Sau khi ăn bữa trưa ở Trường Ischool Nha Trang, hàng loạt học sinh đã nhập viện
Sức khoẻ& đời sống
Theo Trung tâm Y tế Thành phố Nha Trang, số học sinh Trường Ischool Nha Trang bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú, vào trưa 17-11, phải đưa đến cấp cứu tại các bệnh viện ở lứa từ 7-16 tuổi, thuộc nhiều lớp và các cấp tiểu học và trung học. Toàn trường có 1.382 học sinh các cấp, trong đó có 840 học sinh đăng ký ăn tại trường. [1]
Theo báo cáo hôm nay 21/11/2022, các bệnh viện đã tiếp nhận tổng số 648 trẻ, trong đó có 261 trẻ đã ổn định và được cho về theo dõi ngay sau đó. Trong số 387 trẻ nhập viện điều trị, có 176 cháu đã được xuất viện, hiện còn 211 cháu đang điều trị. Đó là không tính số học sinh bị ngộ độc thực phẩm nhưng không nhập viện, nằm điều trị tại nhà.
Bộ Y tế đã điều chuyên gia chống độc vào hỗ trợ công tác điều trị cho các cơ sở y tế tại tỉnh này. [2] Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, một chuyên gia về chống độc, thành viên đoàn công tác, cho hay ngộ độc thực phẩm rất khó tìm nguyên nhân. Hiện các chuyên gia đang định hướng để tìm kiếm căn nguyên vụ việc, điều trị tích cực cho các trường hợp đang có diễn biến nặng, hạn chế tối đa những diễn biến dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Theo nghiên cứu, bệnh do thực phẩm gây ra là do một trong số ít các tác nhân truyền nhiễm—virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn—gây viêm dạ dày ruột trong hầu hết các trường hợp và gây nguy hiểm đến tính mạng của một số ít người đặc biệt dễ bị tổn thương do tuổi tác hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch. [3] Những đợt bùng phát truyền nhiễm này rất khó phát hiện chính xác vì tác động của chúng rất bình thường: một đợt bùng phát hòa lẫn vào bối cảnh khiếu nại thường xuyên lan truyền trong bất kỳ nơi đông dân nào.
Mặc dù các đợt bùng phát tại nguồn với nhiều nạn nhân thường được phát hiện, nhưng việc xác định các đợt bùng phát phân bố rộng rãi theo thời gian và không gian đòi hỏi một hệ thống y tế phát triển tốt, trong đó những người bị bệnh tìm kiếm sự chăm sóc y tế chính thức và sau đó được xác định để xét nghiệm. Chỉ khi dữ liệu dịch tễ học này được tổng hợp thì các mô hình ngộ độc bất thường mới trở nên rõ ràng.[3]
Có nhiều dữ liệu về an toàn thực phẩm ở Trung Quốc hơn là lượng dữ liệu tương tự ở nước ta. Ở Trung Quốc, chỉ một số ít bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tìm kiếm sự chăm sóc y tế chính thức, các xét nghiệm thông tin chỉ được báo cáo cho một phần nhỏ và phân tích không được thực hiện đầy đủ. [3]
Câu chuyện của Mei Lan là điển hình: vào một đêm tháng Giêng, người mẹ 32 tuổi mua cơm dừa từ một siêu thị danh tiếng ở quận Triều Dương, Bắc Kinh và cả cô và con gái nhanh chóng ngã bệnh sau khi ăn. [3] Hôm sau, bố mẹ chồng ăn cơm cũng ốm. Thay vì đến bệnh viện, gia đình đã tự mua thuốc uống và 2 ngày sau bệnh nhân đã khỏi. Mei chưa bao giờ nghĩ đến việc báo cáo vụ việc. “Chúng tôi không thể làm gì được,” cô nói. “Mọi người đều biết việc bảo vệ quyền con người ở Trung Quốc là bất khả thi như thế nào.”
Niềm tin của công chúng bị lung lay nặng nề vào mùa thu năm 2008, khi sữa và sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh được chứng nhận bởi Cục Giám sát, Thanh tra và Kiểm dịch Chất lượng bị pha trộn với hợp chất công nghiệp melamine khiến 294.000 trẻ sơ sinh trên khắp Trung Quốc đã bị tổn hại, 52.000 trẻ phải nhập viện và 6 trẻ tử vong. [3] Các vụ bê bối về an toàn thực phẩm lặp đi lặp lại kể từ đó đã tiếp tục gây lo lắng. Ông Chủ tịch Ủy ban Chuyên gia Quốc gia về Đánh giá Rủi ro An toàn Thực phẩm, cho biết: “An toàn thực phẩm ở Trung Quốc không chỉ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đơn thuần. “An toàn thực phẩm là một vấn đề xã hội và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.”
