Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ hai 12 tháng 9 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Anh Quốc: Nữ hoàng Elizabeth II và chuyến du hành cuối cùng

    Dân chúng đứng bên đường tại thị trấn Ballater (Scotland) chờ xe tang chở quan tài của Nữ hoàng Elizabeth II đi qua, ngày 11/09/2022. AP - Andrew Milligan 

    Ba ngày sau khi tạ thế tại lâu đài Balmoral ở Scotland, Nữ hoàng Elizabeth II, hôm nay, 11/09/2022, bắt đầu chuyến du hành cuối cùng: Quan tài của bà rời Balmoral để đến Ediimburg, chặng dừng đầu tiên trước khi trở về Luân Đôn cho ngày quốc tang 19/09.  

    Theo lịch trình, đoàn xe tang phải rời Balmoral, dinh thự nghỉ hè ưa thích của Nữ hoàng, lúc 10 giờ, và sẽ đi qua từng chặng, bắt đầu từ Ballater, ngôi làng gần lâu đài nhất, rồi qua Aberdeen, Dundee trước khi đến Edimburg, thủ đô Scotland tầm khoảng 16 giờ, sau một hành trình dài gần 300 km bằng đường bộ. Quan tài của bà sẽ được quàn một đêm tại phòng Ngai Vàng ở Holyroodhouse, dinh thự hoàng gia chính thức tại Scotland. 

    AFP dự kiến sẽ có đông đảo người tập hợp dọc theo đường đi của đoàn xe tang hoàng gia để kính cẩn chào lần cuối người đã trị vì vương quốc trong suốt 70 năm và 7 tháng qua. Với một sự hiện diện tuy quen thuộc và luôn trấn an nhưng nhiều bí ẩn, người đã đi xuyên mọi thời đại và bao cuộc khủng hoảng. 

    Đám đông được yêu cầu không ném hoa vào đoàn xe tang để không gây xáo trộn việc tổ chức chi li chuyến đi sau cùng này cho vị Nữ hoàng 96 tuổi, rất được thần dân Anh yêu mến. 

    Scotland mơ đến độc lập 

    Cũng theo AFP, nếu như việc Nữ hoàng ra đi là dịp để anh em hoàng tử William – Harry họp mặt sau hai năm quan hệ lạnh giá, thì sự kiện lại làm dấy lên mầm mống đòi độc lập tại xứ Scotland.  

    Hai đặc phái viên đài RFI, Clea Broadhurst et Jad El Khoury, có mặt tại Edimburg, có dịp trao đổi với một số người chủ trương độc lập.  

    « Đường xá tại Edinburg đã bị phong tỏa, cảnh sát giám sát ở khắp mọi nơi. Người ta có cảm giác thành phố đang chuẩn bị sẵn sàng : Quan tài của Nữ hoàng Elizabeth II sẽ an nghỉ tại đây vài ngày trước khi cử hành quốc tang cho người ở Luân Đôn. 

    Fraser và Ian, hai thanh niên trẻ, đang mơ tưởng đến một nước Scotland độc lập. Nếu như việc Nữ hoàng băng hà là điều đáng buồn, thì biểu tượng mà bà đại diện lại không như thế.  

    Fraser nói : "Đây không phải là một biểu tượng đúng, đó là một biểu tượng của người Anh, đúng thế, nhưng tôi nghĩ rằng nó có hại hơn là có lợi." 

    Ivan thì cho rằng "hơn nữa người ta có thể lập luận rằng đây là một biểu tượng áp bức và khác biệt giai cấp hơn nhiều thứ khác. Nền dân chủ của Scotland sẽ còn tốt hơn nữa nếu được độc lập." 

    Điều chắc chắn là đối với thế hệ trẻ hiện nay, cần phải thay đổi, phát triển, thậm chí là xóa bỏ chế độ quân chủ. Trong mọi trường hợp, Sophie không tôn trọng những gì Nữ hoàng đại diện. 

