Nếu một vài chủng loại ngoài hành tinh nào đó muốn nghiên cứu lịch sử nhân loại hiện đại, họ rất có thể sẽ phân biệt hai kỷ nguyên: BNW (before nuclear weapons) — kỷ nguyên tiền-nguyên tử, và NWE (nuclear weapons era) — kỷ nguyên nguyên tử. NWE, đã hẳn, đã khởi đầu từ 6-8-1945, ngày đầu đếm ngược đến tận thế hay chung điểm không mấy tốt đẹp của chủng loại kỳ lạ trên địa cầu, ngay sau khi đạt trình độ thông minh đủ để khám phá các phương tiện hữu hiệu tự huỷ diệt — nhưng không phải khả năng tinh thần và đạo đức để chế ngự các bản năng tệ hại nhất của chính mình.
Ngày số một của NWE được đánh dấu bởi "sự thành công" của Little Boy, một bom nguyên tử đơn thuần. Ngày thứ tư, Nagasaki đã phải trải nghiệm thành tích kỹ thuật của Fat Man, một bom nguyên tử tinh xảo hơn. Năm ngày sau, thời điểm lịch sử chính thức Không Lực Hoa Kỳ gọi là chung kết vĩ đại, một cuộc không kích, với 1.000 oanh tạc cơ — một thành tích hậu cần đáng tự hào — vào các thành phố Nhật Bản, giết hại nhiều nghìn thường dân, với các truyền đơn xen lẫn với bom đạn mang dòng chữ "Nhật đã đầu hàng". T T Truman đã loan báo quyết định đầu hàng của Nhật trước khi chiếc phi cơ B-29 cuối cùng đã trở về căn cứ.
Đó là những ngày khai trương hoành tráng nhiều điềm, dữ nhiều lành ít, của kỷ nguyên vũ khí hạt nhân đối với Hoa Kỳ nói riêng và nhân loại nói chung. Bước vào năm thứ 70, chúng ta cũng nên chiêm nghiệm phép lạ còn sống sót trên địa cầu. Chúng ta cũng chỉ có thể thầm đoán phép lạ còn kéo dài được bao nhiêu năm tháng.
Một vài ngẫm nghĩ về viễn cảnh đen tối đã được tướng Lee Butler, nguyên chỉ huy Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Hoa Kỳ (U.S. Strategic Command — STRATCOM) kiểm soát vũ khí hạt nhân và chiến lược, đã ghi chép lại. Cách đây 20 năm, Tướng Butler đã viết, "chúng ta đã thượng tồn NWE cho đến ngày nay là nhờ một hỗn hợp kỷ năng, may mắn, và ơn trên, và tôi nghĩ đã nhờ ơn trên nhiều nhất."[1]
Suy ngẫm về binh nghiệp lâu dài của ông trong trách nhiệm khai triển các chiến lược vũ khí nguyên tử và tổ chức các lực lượng thể hiện các chiến lược nầy một cách hiệu quả, ông tự mô tả với ăn năn phiền muộn "đã là một trong số người đặt lòng tin vào vũ khí hạt nhân." Nhưng Butler nói tiếp, sau nhiều năm suy ngẫm nay ông đã thấu hiểu: "trách nhiệm nặng nề phải nói lên, với tất cả lòng tin tôi có thể vận dụng để suy xét, là số người nầy đã cực kỳ gây hoạ cho chúng ta." Và Butler đặt câu hỏi: " Do uy lực nào các thế hệ lãnh đạo nối tiếp trong các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân tự giành quyền quyết định đời sống có thể được tiếp tục trên hành tinh? Cấp thiết hơn nữa, tại sao sự táo bạo đến ngạt thở như thế vẫn kiên trì kéo dài vào đúng lúc chúng ta phải nên run sợ trước cơn điên của chính mình và phải nhất trí loại bỏ những hình thức gây tang tóc tột cùng đến thế?"[2]
Lee Butler đã gọi kế hoạch chiến lược của Hoa Kỳ trong thập kỷ 1960 đòi hỏi một cuộc tổng tấn công tự động vào thế giới Cộng Sản là tài liệu phi lý và vô trách nhiệm nhất tôi đã phải tái thẩm định trong đời. Có thể các đối tác Xô Viết cũng không kém điên cuồng . Nhưng điều quan trọng là phải luôn nhớ có nhiều lãnh đạo cạnh tranh, không ít trong số đó là những thành phần dễ dàng chấp nhận các đe doạ sự trường tồn của nhân loại.
