Pháp và Mỹ đi đến một thỏa thuận, nhiều tiến bộ sẽ đạt được.” Vấn đề là để đi đến thỏa thuận, hai bên phải giải quyết nhiều bất đồng, mà trước tiên hết là về Ukraina.
Kể từ cuộc xâm lược của Nga, Emmanuel Macron đã khiến đối tác Mỹ khó chịu với quan điểm, hoàn toàn ủng hộ Kiev nhưng cần đối thoại với Matxcơva để khi người Ukraina quyết định, chiến tranh sẽ kết thúc "quanh bàn đàm phán". Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Washington có dấu hiệu tiến gần hơn đến lập trường của Pháp, kể từ khi tham mưu trưởng của họ, tướng Mark Milley, đề cập đến một cơ hội đàm phán khả dĩ.
Cái gai khó nhổ hơn trong quan hệ giữa Pháp nói riêng và Liên Âu nói chung với Hoa Kỳ tuy nhiên lại nằm trong lãnh vực kinh tế thương mại. Theo AFP, Paris đang tìm kiếm cách đối phó với “Đạo luật giảm lạm phát” (IRA), cung cấp các khoản đầu tư lớn cho quá trình chuyển đổi năng lượng – kèm theo các khoản trợ cấp hào phóng cho xe điện, pin và các sản phẩm năng lượng tái tạo ở Mỹ.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne từng khẳng định: “Chúng tôi sẽ không ngồi yên” khi đối mặt với kế hoạch bị coi là bảo hộ mậu dịch này. Tuy nhiên Paris cũng không thể đi quá trớn. Theo Điện Elysée, nếu tổng thống Macron hy vọng có được "miễn trừ" đối với một số ngành công nghiệp châu Âu, thì ông cũng biết rằng đồng nhiệm Mỹ Joe Biden khó có thể từ bỏ một kế hoạch quan trọng của chính ông.
Do đó, ý tưởng là rút ra các bài học đưa ra một chính sách tương tự cho châu Âu để tránh các cuộc di dời cơ sở ồ ạt. Theo bộ trưởng Bộ Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire, “Trung Quốc bảo vệ các sản phẩm của mình, Mỹ cũng bảo vệ các sản phẩm của mình. Có lẽ đã đến lúc Liên Âu cũng phải bảo vệ các sản phẩm của mình”.
Trung Quốc : Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống chính sách zero Covid ở Quảng Châu
30/11?2022
Nhân viên bảo vệ đứng gác trước cổng một tòa nhà bị phong tỏa do Covid-19, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/11/2022. © Thomas Peter / Reuters
Các cuộc đụng độ giữa người dân biểu tình chống các biện pháp phòng Covid-19 và cảnh sát đã nổ ra vào đêm hôm qua 29/11/2022 rạng sáng hôm nay 30/11 tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Các đoạn video đăng trên các mạng xã hội được AFP trích dẫn, cho thấy người dân ném đồ vật vào cảnh sát. Trong một đoạn video khác, có thể thấy hàng chục người bị trói tay, dường như bị cảnh sát bắt giữ.
Trong bối cảnh diễn ra liên tiếp các cuộc biểu tình và lo ngại chính quyền Trung Quốc áp dụng các biện pháp phong tỏa một cách đột ngột, sứ quán Mỹ và Pháp tại Bắc Kinh đã kêu gọi công dân nước mình tích trữ lương thực.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm :
Có thể cần phải tích trữ lương thực, tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, một công dân Mỹ đứng trước một cửa hàng tạp hóa trong đường vành đai thứ ba của thủ đô Trung Quốc trả lời như trên. Hôm thứ Hai, trong một thông điệp được đăng trên mạng Weibo một ngày sau các cuộc biểu tình dữ dội ở Bắc Kinh, đại sứ quán Mỹ đã khuyến khích công dân của mình tích trữ thuốc, nước đóng chai và thực phẩm đủ dùng trong 14 ngày. Thông điệp tương tự được gửi từ email của đại sứ quán Pháp, kêu gọi người dân "dự trữ đủ lương thực để có thể đối phó với mọi tình huống".
