Header Ads

  • Breaking News

    Tìm hiểu các học thuyết về Trung Quốc của Tập Cận Bình, trò chuyện với DAVID OWNBY

    Bàn về học thuyết về Trung Quốc của Tập Cận Bình


    Kể từ hôm nay, tap chí Đại lục/Le Grand Continent sẽ xuất bản mỗi tuần một lần bản dịch được bình chú từng dòng một của một văn bản chính, chưa được xuất bản bằng tiếng Pháp, của một trí thức công viết và làm việc tại Trung Quốc của Tập Cận Bình. Loạt bài này do nhà Trung Quốc Học David Ownby chủ biên.

    ------------------------------------------------------------------------------

    Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cấu trúc thế giới. Trung Quốc ở khắp mọi nơi và chúng ta hầu như không biết gì về nó. Cấu trúc của cuộc tranh luận công khai của chúng ta (Pháp) có nghĩa là chúng ta biết các động lực nội bộ của Đảng Xã hội Pháp tốt hơn nhiều so với hoạt động của đảng lớn nhất trên thế giới, Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự thiếu hiểu biết gần như hoàn toàn về hệ thống chính trị Trung Quốc, các học thuyết và những căng thẳng của nó ngăn trở chúng ta suy nghĩ chung về cách định vị bản thân trong thế giới mà Tập Cận Bình dự định định hình. Đó là một vấn đề.

    Kể từ sau đại dịch, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dường như ngày càng xa cách và tách biệt với phần còn lại của thế giới. Vào tháng 11, Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chứng kiến ​​sự duy trì quyền lực của Tập Cận Bình. Trong khi cuộc xâm lược Ukraine tập trung sự chú ý của giới truyền thông vào Nga, thì những diễn biến trong đời sống chính trị và trí thức của Trung Quốc lại quá ít được biết đến.

    Với Le Grand Continent, chúng tôi đã quyết định ra mắt loạt bài hàng tuần mới - Học thuyết về Trung Quốc của Tập Cận Bình - do nhà nghiên cứu Trung Quốc David Ownby, giáo sư tại Đại học Montréal và người gần đây đã giảng dạy một loạt khóa học tại Collège de France[1], giám đốc của Voices from the Chinese Century (Tiếng nói từ thế kỷ Trung Quốc)[2], cũng như của Reading the China Dream (Tìm hiểu giấc mộng Trung Quốc)[3].

    Mỗi tuần một lần, chúng tôi sẽ xuất bản các văn bản chính, chưa được xuất bản bằng tiếng Pháp, được ngữ cảnh hóa và bình luận từng dòng. Như David Ownby giải thích: “Trung Quốc đã trở thành một cường quốc, các ý tưởng của Trung Quốc quan trọng, bất kể chất lượng thực chất của chúng. Loạt bài này nhằm giúp khán giả châu Âu hiểu biết chúng.”

    Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ đăng những văn bản tiếng Trung chưa xuất bản bằng tiếng Pháp, được ông dịch và bình luận, bởi các “trí thức công” có ảnh hưởng ở Trung Quốc của Tập Cận Bình. Công thức này nói lên điều gì?

    David Ownby: Khái niệm trí thức công - trí thức thuộc thành phần có quyền lực/establishment intellectual trong tiếng Anh - có thể được hiểu theo nhiều cách. Với loạt bài này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào các trí thức hàn lâm, thường là các giáo sư đại học, những người, ngoài các ấn phẩm chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của họ, còn viết với mục đích tác động đến chính sách của chính phủ và công luận.

    Những trí thức công này ở Trung Quốc này chấp nhận luật của cuộc chơi chính trị do nhà cầm quyền Trung Quốc quy định, không có nghĩa là họ lặp lại như những con vẹt tuyên truyền của Đảng-Nhà nước; ngoài các chủ đề cấm kỵ - Tân Cương, Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng - một cuộc tranh luận thực sự, không khoan nhượng, liên tục diễn ra ở Trung Quốc, và giới trí thức không “hài hòa” như chính quyền Trung Quốc mong muốn, cũng không độc tài như phương tiện truyền thông phương Tây đôi khi gợi ý.

    Tất nhiên, giới trí thức công rất hiếm khi là những người bất đồng chính kiến, một từ mà chính quyền Trung Quốc dùng để chỉ một người tích cực hoạt động cho sự thay đổi chế độ. Đứng bên ngoài hệ thống ở Trung Quốc mang lại những hậu quả nghiêm trọng: nhà tù hoặc lưu vong, gần như mất hoàn toàn ảnh hưởng ở Trung Quốc. Vì vậy, thông qua các chiến lược viết lách khác nhau, các trí thức công phải tìm cách báo hiệu với các cơ quan chức năng rằng họ vẫn trung thành với dự án cơ bản của Đảng-Nhà nước, đồng thời thông qua sự can thiệp của chính mình, họ là những người cung cấp nội dung cho một chế độ mà nhiều người mong muốn thấy phát triển theo hướng dân chủ hơn.

    Mối quan hệ của những trí thức công Trung Quốc này với châu Âu và phương Tây là gì?

    Ngay cả khi có một sự đoạn tuyệt lớn vào đầu thế kỷ 20 với truyền thống Nho giáo, hình ảnh các trí thức Trung Quốc có về bản thân họ vẫn còn vang vọng một hình thức nối tiếp và tự hào về một truyền thống rất lâu đời được cảm nhận là đặc thù của Trung Quốc.

    Khi Trung Quốc càng rời xa hệ tư tưởng và cách mạng để hướng tới chủ nghĩa thực dụng và phát triển kinh tế, địa vị của trí thức thuộc thành phần có quyền lực (establishment) Trung Quốc đã thay đổi từ địa vị của những “giáo sĩ” phục vụ cho “nhà thờ” chính thống của Chủ nghĩa Mác-Lênin-Tư tưởng Mao Trạch Đông sang địa vị của những “nhà chuyên môn”, dấn thân, giống như các trí thức ở các nơi khác trên thế giới, trong lĩnh vực hoạt động của họ.

    Do đó các trí thức Trung Quốc bắt đầu chịu ảnh hưởng của các trào lưu trí thức bên ngoài. Từ nay họ rất thường được đào tạo ở phương Tây, đặc biệt là trong các trường đại học lớn của Hoa Kỳ. Ngày nay ở Trung Quốc hầu như tất cả trí thức công đều suy nghĩ với các khái niệm, phạm trù hoặc tham chiếu từ phương Tây. Ngay cả những người ủng hộ chế độ của Tập Cận Bình cũng sử dụng các phạm trù của chúng ta và tham khảo các tác giả phương Tây.

    Chúng ta có thể ngạc nhiên khi thấy một số trí thức này sử dụng Carl Schmitt...





    Carl Schmitt (1888-1985)


    Carl Schmitt thực sự là một tham chiếu, đặc biệt là đối với Cánh tả Mới, nhưng ảnh hưởng của các tư tưởng phương Tây vừa rộng hơn vừa không đáng kể. Những người theo chủ nghĩa tự do phân tích phong trào Black Lives Matter qua các cuốn sách của Samuel P. Huntington, chẳng hạn như Chúng ta là ai (Who are We)?, một cuốn sách năm 2004, trong đó ông nói rằng Hoa Kỳ đang đánh mất bản sắc Anglo-Saxon, tức là sự đồng thuận chính trị của họ vì lượng người nhập cư ồ ạt, Gan Yang xem lại các văn bản gốc bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh để bình luận về cái bẫy của Thucydide, Yao Yang xây dựng một “chủ nghĩa tự do của Nho giáo” để đáp lại các lý thuyết của John Rawls. Vì vậy, đây không phải là các tham chiếu “ngách” hoặc các tác giả thỉnh thoảng được trích dẫn để thể hiện sự tinh tế của trí thức Trung Quốc. Họ hấp thụ các chuẩn mực …

    Phong trào này là một phần trong sự can dự của Trung Quốc với phương Tây từ cuối thế kỷ 19, nhưng toàn bộ sự việc đã diễn ra với tốc độ chưa từng thấy kể từ thời kỳ cải cách và mở cửa.

