Header Ads

  • Breaking News

    Trần Hiếu Chân -Cam Ranh: con chốt quan trọng trong thế trận đối ngoại mới

    China military drill

    Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh, 

    Một cuộc tập trận bắn đạn thật của Hải quân và Quân đội Trung Quốc ở thành phố Trương Châu, tỉnh Phúc Kiến hôm 24/8

    Việt Nam chỉ thật sự phản tỉnh khi vượt qua được "nỗi sợ kinh điển" đối với Trung Quốc, để đẩy mạnh hơn nữa chính sách "đa dạng hóa". Mà một trong vấn đề cốt lõi của chủ trương "đa dạng hóa" tới đây chính là đẩy mạnh "quốc tế hóa" cảng Cam Ranh. 

    Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

    Ngày 24/8, theo tờ People's Daily của Trung Quốc, tàu sân bay Sơn Đông cùng nhóm tàu chiến đang diễn tập trên Biển Đông. Một video công bố cùng ngày được tờ này đăng lại sau khi Hạm đội Biển Nam của Quân đội Trung Quốc (PLA) chính thức đưa lên WeChat. Hình ảnh cho thấy máy bay chiến đấu J-15 cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay Sơn Đông. Cuộc tập trận kéo dài cả tuần lễ được cho là để thử sức mạnh tác chiến của quân đội trong điều kiện chiến trường giả định. 

    Chinese soldiers

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Binh sỹ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật hôm 24/8

    Video cũng cho thấy tham gia tập trận còn có khu trục hạm có tên lửa dẫn đường loại 052D. Theo thông tin từ PLA, khu trục hạm này được trang bị radar chống tàng hình hiện đại và có chỗ đỗ máy bay trực thăng. 

    Ngoài ra còn có tàu hậu cần Chaganhu, khu trục hạm loại 055 được coi là hiện đại nhất của Trung Quốc, chỉ sau lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ. Chiến khu Miền Nam của PLA cho biết các phi công của Hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập bắn đạn thật.

    China's type 055 guided-missile destroyer Nanchang sails during the naval exercise Joint Sea-2021 on October 19, 2021 in the Western part of the Pacific Ocean.

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Một khu trục hạm loại 055 có tên lửa dẫn đường của Trung Quốc trong một cuộc tập trận hồi tháng 10/2021

    Trung Quốc tập trận với Thái Lan

    Từ 14 - 19/8, theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), Trung Quốc đã cử các loại máy bay quân sự tới Thái Lan để tham gia cuộc tập trận chung, nhằm "làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác thực tế" giữa hai binh chủng. Lực lượng không quân hai nước Trung Quốc và Thái Lan là các bên tổ chức cuộc tập trận mang tên "Falcon Strike 2022" (Chim ưng tấn công 2022), tại Căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan Udorn, bắt đầu từ Chủ nhật tuần trước. 

    Cuộc diễn tập được tổ chức khi căng thẳng trên eo biển Đài Loan gia tăng từ chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Nhưng theo Phó Thống chế Thái Lan Prapas Sornjaidee, các cuộc tập trận "Falcon Strike 2022" không liên quan gì đến tình hình Đài Loan cả. Cuộc tập trận đã được lên kế hoạch trước hai năm và nó đang được tiếp tục trong năm thứ năm.

    Đáng chú ý là, lần đầu tiên có sự xuất hiện của tiêm kích bom JH-7A (phiên bản cải tiến của JH-7) do Trung Quốc triển khai. "Cuộc tập trận chung nhằm mục đích tăng cường tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa lực lượng không quân hai nước, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác thiết thực và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Thái Lan", thông cáo của Bộ Quốc phòng TQ viết. 

    Việt Nam sắm vũ khí không thôi chưa đủ

    Từ đầu hè năm 2022 này, giới chuyên gia đã cảnh báo về hai sự kiện chấn động an ninh khu vực và toàn cầu: Trung Quốc động thổ xây căn cứ Hải quân Ream tại Campuchia (8/6) và cho hạ thủy Tàu sân bay Phúc Kiến (17/6). 