THƯỢNG TỒN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
Trên lý thuyết, mục tiêu đầu tiên cuả chính sách nhà nước là an ninh quốc gia. Tuy nhiên, có đủ bằng chứng cho thấy học thuyết an ninh quốc gia không chút liên quan đến an ninh của quần chúng. Thực tế chứng tỏ nguy cơ huỷ diệt vì vũ khí nguyên tử không mấy được các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Điều đó đã được chứng minh từ lâu và hiện nay vẫn còn chính xác.
Trong những ngày đầu của NWE, Hoa Kỳ đã là quốc gia hùng cường áp đảo và trọn hưởng an ninh tuyệt vời: kiểm soát toàn bộ Tây Bán Cầu, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cũng như phía đối diện của cả hai đại dương. Từ lâu trước Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ đã là xứ giàu nhất thế giới, với những lợi thế vô song. Kinh tế Hoa Kỳ đã nở rộ trong thời chiến, trong khi các quốc gia kỹ nghệ khác đã bị tàn phá và suy nhược nghiêm trọng. Bước vào kỷ nguyên mới, Hoa Kỳ đã chấp hữu khoảng 50% tài phú toàn cầu và một bách phân cao hơn nữa trong tổng khả năng kỹ nghệ biến chế.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn phải đối diện với một nguy cơ tiềm năng: các tên lửa đạn đạo liên lục địa với đầu đạn nguyên tử. Nguy cơ nầy đã được thảo luận trong nghiên cứu bác học chuẩn về các chính sách nguyên tử, được thực hiện với quyền tiếp cận các nguồn tin cao cấp — "Nguy Cơ và Thượng Tồn: Các Lựa Chọn Về Bom [hạt nhân] Trong 50 Năm Đầu Tiên," bởi McGeorge Bundy, cố vấn an ninh quốc gia dưới hai đời tổng thống: Kennedy và Johnson.
Bundy đã viết: "sự phát triển đúng lúc các tên lửa đạn đạo của chính quyền Eisenhower là một trong số thành tích tốt nhất của 8 năm đương nhiệm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải bắt đầu với sự công nhận cả Hoa Kỳ và Liên Bang Xô Viết ngày nay đã phải đối diện với ít nguy cơ hơn nếu các tên lửa đó đã chẳng bao giờ được khai triển." Cùng lúc, Bundy đã ghi tiếp lời bình luận đầy ý nghĩa: "Tôi được biết không một đề nghị nghiêm chỉnh nào, trong hay ngoài các chính quyền đương thời: các tên lửa đạn đạo cần được loại trừ một cách nào đó bởi thoả ước." Tóm lại, rõ ràng không một ý nghĩ nào tìm cách ngăn ngừa nguy cơ nghiêm trọng duy nhất đối với Hoa Kỳ — nguy cơ đơn thuần bị huỷ diệt trong một cuộc chiến nguyên tử với Liên Bang Xô Viết"[3].
Liệu nguy cơ đó đã có thể được loại bỏ hay không? Đã hẳn, chúng ta khó thể đoan chắc, nhưng cũng không phải không thể quan niệm. Người Nga, còn kém xa người Mỹ về trình độ phát triển kỹ nghệ và tinh xảo kỹ thuật, đang ở trong một môi trường bị đe doạ nhiều hơn, vì vậy, dễ bị thương tổn hơn Hoa Kỳ trước cùng các hệ thống vũ khí. Trong trạng huống đó, rất có thể cũng đã có nhiều cơ hội để thăm dò những kịch bản khả dĩ, nhưng trong không khí căng thẳng và cuồng loạn của thời cuộc, thật sự khó lòng có ai đủ sáng suốt và bình tâm nhận thức được rõ ràng. Và tình trạng hoảng loạn lúc đó đã thật sự rất phi thường. Một sự duyệt xét ngôn từ các tài liệu cơ bản chính thức trong cùng thời điểm, như Tài Liệu NSC-68 của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, vẫn luôn gây sốc, ngay cả chẳng đếm xỉa tới huấn lệnh của chính Ngoại Trưởng Dean Acheson: cần phải "rõ ràng hơn cả sự thật."[4]
Một dấu hiệu các cơ hội khả dĩ giảm thiểu tác động của nguy cơ là đề nghị đáng lưu ý của lãnh tụ Xô Viết Joseph Stalin năm 1952, cho phép Đức quốc được thống nhất qua bầu cử tự do với điều kiện không được quyền tham gia với tư cách thành viên một đồng minh quân sự đối nghịch. Đó là một điều kiện rất dễ hiểu khi lịch sử nửa thế kỷ vừa qua đã chứng tỏ chỉ riêng Đức Quốc trong thực tế cũng đã hai lần tìm cách huỷ diệt Nga và đã gây nhiều thương vong kinh hoàng.
