Header Ads

  • Breaking News

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhìn nhận ra sao về pháp luật hình sự của Việt Nam?

    Nguồn : Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

    25/12/2022

    Song ngữ Việt Anh.

    Đọc thông báo bằng Anh ngữ của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tai Việt Nam:

    Tại đây

    "...“Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cam kết đảm bảo đối xử công bằng và nhân đạo đối với công dân Hoa Kỳ bị phạt tù ở nước ngoài. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ công dân Hoa Kỳ đang bị bắt giữ và gia đình họ trong phạm vi thẩm quyền mà pháp luật quốc tế, luật nội địa và luật của nước sở tại cho phép”.

    Toàn văn của thông báo mang tính tham vấn khuyến cáo này như sau:

    VNTB – Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhìn nhận ra sao về pháp luật hình sự của Việt Nam?

    Hệ thống pháp lý hình sự Việt Nam vẫn còn mang khái niệm về pháp lý của Khổng tử truyền thống xem như là công cụ để trừng phạt sự phá hoại trật tự xã hội, và nói chung “quyền lợi” của xã hội được đặt lên trên quyền lợi cá nhân.

    “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cam kết đảm bảo đối xử công bằng và nhân đạo đối với công dân Hoa Kỳ bị phạt tù ở nước ngoài. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ công dân Hoa Kỳ đang bị bắt giữ và gia đình họ trong phạm vi thẩm quyền mà pháp luật quốc tế, luật nội địa và luật của nước sở tại cho phép”.

    Toàn văn của thông báo mang tính tham vấn khuyến cáo này như sau:

    Nếu quý vị bị bắt…

    Nếu bị bắt, quý vị nên yêu cầu chính quyền thông báo đến Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM. Viên chức Lãnh sự không thể giúp quý vị tại ngoại (khi quý vị ở nước ngoài, quý vị phải tuân thủ luật pháp của nước đó). Tuy nhiên, chúng tôi có thể giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của quý vị và đảm bảo quý vị không bị đối xử ngược đãi.

    Viên chức Lãnh sự có thể cung cấp cho quý vị danh sách luật sư, viếng thăm quý vị, cho quý vị biết thông tin chung về luật pháp ở nước sở tại và liên lạc với gia đình và bạn bè của quý vị.

    Viên chức lãnh sự có thể chuyển tiền, thực phẩm và quần áo gửi từ thành viên gia đình và bạn bè của quý vị đến trại giam. Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho quý vị giảm bớt sự căng thẳng nếu như quý vị bị đối xử không nhân đạo hoặc tình trạng sức khỏe của quý vị không được tốt.

    Điều gì có thể xảy ra và khi nào xảy ra

    Điều đầu tiên công dân Hoa Kỳ bị chính quyền Việt Nam bắt giữ phải hiểu rằng là có một sự khác biệt khá lớn giữa hệ thống pháp lý và khái niệm pháp lý của Việt Nam với khái niệm và việc thi hành luật pháp tại Hoa Kỳ.

    Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm mọi cách có thể để bảo đảm công dân Hoa Kỳ bị buộc tội tại Việt Nam có được sự bảo vệ và quyền lợi của người bị tạm giữ theo luật pháp Việt Nam, tuy nhiên chúng tôi không thể bảo đảm bất kỳ một sự bảo vệ nào hay bảo đảm vụ việc sẽ xảy ra theo như luật pháp Hoa Kỳ.

    Việc bảo vệ quyền lợi cá nhân là điều bắt buộc quan trọng nhất đối với luật pháp Hoa Kỳ.

    Ngược lại, hệ thống pháp lý hình sự Việt Nam vẫn còn mang khái niệm về pháp lý của Khổng tử truyền thống xem như là công cụ để trừng phạt sự phá hoại của trật tự xã hội, và nói chung “quyền lợi” của xã hội được đặt lên trên quyền lợi cá nhân.

    Công dân Hoa Kỳ không nên để xảy ra việc bị xét hỏi hung bạo hoặc bị kết án nếu không có người đại diện pháp lý.