    Tuy nhiên, điều kỳ lạ là Việt Nam hầu như không có phản ứng công khai rõ rệt. Giới phân tích đặt câu hỏi, có phải Việt Nam vẫn "kê cao gối ngủ" hay đang ngấm ngầm chuẩn bị để đối phó với môi trường an ninh đang ngày càng xấu đi trong thời gian gần đây?

    General view of the launching ceremony of China's third aircraft carrier, the Fujian, named after Fujian Province, at Jiangnan Shipyard

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Hàng không mẫu hạm Phúc Kiến (đặt theo tên tỉnh Phúc Kiến), chiếc thứ ba của Trung Quốc, được khánh thành hôm 17/6/2022

    Truyền thông quốc tế vừa tiết lộ, một phái đoàn cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ đến Israel vào tháng 9 tới cho một thương vụ mua sắm thiết bị quân sự. Phái đoàn của Việt Nam, do Phó tư lệnh lực lượng không quân và người đứng đầu lực lượng phòng không dẫn đầu sẽ thăm Israel, với tư cách khách mời của Israel Aerospace Industries (IAI - Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel) để thúc đẩy việc mua ba hệ thống phòng thủ tên lửa Barak 8 trị giá 500 triệu USD, báo Haaretz của Israel đưa tin hôm 18/8.

    Barak 8 do Israel (IAI) và Ấn Độ kết hợp phát triển, được thiết kế để bảo vệ trước các mối đe dọa từ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm, và có thể được triển khai trên đất liền hoặc trên biển. Bài của Haaretz trích nguồn tin trong ngành công nghiệp này cho biết Israel đã ký kết các thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD với Việt Nam, đáng chú ý là việc thành lập nhà máy trị giá 100 triệu USD tại Việt Nam để lắp ráp súng trường tấn công Tavor.

    Ngoài ra, Công ty Cellebrite của Israel cũng bán các công cụ hack điện thoại di động cho Bộ Công an Việt Nam. Một công ty khác của Israel là Verint đã cung cấp hệ thống giám sát và tình báo trong hơn 20 năm qua cho lực lượng an ninh Việt Nam, với doanh thu trị giá khoảng 30 triệu USD.

    Cần thêm "củ cà rốt" cảng Cam Ranh 

    on January 3, 2014 shows the Vietnamese Navy's first submarine class Kilo 636 (C) named 'Hanoi' being released into the sea from a Netherland's transporting ship Rolldock Sea at Cam Ranh Bay in central Vietnam.

    Nguồn hình ảnh, AFP

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam, mang tên 'Hà Nội' được hạ thủy ở Vịnh Cam Ranh hồi 2014

    Vũ khí hiện đại dù mua sắm thêm nhưng chắc chắn là chỉ để phòng thủ. Người ngoại đạo cũng hiểu được rằng, riêng một mình Việt Nam không thể nào đối phó nổi với Trung Quốc, như một tờ báo Hong Kong có lần đã phân tích: "Át chủ bài của Việt Nam là quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, thu hút tiềm lực phương Tây để làm đối trọng với Trung Quốc" 

    Tiến sĩ David Scott từ Đại học Brunel London đã có ba đầu sách về Trung Quốc, từng nói với BBC Việt ngữ từ năm 2009: "Việt Nam thận trọng không muốn làm Trung Quốc quá mất lòng, nhưng cũng phải sẵn sàng đem quyền tiếp cận cảng Cam Ranh ra như củ cà rốt quân sự - thương mại, trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông đang ngày một gia tăng". 

    Quốc tế hóa cảng Cam Ranh thật ra là chuyện "xưa như Diễm"!

    Những diễn tiến của chính trị quốc tế từ đầu năm đến nay khiến cho thế giới đang dịch chuyển từ trạng thái đa cực với nhiều cường quốc sang trạng thái tiệm cận lưỡng cực, được chi phối gần như toàn bộ bởi Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

    Sự trở lại của cạnh tranh nước lớn đã được xác lập một cách rõ nét với các chiến tuyến chính, thu hẹp đáng kể dư địa cho những chính sách trung dung, khiến việc duy trì thế cân bằng giữa các nước lớn trở nên khó khăn hơn nhiều so với hai thập niên trước đây.

    Trong một thời gian tương đối dài, các khẩu hiệu như "đa phương hoá, đa dạng hoá" hay "làm bạn với tất cả" đã phản ánh khá đầy đủ đường lối đối ngoại của Việt Nam. 