    Phong trào này khá mới. Đến mức đôi khi khó xác định được cụ thể những yếu tố Trung quốc đặc thù trong các bài viết quan trọng nhất của giới trí thức Trung Quốc đương thời. Ngay cả những người ngày nay bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin chính thống cũng phải thông qua các khái niệm phương Tây. Nhiều trí thức Trung Quốc nói và đặc biệt là đọc thông thạo tiếng Anh. Trở thành một trí thức ngày nay ở Trung Quốc có nghĩa là đã lớn lên trong một thế giới toàn cầu hóa.

    Đây là một sự biến đổi triệt để so với thời Chiến tranh Lạnh

    Trong Chiến tranh Lạnh, chúng ta đã quen xem mối quan hệ giữa trí thức và chính quyền trong các chế độ cộng sản là rất có xung đột. Bất kỳ trí thức nào xứng đáng được gọi là trí thức đều chống chế độ và ủng hộ dân chủ, điều mang lại cho họ một vai trò trung tâm trong lịch sử của phong trào và những người bất đồng chính kiến.





    Ngải Vị Vị (1957-)


    Lưu Hiểu Ba (1955-2017)


    Lịch sử này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở Trung Quốc: những trí thức duy nhất được biết đến bên ngoài Trung Quốc là những nhà bất đồng chính kiến ​​như Ai Weiwei (Ngải Vị Vị) hay Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba). Nhưng bên cạnh thế giới đó - một thế giới khá nhỏ - của những người bất đồng chính kiến, còn có một thế giới rộng lớn khác của những trí thức công, quan trọng hơn những người bất đồng chính kiến, đối với cả Trung Quốc và những nỗ lực của chúng ta để hiểu về Trung Quốc.

    Vì những lý do nào?

    Trí thức và ý tưởng rất quan trọng bởi vì Trung Quốc đang tìm kiếm một nguồn mới cho tính chính đáng chính trị kể từ cái chết của Mao Trạch Đông và sự chấp nhận “cách mạng liên tục” của ông.

    Đặng Tiểu Bình đã đặt Trung Quốc dưới chiêu bài của sự tiến bộ về vật chất, cuộc cải cách và sự mở cửa, và sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của Trung Quốc kể từ những năm 1980 là minh chứng cho người dân Trung Quốc về “sự khôn ngoan” trong tầm nhìn của ông. Tuy nhiên, bất chấp hàng trăm triệu người Trung Quốc đã thoát nghèo trong những thập kỷ gần đây, bất chấp sự thay đổi hoàn toàn của cảnh quan đô thị Trung Quốc, những nghi ngờ sâu sắc về bản sắc và tương lai của Trung Quốc vẫn còn tồn tại. Câu hỏi sau đây ngày càng được đặt ra: khi Trung Quốc rốt cuộc đánh bại phương Tây trong chính trò chơi của phương Tây, bằng cách trở thành siêu cường mới trên hành tinh, thì sẽ còn lại gì về “Trung Quốc” và “văn minh Trung Quốc”? Trí thức công đóng một vai trò quan trọng trong việc cố gắng trả lời những câu hỏi này.

    Theo nghĩa nào?

    Trong những năm 1980, bất chấp sự khác biệt đáng kể về quan điểm trong giới trí thức và chính trị, hầu hết các trí thức, ngay cả ở Trung Quốc, đều mong đợi Trung Quốc sẽ trở thành một loại hình dân chủ. Có thể không phải là một nền dân chủ tự do, có thể không phải là một nền dân chủ tuân theo nguyên tắc “một người, một lá phiếu”, mà là một cái gì đó rất khác với mô hình chuyên chế/toàn trị đã trở thành đặc điểm của chính trị Trung Quốc kể từ cuộc cách mạng năm 1949.

    Thảm sát Thiên An Môn và sự sụp đổ của Liên Xô đã thách thức niềm tin này vào tính tất yếu của dân chủ, vì chúng cho thấy rằng việc theo đuổi nhiều tự do hơn và dân chủ hơn có thể dẫn đến hỗn loạn. Đảng-Nhà nước đã đối phó với thách thức này bằng một loạt các biện pháp nhằm cải cách sâu rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu và củng cố chế độ độc tài. Những quyết định này đã phá hủy sự đồng thuận “tự do” yếu ớt vốn là đặc trưng của những năm 1980, và mở ra một không gian cho các cuộc tranh luận nghiêm túc trong cộng đồng trí thức công.

    Cuộc tranh luận của Trung Quốc đã được cấu hình như thế nào sau vụ thảm sát Thiên An Môn?

    Những người “tự do” thống trị các cuộc thảo luận trong những năm 1980 đã chia thành nhiều nhóm cạnh tranh nhau. Một số người cho rằng cải cách thị trường sẽ không chỉ tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế mà còn xóa sạch vết tích của chế độ chuyên quyền phong kiến ​​(và chủ nghĩa Mao) của Trung Quốc, cả về chính trị và xã hội.

    Những người khác lo sợ rằng các lực của thị trường sẽ tạo ra một chủ nghĩa tư bản thân hữu mới, về cơ bản là mang tính bè phái, có thể làm giàu cho Nhà nước và các ông chủ tư bản khiến người dân bị thiệt thòi. Những mối quan tâm tương tự đã làm nảy sinh “Cánh tả mới”, một nhóm trí thức phi tự do cống hiến cho sự phục hưng của chủ nghĩa xã hội thông qua việc diễn giải lại một cách sáng tạo các truyền thống xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Mao, kết hợp với việc tuân thủ chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây và lý thuyết phê phán.

    Ở cánh hữu, một nhóm trí thức bảo thủ về văn hóa được gọi là “Tân Nho giáo” tố cáo cả những người theo chủ nghĩa tự do và cánh tả mới, nhấn mạnh rằng truyền thống Trung Quốc, được tái tạo đúng cách, đã cung cấp tất cả các nguồn lực mà Trung Quốc cần để tìm ra con đường ổn định cho sự phát triển trong tương lai. Các nhóm này đã tham gia vào các cuộc tranh luận gay gắt trong suốt những năm 1990.

    Những cuộc tranh luận này có tiếp tục khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012?

    Hoàn toàn đúng. Mặc dù các chủ đề và bối cảnh chính trị đã thay đổi ở Trung Quốc và trên toàn cầu. Vào đầu thế kỷ 21, với cuộc cải cách và mở cửa đã tạo ra sự trỗi dậy ấn tượng của Trung Quốc, ý tưởng thắng thế cho rằng việc Trung Quốc trở lại vị thế cường quốc là một sự kiện toàn cầu mang tính lịch sử, mở ra một kỷ nguyên thay đổi cơ bản, tương đương với thời kỳ các chế độ quân chủ nhường chỗ cho các nền dân chủ hoặc khi Hoa Kỳ kế thừa quyền lãnh đạo thế giới từ Anh. Điều này đã thúc đẩy các học giả này suy nghĩ lại những huyền thoại sáng lập về sự hiểu biết của họ về quá khứ, hiện tại và tương lai của Trung Quốc và thế giới.

