Võ Thái Hà tổng hợp
Các vụ pháo kích mới cản đường đoàn thanh tra LHQ tới nhà máy hạt nhân Ukraine
01/9/2022
Phái đoàn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Các cuộc pháo kích gần khu phức hợp nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine đã khiến chuyến thăm theo kế hoạch của các chuyên gia LHQ tới địa điểm này bị trì hoãn một giờ hôm 1/9, nhưng trưởng nhóm cho biết họ vẫn quyết tâm thực hiện việc kiểm tra an toàn, theo Reuters.
Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau cố tình phá hoại việc phái đoàn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tới nhà máy ở phía nam miền trung Ukraine, do lực lượng Nga kiểm soát nhưng do các nhân viên Ukraine điều hành.
Công ty hạt nhân nhà nước Ukraine Energoatom cho biết đoàn xe của IAEA đang ở một trạm kiểm soát của Ukraine cách tiền tuyến khoảng 20 km và đang chờ tình hình gần nhà máy trở nên an toàn hơn.
Trước đó, Energoatom cho biết các cuộc pháo kích của Nga đã buộc một trong hai lò phản ứng đang hoạt động tại địa điểm này phải đóng cửa, trong khi Moscow cho biết họ đã ngăn cản nỗ lực chiếm giữ nhà máy của Ukraine.
Một phóng viên Reuters tại thị trấn Enerhodar do Nga kiểm soát gần đó cho biết một tòa nhà dân cư đã bị pháo kích, buộc mọi người phải ẩn nấp trong tầng hầm.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow đang làm mọi cách để đảm bảo rằng nhà máy có thể hoạt động an toàn, và để các thanh sát viên của IAEA có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Các điều kiện tại nhà máy hạt nhân này, nhà máy lớn nhất châu Âu, đã không ổn định trong nhiều tuần, với việc Moscow và Kyiv thường xuyên lời qua tiếng lại đổ lỗi cho các cuộc pháo kích ở khu vực lân cận và làm dấy lên lo ngại về thảm họa phóng xạ kiểu Chornobyl.
Ông Rafael Grossi, Giám đốc IAEA, nói với các phóng viên vào sáng sớm ngày 1/9 tại thành phố Zaporizhzhia, cách nhà máy 55 km, rằng ông nhận thức được “hoạt động quân sự gia tăng trong khu vực” nhưng sẽ ấn định trước kế hoạch đến thăm cơ sở này và gặp gỡ các nhân viên của nhà máy.
Ông Grossi, người đứng đầu phái đoàn, cho biết: “Đã đi được đến đây, chúng tôi không dừng lại”.
Các quan chức Ukraine hoan nghênh chuyến thăm của phái đoàn IAEA, bày tỏ hy vọng rằng chuyến thăm sẽ giúp cho việc phi quân sự hóa nhà máy. Họ nói rằng Nga đã sử dụng nhà máy này như một lá chắn để tấn công các thị trấn, biết rằng lực lượng của Kyiv sẽ khó có thể bắn trả.
Họ cũng cáo buộc các lực lượng Nga đã pháo kích vào nhà máy, điều mà các quan chức Nga phủ nhận.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS dẫn lời giới hữu trách Nga cho biết các khu dân cư ở thị trấn Enerhodar - nơi có nhà máy Zaporizhzhia - hứng chịu những đợt pháo kích “khủng khiếp” từ quân đội Ukraine trong đêm.
LHQ: Trung Quốc có thể đã phạm tội chống lại loài người ở Tân Cương
01/9/2022
Bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR).
Người đứng đầu cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 31/8 cho biết trong một báo cáo rằng “việc giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử” của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) và những người Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương của nước này có thể cấu thành tội ác chống lại loài người, Reuters loan tin.
Bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR), người đã phải đối mặt với chỉ trích từ một số nhà ngoại giao và các nhóm nhân quyền vì quá mềm mỏng với Trung Quốc, công bố báo cáo này chỉ vài phút trước khi nhiệm kỳ 4 năm của bà kết thúc. Bà đến thăm Trung Quốc vào tháng 5/2022.