Một công dân Pháp tên Richard đã làm như vậy : "Tôi nói vợ tôi mua đầy tủ đông lạnh để bảo đảm có lương thực trong vòng 2 tuần, chúng tôi sợ không có đủ đồ ăn. 2 siêu thị cạnh nhà tôi đã đóng cửa từ mấy ngày nay. Tôi không biết khi nào họ mới mở cửa trở lại. Tôi phải đi xe máy mất 40 phút để đến các siêu thị khác, mà ở đó cũng đóng cửa. Họ có thể đóng cửa đột ngột, do vậy, chúng tôi phải xoay sở để có lương thực, và chúng tôi có đồ dự trữ trong vòng 2 tuần. Mọi thứ đều không chắc chắn và chúng tôi đang chuẩn bị để đối phó với điều tồi tệ nhất."
Việc các kệ hàng ở siêu thị trống rỗng cho thấy nhiều người Trung Quốc cũng đề phòng tương tự. Đây là hậu quả của các đợt phong tỏa ngắn lặp đi lặp lại và đặc biệt là sự thiếu vắng những người giao hàng ở thủ đô, vì bản thân họ bị mắc kẹt ở nhà.
Ngũ Giác Đài: Bắc Kinh yêu cầu Mỹ chớ can thiệp vào quan hệ Trung-Ấn
01/12/2022
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar chào các phóng viên trước phiên họp tại New Delhi ngày 25/3/2022.
Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ chớ can thiệp vào mối quan hệ của Bắc Kinh với Ấn Độ sau các cuộc đụng độ biên giới chết người giữa hai cường quốc châu Á vào năm 2020, Ngũ Giác Đài cho biết trong một báo cáo.
Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã xuống dốc kể từ khi xảy ra cuộc đụng độ biên giới tồi tệ nhất giữa hai nước trong 45 năm qua khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Kể từ đó, việc triển khai quân đội vẫn duy trì ở mức cao ở biên giới Himalaya, mặc dù hàng nhập khẩu của Ấn Độ từ Trung Quốc đã tăng mạnh.
Ấn Độ là một phần của liên minh Quad với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc nhằm mục đích kiểm soát ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
“Trong suốt cuộc đối đầu, các quan chức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tìm cách hạ thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, nhấn mạnh ý định của Bắc Kinh là duy trì ổn định biên giới và ngăn chặn cuộc đối đầu làm tổn hại đến các lĩnh vực khác trong mối quan hệ song phương của nước này với Ấn Độ”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một báo cáo trước Quốc hội công bố ngày 29/11.
“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tìm cách ngăn chặn căng thẳng biên giới khiến Ấn Độ hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Các quan chức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cảnh báo các quan chức Hoa Kỳ chớ can thiệp vào mối quan hệ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với Ấn Độ.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên không đề cập đến báo cáo của Ngũ Giác Đài trong cuộc họp báo hàng ngày hôm 30/11. Tuy nhiên, ông cho biết cuộc tập trận chung Mỹ-Ấn trong tháng này không xa biên giới Trung Quốc, ở bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ, “không có lợi cho lòng tin giữa Ấn Độ và Trung Quốc.”
Ông Brahma Chellaney, một nhà phân tích các vấn đề chiến lược và quốc phòng ở New Delhi, cho biết Trung Quốc có thể “thúc đẩy lợi ích của mình” bằng cách hạ thấp vị thế quân sự ở biên giới Himalaya trong khi bảo vệ các lĩnh vực khác trong mối quan hệ với Ấn Độ.
Đề cập đến những lời chỉ trích bên trong Ấn Độ về phản ứng của nước này đối với Trung Quốc, ông viết trên Twitter: “Trớ trêu thay, việc hạ thấp sự hung hăng lại cũng giúp cho những nỗ lực giữ thể diện của Ấn Độ”.
