BBC News
03/11/2022
Nguồn hình ảnh, Reuters
3 giờ trước
Chuyến công du của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến Trung Quốc vào ngày 04/11 đang được quan sát chặt chẽ, liên quan tới việc Đức nghiêm túc đến mức nào trong giảm phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc, một siêu cường đang trỗi dậy và cách thức đối phó với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo phân tích của Reuters.
Ông Olaf Scholz là lãnh đạo G7 đầu tiên đến Trung Quốc và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi đại dịch Covid bùng phát, chuyến đi của ông sẽ kéo dài một ngày.
Nhân quyền VN: 'Mỹ không nên mềm mỏng khi VN chơi trò địa chính trị'
Mỹ có thể sống trong thế giới của Tập Cận Bình hay không?
Sau Tuyên bố chung Việt-Trung thắm tình đồng chí, Tổng thống Biden vẫn muốn thăm Việt Nam?
Các gắn kết thương mại sâu sắc kết nối nền kinh tế lớn nhất của châu Á và châu Âu trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng nhanh chóng và nhu cầu xe ô tô và máy móc của Đức đã giúp thúc đẩy sức tăng trưởng của quốc gia này trong vòng hai thập niên qua.
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất duy nhất của Đức vào năm 2016.
Cuộc khảo sát gần đây của tổ chức Ifo cho biết gần 50% công ty trong lĩnh vực công nghiệp của Đức hiện phụ thuộc vào nguồn cung đáng kể từ phía Trung Quốc.
Nhưng chuyến đi của ông Scholz diễn ra vào thời điểm phương Tây ngày càng quan ngạivề cách thực thi thương mại, hồ sơ nhân quyền và các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, đặc biệt là tại Mỹ, đồng minh an ninh hàng đầu của Đức.
Chuyến đi của ông Scholz cũng xuất hiện vào thời điểm tại Đức có mối quan ngại về sự phụ thuộc ngày càng gia tăng vào nguồn năng lượng của Nga, một quốc gia độc tài khác.
"Một điều cực kỳ quan trọng là chúng tôi không bao giờ tự khiến bản thân quá phụ thuộc vào một quốc gia không cùng chia sẻ các giá trị của mình," Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói với đài ARD khi được hỏi về Trung Quốc.
Người phát ngôn chính phủ Đức nói hồi tuần rồi rằng ông Scholz sẽ gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Tập Cận Bình, gây áp lực lên Trung Quốc về việc mở cửa thị trường, nêu các quan ngại về nhân quyền và thảo luận về các xu hướng "độc tài".
Ông Scholz cũng hy vọng Trung Quốc có thể giúp thuyết phục Nga chấm dứt cuộc chiến tranh Ukraine, một quan chức chính phủ Đức nói hôm 02/11.
"Đây là một chuyến đi mang tính thẩm tra theo dạng trao đổi cá nhân để xem Trung Quốc đang đứng ở đâu, Trung Quốc đang đi đến đâu và dạng thức hợp tác có thể là gì," quan chức này nói.
Đức đã bắt đầu có lập trường mang tính diều hâu hơn đối với Trung Quốc dưới thời kỳ lãnh đạo của cựu Thủ tướng Angela Merkel, như đã cử tàu chiến đến Biển Đông lần đầu tiên trong hai thập kỷ hồi năm 2021.
Hiện giờ chính phủ của ông Scholz đang phát thảo một chiến lược Trung Quốc đầu tiên của mình, dựa trên nền tảng một thỏa thuận liên minh có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như Đài Loan và Hong Kong, và những vi phạm nhân quyền tại Tân Cương.
Thủ tướng Đức đã công du châu Á đầu tiên đến Nhật Bản, không phải là Trung Quốc, khác với người tiền nhiệm, để đánh dấu sự thay đổi của thời đại.
Mỹ có thể sống trong thế giới của Tập Cận Bình hay không?
Sau Tuyên bố chung Việt-Trung thắm tình đồng chí, Tổng thống Biden vẫn muốn thăm Việt Nam?
Tập Cận Bình nói ‘Không để bất kỳ ai can thiệp’ vào bước tiến của TQ và Việt Nam
'Quan hệ Việt-Trung sẽ không có nhiều chuyển biến từ chuyến thăm TQ của TBT Trọng'?
Cách tiếp cận thương mại?
Nguồn hình ảnh, Reuters
Cho đến nay, một số thành viên liên minh, giới chức châu Âu và các nhà hoạt động nhân quyền lo lắng là có những dấu hiệu sớm từ phía ông Scholz, sẽ không cắt đứt một cách kiên quyết với cái mà họ xem là cách tiếp cận trọng thương của bà Merkelnhằm vào Trung Quốc.
Đi cùng với ông Scholz sẽ gồm các phái đoàn gồm những lãnh đạo doanh nghiệp như giới điều hành của Volkswagen, BASF, Siemens, Deutsche Bank, BMW, Merck và BioNTech, theo một nguồn tin nắm vấn đề nói với Reuters.
Một quan chức chính phủ Đức nói không có hợp đồng doanh nghiệp nào nằm trong kế hoạch.
Tuy nhiên, "quyết định của ông Scholz cử một phái đoàn doanh nghiệp cho thấy, đối với Đức, lợi nhuận tiếp tục xếp trên vấn đề nhân quyền," Dolkun Isa, Chủ tịch nhóm World Uyghhur Congress, có trụ sở tại Munich nói hôm 02/11 với Reuters, lập luận ông Scholze đã bỏ qua nạn diệt chủng đang xảy ra tại vùng Tân Cương mà Bắc Kinh vốn đã luôn bác bỏ.
Nhân quyền VN: 'Mỹ không nên mềm mỏng khi VN chơi trò địa chính trị'
Những khuôn mặt từ trại cải tạo người Uyghur, Tân Cương
Trung Quốc có thể phạm tội ác chống lại loài người ở Tân Cương - Báo cáo của LHQ
Hồi tuần rồi, Thủ tướng Đức cũng hối thúc thông qua một quyết định nội các cho phép công ty Cosco của Trung Quốc đầu tư vào một bến tàu ở cảng Hamburg bất chấp phản ứng tiêu cực từ các đối tác trong liên minh.
Các đối tác trong liên minh cầm quyền của ông Scholz, gồm Đảng Xanh (Greens) và Dân chủ Tự do (FDP) đã từ lâu có lập trường diều hâu hơn về Trung Quốc hơn là Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông, và quyết định liên quan đến Cosco đã gây nên một sự giận dữ.
Tổng Thư ký Đảng FDP, Bijan Djir-Sarai đã gọi quyết định này là "ngây thơ" và chỉ trích thời điểm chuyến đi của ông Scholz đến Trung Quốc là "vô cùng đáng tiếc".
Thêm nữa, các nguồn tin của chính phủ Đức và Pháp cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề nghị với ông Scholz là đi cùng nhau đến Trung Quốc để phát đi tín hiệu về sự thống nhất của EU đối với Bắc Kinh và chống lại điều mà họ xem là các nỗ lực nhằm đặt nước này lên trên nước khác.
Thế nhưng Thủ tướng Đức đã từ chối đề nghị này của ông Macron, các nguồn tin cho hay.
Các quốc gia EU nên thực thi một cách tiếp cận thống nhất hơn, ông Thierry Breton, ủy viên phụ trách Thị trường Nội bộ của EU nói với Reuters hôm 31/10.
https://www.bbc.com/vietnamese
Không có nhận xét nào