Đề nghị của Stalin đã được đánh giá cao và nghiêm túc bởi bình luận gia đáng kính James Warburg, nhưng ngược lại, cũng đã bị đa số làm ngơ và nhạo báng vào thời đó.
Giới học giả gần đây đã có một lối nhìn khác.
Học giả chống Cộng quá khích Adam Ulam đã đánh giá đề nghị của Stalin như một bí ẩn chưa được giải quyết — "an unresolved mystery". Ulam viết: Hoa Thịnh Đốn "đã chẳng phí công sức thẳng tay bác bỏ sáng kiến của Mạc Tư Khoa", viện lý do "không chút thuyết phục một cách trơ trẻn." Ulam còn nói thêm: "Phải chăng Stalin đã thật tình sẵn sàng hy sinh Cộng Hoà Dân Chủ [Đông]Đức (GDR) vừa được thiết lập vì lòng sùng kính dân chủ thực sự, với hậu quả có thể cực kỳ lớn lao đối với hoà bình thế giới và an ninh của Hoa Kỳ?
Tái duyệt công trình nghiên cứu văn khố Xô Viết gần đây, một trong số các học giả Chiến Tranh Lạnh đáng kính nhất, Melvyn Leffler, đã nhận xét nhiều học giả đã ngạc nhiên khi khám phá "[Lavrenti] Beria — người đứng đầu đáng sợ và tàn nhẫn cảnh sát mật vụ Nga — đã đưa ra đề nghị Viện Cẩm Linh sẵn sàng chấp nhận một thoả ước với Tây Phương để thống nhất và trung lập hoá Đức Quốc," bằng lòng "hy sinh chế độ cộng sản Đông Đức để giảm thiểu tình trạng căng thẳng Đông-Tây" và cải thiện các điều kiện kinh tế và chính trị nội bộ Nga — những cơ hội đã bị phung phí chỉ để Đức Quốc tham gia vào NATO.[5]
Trong bối cảnh đó, các thoả ước không phải không thể đạt được — những thoả ước lẽ ra đã có thể bảo đảm an ninh cho quần chúng Hoa Kỳ trước nguy cơ nghiêm trọng nhất hành tinh. Nhưng kịch bản khả dĩ đó rõ ràng đã không được thăm dò và cứu xét — một chỉ dấu đáng ngạc nhiên an ninh thực sự của quần chúng chỉ giữ một vai trò không đáng kể trong chính sách của nhà nước Hoa Kỳ.
KHỦNG HOẢNG TÊN LỬA CUBA VÀ NHIỀU NGUY CƠ TƯƠNG TỰ
Kết luận nói trên đã nhiều lần được xác nhận trong những năm sau đó.
Khi lên cầm quyền ở Nga năm 1953, sau khi Stalin từ trần, Khrushchev đã công nhận USSR đã không thể cạnh tranh quân sự với Hoa Kỳ, quốc gia giàu có và hùng cường nhất trong lịch sử, với những lợi thế vô song. Nếu Nga Sô muốn có hy vọng thoát khỏi tình trạng lạc hậu về kinh tế và các tác động tàn phá của Đệ Nhị Thế Chiến vừa qua, Nga cần phải đảo ngược cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ.
Chính vì vậy, Khruschev đã đề nghị hổ tương tài giảm các vũ khí tấn công. Chính quyền Kennedy mới đăng quan đã cứu xét đề nghị và đã bác bỏ; thay vào đó, đã tiếp tục tăng tốc bành trướng quân sự, mặc dù đang dẫn đầu khá xa.
Kenneth Waltz, lúc sinh tiền, với sự hỗ trợ của các nhà phân tích chiến lược có nhiều liên hệ chặt chẽ với cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, đã viết: chính quyền Kennedy "đã theo đuổi một chương trình xây dựng quân sự chiến lược và quy ước thời bình lớn nhất, thế giới chưa từng chứng kiến … ngay cả khi Khrushchev đã nhanh chóng thể hiện chương trình tài giảm lớn lao các lực lượng quy ước và theo đuổi một chiến lược ngăn ngừa tối thiểu. Và chúng ta đã hành động như vậy ngay cả khi cán cân vũ khí chiến lược vốn sẵn thuận lợi cho Hoa Kỳ quá xa". Một lần nữa, phương hại cho an ninh quốc gia cùng lúc tăng cường uy quyền của nhà nước.