Báo cáo: Chủ nghĩa độc tài trỗi dậy, dân chủ đang suy yếu
01/12/2022
Thủ tướng Lithuania Ingrida Simonyte phát biểu về đề tài "Đứng lên chống chủ nghĩa chuyên chế-Quan điểm của Lithuania" tại Thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen, tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch, ngày 10/6/2022.
Nền dân chủ đang bị suy thoái trên khắp thế giới vì mọi người đang mất niềm tin vào tính hợp pháp của các cuộc bầu cử và thấy quyền tự do ngôn luận bị cản trở, cùng với hàng loạt vấn đề khác, theo một cơ quan toàn cầu được thành lập để thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới.
Viện Quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ Bầu cử (IDEA) gồm 34 quốc gia thành viên cho biết trong một báo cáo rằng sự suy giảm quy tắc dân chủ đang được thúc đẩy bởi những nỗ lực làm suy yếu kết quả bầu cử đáng tin cậy, sự vỡ mộng phổ biến trong giới trẻ đối với các đảng phái chính trị và các nhà lãnh đạo lạc hậu cũng như sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan cánh hữu đã phân cực chính trị.
Tổ chức có trụ sở tại Stockholm cho biết trong Báo cáo Toàn cầu hàng năm về Tình trạng Dân chủ rằng số quốc gia tiến tới chủ nghĩa độc tài nhiều hơn gấp đôi so với các quốc gia tiến tới dân chủ và các chế độ độc tài trên toàn thế giới đã tăng cường đàn áp, năm 2021 là năm tồi tệ nhất trên thế giới được ghi nhận.
Chủ nghĩa độc tài đang phát triển ở các quốc gia như Afghanistan, Belarus, Campuchia, đảo quốc Comoros ở Ấn Độ Dương và Nicaragua.
Báo cáo dài 64 trang đo lường hiệu suất dân chủ ở 173 quốc gia, kết luận rằng tiến bộ trong các quốc gia được điều hành dân chủ đã bị đình trệ trong 5 năm qua.
Tổng thư ký IDEA Quốc tế, Kevin Casas-Zamora, nói điều cần thiết đối với các nền dân chủ hiện nay là đẩy lùi “sự kết hợp độc hại” của các cuộc khủng hoảng, từ chi phí sinh hoạt tăng vọt đến nỗi lo sợ về chiến tranh hạt nhân và biến đổi khí hậu mà họ đang đối mặt.
“Chưa bao giờ các nền dân chủ cần phải cấp bách đáp ứng đến thế, để cho công dân của họ thấy rằng họ có thể tạo ra các khế ước xã hội mới, sáng tạo để ràng buộc mọi người với nhau hơn là chia rẽ họ.” ông nói thêm.
Ở châu Âu, chế độ dân chủ ở 17 quốc gia đã bị xói mòn trong 5 năm qua, ảnh hưởng đến 46% các nền dân chủ hoạt động hiệu quả cao, tổ chức này nói.
Ở Châu Á và Thái Bình Dương, nền dân chủ đang suy thoái trong khi chủ nghĩa độc tài ngày càng củng cố. Mặc dù hơn phân nửa dân số của khu vực này là ở các nền dân chủ, nhưng gần 85% trong số đó sống ở các quốc gia có nền dân chủ yếu kém hoặc đang thụt lùi. Ngay cả các nền dân chủ như Úc, Nhật Bản và Đài Loan dân chủ cũng đang bị xói mòn.
Báo cáo cũng lưu ý rằng ba trong số bảy nền dân chủ sa sút là ở châu Mỹ, cho thấy các định chế đang suy yếu ngay cả ở những nền dân chủ lâu đời. Một phần ba các nền dân chủ trong khu vực đó đã trải qua sự suy giảm bao gồm Bolivia, Brazil, El Salvador và Guatemala.
Tại Hoa Kỳ, các mối đe dọa đối với nền dân chủ vẫn tồn tại sau nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump, được minh họa bằng sự tê liệt chính trị của Quốc hội và sự lùi bước của các quyền đã được thiết lập từ lâu.