    Thay vào đó, quý vị có thể được giải quyết theo thủ tục pháp lý có cân nhắc kỹ càng và rằng Đại sứ quán và/hoặc Lãnh sự quán sẽ theo dõi diễn tiến về tình trạng pháp lý của quý vị.

    Công dân Hoa Kỳ có thể cho là không công bằng khi xét trên khía cạnh về thủ tục pháp lý dựa trên hệ thống pháp lý Hoa Kỳ, nhưng thực tế, các thủ tục này thông thường đều đáp ứng với sự mong đợi của luật pháp Việt Nam.

    Tờ thông tin này sẽ nêu tóm tắt những điều có thể xảy ra đối với công dân Hoa Kỳ bị tạm giữ ở Việt Nam.

    Viên chức của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ được quyền cấp phép thăm công dân Hoa Kỳ bị tạm giữ và sẽ giúp họ sớm hiểu thêm về tình trạng của họ. Tuy nhiên, viên chức lãnh sự không thể điều tra tội phạm, hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc đứng ra làm đại diện cho công dân Hoa Kỳ tại tòa, làm thông dịch hoặc phiên dịch chính thức, hoặc thanh toán phí khám sức khỏe, phí pháp lý hoặc các chi phí khác cho công dân Hoa Kỳ.

    Thông báo và viếng thăm

    Thỏa thuận năm 1994 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ quy định phải thông báo ngay về việc bắt giữ và được viếng thăm lẫn nhau đối với công dân bị tạm giữ của mỗi nước trong vòng 96 giờ.

    Những người mang hộ chiếu Hoa Kỳ khi vào Việt Nam bằng thị thực Việt Nam, bao gồm người có nguồn gốc Việt Nam, được chính phủ Hoa Kỳ xem như là công dân Hoa Kỳ nhằm mục đích thông báo và viếng thăm. Vì vậy, công dân Hoa Kỳ được khuyến cáo luôn mang theo mình bản sao các trang và dữ liệu hộ chiếu vì nếu viên chức Việt Nam có xét hỏi, quý vị có thể chứng minh ngay là quốc tịch Hoa Kỳ.

    Cho dù có sự thỏa thuận năm 1994, các viên chức Hoa Kỳ tại Việt Nam rất ít khi được thông báo đúng lúc về việc một công dân Hoa Kỳ bị bắt hoặc bị tạm giữ.

    Thông thường cũng có sự chậm trễ đáng kể trong việc viên chức Hoa Kỳ được cấp phép để có thể viếng thăm kịp thời các công dân Hoa Kỳ bị tạm giữ. Đìều này đặc biệt rất đúng khi công dân Hoa Kỳ đang bị tạm giữ trong giai đoạn điều tra, các cán bộ Việt Nam không cho rằng thỏa thuận song phương được bao hàm trong đó.

    Giai đoạn điều tra có thể kéo dài cho đến hai năm tùy thuộc vào tính chất của tội phạm. Công dân Hoa Kỳ nên lưu ý rằng việc cấp phép viếng thăm là một vấn đề nan giải rất hiển nhiên khi công dân Hoa Kỳ được chính phủ Việt Nam xem như là công dân Việt Nam cho dù họ có bằng chứng là quốc tịch Hoa Kỳ.

    Theo sự thỏa thuận năm 1994, công dân Hoa Kỳ bao gồm song tịch, có quyền được gặp viên chức lãnh sự nếu họ vào Việt Nam bằng hộ chiếu Hoa Kỳ, và họ nên xin liên lạc với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

    Các bên liên quan

    Hệ thống pháp lý Việt Nam được hình thành từ ba bộ phận. Cơ quan Công an Điều tra chịu trách nhiệm về việc điều tra, bắt giữ và ra lệnh bắt trong các vụ án hình sự. Bộ phận này tương tự như là cảnh sát tại Hoa Kỳ. Viện Kiểm Sát Nhân dân đưa ra và phê chuẩn lệnh bắt giữ, giám sát việc điều tra ban đầu và đề nghị truy tố công khai. Bộ phận này tương tự như vai trò của công tố viên tại Hoa Kỳ.