    Cô giải thích: "Tôi rất muốn tách thành hai nước. Tôi muốn rằng chúng tôi ngưng trả các khoản thuế, để rồi cuối cùng đi vào túi của họ để họ sống trong sự xa hoa tuyệt đối. Tôi thà đưa số tiền này cho những người thật sự cần đến. Nên giúp đỡ những người vào lúc vật giá ngày càng đắt đỏ. Chúng tôi trả số tiền này để thu lợi từ du lịch. Nhưng ở đây tại Scotland, tôi không nghĩ là người hưởng lợi nhiều đến thế từ ngành du lịch." 

    Quả thật, vương triều đóng góp theo một cách riêng cho nền kinh tế đất nước. Nhưng điều đó không quan trọng, bất kể là ai, Elizabeth, Charles hay William, đối với giới trẻ, hy vọng vẫn là một ngày nào đó được trở lại với Liên Hiệp Châu Âu. » 

    Tổng thống Biden đánh dấu ngày xảy ra vụ 11/9 

    11/9/2022 

    AP 

    Reuters 

    Ông Biden tại Lầu Năm Góc hôm 11/9.

    Ông Biden tại Lầu Năm Góc hôm 11/9. 

    Tổng thống Joe Biden hôm Chủ nhật phát biểu và đặt vòng hoa tại Lầu Năm Góc để kỷ niệm 21 năm ngày xảy ra vụ tấn công 11/9, Nhà Trắng cho biết.

    Tổng thống Joe Biden gợi nhắc lại phản ứng thống nhất của Hoa Kỳ đối với các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 của al-Qaida và thề sẽ "không bao giờ bỏ cuộc" khi đối mặt với các mối đe dọa khủng bố.

    Phát biểu của ông Biden về sự đoàn kết dân tộc nhân kỷ niệm 21 năm vụ tấn công trái ngược với những cảnh báo của ông trong những ngày gần đây về sự chia rẽ nguy hiểm trong xã hội Mỹ, bao gồm cả việc một số đảng viên Đảng Cộng hòa ủng hộ chương trình nghị sự của cựu Tổng thống Donald Trump gây ra mối đe dọa đối với nền dân chủ.

    11/9 hàng năm đánh dấu các cuộc tấn công khủng bố năm 2001 khi những kẻ không tặc chiếm quyền kiểm soát các máy bay thương mại và sử dụng chúng để đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Lầu Năm Góc và rơi xuống một cánh đồng ở Pennsylvania.

    Gần 3.000 người chết trong các cuộc tấn công của al-Qaida. Mỹ và các đồng minh phản ứng bằng cách phát động cuộc chiến ở Afghanistan.

    Đệ nhất phu nhân Jill Biden phát biểu hôm Chủ nhật tại Đài Tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 ở Shanksville, Pennsylvania.

    Phó Tổng thống Kamala Harris và phu quân tới thành phố New York để làm lễ tưởng niệm tại Đài tưởng niệm Quốc gia ngày 11 tháng 9.

    Quân Nga tháo chạy, Matxcơva phóng tên lửa phá hủy mạng lưới điện nước ở miền đông Ukraina

    Lực lượng cứu hỏa Ukraina dập lửa sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào một trạm điện ở Kharkiv, Ukraina, ngày 11/ 9/2022. AP - Kostiantyn Liberov 

    Trong khi quân đội Nga đang phải tháo chạy khỏi nhiều nơi ở miền đông và đông bắc Ukraina, ngay tối hôm qua 11/09/2022, Matxcơva đã cho phóng nhiều tên lửa nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự chiến lược, nhất là hệ thống điện và nước của nhiều thành phố nơi quân Nga thất trận, gây mất điện diện rộng ở miền đông Ukraina. 

    Một trong những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là Kharkiv, mà Kiev tuyên bố đã giải phóng khỏi quân xâm lược. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky giận dữ gọi đó là hành vi « khủng bố » của Nga. Trong khi đó, Oleg Nikolenko, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Ukraina, xem đó là « một hành động vô vọng sau những mất mát vô cùng lớn của quân Nga và sau vụ Nga phải rút quân khỏi miền đông Ukraina ». 

    Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan cho biết thêm chi tiết :

    « Tối Chủ Nhật (11/09), 11 tên lửa hành trình của Nga được phóng đi từ biển Caspi và rơi xuống các thành phố ở miền đông bắc và miền đông Ukraina. Những hỏa tiễn này nhắm đến các nhà máy điện và mạng lưới cơ sở hạ tầng cung cấp nước. Và thế là Kharkiv, thành phố trước chiến tranh có 1,5 triệu dân, đột ngột chìm trong bóng tối, chuyện tương tự cũng đã xảy ra ở các thành phố Soumy, Dnipro, Poltava, Kremenchuk, Zaporijjia, cũng như tại Kramatorsk ở vùng Donbass. 

    Ngay trong đêm qua, muộn hơn một chút, mạng lưới điện đã phần nào được khôi phục trở lại tại Soumy, Poltava và Dnipro, trong khi đó tại Kharkiv, một nhân viên đã thiệt mạng trong vụ oanh kích nhắm vào nhà máy điện của thành phố. 

    Tổng cộng, 9 triệu người, tức là một phần tư dân số Ukraina, đã bị mất điện và mất nước. Theo luật quốc tế, tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự bị xem là một tội ác chiến tranh. Thông tin vụ tấn công mới này đã làm cho rất nhiều người Ukraina bất bình trong khi mùa thu và mùa đông đang đến, và cũng gây nguy hiểm cho cả các bệnh viện. 

    Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cũng đã phản ứng rất gay gắt. Tối hôm qua, ông tuyên bố : nếu phải lựa chọn giữa việc không có khí đốt, không có ánh sáng, không có nước và không có các người (ý nói đến quân Nga), thì chúng tôi muốn không có các người hơn ». 

    Dự đoán cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

    Vào ngày 8 tháng 11, Mỹ sẽ tổ chức bầu cử để xác định một phần ba số ghế Thượng viện và tất cả 435 ghế của Hạ viện. Để dự đoán kết quả, mỗi ngày mô hình bầu cử của The Economist chạy 10.000 cuộc bầu cử mô phỏng dựa trên kết quả thăm dò ý kiến, nhân khẩu học, kết quả gây quỹ và thành tích lịch sử. Nó hiện cho thấy đảng Dân chủ có 77% khả năng sẽ nắm Thượng viện, trong khi đảng Cộng hòa có 74% khả năng đoạt lại Hạ viện.

    Chỉ mới vài tháng trước ai cũng nghĩ đảng Dân chủ sẽ mất cả hai viện. Nhưng rồi tòa án đảo ngược luật phá thai dựa trên phán quyến vụ Roe kiện Wade và Đảng Cộng hòa lựa chọn các ứng viên Thượng viện không quá ấn tượng. Còn đối với phe Dân chủ, họ đã thông qua một vài đạo luật và có thể sẽ hưởng lợi khi đà tăng lạm phát chậm lại.

    Dự đoán của The Economist có thể thay đổi. Đảng Cộng hòa có thời gian để bắt kịp. Và đừng quên trong cuộc bầu cử 2020, các cuộc thăm dò đều đánh giá quá cao số phiếu của đảng Dân chủ. Nhưng có một yếu tố mà phe Dân chủ áp đảo: gây quỹ. Trong gần như mọi cuộc đua Thượng viện đáng lưu ý, các ứng viên Dân chủ đều nhận được nhiều khoản quyên góp hơn đối thủ.

    Cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan ra tòa

    Kể từ khi bị cách chức vào tháng 4, Imran Khan đã trở thành người chỉ trích gay gắt chính phủ mới của Pakistan. Cựu thủ tướng đã tổ chức các cuộc biểu tình khổng lồ, kêu gọi bầu cử và đưa ra các thông điệp mạnh mẽ. Sự thẳng thắn đó khiến những người đang tại chức khó chịu và đem đến cho ông một loạt các cáo buộc hình sự. Vào thứ Hai các tranh luận cuối cùng trong một phiên tòa quan trọng về ông sẽ được tiếp tục.

    Trong phiên toà này, lãnh đạo đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf đối mặt với cáo buộc khinh miệt và khủng bố liên quan đến bài phát biểu hôm 20 tháng 8 của ông, trong đó ông đổ lỗi cho cảnh sát và thẩm phán về việc một trong những phụ tá của ông bị tra tấn.