IDEA Quốc tế cho biết: “Thế giới đang ở một ngã rẽ quan trọng”, đồng thời cho biết thêm rằng các nỗ lực đang được tiến hành để khôi phục quy tắc dân chủ thông qua “các cơ chế phù hợp và tương ứng”. Những điều đó bao gồm cải cách các định chế dân chủ hiện có và suy nghĩ lại về ‘khế ước xã hội’ giữa công dân và chính phủ theo cách đáp ứng các đòi hỏi và nhu cầu mới, đang tiến hóa của công chúng.
Hai thành phố Trung Quốc nới lỏng quy định COVID sau làn sóng biểu tình
01/12/2022
Cảnh sát Trung Quốc chống biểu tình vì COVID-19 tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, ngày 29/11/2022.
Hai thành phố lớn của Trung Quốc là Quảng Châu và Trùng Khánh ngày 30/11 tuyên bố nới lỏng các biện pháp hạn chế COVID, một ngày sau khi người biểu tình ở miền nam Quảng Châu đụng độ với cảnh sát trong một loạt các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất trên thế giới đối với virus corona.
Các cuộc biểu tình, lan rộng vào cuối tuần qua đến Thượng Hải, Bắc Kinh và các nơi khác, đã trở thành một màn thách thức của công chúng chưa từng có kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012.
Một quan chức thành phố cho biết, thành phố Trùng Khánh sẽ cho phép những người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 mà đáp ứng một số điều kiện nhất định, được cách ly tại nhà.
Quảng Châu, gần Hong Kong, cũng loan báo nới lỏng các biện pháp hạn chế, nhưng với số ca nhiễm kỷ lục trên toàn quốc, dường như có rất ít triển vọng về một sự thay đổi lớn trong chính sách “zero-COVID” mà ông Tập nói là cứu mạng người và đã tuyên bố là một thành tựu chính trị của mình.
Một số người biểu tình và chuyên gia an ninh nước ngoài tin rằng cái chết hôm 30/11 của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, người đã lãnh đạo đất nước trong một thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989, có thể trở thành một điểm tập hợp biểu tình mới sau ba năm đại dịch.
Khi loan báo về việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa ở một số khu vực của Quảng Châu, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng lây nhiễm gần đây, chính quyền không hề đề cập đến các cuộc biểu tình. Quận nơi bùng phát bạo lực hôm 29/11 vẫn đang bị kiểm soát chặt chẽ.
Một video về những cuộc đụng độ được đăng trên Twitter cho thấy hàng chục cảnh sát chống bạo động mặc đồ bảo hộ màu trắng và che khiên trên đầu, tiến lên theo đội hình, vượt qua những thứ dường như là hàng rào phong tỏa bị đạp đổ trong lúc dân ném đồ về phía họ.
Cảnh sát sau đó được nhìn thấy áp giải một hàng người bị còng tay.
Một video khác cho thấy mọi người ném đồ vào cảnh sát, trong khi video thứ ba cho thấy một lựu đạn cay rơi xuống một đám đông trên một con phố hẹp, khiến mọi người phải bỏ chạy.
Reuters đã xác minh rằng các video được quay ở quận Hải Châu của Quảng Châu, nơi diễn ra tình trạng bất ổn liên quan đến COVID hai tuần trước, nhưng không thể xác định thời điểm các clip được quay hoặc trình tự chính xác của các sự kiện và điều gì đã gây ra các cuộc đụng độ.
Các bài đăng trên mạng xã hội cho biết các vụ đụng độ diễn ra vào tối ngày 29/11 và do tranh chấp về các biện pháp phong tỏa.
Chính quyền Quảng Châu không hồi đáp yêu cầu bình luận.
Theo dõi Bất đồng chính kiến Trung Quốc, được điều hành bởi Freedom House do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, ước tính có ít nhất 27 cuộc biểu tình diễn ra trên khắp Trung Quốc từ ngày 26/11 đến 28/11. Tổ chức nghiên cứu ASPI của Úc ước tính có 43 cuộc biểu tình ở 22 thành phố.