    Tuy nhiên, khi đất nước đang "tứ bề thọ địch" như hiện nay, Hà Nội phải cần những khẩu hiệu và "từ khoá mới" để hành động. Việt Nam sẽ ngày càng phải khai thác nguồn tài nguyên hữu hạn của mình một cách hiệu quả hơn để có thể bảo vệ và thúc đẩy tốt hơn các lợi ích quốc gia cốt lõi trong một thế giới ngày càng bất định và nguy hiểm. Cam Ranh là một trong những tài nguyên có giá trị như thế! 

    Thời gian làm việc cho chiến tranh

    Thời gian đang làm việc cho chiến tranh! Không còn bao nhiêu khoảng trống nữa cho những lễ lạt rổn rảng và các tuyên bố đại ngôn. Sống hay chết của Việt Nam lúc này là xốc lại nội trị để cả nước đứng trên một chiến tuyến, và cùng với việc ấy là sắp xếp lại thế trận đối ngoại. Cảng Cam ranh sẽ là con chốt quan trọng trong thế đối ngoại mới ấy!

    Trước sau, Cam Ranh sẽ thành vấn đề nóng vì ít nhất 3 lý do thời sự sau đây. 

    Thứ nhất, theo tin từ báo chí trong nước, ngày 16/8, tại TP HCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa chủ trì Hội thảo khoa học "Lý luận - thực tiễn về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". Trước đó, ngày 20/7, tại thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc…" cũng đã chủ trì "Hội thảo khoa học lý luận - thực tiễn về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". 

    Nội dung các cuộc họp trên không được đăng tải công khai. Tuy nhiên, tại hai diễn đàn về quốc phòng kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn như vậy, các cơ quan có trách nhiệm không thể không bàn thảo những biện pháp cấp bách cũng như lâu dài để đối phó với thế trận an ninh bất định và có nhiều rủi ro. 

    Từ trước tới nay, kiến nghị để Việt Nam trở thành "điểm quá cảnh" cho các đội tàu nước ngoài là một trong những biện pháp được đề cập nhiều. Cần đẩy mạnh chủ trương: Cảng Cam Ranh là cơ sở dịch vụ hậu cần cho tất cả các nước trên thế giới trên tinh thần bình đẳng. Chủ quyền là của Việt Nam và Việt Nam có khả năng kiểm soát tình hình. 

    Thứ hai, việc Trung Quốc thành lập các căn cứ hải quân ở Campuchia là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm xây dựng một mạng lưới các cơ sở quân sự trên khắp thế giới nhằm hỗ trợ cho tham vọng trở thành bá chủ toàn cầu. Căn cứ ở Campuchia sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng viễn chinh trong khu vực. Nay nếu Việt Nam đưa ra những phản ứng yếu ớt thì sẽ gợi mở những cám dỗ khác cho Trung Quốc, hiện đang ngày càng quyết đoán thúc đẩy các hợp tác tương tự như với Campuchia. 

    Thứ ba, những chuyến thăm thường xuyên gần đây của các tàu chiến từ các nước khác nhau đang đặt ra khả năng Việt Nam hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ cho các tàu hải quân nước ngoài. Riêng năm 2022 này, dư luận chú ý đến tàu hải quân Pháp đã cập cảng quốc tế Cam Ranh ngày 1/3/2022 và gần đây hơn, ngày 28/6/2022 là ba tàu hải quân Nga cũng đã đến thăm cảng Cam Ranh.

    Kịch bản có thể diễn ra theo như nhà nghiên cứu Iskander Rehman từ Viện Brookings: "Việt Nam có thể duy trì sự linh động chiến lược tốt hơn nếu tiếp tục giữ cân bằng giữa Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc bằng cách cho quyền cập cảng theo nguyên tắc tạm thời và ngắn hạn".

    Chuyên gia người Úc về Việt Nam Carlyle Thayer cũng bày tỏ, hiện Mỹ quan tâm đến "địa điểm hơn là căn cứ", nghĩa là Mỹ sẽ không thuê Cam Ranh, nhưng muốn được tiếp cận các hải cảng khi cần thiết. 

    https://www.bbc.com


    Không có nhận xét nào