    Bộ phận thứ ba là Tòa Án Nhân dân nơi xét xử các vụ án của người do công an bắt giữ và do Viện Kiểm Sát Nhân dân truy tố. Vai trò của bộ phận này cũng tương tự như hệ thống tòa án tại Hoa Kỳ.

    Có sự cân đối rõ ràng giữa các cơ quan này so với các cơ quan tương ứng của Hoa Kỳ, tuy nhiên có thể không đồng nhất. Người đóng vai trò quan trọng nhất trong các vụ án hình sự là công an điều tra.

    Công an điều tra có thể trước tiên xác định người tình nghi và sau đó có thể giữ người bị tình nghi trong một khoảng thời gian được gia hạn để xét hỏi và điều tra, nhưng họ thông thường không chính thức bắt giữ người bị tình nghi cho đến khi họ tin chắc một cách hợp lý rằng họ đã thu thập đủ bằng chứng để đảm bảo việc Viện Kiểm Sát Nhân dân phê chuẩn lệnh bắt giữ vàTòa Án Nhân Dân kết án.

    Các giai đoạn của vụ án hình sự

    Một vụ việc điển hình có thể chia ra thành các giai đoạn sau: 1. Điều tra ban đầu (Công an Điều tra hoặc Viện Kiểm sát Nhân dân); 2. Điều tra (Công an Điều tra); 3. Truy tố và chuẩn bị xét xử (Viện kiểm sát Nhân dân); 4. Ra tòa và tuyên án (Tòa án Nhân dân)

    Điều tra: Trong quá trình điều tra, công an Việt Nam thường “mời” cá nhân đến để thẩm tra. Trong một vài trường hợp họ sẽ có giấy triệu tập hướng dẫn cá nhân phải có mặt tại một trụ sở công an nào đó vào một ngày và giờ cụ thể.

    Người bị tình nghi thường không bị tạm giam ngay vào giai đoạn này nhưng có thể bị triệu tập để thẩm tra trong vài ngày hoặc có thể trong vài tuần. Nếu không phản hồi lời mời của công an có thể được xem như là sự thừa nhận tội và rất có thể dẫn đến việc tạm giữ cá nhân đó.

    Nếu như công an tin rằng họ đã xác định được vụ án nghiêm trọng, họ có thể chọn việc tạm giam cá nhân này tại trại tạm giam, hạn chế cá nhân đó di chuyển khỏi nơi ở hoặc tịch thu hộ chiếu.

    Như đã lưu ý ở trên, việc điều tra là giai đoạn quan trọng nhất và có thể kéo dài cho đến bốn tháng trong giai đoạn đầu. Việc điều tra thường sẽ được gia hạn vài lần cho dù trong các vụ án thường lệ nhất. Trong các vụ án phức tạp, giai đoạn này có thể kéo dài cho đến cả năm hoặc hơn.

    Và ngay tại thời điểm này, công an điều tra xác định người bị tình nghi, và bắt đầu mở ”cuộc điều tra ban đầu”.  Người bị tình nghi có thể bị tạm giam tại thời điểm này, có thể bị trả tự do theo sự giám hộ của người nào đó đứng ra bảo lãnh (Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán không thể bảo lãnh người bị tình nghi”), có thể bị tịch thu hộ chiếu nhưng được trả tự do, hoặc có thể ở tại nhà “dưới sự giám sát”.

    Thông thường, người bị tạm giam có thể liên lạc với thành viên gia đình hoặc tư vấn với luật sư và phải được cơ quan chức năng hoặc công an điều tra chấp thuận. Việc yêu cầu được gặp mặt thành viên gia đình hoặc luật sư không phải lúc nào cũng được chấp thuận.

    Theo Thỏa thuận năm 1994 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, việc tạm giữ công dân Hoa Kỳ phải được thông báo đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong vòng 96 giờ.