Tình báo Hoa Kỳ đã kiểm chứng thực sự đã có những cắt xén lớn lao trong lực lượng quân sự hiện dịch của Xô Viết, cả về phi cơ và quân số. Năm 1963, một lần nữa, Khrushchev lại kêu gọi các tài giảm mới. Như một cử chỉ theo chiều hướng nầy, Khrushchev đã rút quân khỏi Đông Đức và kêu gọi Hoa Thịnh Đốn đáp ứng. Lời kêu gọi cũng đã bị bác bỏ. William Kaufmann, nguyên trợ tá hàng đầu của Ngũ Giác Đài và phân tích gia hàng đầu các đề tài an ninh, đã mô tả sự từ chối đáp ứng các sáng kiến của Khruschev, theo ngôn từ binh nghiệp, " như một tiếc nuối của chính tôi."[6]
Phản ứng của Xô Viết đối với chương trình tăng cường quân sự của Hoa Kỳ trong các năm đó là thiết kế các tên lửa ở Cuba trong tháng 10-1962, nhằm cải thiện phần nào cán cân quân sự. Động thái nầy một phần đã khởi động bởi chiến dịch khủng bố của Kennedy đối với Cuba của Fidel Castro, chiến dịch lên lịch xâm lăng Cuba trong tháng 10, như Nga và Cuba có thể đã biết trước.
Cuộc khủng hoảng tên lửa tiếp theo là thời điểm nguy hiểm nhất trong lịch sử, theo lời của sử gia Arthur Schlesinger, cố vấn thân cận của Kennedy.
Khi cuộc khủng hoảng lên cao độ vào cuối tháng 10, Kennedy đã nhận được một thư mật từ Khrushchev sẵn sàng chấm dứt cuộc khung hoảng bằng cách đồng thời công khai rút các tên lửa Nga khỏi Cuba và tên lửa Jupiter của Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Jupiter là loại tên lửa lỗi thời, đã được lệnh tháo dỡ bởi chính quyền Kennedy vì lẽ đang được thay thế bởi các tiềm thủy đỉnh Polaris hiện đại hơn, sẽ được giàn trải trong vùng Địa Trung Hải.
Ước tính chủ quan của Kennedy lúc đó là nếu đề nghị của thủ tướng Nga bị từ chối, khoảng 33% đến 50% xác suất chiến tranh nguyên tử có thể xẩy ra, một cuộc chiến, như T T Eisenhower đã từng cảnh cáo, có thể huỷ hoại Bắc Tây Bán Cầu. Tuy vậy, Kennedy đã từ chối đề nghị của Khrushchev công khai rút các tên lửa khỏi Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ; chỉ rút khỏi Cuba là có thể công khai, với mục tiêu bảo vệ quyền gửi tên lửa của Hoa Kỳ đến biên giới Nga hay bất cứ nơi nào khác do Hoa Kỳ chọn lựa.
Thật khó lòng nghĩ đến một quyết định kinh khủng hơn trong lịch sử — và về điểm nầy, Kennedy vẫn còn được ca tụng về tinh thần can đảm, trầm tĩnh, và tài lãnh đạo của mình.
Mười năm sau, trong những ngày cuối của cuộc chiến Do Thái-Á Rập năm 1973, Henry Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia của T T Nixon, đã ban hành lệnh báo động nguyên tử. Mục tiêu là để cảnh cáo người Nga phải tránh xen vào các vận động ngoại giao tế nhị của mình được thiết kế để bảo đảm chiến thắng cho Do Thái, nhưng chỉ với mục tiêu hạn chế giúp Hoa Kỳ có thể đơn phương kiểm soát toàn vùng.
Và các vận động nầy thật sự rất tế nhị. Hoa Kỳ và Nga đã cùng áp đặt một lệnh ngưng bắn, nhưng Kissinger đã bí mật cho Do Thái biết có thể làm ngơ như không hay biết. Vì vậy, nhu cầu cần có báo động nguyên tử để đe doạ người Nga. An ninh của Hoa Kỳ vẫn giữ quy chế thường lệ.
Mười năm sau, chính quyền Reagan đã phát động các cuộc hành quân thăm dò hệ thống phòng không của Nga qua các cuộc thao diễn tấn công hải và không quân và một báo động nguyên tử cao cấp, với chủ ý để người Nga phát hiện.
