Header Ads

  • Breaking News

    Sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài hưởng ứng sự kiện ‘treo biểu ngữ trên cầu Tứ Thông’




    Sinh viên quốc tế bắt đầu dán nội dung biểu ngữ bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh trên bảng thông báo của khuôn viên trường đại học của họ.


    Sau sự kiện treo biểu ngữ đòi tự do chống độc tài ở cầu Tứ Thông, Bắc Kinh, sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài không còn im lặng nữa, một số người đã dán nội dung biểu ngữ bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh trên bảng thông báo của khuôn viên trường đại học của họ.

    Sau cuộc đàn áp đẫm máu của ĐCSTQ đối với phong trào dân chủ của sinh viên đại học vào tháng 6 năm 1989, hầu như không có sự kiện nào có sức ảnh hưởng phản kháng lại chế độ độc tài chuyên chế của ĐCSTQ trong các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc.

    Giờ đây, khi quy định nắm quyền lực tối cao của ĐCSTQ 5 năm một lần bị thay đổi, một người đàn ông Trung Quốc tên là Bành Lập Phát đã treo hai khẩu hiệu chống độc tài, đòi tự do trên thành cầu Tứ Thông của Bắc Kinh vào Beijing banner protester lauded as China’s new Tank Man, or ‘Bridge Man’ ngày 13 tháng 10. Một trong những biểu ngữ treo trên thành cầu viết: “Không cần axit nucleic mà cần lương thực, không cần phong tỏa mà cần tự do, không cần dối trá mà cần tôn nghiêm, không cần Cách mạng Văn hóa mà cần cải cách, không cần lãnh tụ mà cần bầu cử, không muốn làm nô lệ mà làm công dân”. Một khẩu hiệu khác kêu gọi phế truất ông Tập Cận Bình.

    Sự kiện treo Biểu ngữ trên Tứ Thông là một sự kiện phản đối chính quyền có ảnh hưởng lớn sau phong trào dân chủ “ngày 4 tháng 6” năm 1989. Và người treo biểu ngữ Bành Lập Phát được gọi là một dũng sĩ.

    Sau sự kiện này, chính quyền TQ đã đàn áp mạnh mẽ và hạn chế phổ biến thông tin, những từ như “cầu Tứ Thông”, Hải Điến, “dũng sĩ”, và thậm chí “Bắc Kinh” và các từ khác đã bị cấm tìm kiếm, còn từ “biểu ngữ”, “khẩu hiệu” cũng trở thành những từ nhạy cảm. Dưới sự đàn áp mạnh mẽ, các trường đại học của Trung Quốc đã im hơi lặng tiếng, nhưng sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài không im lặng. Họ muốn “cho toàn thế giới biết thái độ của họ”.

    Từ một số bức ảnh lan truyền trên Internet có thể thấy rõ điều này, áp phích và khẩu hiệu hưởng ứng sự kiện Cầu Tứ Thông và lên án chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lần lượt xuất hiện tại các trường Đại học như: Đại học College London, Đại học Central Saint Martins ở London; Đại học Michigan, Viện Công nghệ California, Đại học Stanford, Đại học Illinois tại Urbana-Champaign của Mỹ, hay trong khuôn viên của hàng chục trường đại học quốc tế như Đại học Toronto ở Canada, Đại học Ngoại ngữ Busan ở Hàn Quốc…

    Epoch Times cho biết, về vấn đề này, một người dùng Twitter viết: “Có sinh viên đại học tham gia là có hy vọng thay đổi Trung Quốc. Vì các bạn trẻ có kiến ​​thức và có hành động”.

    Nhà bình luận chính trị hiện tại Giang Phong cho biết trên kênh YouTube của mình vào ngày 13 tháng 10 rằng, ngọn lửa bốc cao khi mọi người gom củi đốt, ở Trung Quốc không thiếu những cuộc biểu tình được “tổ chức và lên kế hoạch”, nhưng lại thiếu những người hưởng ứng.



    Ông cho rằng, ĐCSTQ đã khó có thể duy trì do những rắc rối bên trong và bên ngoài.

    Không có nhận xét nào