Văn phòng Nhân quyền LHQ cho biết trong báo cáo dài 48 trang rằng “các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã được thực hiện” ở Tân Cương “trong bối cảnh chính phủ áp dụng các chiến lược chống khủng bố và chống ‘chủ nghĩa quá khích’”.
“Mức độ giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với các thành viên người Uyghur và các nhóm chủ yếu là người Hồi giáo khác ... có thể cấu thành tội phạm quốc tế, đặc biệt là tội ác chống lại loài người”, văn phòng LHQ cho biết.
Cơ quan này khuyến nghị chính phủ Trung Quốc thực hiện các bước nhanh chóng để trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ trong các trung tâm đào tạo, nhà tù hoặc cơ sở giam giữ.
Văn phòng cho biết: “Có những dấu hiệu đáng tin cậy về việc vi phạm quyền sinh sản thông qua việc cưỡng chế thực thi các chính sách kế hoạch hóa gia đình kể từ năm 2017”.
Các nhóm nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh có những hành vi ngược đãi đối với người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi với số lượng khoảng 10 triệu người ở khu vực phía tây Tân Cương, bao gồm cả việc sử dụng lao động cưỡng bức hàng loạt trong các trại giam giữ. Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc diệt chủng.
Trung Quốc phủ nhận bất kỳ hành vi xâm hại nào ở Tân Cương và đưa ra phản hồi dài 131 trang đối với báo cáo của LHQ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân mô tả báo cáo của LHQ là “hoàn toàn bất hợp pháp và vô hiệu”.
Ông Uông nói trong cuộc họp báo hôm 1/9 tại Bắc Kinh: “Điều này một lần nữa chứng minh rằng OHCHR đã trở thành tên côn đồ và kẻ đồng lõa của Mỹ và phương Tây”.
Phát biểu trước khi báo cáo được công bố, ông Trương Quân (Zhang Jun), Đại sứ Trung Quốc tại LHQ ở New York, cho biết Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối. Ông nói rằng người đứng đầu nhân quyền của LHQ không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Ông Trương nói với các phóng viên hôm 31/8 rằng: “Tất cả chúng ta đều biết rõ rằng cái gọi là vấn đề Tân Cương là một lời nói dối hoàn toàn bịa đặt vì động cơ chính trị và mục đích của nó chắc chắn là phá hoại sự ổn định của Trung Quốc và cản trở sự phát triển của Trung Quốc”.
Ông nói: “Chúng tôi không nghĩ nó sẽ mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, nó chỉ đơn thuần làm suy yếu sự hợp tác giữa LHQ và một quốc gia thành viên”.
Nga tổ chức tập trận quy mô lớn ở Viễn Đông
Trong bối cảnh Điện Kremlin phải chật vật tìm đủ quân nhân để gửi đến Ukraine, quân đội Nga đang thiếu lính trầm trọng. Nhưng điều đó không ngăn được họ tổ chức cuộc tập trận chung 4 năm một lần mang tên Vostok ở quân khu miền đông của Nga, vốn sẽ khai mạc vào thứ Năm. Sự kiện này có sự tham dự của 50.000 quân nhân, 140 máy bay và 60 tàu chiến, mặc dù không ai biết được con số chính xác từ Nga.
Sự tham gia của Trung Quốc và hàng chục nước khác, trong đó có Ấn Độ, được Điện Kremlin coi là một chiến thắng ngoại giao. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ tiến hành tập trận với Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Biển Nhật Bản, sau khi đã lần đầu tiên tập trận chung vào tháng 10. Nhưng Trung Quốc cũng tỏ ra thận trọng khi không đáp ứng yêu cầu viện trợ vũ khí và đạn dược để phục vụ cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
EU lập văn phòng đại diện ở Thung lũng Silicon
Vào thứ Năm, Ủy ban Châu Âu sẽ mở văn phòng đầu tiên của họ tại San Francisco — một dạng phái đoàn ngoại giao để làm việc trực tiếp với các công ty ở Thung lũng Silicon. Đây là một động thái kịp thời khi EU chuẩn bị thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số và Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, hai đạo luật Internet đầy tham vọng được Nghị viện châu Âu thông qua hồi tháng Bảy. Gerard de Graaf, người giám sát việc soạn thảo luật, sẽ đứng đầu văn phòng San Francisco.