Các cuộc diễn tập đó đã được tổ chức vào một thời điểm khá căng thẳng. Hoa Thịnh Đốn đã giàn trải các tên lửa chiến lược Pershing II ở Âu châu với khả năng chỉ cần bay năm phút là đến Moscow. T T Reagan cũng đã loan báo chương trình Sáng Kiến Quốc Phòng Chiến Lược — Strategic Defense Initiative ("Star Wars"), một chương trình người Nga hiểu rõ: đó thực sự là một vũ khí tấn công trước — a first-strike weapon , một lối giải thích chuẩn về hệ thống tự vệ bằng tên lửa.
Và tình trạng căng thẳng nói chung, lúc đó, đã tăng cao.
Cố nhiên, các động thái nầy đã gây nhiều âu lo ở Nga, một quốc gia, không như Hoa Kỳ, rất dễ thương tổn và đã nhiều lần bị xâm lăng và gần như bị huỷ diệt.
Tình trạng nầy đã đưa đến cuộc chiến 1983. Các tài liệu văn khố được tiết lộ gần đây cho thấy nguy cơ còn trầm trọng hơn các sử gia trước đây giả thiết. Một nghiên cứu của CIA mang tên "Âu Lo Chiến Tranh là Thực Sự" đã kết luận: tình báo Hoa Kỳ đã đánh giá thấp các âu lo của người Nga và nguy cơ một cuộc tấn công nguyên tử phòng ngừa của Nga. Theo tường trình trên Báo Nghiên Cứu Chiến Lược, các cuộc thao diễn "hầu như đã trở thành một khúc dạo đầu của một cuộc tấn công nguyên tử phòng ngừa."[7]
Thực tế nhiều khi còn nguy hiểm hơn thế. Chúng ta đã được biết trong tháng 9-2013, khi BBC tường trình: ngay giữa những diễn biến đe doạ hoà bình thế giới, các hệ thống báo động sớm của Nga đã phát hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa từ Hoa Kỳ đang hướng tới, đã khởi động hệ thống báo động nguyên tử cấp độ cao nhất của Nga. Quy thức quân sự Xô Viết đòi hỏi phải trả đủa bằng một cuộc tấn công nguyên tử. Cũng may, sĩ quan trực Stanislav Petrov đã quyết định không tuân theo lệnh trên và không báo cáo các tín hiệu cảnh báo lên cấp trên. Petrov đã nhận được một khiển trách chính thức sau đó. Và nhờ ở sự chểnh mãng trong khi thi hành nhiệm vụ của Petrov, ngày nay chúng ta vẫn còn sống sót để thảo luận.
An ninh của quần chúng cũng không được dành ưu tiên cao hơn bởi các nhà hoạch định trong chính quyền Reagan, so với các đối tác trong các chính quyền tiền nhiệm. Và cứ thế tiếp tục cho đến ngày nay, ngay cả đã gạt qua một bên nhiều tai nạn nguyên tử xuýt gây tai hoạ trong nhiều năm — những tai nạn đã được tái thẩm định trong nghiên cứu đáng kinh hoàng của Eric Schlosser "Chỉ Huy và Kiểm Soát: Vũ Khí Hạt Nhân, Tai Nạn Damascus, và Ảo Tưởng An Toàn" [8].
Nói một cách khác, thật sự khó lòng để thách thức các kết luận của Tướng Butler.
THƯỢNG TỒN TRONG KỶ NGUYÊN HẬU-CHIẾN TRANH LẠNH
Lịch sử các hành động và chủ thuyết thời hậu-Chiến Tranh Lạnh cũng chẳng mấy hiếu hoà. Mỗi một tổng thống tự trọng đều phải có một chủ thuyết.
Chủ thuyết Clinton được tóm tắt trong khẩu hiệu "đa phương khi có thể, đơn phương khi chúng ta cần." Trong điều trần trước Quốc Hội, vế "khi chúng ta cần" đã được giải thích đầy đủ hơn: "Hoa Kỳ có quyền ‘đơn phương sử dụng uy lực quân sự’ để bảo đảm quyền tự do tiếp cận các thị trường then chốt, các nguồn cung cấp năng lượng, và tài nguyên chiến lược."[9]
Trong lúc đó, STRATCOM trong kỷ nguyên Clinton cũng đã phổ biến một nghiên cứu quan trọng nhan đề "Những Điểm Cốt Yếu trong [chính sách] Ngăn Chặn [thời] Hậu-Chiến Tranh Lạnh," — Essentials of Post-Cold War Deterrence, ban hành sau ngày Liên Bang Xô Viết đã tan rã khá lâu và Clinton cũng đã gia tăng chương trình bành trướng NATO về phía Đông vi phạm lời hứa với Thủ Tướng Xô Viết Mikhail Gorbachev — với tác động dài lâu cho đến ngày nay.