    Niềm tin chớm nở của Trung Quốc được củng cố bởi sự suy giảm rõ ràng của nền dân chủ tự do phương Tây: sự bế tắc của Quốc hội Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (do chính phủ Hoa Kỳ thất bại trong việc điều tiết lĩnh vực tài chính), Brexit và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở châu Âu, cuộc bầu cử của Donald Trump, thất bại của các cuộc chiến tranh bất tận ở Trung Đông…

    Chính trong bối cảnh đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi bắt đầu nhận nhiệm vụ vào năm 2012, đã xây dựng “giấc mộng Trung Quốc’ (zhongguo meng) của mình, nhấn mạnh sự tái sinh của dân tộc vĩ đại – quốc gia Trung Quốc vĩ đại - là mục tiêu chiến lược lâu dài của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của ông.

    Phải chăng đây chỉ là một yếu tố tuyên truyền, một khẩu hiệu chính trị sáo rỗng?

    “Giấc mộng Trung Hoa” là một khẩu hiệu chính trị. Nếu nó có vẻ như là một khẩu hiệu chính trị rỗng tuếch, thì đó là vì nội dung của giấc mộng này không được nêu rõ và nhiều trí thức đã rất vui mừng khi đề nghị điền vào những gì còn thiếu.

    Một mặt, “giấc mộng Trung Quốc” nhằm thách thức “giấc mơ Mỹ” và gợi ý rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ đẩy nước này vượt lên Hoa Kỳ, đương nhiên đưa nước này trở lại vị trí xứng đáng với tư cách là cường quốc lớn nhất thế giới. Với những tiến bộ ngoạn mục về vật chất của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây, việc hiện thực hóa “giấc mộng Trung Quốc’ dường như là một chân trời thịnh vượng có thể có đối với tầng lớp trung lưu Trung Quốc.

    Mặt khác, Tập Cận Bình muốn “giấc mộng Trung Quốc” thật sự là đặc thù của Trung Quốc - ngay cả khi nó có thể trở thành hình mẫu cho phần còn lại của thế giới. Để củng cố quyền lực của mình, ông Tập kêu gọi quay trở lại hệ tư tưởng khép đảng vào vòng kỷ luật và động viên nhân dân. Hệ tư tưởng này phải hợp nhất tinh thần cộng sản với sự phong phú của văn minh Nho giáo truyền thống.

    Phản ứng của giới trí thức công đối với đề xuất này như thế nào?

    Giới trí thức Trung Quốc đã nhiệt liệt hưởng ứng sự trỗi dậy của Trung Quốc và, với một vài ngoại lệ, đối với “giấc mơ Trung Quốc”. Đối với nhiều người, khả năng Trung Quốc có thể lấy lại vị thế là một cường quốc mà không cần phải trở nên phương Tây hóa hoàn toàn là một ý tưởng kích động, giàu tiềm năng để xem xét lại các tiền đề cơ bản của tính hiện đại.

    Sự nghi ngờ, sinh ra từ “thế kỷ của sự nhục nhã” của Trung Quốc, rằng Trung Quốc trên thực tế có thể thua kém phương Tây, đang mờ dần, làm dấy lên hy vọng rằng tính chính đáng mà Trung Quốc tìm kiếm kể từ khi cải cách và mở cửa là trong tầm tay. Do đó, và bất chấp việc Tập Cận Bình đàn áp tính đa dạng ý thức hệ, đời sống trí thức Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc trỗi dậy đặc biệt sôi động, khi các nhà tư tưởng cạnh tranh cung cấp nội dung cho giấc mộng Trung Quốc của Tập Cận Bình.

    Vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ này đã thay đổi như thế nào? Tập Cận Bình cho phép họ đóng vai trò gì, khi “tư tưởng Tập Cận Bình” đã được ghi vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 2017, cùng với tư tưởng của Mao Trạch Đông và lý thuyết của Đặng Tiểu Bình?

    Ngay khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã phải đối mặt với một chủ nghĩa đa nguyên trí thức mà đối với ông là nguy hiểm, vì nó liên kết đa nguyên trí thức với đa nguyên chính trị. Vì vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ của mình, ông cố gắng áp đặt một kỷ luật tư tưởng và trí tuệ có phần nào đó gợi nhớ đến thời Mao. Nhưng Đảng không còn quyền kiểm soát như trước nữa, và có cả thế giới báo, tạp chí, sách, trang web ở Trung Quốc liên tục tìm kiếm nội dung “hấp dẫn”.

    Vì vậy, nếu một mặt chắc chắn rằng đời sống các ý tưởng ở Trung Quốc đang chững lại so với những năm 2000, và rằng nhiều trí thức đã tự kiềm chế (hạ nhiệt) trong những phê phán của mình, thì hầu hết đều tiếp tục viết mà không hề đề cập đến Tập Cận Bình và tư tưởng của ông ta. Cũng giống như vậy, sự phát triển của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây đã tạo ra các lực lượng kinh tế có nguy cơ thoát khỏi sự kiểm soát của Đảng-Nhà nước, thì “lực lượng trí thức” cũng có sự độc lập của riêng họ.

    Định nghĩa về giấc mộng Trung Quốc đã phát triển như thế nào trong đại dịch Covid-19?

    Như chúng ta đã biết, nguồn gốc của đại dịch là ở Trung Quốc. Nhưng cách Trung Quốc dành nguồn lực để kiểm soát đại dịch đã củng cố cho người Trung Quốc ý tưởng rằng hình thức quản trị của họ vượt trội những hình thức quản lý ở những nơi khác. Sự quản lý của Tập Cận Bình đối với làn sóng đầu tiên do đó đã làm tăng tính chính đáng của đảng. Người Trung Quốc đã thấy rằng tự do có một cái giá tai hại. Chế độ của họ vượt trội hơn, hiệu quả hơn.

    Tuy nhiên, trong ít nhất một năm nay, phần còn lại của thế giới đã có một hướng đi khác khi quyết định sống chung với virus. Trung Quốc, phần lớn vì lý do chính trị, đã duy trì chính sách không khoan nhượng, điều này ngày càng khó khăn vì một số lý do. Trung Quốc sống nhờ ngoại thương. Kết quả là, khi Trung Quốc đóng cửa biên giới và giới hạn số người có thể được tiếp nhận, Trung Quốc tự làm hại mình và tự gây rắc rối cho bản thân. Người dân Trung Quốc nhận thức được tác động khủng khiếp của đại dịch đối với nền kinh tế của họ. Những biện pháp phong toả rất nghiêm ngặt như ở Thượng Hải ngày càng khó áp đặt[*] lên người dân Trung Quốc.

    Chính sách zero covid là một thảm họa kinh tế, dường như nó ngày càng ít được biện bạch hơn vì lý do y tế và có cái giá chính trị phải trả ngày càng rõ ràng. Tại sao nó lại có sức ì lớn như vậy?