    Sau khi thực sự nhận thông báo, viên chức Hoa Kỳ sẽ được phép viếng thăm công dân Hoa Kỳ bị tạm giữ và khi cần thiết, sẽ được sắp xếp việc hỗ trợ pháp lý. Như đã lưu ý trước đây, việc thông báo và cấp phép viếng thăm vẫn còn là vấn đề nan giải.

    Người bị tình nghi có thể bị thẩm tra trong suốt quá trình bị tạm giam, tuy nhiên sẽ được bảo vệ nếu bị ngược đãi. Bất kỳ công dân Hoa Kỳ nào cảm thấy bị ngược đãi thì nên trình vụ việc này lên cho viên chức lãnh sự sớm nhất có thể và Đại Sứ Quán và/hoặc Tổng Lãnh Sự Quán, với tư cách là đại diện người công dân, sẽ có quyết định trong việc gửi thư phản đối chính thức.

    Ra lệnh bắt: Nếu công an điều tra có kết luận từ các cuộc điều tra rằng các chứng cứ thu thập đủ chứng minh cho việc bắt giữ, công an điều tra có thể ra lệnh bắt với điều kiện là phải được sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát Nhân dân ở cùng cấp trước khi thực hiện việc ra lệnh bắt.

    Trong trường hợp bắt khẩn cấp, lệnh bắt có thể được thực hiện trước khi Viện Kiểm sát Nhân dân phê chuẩn.  Tuy nhiên Viện Kiểm sát Nhân dân có khoảng 12 giờ đồng hồ để phê chuẩn hay không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp.

    Thực ra, công an sẽ không đưa lệnh bắt nếu không có sự tin chắc rằng việc bắt giữ đó sẽ được Viện Kiểm sát Nhân dân phê chuẩn. Tuy nhiên, trong các vụ án phức tạp, Viện Kiểm sát sẽ trả hồ sơ cho Công an  điều tra để điều tra bổ sung, thực sự để bắt đầu lại và/hoặc gia hạn quá trình điều tra.

    Chuẩn bị xét xử: Sau khi kết thúc vụ việc điều tra, công an phải làm bản kết luận điều tra hoặc đề nghị truy tố hoặc đình chỉ việc điều tra. Vụ án sẽ được chuyển giao lại cho Viện Kiểm sát Nhân dân trong vòng hai tháng để “chuẩn bị xét xử” mà trong thời gian này Viện Kiểm sát Nhân dân sẽ xem xét chứng cứ và bản báo cáo điều tra của công an điều tra có chính xác hay không.

    Xin lưu ý rằng, trong giai đoạn này, người bị tình nghi được quyền tư vấn với luật sư. Nếu như Viện Kiểm sát “đưa ra bản cáo trạng” hoặc đề nghị truy tố công khai người bị tình nghi, vụ án sau đó sẽ được chuyển đến Tòa án Nhân dân.

    Phiên tòa: Theo hệ thống pháp luật Việt Nam, bản cáo trạng chính thức phải được giao cho người bị đơn trong vòng ba ngày kể từ ngày cấp.

    Phiên tòa thông thường không lâu và thường kéo dài trong vòng một hay hai ngày. Viện Kiểm sát Nhân dân sẽ không đưa vụ án ra tòa cho đến khi họ tin rằng việc kết án sẽ diễn ra nhanh chóng.

    Vì lý do này, luật sư bào chữa rất khó đảm nhận vai trò đối lập tại tòa. Vì vậy, luật sư dường như không bảo vệ quyền lợi của người bị đơn bằng cách công kích như khách hàng vẫn nghĩ, vì nhiệm vụ của luật sư phần nhiều là thiên về phía chính quyền và xã hội hơn là phía người bị đơn.

    Trong một vài trường hợp, người bị đơn mang quốc tịch Hoa Kỳ có thể thất vọng khi biết rằng luật sư dường như đồng tình với tội danh của người bị đơn và chỉ đảm nhận vai trò làm cho bản án được nhẹ hơn. Trong thực tế, việc này thường xảy ra bởi vì đây chính là điều mà luật sư mong đợi tại phiên tòa Việt Nam.