"Nghiên cứu STRATCOM" nói trên liên hệ đến vai trò các vũ khí hạt nhân trong kỷ nguyên hậu-Chiến Tranh Lạnh. Một kết luận quan trọng: "Hoa Kỳ phải duy trì quyền phát động đợt tấn công đầu tiên, ngay cả chống lại các quốc gia phi nguyên tử. Ngoài ra, vũ khí hạt nhân phải luôn sẵn sàng, bởi lẽ ‘cần có bóng dáng nguyên tử trong bất cứ khủng hoảng hay xung đột nào.’ Điều nầy có nghĩa vũ khí nguyên tử luôn được sử dụng, giống như khi bạn sử dụng súng chỉ để hăm dọa nhưng không bắn, trong khi cướp một cửa hàng (một điểm Daniel Ellsberg đã nhiều lần nhấn mạnh). STRATCOM còn khuyến cáo ‘các nhà hoạch định không cần phải quá duy lý với ý nghĩ…những gì đối phương đánh giá cao nhất.’ Chỉ cần đơn thuần biến mọi thứ thành mục tiêu. ‘Chỉ có hại khi tự phóng chiếu mình như nhân vật đầy đủ duy lý và trầm tĩnh… Mà là hình ảnh một Hoa Kỳ đôi khi trở nên thiếu duy lý và hiếu thắng nếu quyền lợi thiết thân của Hoa Kỳ bị tấn công, phải là một phần của một quốc gia cần được phóng chiếu. Sẽ có lợi [cho hình ảnh chiến lược của Hoa Kỳ] nếu vài nhân tố có vẻ có tiềm năng ‘vượt khỏi vòng kiểm soát;’" vì vậy, phải phóng chiếu một đe doạ tấn công nguyên tử thường xuyên — một vi phạm nghiêm trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, nếu có ai quan tâm."[10]
Trong thực tế, thật sự chẳng có gì cao quý trong các mục tiêu thường huênh hoang rao giảng — hay trong nghĩa vụ thực thi Thoả Ước Cấm Phổ Biến Nguyên Tử: những nỗ lực đầy đủ thiện chí loại bỏ tai hoạ nầy khỏi địa cầu. Để trích dẫn sử gia Phi châu nổi tiếng, Chinweizu, đó đúng ra chỉ là tiếng vọng của hai câu thơ lừng danh của Hilaire Belloc về vũ khí Maxim gun:
"Whatever happens, we have got,
The Atom Bomb, and they have not."
(Dù điều gì xảy ra, chúng ta cũng đã có,
Bom Nguyên Tử, và họ chẳng có.)
Sau Clinton, đã hẳn, là George W. Bush, vị tổng thống đã lớn tiếng xác nhận chiến tranh phòng ngừa.
Trước hết, cần nhắc lại cuộc tấn công của Nhật trong tháng 12-1941 vào các căn cứ quân sự trong hai nhượng địa hải ngoại của Hoa Kỳ, vào đúng lúc phe quân phiệt Nhật đã biết rất rõ các Pháo Đài Bay B-17 đang được hối hả lắp ráp và giàn trải ngay ở các căn cứ nầy, nhằm triệt tiêu trung tâm kỹ nghệ Nhật trên hai hải đảo Honshu và Kyushu.
Đó là phương cách các kế hoạch tiền chiến đã được mô tả bởi các kiến trúc sư, Tướng Không Quân Claire Chennault, với sự nhiệt tình chấp thuận của T T Franklin Roosevelt, Bộ TRưởng Ngoại Giao Cordell Hull, và Tướng Tham Mưu Trưởng Lục Quân George Marshall.
Kế đến, theo một nghiên cứu của Trung Tâm James Martin for Nonproliferation Studies, thuộc Viện Monterey Institute of International Studies, Barack Obama, với lời lẽ bùi tai sẽ loại bỏ vũ khí hạt nhân, phối hợp với các kế hoạch chi tiêu một nghìn tỉ mỹ kim để cải tiến kho nguyên tử Hoa Kỳ trong vòng 30 năm sắp tới, một bách phân của ngân sách quân sự "có thể sánh với chi tiêu tạo mãi các hệ thống chiến lược mới trong thập kỷ 1980 dưới thời T T Ronald Reagan."