    Cách đây vài tháng, chính sách không khoan nhượng của Covid đã được chính phủ Trung Quốc biện minh bằng cách chỉ ra rằng có rất nhiều người già ở Trung Quốc không được tiêm phòng. Vì vậy, có nguy cơ nhiều người Trung Quốc sẽ chết. Nếu ở Hoa Kỳ của Donald Trump, ý tưởng để hàng trăm nghìn người chết vì Covid là điều có thể hiểu được trong các cuộc thảo luận công khai hoặc trong bối cảnh của các diễn ngôn công khai theo chủ nghĩa tự do hoặc thậm chí theo chủ nghĩa tự do vô chính phủ, thì ở Trung Quốc, chính phủ thực sự có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của người dân. Nếu chúng ta tưởng tượng rằng Trung Quốc từ bỏ chính sách zero covid của mình và Covid tàn phá như những gì nó đã làm trên toàn thế giới trong những năm gần đây, việc duy trì Đại Hội có thể bị đe dọa. Nhưng, ông Tập Cận Bình muốn bằng mọi giá phải gia hạn nhiệm kỳ thứ ba. Quyền lực của ông ta khá mạnh nhưng nếu số người chết tăng lên thì vị thế của ông ta sẽ yếu đi đến mức ông phải trả lời cho người dân Trung Quốc. Nó có lẽ sẽ không đủ để làm suy yếu ông ta đến mức buộc ông ta phải rời khỏi chức vụ của mình, nhưng nó có thể gây ra những hậu quả khá khó quản lý vào một thời điểm tế nhị đối với ông ta. Vì vậy, nó thực sự là một vấn đề rất chính trị. Người ta có thể hình dung rằng sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu, chế độ sẽ dần từ bỏ chính sách zero Covid.

    Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản vào tháng 11 là một thời điểm quan trọng trong việc khai diễn chính trường thế giới. Đối với ông, việc Tập Cận Bình tiếp tục duy trì quyền lực có khả năng xảy ra? Việc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho chúng ta biết điều gì về sự chi phối của Tập Cận Bình và nói chung về chế độ chính trị Trung Quốc?

    Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Thú thật là tôi không hiểu chính xác Tập Cận Bình có những ưu thế chính trị nào. Tôi từng nghĩ Trung Quốc đã học được những bài học từ lịch sử và kinh nghiệm của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, tôi không thực sự tin chắc rằng toàn bộ người dân Trung Quốc cho rằng việc ông ta tái đắc cử là một điều tốt. Giới trí thức công không biểu hiện một sự phản kháng nào nhưng rõ ràng là thiếu nhiệt tình.

    Những do dự này được thể hiện như thế nào?

    Tập Cận Bình đã đầu tư rất nhiều vào suy nghĩ của mình và nỗ lực áp đặt kỷ luật mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, hầu hết các trí thức Trung Quốc vẫn chưa được thuyết phục và tiếp tục đề xuất những con đường khả thi khác như chủ nghĩa tự do theo Nho giáo. Có rất nhiều cuộc tranh luận. Nếu Tập Cận Bình cho rằng đường lối là rõ ràng và các khuôn khổ được xác định, các trí thức vẫn chưa được thuyết phục.

    Trung Quốc ít tự do hơn nhiều so với trước khi Tập Cận Bình nắm quyền. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, người ta có thể đọc trên các ấn phẩm quan trọng rằng cuộc cách mạng đã mất hết ý nghĩa và bây giờ một cái gì đó mới phải được phát minh. Các cuộc tranh luận tương tự có thể nghe được trước khi Tập Cận Bình xuất hiện vẫn tiếp tục nhưng giờ đây chúng đã ôn hòa hơn và được công bố kín đáo hơn. Tập Cận Bình tin rằng ông đã tìm ra công thức sẽ quyết định hướng đi của Trung Quốc và thế giới. Tuy nhiên, tôi không chắc rằng Tập cận Bình có thể thuyết phục được những người dân Trung Quốc bình thường.

    Vì những lý do gì?

    Tôi tin rằng nó liên quan đến những tác động của chính sách cải cách và mở cửa đối với tâm lý của giới trí thức Trung Quốc. Họ suy nghĩ với các phạm trù và khái niệm phương Tây. Dưới thời Mao Trạch Đông, chỉ có một ngôn ngữ duy nhất: đó là ngôn ngữ của Đảng-Nhà nước. Trí thức đã buộc phải sử dụng cùng một ngôn ngữ trong các bài viết của họ. Kể từ khi có chính sách cải cách và mở cửa, họ đã học cách nói và suy nghĩ khác, giống như người phương Tây. Nhiều trí thức đã coi tư tưởng của Tập Cận Bình là lỗi thời. Trung Quốc đã trở nên giàu có và hùng mạnh thông qua sự toàn cầu hóa. Tuy nhiên, chế độ này vẫn tiếp tục sử dụng các thuật ngữ của chủ nghĩa Mác và Lê-nin. Tôi có dịp dịch một số bài của một trí thức Trung Quốc, Yuan Peng, một chuyên gia giỏi về quan hệ quốc tế và đặc biệt là quan hệ Trung-Mỹ. Khi ông ấy viết với tư cách là một trí thức công, ông ít nhiều viết giống như những người khác, với một phong cách dễ tiếp cận. Nhưng một ngày nọ, tôi bắt gặp một văn bản của ông ấy nói về khái niệm an ninh quốc gia, một khái niệm mà Tập Cận Bình đã liên tục truyền đạt kể từ khi ông ấy lên nắm quyền. Ở đây Yuan Peng đã phải thể hiện mình trong danh mục hoàn toàn khác, viết như một Đảng viên với phong cách và ngôn ngữ tuyên truyền. Đối với tôi, văn bản hầu như không thể đọc được. Có văn phong, từ vựng áp dụng cho ngôn ngữ của Đảng - Nhà nước và ngôn ngữ dành riêng cho trí thức. Khẩu hiệu biến mất trong giới trí thức. Đôi khi ngôn ngữ của Đảng-Nhà nước làm tôi liên tưởng đến các lễ bằng tiếng Latinh. Trong khi những người Công giáo đã từ bỏ việc sử dụng tiếng Latinh trong lời nói, thì Giáo hội vẫn tiếp tục sử dụng nó. Đó là một tình huống có thể so sánh được với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng hầu hết các trí thức Trung Quốc ủng hộ chế độ nói chung đều muốn thấy chế độ chuyển sang một không gian khác về mặt tư tưởng, cả vì sự bền vững của chế độ mà còn cho phần còn lại của thế giới.

    Nhiều trí thức đã lấy làm tiếc về sự gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ khi bắt đầu đại dịch. Việc Trung Quốc tiếp tục thể hiện mình là một chế độ cộng sản không cho phép nước này có nhiều đồng minh trên thế giới. Trên thực tế, tất cả các quốc gia ủng hộ Trung Quốc không phải vì lý do ý thức hệ mà vì lý do vật chất. Ngay cả khi giới trí thức Trung Quốc tán đồng thông điệp đằng sau diễn ngôn chính trị của Tập Cận Bình, họ thường nghĩ rằng cần phải tìm ra một cách mới để diễn đạt nó. Việc tiếp thị ngôn ngữ của Tập Cận Bình nên được xem xét lại để người Trung Quốc có thể hiểu được diễn ngôn chính trị của nhà lãnh đạo của họ.

    Cuộc chiến ở Ukraine đã tiếp thêm sức mạnh mới cho mặt trận phía tây, nơi mà trước đó dường như ngày càng bị chia rẽ. Về phần mình, Trung Quốc đóng vai trò không rõ ràng về sự ủng hộ ngầm ít nhiều đối với Nga. Động năng này được giải thích như thế nào ở Trung Quốc?

    Ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, hàng chục bài viết đã được xuất bản để ủng hộ quan điểm của chính phủ Trung Quốc khi cho rằng mối đe dọa của NATO biện minh cho cuộc chiến này. Tuy nhiên, có các bài viết khác, mà chúng ta sẽ khám phá trong loạt ấn phẩm này, đã đặt câu hỏi về hành động của người Nga. Lập luận của họ làm tôi quan tâm. Một số trí thức cho rằng sự can thiệp của Putin vào Ukraine không có ý nghĩa chiến lược. Putin đã thành công trong việc tái lập một liên minh của hầu hết các nước phát triển để chống lại Nga. Đó là một quyền lực đang suy tàn. Do đó, câu hỏi về lợi ích của sự ủng hộ của Trung Quốc được đặt ra. Chắc chắn một số trí thức sẽ thích việc Trung Quốc tách mình ra xa Nga hơn, nhưng đây là một vấn đề rất tế nhị. Họ không thể công khai cho rằng việc tán thành sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc đối với Nga là điên rồ, nhưng họ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng người dân Trung Quốc vẫn đứng về phía đường lối của chế độ.