    Phiên tòa do thẩm phán chủ tọa và hai bồi thẩm nhân dân, còn được gọi là “viên hội thẩm công dân”, hoặc có thể gồm hai thẩm phán và ba bồi thẩm nhân dân trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp.

    Tòa án Nhân dân sẽ nghe luận tội, xét hỏi người bị đơn và những người làm chứng, cho phép đối chất lời chứng, và nghe những chứng cứ do Viện Kiểm sát trình bày.

    Vai trò của tòa án là để xác minh chứng cứ do công an điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân và luật sư thu thập. Quyền lợi của người bị đơn để trình chứng cứ và các bằng chứng tại tòa rất giới hạn vì rằng phần lớn tòa án dựa vào các chứng cứ trên tài liệu và sự kết luận của các cơ quan chính quyền.

    Luật sư sẽ đại diện cho người bị đơn tại phiên tòa và sẽ có một người phiên dịch. Phiên tòa thường mở công khai và viên chức thường được phép tham dự phiên tòa.

    Tuyên án: Tùy theo mức độ của tội phạm và thái độ của người bị đơn, những người bị kết án có thể nhận khung hình phạt theo Bộ luật Hình sự, việc thi hành án từ ngăn chặn hoặc phạt tiền cho đến chung thân hoặc ngay cả tử hình. Tùy thuộc vào mỗi vụ án, công dân Hoa Kỳ bị kết án có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.

    Kháng cáo: Việc kháng cáo có thể đưa ra trong vòng mười lăm ngày tính từ ngày tuyên án. Trong suốt quá trình này, viên chức lãnh sự sẽ thực hiện.

    https://vietnamthoibao.org

    U.S. Embassy & Consulate in Vietnam 

    Arrest of a U.S. Citizen 

    Home | U.S. Citizen Services | Arrest of a U.S. Citizen 

    The Department of State is committed to ensuring fair and humane treatment for U.S. citizens imprisoned overseas. We stand ready to assist incarcerated citizens and their families within the limits of our authority in accordance with international law, domestic and foreign law.

    If you are arrested…

    If you are arrested, you should ask the authorities to notify the U.S. Embassy in Hanoi or U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City.  Consular officers cannot get you out of jail (when you are in a foreign country, you are subject to its laws).  However, they can work to protect your legitimate interests and ensure that you are not discriminated against.  They can provide you with a list of local attorneys, visit you, inform you generally about local laws, and contact your family and friends.  Consular officers can transfer money, food, and clothing to the prison authorities from your family and friends.  They can try to obtain relief if you are held under inhumane or unhealthy conditions.

    What To Expect and When to Expect It

    The first thing that an American citizen detained by the authorities in Vietnam must understand is that the Vietnamese system of justice, and even the concept of justice, differ greatly from the concept and administration of justice in the United States.  The U.S. Embassy in Hanoi and the U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City will do all that it can to ensure that an American citizen accused of a crime in Vietnam receives all the protection and benefits afforded a detainee under Vietnamese law, but it will not be able to guarantee any of the protections and guarantees that have come to be expected under American law.  American law takes as its most important imperative the protection of the rights of the individual.  On the other hand, Vietnam’s criminal justice system still reflects the traditional Confucian concept of law as an instrument with which to punish disruptions of social order, and an individual’s “rights” tend to come second to those of the society at large.

    An American should not expect that s/he will be subjected to brutal interrogations, or sentenced without some legal representation.  Instead, s/he can expect to receive treatment according to carefully considered procedural law and that the progress of his legal situation will be monitored by the Embassy and/or the Consulate.  The legal procedures may strike Americans as unfair when considered in the context of those expected under the American legal system, but in fact, they generally meet Vietnamese expectations.  This information sheet will attempt to outline briefly what an American detained in Vietnam can expect.