Trong hai thập kỷ qua, phong trào “quy định tốt hơn” quốc tế đã kêu gọi các chính phủ sử dụng các ý tưởng và công cụ dựa trên thẩm định rủi ro để cải thiện quản trị an toàn thực phẩm. [4] Ý tưởng của phong trào về việc đưa ra quy định “dựa trên rủi ro” không chỉ đơn giản là kêu gọi việc ra quyết định theo quy định được thông báo bằng các đánh giá rủi ro theo khoa học. Ở dạng đầy đủ nhất, quy định dựa trên rủi ro liên quan đến việc xác định lại chính các mục tiêu của quản trị an toàn thực phẩm và việc thực hiện việc quản trị cho tương ứng với thẩm định về rủi ro.
Thay vì nhằm mục đích ngăn chặn bất kỳ ngộ độc thực phẩm và tất cả các tác hại từ mọi nguồn gốc của thiếu an toàn, quy định dựa trên rủi ro lấy mục tiêu hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào quyền cá nhân và tối ưu hóa chi phí và lợi ích xã hội bằng cách chỉ kiểm soát những tác hại tiềm tàng được coi là không thể chấp nhận được, trong khi chấp nhận những rủi ro khác là “rủi ro có thể chấp nhận được” mà xác suất và hậu quả của nó sẽ rất tốn kém nếu muốn kiểm tra, rà soát và triển khai việc giảm rủi ro thêm nữa. [4]
Bảng bên dưới tóm tắc các tiêu chuẩn và phong cách của phương pháp tiếp cận quy định dựa trên rủi ro và phương pháp tiếp cận quy định về an toàn thực phẩm ở Trung Quốc. [4]
Quy định dựa trên rủi ro
Quy định theo kiểu Trung Quốc
Định mức
Chú tâm vào tối ưu hóa chi phí và lợi ích xã hội
Chú tâm vào đảm bảo ổn định xã hội và tính hợp pháp của nhà nước
Hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các quyền cá nhân
Ra rả về bảo đảm an toàn và bảo vệ công chúng
Làm việc theo khoa học
Làm việc theo “lãnh đạo”, trên chỉ dạy
Chấp nhận đánh đổi và chịu đựng những kết quả bất lợi
Làm việc trong sợ sệt về chịu trách nhiệm cho kết quả xấu
Phong cách
Có chủ ý, dự đoán và tôn trọng sự thật
“Nước tới chân mới nhảy”, phản ứng, thụ động
Làm việc theo khoa học
Làm việc theo lệnh trên
Thiết lập thủ tục trong quản trị
Làm việc có tính biểu diễn để cho có làm
Ổn định trong quản trị
Bất ổn, hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác
Mặc dầu Trung Quốc đã cố gắng làm chính sách quản lý an toàn thực phẩm theo qui định dựa trên rủi ro, cơ chế chính trị xã hội ở đó đã làm thất bại chính sách nầy, bởi một loạt lý do. Thứ nhất, chính sách này đã bị hủy hoại bởi những lỗ hổng trong việc thực hiện vốn rất quen thuộc với những người nghiên cứu về chủ nghĩa độc đoán manh mún của Trung Quốc. Do đó, các cuộc cải cách quy định lặp đi lặp lại do lãnh đạo trung ương thúc đẩy đã làm nản lòng tham vọng của các ngành trong việc triển khai thông lệ quốc tế tốt nhất này trong tất cả các lĩnh vực thực phẩm, chỉ hạn chế ứng dụng của nó đối với các dịch vụ ăn uống.
Tuy nhiên, ngay cả trong lĩnh vực ăn uống, các báo cáo chính thức gửi tới Bắc Kinh ghi nhận việc thực hiện thành công hệ thống phân loại và chấm điểm rủi ro chính thức đã bị tách rời khỏi thực tiễn. Bỏ qua hệ thống chính thức vì được thiết kế kém, thay vào đó, các thanh tra viên trực tiếp sử dụng phán quyết không chính thức của riêng họ để trao các điểm dựa trên rủi ro trên danh nghĩa cho các kinh doanh thực phẩm, đồng thời dung túng cho sự không tuân thủ phổ biến trong khối lượng lớn các kinh doanh thực phẩm nhỏ mà họ cảm thấy bất lực trong việc khắc phục.