Obama, vì quyền lợi chính trị, cũng không ngần ngại đùa với lửa. Chẳng hạn, cuộc hành quân của Navy SEALs với mục tiêu ám sát Osama bin Laden. Obama đã hãnh diện nhắc lại trong bài diễn văn quan trọng về an ninh quốc gia trong tháng 5-2013.
Bài diễn văn đã được các cơ quan truyền thông tường thuật rộng rãi, nhưng bỏ sót một đoạn cốt lõi.
Obama đã ca ngợi cuộc hành quân, nhưng cũng đã nói thêm: đây không thể là chuẩn mực. Ông nói tiếp, lý do là "các nguy cơ thực sự lớn lao." Navy SEALs đã có thể "lâm vào một vụ giao tranh kéo dài." Ngay cả mặc dù nhờ may mắn, các bất trắc đã không xẩy ra, "cái giá đối với quan hệ giữa chúng ta và Pakistan, cũng như phản ứng của quần chúng Pakistan trước sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của họ là ..nghiêm trọng."[11]
Chúng ta cũng có thể thêm vài chi tiết. Navy SEALs đã được lệnh phải chiến đấu để thoát thân nếu bị bắt. Họ không thể bị để phó mặc cho số mệnh nếu "kẹt vào một cuộc chạm súng kéo dài." Toàn bộ lực lượng quân sự của Hoa Kỳ có thể đã phải được huy động để giải thoát họ. Pakistan có một lực lượng quân sự được huấn luyện đầy đủ, hùng hậu, và luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia. Pakistan cũng có vũ khí nguyên tử, và các chuyên gia Pakistan cũng rất âu lo hệ thống an ninh nguyên tử của họ có thể bị xâm nhập bởi các thành phần thánh chiến. Và ai cũng biết quần chúng Pakistan đã rất chua xót và đã trở thành cực đoan do chiến dịch khủng bố bởi phi cơ không người lái và các chính sách của Hoa Thịnh Đốn.
Trong khi lực lượng SEALs vẫn còn bên trong khuông viên bin Laden, tổng chỉ huy Bộ Tham Mưu Pakistan Ashfaq Parvez Kayani đã được thông báo cuộc tấn công và đã ra lệnh cho quân đội "phải chận đứng bất cứ phi cơ không rõ gốc tích nào," giả thiết đến từ Ấn Độ. Trong khi ở Kabul, Tướng Tư Lệnh Chiến Trường David Petraeus đã ra lệnh cho phi cơ chiến đấu phải phản ứng nếu Pakistan "nhũng nhiễu phản lực cơ chiến đấu của Mỹ". Như Obama đã cho biết, cũng nhờ may mắn, điều tệ hại đã không xảy ra, mặc dù tình hình cũng đã rất có thể tồi tệ hơn nhiều. Tuy nhiên, nguy cơ đã được đối diện không một dấu vết âu lo rõ rệt. Hay cũng chẳng có bình luận gì sau đó.
Như Tướng Butler đã nhận xét, gần như nhờ một phép lạ chúng ta đã tránh khỏi huỷ diệt cho đến bây giờ, và nếu chúng ta cứ tiếp tục cám dỗ số phận, càng lâu chúng ta càng ít có hy vọng được mãi mãi tiếp nhận phép lạ ơn trên.
Nguyễn Trường
Irvine, California, USA
19-8-2014
Chú Thích:
Bài viết hoàn toàn cơ sở trên tư liệu các tác phẩm của Noam Chomsky, Giáo Sư Ngữ Học và Triết Lý, Massachusetts Institute of Technology. Noam Chomsky cũng là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng gần đây như Hegemony or Survival, Failed States, Power Systems, Hopes and Prospects…
[1] Some reflections on these grim prospects were offered by General Lee Butler, former head of the U.S. Strategic Command (STRATCOM), which controls nuclear weapons and strategy. Twenty years ago, he wrote that we had so far survived the NWE "by some combination of skill, luck, and divine intervention, and I suspect the latter in greatest proportion."
[2] Reflecting on his long career in developing nuclear weapons strategies and organizing the forces to implement them efficiently, he described himself ruefully as having been "among the most avid of these keepers of the faith in nuclear weapons." But, he continued, he had come to realize that it was now his "burden to declare with all of the conviction I can muster that in my judgment they served us extremely ill." And he asked, "By what authority do succeeding generations of leaders in the nuclear-weapons states usurp the power to dictate the odds of continued life on our planet? Most urgently, why does such breathtaking audacity persist at a moment when we should stand trembling in the face of our folly and united in our commitment to abolish its most deadly manifestations?"