Liệu ông có được coi là đại diện đặc mệnh toàn quyền của EU hay không là một câu hỏi khác. Các công ty như Alphabet, Apple và Meta có thể muốn đàm phán trực tiếp với Brussels, nơi họ có sẵn một đội quân vận động hành lang. Dù thế nào, văn phòng mới đánh dấu việc chính thức hóa một hiện thực mới. Trên nhiều phương diện, các tập đoàn công nghệ không khác gì các quốc gia ảo khổng lồ và do đó nên được đối xử như một đất nước. Điều đó bao gồm duy trì quan hệ ngoại giao.
Úc muốn tăng nhập cư để bù đắp cho thời gian đại dịch
So với các nước giàu khác, Úc đặc biệt phụ thuộc vào người nhập cư: gần một phần ba dân số 26 triệu người của nước này sinh ra ở nước ngoài. Nhưng giờ đây họ cần nhiều hơn thế, sau khi có ước tính cho thấy 600.000 người nhập cư đã không thể đến Úc do các chính sách phong tỏa trong đại dịch, theo tổ chức kinh tế CEDA. Úc mở cửa biên giới từ tháng 2, và tỷ lệ thất nghiệp hiện tại của họ chỉ ở mức 3,4% khi các công ty không thể tìm đủ nhân công. Hôm nay chính phủ Công đảng, mới nhậm chức vào tháng 5, sẽ gặp gỡ các công đoàn và giới vận động hành lang để thảo luận về thị trường lao động đang rất nóng của Úc.
Thủ tướng Anthony Albanese có thể tăng hạn ngạch cho người di cư lâu dài từ 160.000 lên 200.000 người/năm. Các quy định này thường không gây nhiều tranh cãi, trong đó thị thực lao động được phân phối theo một hệ thống tính điểm có cân bằng giữa tính cởi mở và tính chọn lọc. Song số hồ sơ thị thực tồn đọng hiện tại đang khiến người nhập cư không thể trở lại Úc nhanh như mong muốn. Để trở về các con số như trước, Úc cần ít nhất đến năm 2024.
Tranh cãi chính trị về rượu ở Ấn Độ
Kiếm ra một chai rượu ở thủ đô Ấn Độ không hề dễ. Trong tháng qua, hầu hết các cửa hàng rượu tư nhân đã phải đóng cửa khi giới chức theo đuổi cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào chính sách rượu mới của thành phố. Dù vậy rượu sẽ được bán trở lại từ thứ Năm ở các cửa hàng quốc doanh. Đây là tin vui cho những người nghiện rượu, nhưng là một sự thất vọng cho Đảng Aam Aadmi (AAP) cầm quyền ở thành phố Delhi vốn đang nổi lên như một lực lượng đối lập đáng kể với Đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền của Ấn Độ.
AAP kỳ vọng việc tư nhân hóa ngành bán rượu và đưa ra chính sách tiêu thụ đặc biệt mới sẽ làm sạch lĩnh vực này và tăng thu thuế. Nhưng BJP cáo buộc các lãnh đạo AAP thu lợi cá nhân từ quá trình tư nhân hóa, dẫn đến lệnh cấm bán rượu một tháng qua. AAP đang hướng cuộc tranh cãi lên tầm quốc gia. Lãnh đạo Arvind Kejriwal của họ đã cáo buộc BJP tham nhũng và quảng cáo các loại rượu bất hợp pháp có thể gây chết người ở Gujarat, một bang có luật cấm rượu ở miền tây. Tất cả những điều này diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 12.