    Ông có thấy mối liên hệ với tình hình ở Đài Loan không?

    Hoàn toàn có. Các trí thức không nói về Đài Loan. Đó là một chủ đề cấm kỵ. Rất hiếm khi thấy trí thức viết những điều thú vị về Đài Loan. Tôi nghĩ rằng hầu hết người Trung Quốc đều đồng ý với viêc Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Nếu sự độc lập của Đài Loan được rất ít người ở Trung Quốc ủng hộ, điều đó không có nghĩa là có sự ủng hộ lớn cho một chiến dịch chiến tranh. Hầu hết những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc tin rằng việc chấm dứt sự độc lập của Đài Loan là điều không thể tránh khỏi vì đó là sự thật lịch sử. Tuy nhiên, họ cũng đều tin chắc rằng một sự can thiệp như vậy sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm cho tất cả những gì Trung Quốc đã đạt được trong bốn mươi năm qua. Nhiều người tin rằng liên minh chống lại Nga có thể được tái lập để chống Trung Quốc nếu Trung Quốc hành động với Đài Loan. Cảm tượng của tôi là giới trí thức đều tin rằng Trung Quốc nên có lập trường ôn hòa đối với Đài Loan và Ukraine. Nếu không có phản ứng nào của châu Âu sau cuộc xâm lược của Nga, nếu người Nga chiếm Kiev, tôi nghĩ Trung Quốc có thể đã nghĩ khác. Nhưng kết quả còn mơ hồ hơn nhiều - điều này dường như thúc đẩy sự cần phải có sự ôn hòa/tiết chế.

    ----

    Nội dung sẽ xuất hiện trong loạt bài

    • Tháng 8 / tháng 9 (“Tọa độ đầu tiên của Trung Quốc”)





    — Gan Yang et Liu Xiaofeng, “Le positionnement culturel et l'autodestruction de l'Université de Pékin”


    • Tháng 10 / tháng 11 (“Đại hội lần thứ XX: Đảng và Tập Cận Bình”)

    — Jiang Shigong, “Philosophie et histoire: interpréter l'ère Xi Jinping à travers le rapport de Xi au XIXe Congrès national du PCC”

    — Yao Yang, “Les défis du parti communiste chinois et la reconstruction de la philosophie politique”

    — Sun Liping, “Vous voulez qu'ils fassent trois enfants? D'abord, donnez-leur une raison”

    — Chen Ming, “Transcender la gauche et la droite, unir les trois traditions, le nouveau parti-État: une interprétation confucéenne du rêve chinois”

    — David Ownby, “L'essor de la Chine et le monde de la pensée chinoise”

    Phạm Như Hồ dịch














    NGUỒN:

    [1] “La montée en puissance de la Chine et la réponse des intellectuels publics chinois”, Cours au Collège de France, Année 2021-2022 https://www.college-de-france.fr/site/anne-cheng/p482230892072591_content.htm

    [2] Voices from the Chinese Century, Public Intellectual Debate from Contemporary China Edited by Timothy Cheek, David Ownby, and Joshua A. Fogel, New York, Columbia University Press, 2019


    Chú thích:

    * Có thể tham khảo bản tiếng Anh ở đây (ND).


    Reading the China Dream

    Youthology, “Let Shanghai Be Seen, Let the Cry for Help Continue”

    Youthology, “Let Shanghai Be Seen, Let the Cry for Help Continue”[1]
    Introduction and Translation by David Ownby
    Introduction
    Youthology is a Chinese marketing company that attempts to connect brands to young people and young people to brands, and as a part of their business publishes articles on youth issues on their blog. During the covid lockdown in Shanghai, Youthology asked their Shanghai readers to share their thoughts and experiences, and I translate those snippets here. There is of course considerable information already available about the lockdown, much of it visual and quite shocking, and this text confirms that people in Shanghai are well aware of what is happening, despite the lockdown and despite propaganda efforts to put a positive spin on things.

    I find the observations interesting for what they reveal about the texture of life in this moment of crisis in Shanghai, and how young people are dealing with it. The observations are organized around the themes of food, pets, and isolation, but also the WeChat groups that have spontaneously sprung up as locked-down buildings and neighborhoods attempt to deal with the frustrations and challenges of the situation. Like young people—or just people—anywhere, these young people in Shanghai are alternatively self-absorbed and selfless, angry and resigned, bored and ready to move on.

    Translation

    Food: Seeking joy in the trials of not being able to get food

    @ZYxiatalk

    Just one day away from an entire month at home.

    There are confirmed cases in my building that have been quarantined elsewhere, as well as eight families who tested positive and are now in home isolation.

    The first time I got worried was on March 30. I was so busy at work that I had no time to pay attention to covid. At the time, I gave my parents a call and they reminded me to stock up on pickled vegetables, eggs, and instant noodles. So I opened the delivery app on my cell phone, selected a few things and hit “send,” but the message came back either “item not available” or “store closed." This happened five times, and I suddenly started to panic…Then I clicked on the Taobao and JD apps,[2] to learn that the rice noodles, yogurt, and pre-cooked rice dishes that I had ordered on March 20 had still not been shipped...It seemed like I was not going to receive them before they locked down my building.

    I panicked again when I realized I really didn’t have much to eat at home. Since I don’t know how to cook, I have been in the habit of buying pre-cooked meals and instant noodles, and I still had a few of these. On the night of the 2nd, I figured out that even if I only ate one meal a day, my reserves would only last until the weekend. So for every day of the Qingming Festival,[3] I ate only one meal a day, and spent the rest of the time lying down or sleeping so I wouldn’t burn any more calories. Oh yes! The first day of the holiday was also my birthday, but of course there was no way to buy a cake. Sadder still was that my only meal that day was noodle soup with a little bit of vegetables and sausage...

    Similar to the shortages that made the news and got everyone's attention, the neighborhood where I live was having backups, so the residents took the initiative to buy things on their own. However the building manager and the security guards refused to let them be delivered, and they piled up at the door, where no one could get them. Our building has had positive cases for a long time, but the message has consistently been: don't buy things on your own, don't add to the government's problems, buildings where people have tested positive can’t expect to have things delivered.

    @zongcheng

    In March, the price of food went up like crazy, and what normally costs 20 or 30 RMB (approx. 3 to 5 US$) went for 80 (approx. 13 US$). Supply couldn’t keep up with demand, and the grocery stores opened at six in the morning and were empty by the afternoon. We figured out a worst case scenario, and decided we needed to stock enough supplies to last two weeks or even a month. Having enough food has become a security blanket for ordinary people. During the epidemic, cooking has become a kind of survival strategy, because you never know when you will have to isolate, so if you know how to cook and have stocked up on supplies, you feel a little better.

    My girlfriend and I compared the shelf lives of different vegetables. Carrots, radishes, potatoes, cabbage, tomatoes…We see what the Internet says, just for fun, but we do our own experiments too. For example, we put some tomatoes in a plastic bag, some in the refrigerator, some in the shade, just to see which last the longest. If life gives you lemons, make lemonade.