[3] Bundy wrote that "the timely development of ballistic missiles during the Eisenhower administration is one of the best achievements of those eight years. Yet it is well to begin with a recognition that both the United States and the Soviet Union might be in much less nuclear danger today if [those] missiles had never been developed." He then added an instructive comment: "I am aware of no serious contemporary proposal, in or out of either government, that ballistic missiles should somehow be banned by agreement." In short, there was apparently no thought of trying to prevent the sole serious threat to the U.S., the threat of utter destruction in a nuclear war with the Soviet Union.
[4] …it is necessary to be "clearer than truth."
[5] Stalin’s proposal was taken seriously by the respected political commentator James Warburg, but otherwise mostly ignored or ridiculed at the time. Recent scholarship has begun to take a different view. The bitterly anti-Communist Soviet scholar Adam Ulam has taken the status of Stalin’s proposal to be an "unresolved mystery." Washington "wasted little effort in flatly rejecting Moscow’s initiative," he has written, on grounds that "were embarrassingly unconvincing." The political, scholarly, and general intellectual failure left open "the basic question," Ulam added: "Was Stalin genuinely ready to sacrifice the newly created German Democratic Republic (GDR) on the altar of real democracy," with consequences for world peace and for American security that could have been enormous?
Reviewing recent research in Soviet archives, one of the most respected Cold War scholars, Melvyn Leffler, has observed that many scholars were surprised to discover "[Lavrenti] Beria — the sinister, brutal head of the [Russian] secret police — propos[ed] that the Kremlin offer the West a deal on the unification and neutralization of Germany," agreeing "to sacrifice the East German communist regime to reduce East-West tensions" and improve internal political and economic conditions in Russia — opportunities that were squandered in favor of securing German participation in NATO.
[6] Accordingly, Khrushchev proposed sharp mutual reductions in offensive weapons. The incoming Kennedy administration considered the offer and rejected it, instead turning to rapid military expansion, even though it was already far in the lead. The late Kenneth Waltz, supported by other strategic analysts with close connections to U.S. intelligence, wrote then that the Kennedy administration "undertook the largest strategic and conventional peace-time military build-up the world has yet seen… even as Khrushchev was trying at once to carry through a major reduction in the conventional forces and to follow a strategy of minimum deterrence, and we did so even though the balance of strategic weapons greatly favored the United States." Again, harming national security while enhancing state power.
U.S. intelligence verified that huge cuts had indeed been made in active Soviet military forces, both in terms of aircraft and manpower. In 1963, Khrushchev again called for new reductions. As a gesture, he withdrew troops from East Germany and called on Washington to reciprocate. That call, too, was rejected. William Kaufmann, a former top Pentagon aide and leading analyst of security issues, described the U.S. failure to respond to Khrushchev’s initiatives as, in career terms, "the one regret I have."
[7] According to an account in the Journal of Strategic Studies, the exercises "almost became a prelude to a preventative nuclear strike."
[8] Command and Control: Nuclear Weapons, the Damascus Accident, and the Illusion of Safety.
[9] The Clinton Doctrine was encapsulated in the slogan "multilateral when we can, unilateral when we must." In congressional testimony, the phrase "when we must" was explained more fully: The U.S. is entitled to resort to "unilateral use of military power" to ensure "uninhibited access to key markets, energy supplies, and strategic resources."
[10] That STRATCOM study was concerned with "the role of nuclear weapons in the post-Cold War era." A central conclusion: that the U.S. must maintain the right to launch a first strike, even against non-nuclear states. Furthermore, nuclear weapons must always be at the ready because they "cast a shadow over any crisis or conflict." They were, that is, constantly being used, just as you’re using a gun if you aim but don’t fire one while robbing a store (a point that Daniel Ellsberg has repeatedly stressed). STRATCOM went on to advise that "planners should not be too rational about determining… what the opponent values the most." Everything should simply be targeted. "[I]t hurts to portray ourselves as too fully rational and cool-headed… That the U.S. may become irrational and vindictive if its vital interests are attacked should be a part of the national persona we project." It is "beneficial [for our strategic posture] if some elements may appear to be potentially ‘out of control,’" thus posing a constant threat of nuclear attack — a severe violation of the U.N. Charter, if anyone cares.
[11] Obama hailed the operation but added that it could not be the norm. The reason, he said, was that the risks "were immense." The SEALs might have been "embroiled in an extended firefight." Even though, by luck, that didn’t happen, "the cost to our relationship with Pakistan and the backlash among the Pakistani public over encroachment on their territory was… severe."
Không có nhận xét nào