Mỹ hứa không để Iran thủ đắc võ khí hạt nhân
01/9/2022
Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cho phép Iran thủ đắc võ khí hạt nhân, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định với Thủ tướng Israel, Yair Lapid, hôm 31/8 trong lúc Tehran muốn có thêm các đảm bảo mạnh mẽ hơn từ Washington để vực dậy thoả thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc, theo Toà Bạch Ốc.
Israel phản đối việc quay lại với thoả thuận hạt nhân Iran 2015 mà trong đó áp đặt các hạn chế lên chương trình võ khí hạt nhân Iran để đổi lại Iran được Mỹ , EU, và Liên hiệp quốc dỡ bỏ chế tài.
Cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thoả thuận này vào năm 2018 và tái áp đặt các chế tài mạnh tay lên Iran khiến Tehran vi phạm các giới hạt nhân trong thoả thuận.
Tổng thống Joe Biden đã hứa sẽ vực dậy thoả thuận này trong khi bảo đảm an ninh của Israel, ‘kẻ thù không đội trời chung’ của Iran trong khu vực.
“Tổng thống nhấn mạnh cam kết của Mỹ không bao giờ để cho Iran thủ đắc một võ khí hạt nhân” trong cuộc điện đàm mà ông Biden và ông Lapid cũng có thảo luận về ‘các mối đe doạ do Iran đề ra’, Toà Bạch Ốc cho biết trong thông cáo.
Văn phòng Thủ tướng Israel nói đôi bên đã trao đổi sâu về các cuộc đàm phán liên quan đến một thoả thuận hạt nhân và về cam kết chung trong việc ngăn chặn Iran tiến tới một võ khí hạt nhân.
Ông Biden và ông Lapid hồi tháng 7 ký một cam kết chung bác bỏ võ khí hạt nhân của Iran, một sự chứng tỏ đoàn kết giữa hai đồng minh lâu nay chia rẽ vì vấn đề ngoại giao với Tehran. Tuy nhiên, tuần rồi Thủ tướng Israel tuyên bố nếu thoả thuận 2015 được vực dậy thì Israel sẽ không tuân thủ cam kết vừa ký.
Trung Quốc mô phỏng một cuộc tấn công vào tàu Hải Quân Mỹ
Ảnh minh họa: Hệ thống chống đổ bộ trên một bãi biển của đảo Kim Môn, Đài Loan. AFP
Một báo cáo của bộ Quốc Phòng Đài Loan, công bố ngày 01/09/2022, cảnh báo Trung Quốc đang tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội để tấn công vào Đài Loan, thậm chí thực hiện các cuộc tập trận “mô phỏng tấn công” vào tàu của Hải Quân Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, báo cáo, được trình bày trước Quốc Hội Đài Loan, cho biết trong các cuộc thao dượt, Trung Quốc đang mô phỏng các cuộc tấn công vào tàu của Hải Quân Hoa Kỳ, khi các tàu này tiến vào khu vực gọi là "chuỗi đảo đầu tiên". Khu vực này trải dài từ Nhật Bản qua Đài Loan, Philippines rồi tới Borneo, bao quanh các vùng ven biển của Trung Quốc.
Theo báo cáo nói trên, Trung Quốc có khả năng sử dụng lực lượng đặc nhiệm để phá hủy “đầu não" của hệ thống chỉ huy Đài Loan và làm hư hại các cơ sở hạ tầng. Lực lượng của Hoa Lục cũng có thể tiến hành các cuộc tấn công mạng để làm gián đoạn hệ thống liên lạc và chỉ huy. Đài Loan có thể phải đối mặt với nguy cơ Trung Quốc phong toả, cắt nguồn cung cấp năng lượng cho hòn đảo
Đài Loan bắn hạ một máy bay không người lái ở Kim Môn
Theo thông cáo của bộ Quốc Phòng Đài Loan hôm nay, 01/09/2022, lực lượng phòng vệ quần đảo Kim Môn đã bắn rơi một máy bay không người lái (drone) dân dụng, do thiết bị này di chuyển vào không phận của Đài Loan vào trưa nay.