    Once Puxi locked down, we had to stay home, but we still got up at six every morning to look for food online. Hema was closed, so we tried Dingdong [these are both grocery stores], and when that didn’t work, we signed up for a membership, which costs 30 RMB (approx. 5 US$) for three months. The membership buys us half an hour of shopping, and we got Classy-Kiss yogurt, spinach sprouts, Suzhou bok choy, purple-skinned garlic, organic snail noodles, and frozen fatty beef rolls. We could not get organic spinach, organic lettuce, Japanese tomatoes, chicken wings, or meat and shrimp wantons, all of which were out of stock.

    It’s like living on a timer, and getting up at six makes you think of boot camp. The streets outside are empty, the neighbors are still squabbling, there hasn’t been a peep out of Instagram [lit. “Little Red Book,” a Chinese equivalent of Instagram] for ages and Weibo is dead. The ambulance’s siren seems especially loud, because it need not share the stage with anything else.

    After listening to the property owners yelling at people for “not being considerate enough,” I realized I was back in the neighborhood. This means that not only do I know the number of people living in the building and the WeChat address of the building manager, but I also know that property owners and tenants are treated differently. So, when you get confused because they are talking about sharing “vegetable bags” on WeChat and you get nothing, it is because you are a tenant, not an owner. And when you plead on WeChat that everyone receive equal treatment, there will surely be an old lady who rushes to tell you, "Be considerate, not selfish!" But if she’s the one who doesn’t get her vegetable bag, she says “That’s my food! Why didn’t I get my food?!”

    Joining in these WeChat discussions was a practical lesson in getting in “better touch” with my neighborhood. Illustrating that I did not abandon my “studies” during isolation, I did "fieldwork" in my neighborhood, which brought a bit of fun into my otherwise boring life. The neighborhood gave duck legs to the owners but not to the tenants, and the tenants complained and called for equal treatment. Some people said that we should make allowances for the neighborhood workers. The tenants said these are two separate questions, and no one wants to be discriminated against. Someone else said to look at the big picture, we should just hope covid goes away, and not worry about whether we got duck legs. The tenants insisted on respect, and the workers brought more duck legs. A peacemaker came out and said that this is hard for everyone, and we should make allowances for one another. The next day, an old lady criticized the tenants for not understanding the difficulties of the property owners, using words that some felt were improper, but when they pointed this out, the old lady told them “it is disrespectful to interrupt!”

    According to my statistics, the most frequently occurring words and phrases in our WeChat group are: "things are hard, thank you, victory, positive test result, consideration, and don’t make more trouble for everyone."

    @qiudaoyu

    One cabbage costs 25 RMB (approx. 4 US$) at the grocery store.

    This morning, I spent 40 minutes between 8 a.m. and 8:40 a.m. repeatedly pressing the Hema checkout button, because I read somewhere that it would eventually work if I kept pressing it. After I came to, I couldn't believe it. My God, 40 minutes, an entire class period, and I did nothing, just pressed the button over and over. If only I had this kind of energy in math class.

    Then I searched for “buying food” on Weibo, wondering if this might be a solution, I saw a post that said: "It appears that I can’t buy food because my life abilities are low, and I did not stock up; I’m too slow in the way I go about things, which means I’ll never get any food; it’s because the place I live is too low and the community doesn't send enough food; my status is too mean, and I have no way to get food." It was painful to read, and while I had not berated myself in the same way, during the 40 minutes I spent pressing the Hema button, I felt a certain kinship with the person. Surely I was trying hard enough, because I got up at 5:58 a.m. although I hate getting up early, but I still didn’t get any food.

    When I was in line for a covid test at noon, I checked my phone and found a post to a friend group that had been sent earlier: "It's not your fault that you need to get up at six o'clock to get food, and it's not your fault that you can't get food even if you get up at six o'clock. The trials of an era are never the fault of an individual. I hope everyone can manage their emotions. Let’s take a deep breath."

    I wanted to forward it to the guy whose message I read this morning.

    Isolation: Locked up like a caged animal

    @qilin

    Shanghai Putuo District, 24 days isolated at school, self-paralysis.

    My anxiety comes from a contradictory psychological experience. On the one hand, I feel like a caged animal at the mercy of my school’s arrangements, both reasonable and unreasonable, mechanically going through my days at life’s lowest possible level. At the same time, when I compare myself to the vast numbers of people who can’t get food or medical treatment, I’m embarrassed because it seems I really have nothing to complain about.

    Yet I can't help but worry; this time I have shelter, but what about the next time? What would I do if I were without shelter? My anxiety is more directed toward the future, or toward the emptiness that the future might bring. In the face of such anxiety, you can only practice denial by losing yourself in work or study, to the point of obsessing on the work at hand, in the hopes of grasping a feeling of “living in the moment.” If you are so anxious that you can't sleep, then don’t sleep, and instead read science fiction novels or watch science fiction movies, something that redirects your attention to the universe.

    @zheyi

    I have been in isolation at home for 20 days, but I had a short break in the middle to go to the store to buy food, and the price for a cabbage was 25 RMB (approx. 4 US$).

    In fact, I was actually quite happy with the fact of staying at home, but during this period I felt unusually bad in a psychological sense. At the same time, I am well aware that there are any number of people in this city in worse circumstances than I am, and the pain I felt as a survivor is so slight as to be hardly worth mentioning.

    So I argued with myself, wondering why it is that people use the very lowest standards in terms of imagining the demands they put on life, but at the same time I feel desperate and guilty for suffering at a moment when, at least temporarily, I am in good shape, I have plenty to eat, and neither my work nor my overtime situation has been affected.

    I tweeted out these mood swings and their consequences, and someone on the Internet who had no idea what I was talking about wrote back over night, saying: “let's not use comparisons to deny the validity of pain . Pain is pain, take care of yourself.”

    @Ihadalittletodrink

    Shanghai Changning District, school locked down for 24 days, building locked down for more than ten days.

    I’m not worried only about daily life anymore, but also about the fact that I am starting to feel numb. When school was first locked down, I could still move freely about the campus, and I could see that when the sun was out, the students were having picnics, playing guitar, reading, playing murder mystery games, playing soccer. It seemed like everything was very normal except there was no delivery. Looking back now, whatever anxiety people were feeling then was below the surface.

    I suddenly developed an addiction to instant noodles—even though I usually don’t have instant noodles more than five to ten times a year—and I wound up visiting the Education Supermarket[4] a lot, and eating a lot of snacks at night, but it was always hit or miss. Sometimes the shelves would be empty, and then the next day they would be full again, with unopened boxes piled up in the narrow aisles. At the time, I used to post pictures and to tease my friends. For about ten days, I lived solely on instant noodles, exploring various flavors with different kinds of marinated eggs and sausages.

    Then one day, the sun was shining and I got up early to finish washing my piles of dirty clothes, and after airing out my quilt I decided to go to the cafeteria to get some food. On my way back I saw a lazy kitten. I realized that my addiction to noodles during this time was a kind of revenge eating.[5] At the same, my routine was chaotic and discontinuous. A steaming bowl of instant noodles was, to some extent, my spiritual opium. I was using the noodles to compensate for my routine that was completely out of sync with the cafeteria’s hours.

    One night, the school notified everyone that there had been some sort of problem with the testing, and after I hurried back to my dorm room the building was completely locked down. Now I could no longer hide my anxiety and fear, and I stopped pretending that the school lockdown had not had a major impact on my life. With the benefit of hindsight, I also discovered that my period was two weeks late. Now I just don't know when I'll be woken up in my sleep for a covid test, when my heart will beat abnormally fast after waking up from a dream, when the lockdown will finally end—and my knowledge about the world all comes from unreliable rumors.

    Pets: A major source of stress

    @Summer

    Day five of being unable to leave the house.