    An Embassy or Consulate consular officer is guaranteed access to detained Americans and will help them to understand their situations as well as possible. However, consular officers cannot investigate crimes, provide legal advice or represent American citizens in court, serve as official interpreters or translators, or pay legal, medical, or other fees for American citizens.

    Notification and Access

    A 1994 agreement between the United States and Vietnam provides for immediate notification of and reciprocal access within 96 hours to each other’s detained citizens.  Bearers of U.S. passports who enter Vietnam with a Vietnamese visa, including those of Vietnamese origin, are regarded as U.S. citizens by the U.S. Government for purposes of notification and access.  Therefore, U.S. citizens are encouraged to carry photocopies of passport data and photo pages with them at all times so that, if questioned by Vietnamese officials, proof of U.S. citizenship is readily available.

    Despite the 1994 agreement, U.S. consular officers in Vietnam are rarely notified in a timely manner when a U.S. citizen is arrested or detained.  There have also generally been very significant delays in U.S. consular officers obtaining timely access to incarcerated U.S. citizens.  This has been particularly true when the U.S. citizen is being held during the investigatory stage that Vietnamese officials do not consider as covered by the bilateral agreement.  The investigatory stage can last up to two years depending on the nature of the  crime.  Americans should note that the problem of access has been particularly evident when the U.S. citizen is considered by the Vietnamese government to be a citizen of Vietnam, irrespective of proof of U.S. citizenship.  According to the 1994 agreement, U.S. citizens, including dual nationals, have the right to consular access if they were admitted into Vietnam as a U.S. citizen with their U.S. passport, and should insist upon contact with the U.S. Embassy or the U.S. Consulate General.

    The Players

    The Vietnamese legal system is made up of three parts.  The Investigative Body of the Police (Police) is responsible for the investigation and detention and issuance of arrest warrants in criminal cases.  It is roughly analogous to the police in America.  The People’s Procuracy issues or approves arrest warrants, supervises pre-trial investigations, and initiates public prosecutions.  It is roughly analogous to the role of a prosecutor in the United States.  The third part is the People’s Court, which adjudicates the cases of persons arrested by the Police and prosecuted by the People’s Procuracy.  Its role is analogous to that of the court system in the United States.

    The apparent symmetry between these organizations and their American counterparts, however, can be deceiving.  The most important player in criminal cases is the Police.  The Police may first identify a suspect and can then detain him/her for an extended period for interrogation and investigation, but they generally do not formally arrest a suspect until they are reasonably certain that enough evidence has been gathered to assure approval of the arrest warrant by the People’s Procuracy and conviction by the People’s Court.

    Phases of a Criminal Case

    A typical case can be divided into the following stages:

    1. Pre-Investigation (Police or People’s Procuracy)

    2. Investigation (Police)

    3. Prosecution and Pre-Trial (People’s Procuracy)

    4. Trial and Sentencing (People’s Court)

    Investigation:  In the course of an investigation, the Vietnamese police will often “invite” an individual in for questioning.  In some cases this is a written summons, instructing the individual to appear at a certain police station at a specific date and time.  The suspect is usually not placed in detention at this stage but may be summoned for questioning for several days or even weeks.  Failing to respond to a police invitation can be seen as an admission of guilt and will likely lead to the individual being detained.

    If the police believe that they have a serious case, they may choose to place the individual in temporary detention restrict his/her movements from his domicile, or confiscate the passport.  As noted above, the investigation is the most important stage and can last up to four months in its initial stage.  This is oftentimes extended several times for even the most routine cases. In complex cases, this period can be extended to one year or more.  It is at this point that the Police identifies a person as a suspect, and begins the “preparatory investigation.”  The suspect at this time may be in detention, may have been released into the custody of someone acting as a guarantor (the Embassy or Consulate cannot act as the guarantor of a suspect), may have his/her passport seized but allowed to remain free, or may remain at home “under surveillance.”  Generally, a detained person may contact family members or consult with an attorney subject to the approval of the relevant authorities or investigation police. Requests for meetings with family members or attorneys are not always approved. According to the 1994 Agreement between the United States and Vietnam, the detention of an American citizen must be reported to the Embassy or Consulate within 96 hours.