Nới lỏng hạn chế
Cùng với việc nới lỏng các biện pháp hạn chế ở Quảng Châu và Trùng Khánh, các quan chức ở Trịnh Châu, nơi có nhà máy lớn của Foxconn sản xuất iPhone cho Apple và đã nổ ra cuộc phản kháng của công nhân vì COVID, tuyên bố cho mở lại hoạt động kinh doanh “có trật tự”, bao gồm siêu thị, phòng tập thể dục và nhà hàng.
Các quan chức y tế quốc gia trước đó cho biết Trung Quốc sẽ đáp ứng “những lo ngại khẩn cấp” do công chúng nêu ra và các quy tắc COVID nên được thực hiện linh hoạt hơn, tùy theo điều kiện của từng khu vực.
Nhưng trong lúc nới lỏng một số biện pháp dường như để xoa dịu công chúng, chính quyền cũng đã bắt đầu truy tìm những người đã tham gia các cuộc biểu tình.
“Cảnh sát đến trước cửa nhà tôi để hỏi tôi về tất cả và yêu cầu tôi hoàn tất biên bản,” một cư dân Bắc Kinh giấu tên nói với Reuters ngày 30/11.
Một cư dân khác cho biết một số người bạn đăng video biểu tình lên mạng xã hội đã bị đưa về đồn công an và buộc ký cam kết “không tái phạm”.
Một số người đã kể các câu chuyện tương tự cho Reuters vào ngày 29/11.
Không rõ làm thế nào nhà chức trách xác định được những người họ muốn thẩm vấn, cũng như chính quyền đã liên lạc với bao nhiêu người như vậy.
Văn phòng Công an Bắc Kinh không bình luận.
Trong một tuyên bố không nhắc tới các cuộc biểu tình, cơ quan hàng đầu của Đảng Cộng sản phụ trách các cơ quan thực thi pháp luật cho biết hôm 29/11 rằng Trung Quốc sẽ trấn áp “các hoạt động xâm nhập và phá hoại của các thế lực thù địch.”
Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương cũng cho biết “các hành vi phạm pháp và tội phạm gây rối trật tự xã hội” sẽ không được dung thứ.
Bộ Ngoại giao nói các quyền và tự do phải được thực hành một cách hợp pháp.
COVID đã lan rộng mặc dù Trung Quốc phần lớn tự cô lập mình với thế giới và yêu cầu hàng trăm triệu người phải hy sinh để tuân thủ xét nghiệm liên tục và cách ly không ngừng.
Mặc dù số ca nhiễm và tử vong thấp so với tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng các nhà phân tích cho rằng việc mở cửa trở lại trước khi tăng tỷ lệ tiêm chủng có thể dẫn đến bệnh tật và tử vong trên diện rộng.
Việc phong tỏa của Trung Quốc đã cản trở nền kinh tế, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm chao đảo thị trường tài chính.
Dữ liệu vào ngày 30/11 cho thấy hoạt động sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 11 đạt mức thấp nhất kể từ khi Thượng Hải bị phong tỏa hai tháng, bắt đầu vào tháng Tư.
30/11/2022
Tiêm vắc xin ở Việt Nam.
Hoa Kỳ thời gian qua đã tài trợ và tập huấn cho hàng nghìn nhân viên tiêm chủng COVID-19 ở Việt Nam.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hôm 29/11 cho biết rằng dự án có tên gọi MOMENTUM, được cơ quan này tài trợ nhằm hỗ trợ kỹ thuật triển khai vắc xin COVID-19 tại Việt Nam, đã tập huấn cho hơn 4.700 cán bộ trong và ngoài ngành y tế về tiêm chủng COVID-19.
Ngoài ra, tin cho hay, dự án này đã phát hiện và thống kê được 1,7 triệu người sống ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn mà chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đầy đủ, từ đó hỗ trợ tổ chức 1.318 điểm tiêm lưu động để tiêm 738.000 liều vắc xin COVID-19 cho những trường hợp khó khăn nêu trên.