    Because I like being out in the world, at 2:00 a.m. on the night when they were locking the city down at 3:00 a.m., I left my neighborhood at 2:00 a.m. to walk my dog. During the days right before the lockdown, I spent a couple of hours delivering groceries to old and new friends all over town.

    I don’t worry about what would happen to me if I test positive, but I worry every day what would happen to my dog, whether it would be “disposed of.” Talk of “culling” pets sends a chill down my spine, because it treats pets as if they were objects, and not family members, or even life itself, for some people. This makes no sense at all. It’s as if the great crisis of the pandemic truly affects all of “humanity,” but leaves animals behind. When the entire Internet is blowing up because of the precarious situation of babies in Shanghai, do you dare talk about your dog? There seems to me to be a great deal of uncertainty in the methods people are using to try to save their pets, and in recent interactions with security volunteers I have come to understand that they too are in a tough spot, and their usual warmth and friendliness have suddenly disappeared…I can’t imagine they will leave me a way out, so everything is up to fate (for both me and my dog).[6]

    @fanxi

    My main anxiety during epidemic is my cat, and next is the humanitarian disaster the epidemic is creating.

    One night, I learned that my building would be locked down for testing. Thanks a lot for the 2 + 7 [two days home isolation, 7 days restricted to the neighborhood]. That night, I began to worry frantically about what would happen to my cat if I tested positive, and all sorts of realistic and painful possibilities flashed through my mind. I realized I might lose my cat, that she might be culled, or if lucky she might stay in the apartment, where she might starve to death or be poisoned as a result of the sterilization…Everything depended on luck, but I knew I couldn’t count on luck, and that if one of these “what ifs” came to pass I would really fall apart.

    That night was the most stressful. After they did the tests, they madly disinfected the building entrance area, and I started asking for help from people in my local WeChat group, and quickly gathered a lot of information. I spent the evening on the phone calling any relative or friend I could think of, and put together three possibilities in case the scenario “I or my roommate tested positive” actually came to pass. I added a young lady I don’t know from the pet support group as someone who would take my cat, identified as a back-up a pet store owner from a store I often went to and who people said good things about in comment sections. At the same time, I also contacted two friends nearby in case the first two people also wound up locked down or in quarantine. I was almost ready to take them my cat even before the text results came back.

    Finally the test came back negative, and I felt as relieved as if I’d been spared the grim reaper.

    @miaoxiang

    I have a friend with positive cases in her neighborhood, and she has a pet. She was worried that if she tested positive, her pet might be “disposed of,” so she started looking for a someone to keep the pet, and got in touch with me. My first reaction was to help her out, but after talking on the phone, I hesitated, because I thought I would worry that if she tested positive, then her pet might be sick too, which might infect our two pets. Also, I don’t live alone, and there are people in my house who are not vaccinated, so all of this might affect them…

    So my decision at that time was, let's try to get answers to some of these questions and see how authorities are going to handle things. I asked her to make me a backup contact person, so that if she tests positive and needs to deposit her pet somewhere immediately, I can go pick it up to avoid it’s being put to death, and then figure out where ultimately to lodge it, or how to get it back home once everything is disinfected. But I would not take the pet before a positive test result...But I still felt uneasy with this, fearing that there might only be one chance, because I might get locked down too, and if I couldn’t leave my house then the pet’s very life might be directly affected by me because I did not make a timely decision.

    This is only one small example, and perhaps is not terribly representative, but what I want to say that everyone is making contradictory decisions like this at the present moment, in the course of which some people inevitably wind up being “selfish” and becoming indifferent people, which is the last thing our society needs, and everyone is afraid of becoming one of these people or running into one of these people.

    But where can we find courage? The courage to not make "selfish" decisions in the moment? The courage to take more risks, to have more empathy and concern for other people’s dilemmas? Does the courage come from personal goodness and generosity, or from somewhere else? I don't really know the answer, but I do know that calling on our courage is not enough, nor is our basic goodness enough. For example, under the extremely resource-poor environment and system of the Nanhui quarantine center,[7] everyone becomes an animal that only looks out for themselves, so where is the compassion? Such an environment and system can only bring out the "evil" in human nature.

    Rupture: Reality and the Internet are equally fractured

    @kongtiaoxulun

    Changning District, Shanghai

    14 days isolated at home (with two outings to buy food), lying flat and angry.

    My anxiety comes from my anger at the lousy government, and not from my personal circumstances. I’ve got enough to eat and drink, I live by myself and consume little, and I can play games at home, so I could go on like this indefinitely. But this is because I am lucky and have nothing to lose: no children who might be dragged off into quarantine by themselves at any moment, no relatives who need dialysis or chemo, no elderly parents who do not know how to use their cell phones to get food, no dogs and cats who might suddenly die at any moment, no factories that cannot pay taxes or wages, so no worries about any goods rotting in the warehouse…So as long as there is no sudden loss of water or electricity or damage to electrical appliances at home, life can go on as usual. But for other people to whom any one of these things happen, it’s a catastrophe. I try to relieve my anxiety by staying offline as much as possible, because after five minutes online I’m angry all day. The internet is full of lies designed to cover up what’s really going on, and I don’t really want to talk about it.

    @xiaoli

    Putuo District, Shanghai, home isolation for nine days, doing my best to stay normal.

    I wasn't anxious at the beginning because I've been in isolation before. This was in Beijing in 2020, which was the worst year of the epidemic. 2021, I was quarantined in Shanghai for more than one round of 2+12 [two days of home isolation, 12 days restricted to the neighborhood]. So, when the isolation started, I really wasn't all that worried.

    On April 1, delivery services stopped, but at that point I thought to myself, maybe it's just for a couple of days. However, things didn't get better, and on April 5, yesterday, when the results of the lockdown of Puxi were supposed to come out, I finally realized that things were far more serious than I had imagined, and my phone was blowing up with news. Because I've been eating a lot of chili oil and noodles lately, it aggravated my ulcer, and I really started to panic. I try to carefully distinguish my emotions, so I’m not angry per se, but I really fail to understand how things have turned out this way, it is beyond my imagination.

    Perhaps I am indeed a bit of a coward, in which case a really brave person might try to figure out the ins and outs of the situation, and decide on some way to express themselves and take action. But for the moment I'm just focusing on my daily life. From last night until now, I've been keeping myself busy through work and study. I turned off the notifications for several neighborhood WeChat groups, and only looked at them from time to time. I bury my head in the sand so as not to hear the sound of weeping, whether it comes from far away, next door, or from myself. I want to avoid getting overemotional, because the pandemic has already taken too many things from us, and we need to fight to keep what we have right now.

    @meiyangyang

    Baoshan District, at home for six days, gradually losing vitality.

    The feeling of being cut off started even before the lockdown, on March 29th, three days before the lockdown of Puxi.

    My WeChat group was already filled with panic about not being able to buy food in Puxi, and on the Internet there were even videos of fights in the grocery stores. Although my fridge was full, I still grabbed my shopping bags and went out. When I got to the farmers' market, I was surprised to find that there were plenty of vegetables, quite a lot of meat, and still a good variety of fruits. On my way home, I saw many elderly people standing in a long line in front of a dim sum store, as is often the case in Shanghai. What I noticed, though, is that there shopping bags were not overflowing like mine was.

    I was confused, because it seemed as if there were a great distance between the online world and real life. I rely on the Internet for information, but the information comes with extreme emotions. Real life seems more harmonious and measured, but that is because there is a lot you can’t see. Trying to find the middle ground has left me perplexed.

    Then came the story of the older women workers kicked out of their homes,[8] multiple incidents of people dying, cats killed because of the virus…This series of tragedies has continued until today, April 7. In addition to the incidents themselves, I am also very concerned about the role and attitude of netizens. If you pay attention, you will note that the comment sections fill up first with inhumane and extreme statements, and only later do friendlier and more rational voices appear and eventually take the high ground.