Lực lượng Đài Loan cho biết máy bay không người lái, không rõ nguồn gốc, đã bị bắn hạ sau nhiều lần cảnh báo vô hiệu và không có phản hồi nào từ máy bay bay này. Hãng tin AFP cho biết đây là lần đầu tiên Đài Loan bắn hạ một máy bay không người lái trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc gia tăng.
Thời gian gần đây, Đài Loan cho biết đã ghi nhận nhiều máy bay không người lá, bay gần quần đảo Kim Môn, chỉ cách bờ biển Trung Quốc vài km. Ngày 30/08 vừa qua, lần đầu tiên Đài Loan đã bắn đạn thật để cảnh báo một drone, ngay sau khi tổng thống Thái Anh Văn ra lệnh cho quân đội thực hiện các “biện pháp đáp trả mạnh”, chống những hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Từ đầu tháng 8, Trung Quốc đã tăng cường tập trận tại eo biển Đài Loan để đáp trả chuyến thăm của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Theo Reuters, sáng hôm nay, phát biểu với các lực lượng vũ trang Đài Loan trước khi vụ việc xảy ra, bà Thái Anh Văn khẳng định Trung Quốc tiếp tục điều máy bay không người lái và sử dụng chiến thuật “vùng xám” để hù dọa Đài Loan,
Giám đốc công ty dầu khí Nga chết vì 'rơi từ cửa sổ'
Nguồn hình ảnh, KREMLIN
Chụp lại hình ảnh,
Ravil Maganov được Tổng thống Vladimir Putin trao giải thưởng thành tựu trọn đời vào năm 2019
36 phút trước
Chủ tịch tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Lukoil của Nga, Ravil Maganov, đã qua đời sau khi rơi từ cửa sổ bệnh viện ở Moscow, tin tức cho biết.
Công ty xác nhận cái chết của ông nhưng chỉ nói rằng Maganov, 67 tuổi, đã "qua đời sau một cơn bạo bệnh".
Truyền thông Nga cho biết ông đang được điều trị tại Bệnh viện Lâm sàng Trung ương ở Moscow và đã qua đời vì vết thương quá nặng.
Maganov là người mới nhất trong số các giám đốc điều hành doanh nghiệp cấp cao chết trong hoàn cảnh bí ẩn.
Cơ quan điều tra cho biết họ đang làm việc tại hiện trường để xác định ông chết như thế nào.
Hãng thông tấn Tass dẫn nguồn tin cho biết ông đã rơi từ cửa sổ tầng sáu, và sau đó nói thêm rằng ông đã tự kết liễu đời mình.
Ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, hội đồng quản trị Lukoil đã kêu gọi cuộc xung đột kết thúc càng sớm càng tốt, bày tỏ sự cảm thông với các nạn nhân của "thảm kịch này".
Chủ tịch tỷ phú của công ty, Vagit Alekperov, đã từ chức vào tháng Tư sau khi Vương quốc Anh áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ông ta nhằm đáp trả cuộc xâm lược.
Một số nhà tài phiệt trong lĩnh vực năng lượng của Nga đã chết trong những trường hợp bất thường trong những tháng gần đây:
Thi thể của Sergey Protosenya được tìm thấy cùng với vợ và con gái tại một biệt thự ở Tây Ban Nha vào tháng Tư
Một cựu phó chủ tịch của Gazprombank, Vladislav Avayev, được phát hiện đã chết cùng vợ và con gái trong căn hộ của họ ở Moscow, cũng vào tháng Tư
Vào tháng Năm, cựu tài phiệt của Lukoil, Alexander Subbotin, chết vì suy tim, được cho là sau khi tìm kiếm phương pháp điều trị thay thế từ một pháp sư.
Lukoil là công ty tư nhân lớn nhất của Nga.
Trong một tuyên bố, công ty cho biết nhờ vào tài năng quản lý của Maganov mà công ty đã phát triển thành một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới.
Ông bắt đầu làm việc cho công ty dầu khí tư nhân này vào năm 1993 và đảm nhiệm vị trí chủ tịch cách đây hai năm.
Không có nhận xét nào