    After the actual notification, a U.S. consular officer is guaranteed access to the detained American and will be allowed, when necessary, to arrange for legal assistance.  As noted earlier, issues regarding notification and access remain problematic.

    The suspect can be interrogated throughout this period of detention, but there are safeguards against mistreatment.  Any American citizen who feels that he is being mistreated should bring any examples of it to the attention of the consular officer as soon as possible and the Embassy and/or Consulate will determine if a formal protest is warranted on the American’s behalf.

    * Issuance of an Arrest Warrant:  If the Police concludes from its investigation that the evidence gathered is sufficient to justify arrest, an arrest warrant may be issued by the Police, provided that it must be approved by the People’s Procuracy of the same level before they are executed.  In terms of an emergency arrest, the arrest warrant may be carried out before it is approved by the People’s Procuracy. However, the People’s Procuracy then has only 12 hours in which to approve or disapprove the emergency arrest.  Practically speaking, however, the Police will not issue the arrest warrant without confidence that the arrest will be approved by the People’s Procuracy.  Nevertheless, in complex cases, the Procuracy will oftentimes send the case back to the Police for further investigation, effectively restarting and/or extending the process.

    Pre-Trial:  Upon the termination of the investigation, the Police must make an investigation conclusion report proposing either to prosecute or to cease the investigation. The case will be handed over to the People’s Procuracy for up to two months of “pre-trial processing” during which time the People’s Procuracy will deem whether the Police’s evidence and investigation report are correct.  It should be noted that, at this stage, the suspect is entitled to consult with an attorney.    If the People’s Procuracy “hands down an indictment”, or initiates a public prosecution of the suspect, the case moves to the People’s Court.

    The Trial:  Under the Vietnamese legal system, the formal indictment must be served to the defendant within three days of the day of its issuance.  Trials are generally short and often last only one or two days.  The People’s Procuracy will generally not bring a case to trial unless they are confident that they will obtain a quick conviction. For this reason, it is difficult for a defense lawyer to assume an adversarial role in court.  As such, he is not likely to defend the defendant’s interests nearly as aggressively as the client thinks he should, as his duty is as much to the State and society as it is to the defendant.  In some cases, the American defendant may be frustrated to find that the lawyer also seems to have accepted his guilt and is only playing for a more favorable sentence.  In fact, this actually may be the case, as this is what is normally expected of the attorney in a Vietnamese trial.

    The Court is presided over by a judge and two jurors, so-called “citizen assessors” or perhaps by two judges and three jurors in a complicated case.  The People’s Court will hear charges, question the defendant and witnesses, allow cross-examination of witnesses, and hear evidence presented by the People’s Procuracy.  The role of the Court is to verify evidence gathered by the Police, the People’s Procuracy and lawyers.  The defendant’s rights to present evidence and witnesses at trial are limited due largely to the fact that Courts tends to rely on evidence based on documents and conclusions of the authorities.  The defendant will be represented in court by his/her attorney, and he will be provided with an interpreter.  The trial will generally be open to the public and a consular officer is usually permitted to attend the trial.

    Sentencing:  Depending on the severity of the crime and the attitude of the defendant, those convicted can be sentenced to penalties provided by the Penal Code, from deterrence or payment of a fine to life in prison or even death. Depending on each case, the accused U.S. citizen may be expelled from Vietnam.

    The Appeal:  One appeal can be made within fifteen days of sentencing.  Throughout this process a consular officer will perform consular visits to the detained American to ensure that any health and welfare issues are addressed by the Vietnamese authorities.  The Embassy and/or Consulate will attempt to ensure that the American is given the opportunity to select an attorney and to seek outside medical assistance if he has a special medical condition.  The Embassy and/or Consulate will act as a communications link between families and their detained relative and will strive to ensure that all of the detained American’s rights according to Vietnamese law are maintained.


    Không có nhận xét nào