    Chatting with friends, we realized that we can’t find answers to all of our questions in our online bubbles, because the online world seems to be divided into two camps in a sort of intellectual or cultural war, while I and a lot of people who do not look too much different from me occupy opposite ends of the spectrum.

    Expectations: Expectations from the world turn into “destruction”

    @ Ihadalittletodrink

    “Our answer to the world: Cats and Dogs

    Our expectations of the world: Destruction”[9]

    This is a joke that my friends and I used to share. This epidemic has not only shattered my image of Shanghai, but also activated my deep sense of pessimism. I often can’t help but think that we should just let the world destroy itself, because it is already hell. There is a lot of time when I just need to "go crazy" (google “crazy literature”[10]) to resist the emotional pressure resulting from the collision between my reason and the world’s absurdity.

    We talk a lot, but always avoid the things we really need to talk about. We also do a lot, but we are like ants running away from the Buddha’s feet. Being pessimistic is nothing to be ashamed of, and chicken soup and big words will not persuade me otherwise. You know, my friends, that we never wanted eternity or greatness, but only peace, health, a peaceful sleep—it would be enough to make life a little better.

    @Carol

    The things that this epidemic has revealed about society that makes me feel the most hopeless are the obvious gap between rich and poor and increasing class divisions. The "elites" living in high-end real estate next to the Huangpu River live in a completely different world from the "ordinary people" in their old and cramped dwellings, both in terms of living area and access to goods. The pandemic has put squarely before our eyes the income and power inequalities between rich and poor. So what people are saying online is that their dream is to make enough money to live in the high-end neighborhoods.

    But from the perspective of the healthy development of society as a whole, this is clearly not the way to go. If what everyone in society wants is to climb to the top and leave current reality behind, then this will be a cold society, without hope. When it is time to tackle difficult challenges together, the people of a society should join their strength to resolve the issue, and should engage in collective reflection—surely this is the way to maintain a society’s bottom line? This is how we protect those old people living in the back alleys who don’t know how to use cell phones, so that these marginal people do not starve to death in 2022. (What kind of society tells young people who can't get food to blame themselves for being incompetent, for not having resources or connections, or makes old people who can't use cell phones apologize for causing problems? This leaves me speechless).

    I saw something else that made me think: quarantine hospitals are looking for cleaning staff, whom they will pay 1200 RMB a day (approx. 190 US$), as long as they work for at least one month. Someone I work with, a big wig that lives by the river, goes in together with his neighbors to have refrigerated trucks bring food to their building, and the cheapest seafood meal is 1750 RMB (approx. 250 US$). It makes you sad, that the worst off among us do the hardest work for the least money, and everyone expects to better themselves through the money they earn, but a 12-hour day at the quarantine hospital does not earn enough to pay for the other guy’s meal. What is there to say? There’s no hope, let’s burn it down.

    It seems like people have lost faith in society. In the past we abandoned the idea of being citizens of the world to build our own prison behind a wall of nationalism. But now we don’t know what to tell people who are getting kicked in the face where to put their faith.

    @velvet

    A long time ago, I read about a movie called "The Platform," which is about a 333-story vertical giant prison, in which food is delivered from top to bottom by a moving platform. The inmates at the top obviously have access to the most food, and as the platform moves down, it is likely that everything will have been eaten. In order to survive, the inmates kill one other, and those at the top may well spit on the food, while the elderly, women, and children become completely vulnerable groups and are ruthlessly abused.

    When I saw this film, my feelings were that the story was cruel and cold, but I never thought that I would see it come to life. But here we see corgis and kittens ruthlessly slaughtered, working women driven out of their homes, critically ill patients and pregnant women without doctors and medicines, the elderly and the disabled unable to buy or receive food...each one more cruel and cold than the other. I can’t help but weep, get angry, or even curse.

    When a friend confided in me that “everyone has their 168 RMB (approx. 26 US$) bag of grievance vegetables 冤种蔬菜包, but I don’t deserve a single vegetable,” I felt like crying. I feel like no matter how hard I work to help how many people, it does no good. I detest this age where everyday people have to beg repeatedly for help, nor do I want to invest in extravagant dreams that tomorrow will be better than today, or next year better than this year. Because the fact of the matter is that “we thought that 2019 was the worst year, but it may turn out to be the best year of the next ten.”

    @AA

    Changning district, Shanghai, home isolation for 19 days (2+2+2+7+5+1, the version where I never leave the neighborhood)

    I guess I’m pretty lucky, in that “desperation” always seemed to belong to things coming from news far away, while in my part of the world there is anger and silence, which for the moment I feel to be better than desperation.

    My building is fairly cautious. At the outset they followed the lead of the neighborhood and locked down for three periods of two days each. During the last two-day lockdown, somebody tested positive, and the whole compound locked down for a week (so we created a WeChat group). Right after this came the five-day lockdown of Puxi, during which I had absolutely no opportunity to go out to buy food. We had more or less enough to eat, but virtually none of the old people in our neighborhood know how to order food on their cell phones, and after the Qingming holiday we were in the situation of “we don’t know how long the lockdown will go on” and “the neighborhood committee and the property owners have disappeared without a trace,” so on the initiative of the residents we put together a collective purchasing group.

    Since I have lived with my grandparents since I was little, I particularly sympathize with old people, and went out of my way to help some old folks in the group buy their food, and I even cooked for some of them. And because no one had any experience with group buying, I helped to design the online purchase form, with the number of our building as the image (the neighbors all called me “tech support”).

    But in fact, doing this things brought me no sense of achievement, and what happened was that more and more old people started to seek me out and ask for help, to the point that it got in the way of my work. There was even an old lady I had an argument with in the past because she mistakenly thought my dog had shit all over the place. I started to wonder if my “good deed” was really good. Was I not “aiding and abetting the wicked,” making some people increasingly reliant on others?

    For the moment I’m okay for food and drink, and I have some extra time, and my dog is healthy and happy, so I can do these “good deeds.” But if anything about this changes, how long can I keep it up? I’ve been observing my neighbors’ behavior over the past few days, and while there are many who are responsible and volunteer their services, there are others who do nothing but stick their hand out. Some talk a good game but when it is time to work shut up and sit on the sidelines, while others constantly suck up to the people who started the group…Sometimes I really think, “to hell with it!”

    Notes

    [1]青年志, “让上海被看见,让“求救”被延续,” published online on April 8, 2022.

    [2]Translator’s note: These are online retail stores, the rough equivalent of Amazon.

    [3]Translator’s note: The traditional “tomb sweeping” festival, where everyone is meant to clean the area around their ancestors’ place of burial.

    [4]Translator’s note: This appears to be an on-campus 7-11 that also sells school supplies.

    [5]Translator’s note: “Revenge eating” is perhaps like “make-up sex.”

    [6]Translator’s note: This is a play on words, since the word for “dog” can also mean “unworthy” or “mean,” as in the English expression "a dog's life."

    [7]Translator’s note: This center has been widely derided for its disorganization and lack of supplies.

    [8]Translator’s note: The reference is to older women workers who were working at some distance from their homes and were not allowed back into their buildings after lockdown. See here for more information (in Chinese).

    [9]Translator’s note: This is surely an Internet reference, but I could not locate it.

    [10]Translator’s note : This refers to the practice of sending over the top messages online, suggesting that you are about to become insane. Apparently this started when someone was trying to get a refund online and eventually was driven to distraction and sent such a message, after which they immediately received the refund. See here for more information (in Chinese).

    Không có nhận xét nào