Hơn nữa, các thanh tra có ít ảnh hưởng trong việc lập kế hoạch tần suất kiểm tra. Các chiến dịch đặc biệt liên tục do cấp trên kích hoạt được ưu tiên và ngay cả khi được tự do lựa chọn, các thanh tra cũng bỏ qua cách chấm điểm dựa trên thẩm định rủi ro của chính họ, ưu tiên nhắm mục tiêu vào những kinh doanh thực phẩm mà bất kỳ sai sót nào, dù khó xảy ra, có thể gây ra vụ bê bối mà họ phải chịu trách nhiệm, bởi vậy tầm kém an toàn trong lượng rộng lại bị xao lãng.
Thứ hai, một rào cản cơ bản hơn đối với việc theo đuổi quy định dựa trên rủi ro ở Trung Quốc là việc đảm bảo thỏa thuận từ trước rằng một số tác hại tiềm tàng cần phải được chấp nhận để tối ưu hóa chi phí xã hội và lợi ích của quản trị an toàn thực phẩm theo rủi ro. Lãnh đạo Trung Quốc lúc nào cũng tuyên truyền rằng nhà nước tồn tại nhằm bảo vệ công chúng và lãnh đạo mong muốn “ổn định xã hội” bằng mọi biện pháp và mọi giá.
Theo cách điều hành nhà nước nầy, an toàn thực phẩm đã có ý nghĩa tổng thể đối với tính hợp pháp của chế độ. Lo sợ về những cuộc khủng hoảng tiếp theo, các nhà lãnh đạo hàng đầu đã làm suy yếu các cam kết cấp bộ đối với cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với an toàn thực phẩm với những lời kêu gọi an toàn tuyệt đối và không khoan nhượng, ngay cả với những rủi ro có thể chấp nhận được (bởi vì thanh tra các khoan rủi ro nầy thì tốn kém quá mức). Điều đó đã buộc các thanh tra viên phải đáp ứng các yêu cầu nặng nề và thường là đặc biệt, do động cơ chính trị mà họ phải thanh tra, mà không cho họ đủ thời gian, nguồn lực hoặc các công cụ xử phạt tương xứng để khuyến khích tuân thủ qui định dựa vào tầm rủi ro.
Thứ ba, và có liên quan, cách tiếp cận mang tính phản ứng của Trung Quốc không dung thứ cho những kết quả bất lợi khi chúng xảy ra. Các nhà lãnh đạo phản ứng hiệu quả với các sự kiện thu hút sự chú ý của công chúng bằng cách ra lệnh cho các chiến dịch đặc biệt không tập trung và “làm cho có làm” để quảng cáo cam kết của họ đối với “nghĩa vụ chính trị thiêng liêng” là bảo vệ công chúng. Lãnh đạo cũng có cách hành xử tiêu biểu bằng cách đổ lỗi cho cấp dưới về những thất bại không thể tránh khỏi mà họ không thể lường trước được. Đổi lại, phải đối mặt với trách nhiệm giải trình nghiêm khắc và các hình phạt khắc nghiệt đối với các kết quả bất lợi và không có biện pháp phòng vệ dựa trên qui định từ đánh giá rủi ro, các quan chức cấp thấp bận tâm đến việc tránh “đổ lỗi”, dẫn đến các chiến lược kiểm tra và thực thi sai lầm mà hầu như không làm được gì để giảm rủi ro trong an toàn thực phẩm.
Nguồn:
Tuổi trẻ. Vụ ngộ độc ở Trường Ischool Nha Trang: Bé lớp 1 tử vong trên đường chuyển viện. 20/11/2022.
Tuổi trẻ. Vụ ngộ độc ở Nha Trang: Chuyên gia chống độc đầu ngành vào hỗ trợ, đề nghị hội chẩn sớm ca nặng. 21/11/2022
Ted Alcorn, Yadan Ouyang. China's invisible burden of foodborne illness. The Lancet. World Report| Volume 379, Issue 9818, P789-790, March 03, 2012.
Wang, L., Demeritt, D. and Rothstein, H. (2022), “Carrying the black pot”: Food safety and risk in China's reactive regulatory state. Regulation & Governance.
Không có nhận xét nào