USAID cho biết thêm rằng các cán bộ y tế ở 5 tỉnh dự án là Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Nam và Ninh Thuận đã được trang bị những công cụ hữu ích như công cụ lập kế hoạch chi tiết, hệ thống Google form báo cáo các chỉ số hằng ngày theo quy định của Bộ Y tế, và cơ chế điều phối, phối hợp hiệu quả của các cán bộ y tế và ngoài y tế.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cho biết tiếp rằng dự án MOMENTUM được thực hiện phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế).
Liên quan tới hỗ trợ khác của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống COVID-19 ở Việt Nam, đầu tháng trước, Hoa Kỳ đã trao tặng thêm 1.499.940 liều vắc xin Pfizer-BioNTech cho Việt Nam.
Đại sứ quán Mỹ cho biết rằng lô vắc xin này được bàn giao thông qua cơ chế COVAX và được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer tại thành phố Kalamazoo, bang Michigan, Hoa Kỳ. Số vắc xin này tiếp nối ba đợt trao tặng trước đó mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam với tổng cộng 6 triệu liều vắc xin.
Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam nói rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 “dựa trên nền tảng là mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia và nguồn hỗ trợ của Hoa Kỳ trị giá hơn 1 tỷ USD trong những năm qua nhằm giúp Việt Nam phát triển hạ tầng y tế”.
Tin cho hay, ngoài việc trao tặng 7,5 triệu liều vắc xin, kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, Hoa Kỳ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.
Ngoại trưởng Mỹ: NATO lo ngại về việc tăng cường quân sự ‘mờ ám’ của Trung Quốc
30/11/2022
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu tại Bucharest, Romania, ngày 30/11/2022.
Hôm 30/11, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết các đồng minh NATO lo ngại về sự tăng cường quân sự nhanh chóng và không rõ ràng của Trung Quốc cũng như sự hợp tác của nước này với Nga, đồng thời thảo luận về các biện pháp cụ thể để giải quyết các thách thức do Bắc Kinh đặt ra, theo Reuters.
“Các thành viên trong liên minh của chúng tôi vẫn lo ngại về các chính sách cưỡng ép của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bằng cách sử dụng thông tin sai lệch, bằng việc phát triển quân đội nhanh chóng, không minh bạch, bao gồm cả việc hợp tác với Nga,” ông Blinken nói trong một cuộc họp báo sau cuộc họp kéo dài hai ngày của các ngoại trưởng của liên minh quốc phòng phương Tây.
“Nhưng chúng tôi cũng cam kết duy trì đối thoại mang tính xây dựng với Trung Quốc bất cứ khi nào có thể và chúng tôi hoan nghênh các cơ hội để cùng nhau giải quyết những thách thức chung”, ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Trong khi NATO tiếp tục tập trung vào việc duy trì sự hỗ trợ thống nhất cho Ukraine, các thành viên cũng muốn tăng cường khả năng phục hồi của liên minh bằng cách xem xét những thách thức mới, bao gồm cả những thách thức do Trung Quốc đặt ra, ông Blinken nói.
“Những gì chúng ta nói hôm nay, một lần nữa, đảm bảo rằng chúng ta đang làm việc để thích nghi theo những cách cụ thể để đáp ứng các thách thức,” ông Blinken nói mà không nêu chi tiết.
Hoa Kỳ và các đồng minh của họ nhận ra rằng có một cuộc cạnh tranh để định hình thế giới đằng sau sự chia rẽ của Chiến tranh Lạnh
“Có một sự thừa nhận rằng theo nhiều cách, cũng có cái mà người châu Âu gọi là sự cạnh tranh có hệ thống giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia của chúng tôi,” ông Blinken nói. “Nhưng cũng có một sự thừa nhận rằng bất cứ khi nào có thể, chúng ta phải tìm cách hợp tác trong những vấn đề thực sự lớn”.
Không có nhận xét nào