    Bất chấp lũ lụt thảm khốc, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người và gây thiệt hại 30 tỷ đô la, nhiều người ở Pakistan vẫn say mê với vở kịch chính trị hiện tại. Nếu ông Khan bị kết án về bất kỳ tội danh nào, ông sẽ bị truất quyền ứng cử trong 5 năm. Dù luật lệ và quy trình có thể hạ gục ông, nhưng sự ủng hộ rộng rãi của người dân sẽ không hề bị suy giảm.

    Somalia trên bờ vực nạn đói

    Somalia đang ở giữa một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Tới nay đã có 1 triệu người Somalia phải bỏ nhà đi trong khi một số trẻ em chết đói. Trên lý thuyết, nạn đói được định nghĩa là khi ít nhất 20% hộ gia đình phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực cùng cực, 30% trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính và cứ 10.000 người thì có hai người chết mỗi ngày vì đói hoặc suy dinh dưỡng và bệnh tật. Tuần trước, một hội đồng độc lập bao gồm các chuyên gia của Liên Hợp Quốc, thành viên các tổ chức phi chính phủ và học giả, đã quyết định rằng Somalia vẫn chưa chạm các ngưỡng này. Song tình hình vẫn rất thảm khốc.

    Tuần trước, cao ủy nhân đạo của LHQ nói để ngăn chặn nạn đói cần có 1 tỷ đô la các khoản quyên góp mới, ngoài 1,5 tỷ đô la kêu gọi từ trước. Phần lớn lời kêu gọi 1,5 tỷ đã được đáp ứng. Hồi tháng 7, Mỹ cam kết giúp 476 triệu đô la. Nhưng cuộc nổi dậy của các nhóm Hồi giáo làm phức tạp các nỗ lực cứu trợ trong khi mưa sẽ giảm đi trong tháng tới. Do đó, nguồn hỗ trợ có thể sẽ không thể đến kịp.

    Chương trình nghiên cứu phòng chống ung thư của tổng thống Mỹ Biden

    Đã 60 năm kể từ khi tổng thống John F. Kennedy có bài phát biểu về tham vọng đưa người Mỹ lên mặt trăng. Để đánh dấu ngày kỷ niệm, vào thứ Hai tổng thống Joe Biden sẽ nêu ra tham vọng của ông cho một nỗ lực khác cũng đầy thử thách – chiến đấu với bệnh ung thư.

    Ông lần đầu tiên khởi động Sáng kiến Phát hiện Ung thư (tên tiếng Anh là Moonshot) vào năm 2016 với tư cách là phó tổng thống, một năm sau khi người con trai của ông, Beau, qua đời vì ung thư não. Chương trình cam kết gói ngân sách 1,8 tỷ đô la trong bảy năm để hỗ trợ nhiều nỗ lực khác nhau, chẳng hạn như cải thiện phương pháp điều trị, phát hiện và chăm sóc dựa theo hồ sơ từng bệnh nhân. Chính quyền Donald Trump đã cho tiếp tục chương trình này.

    Vào tháng 2, tổng thống Biden đã khởi động lại sáng kiến, đặt mục tiêu cắt giảm một nửa tỷ lệ tử vong vì ung thư vào năm 2047. Cải thiện khả năng sàng lọc bệnh nhân nguy cơ cao là rất cần thiết vì có tới khoảng 9,4 triệu xét nghiệm bị bỏ lỡ trong năm 2020 do đại dịch. Cuộc chiến chống ung thư là một chủ đề hiếm hoi cả hai đảng của Mỹ cùng đạt đồng thuận. Nhưng mặc dù quỹ công này mang tên của chiến dịch lên mặt trăng, quy mô của nó vẫn bé hơn rất nhiều so với chương trình mặt trăng của những năm 1960.

    Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ nói giá dầu có thể tăng vọt vào mùa đông 

    12/9/2022 

    Reuters 

    Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen.

    Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen. 

    Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen hôm Chủ nhật nói rằng người Mỹ có thể gặp phải tình trạng giá khí đốt tăng đột biến vào mùa đông khi Liên minh châu Âu cắt giảm đáng kể việc mua dầu của Nga.

    Bà nói thêm rằng đề xuất mức trần giá của phương Tây đối với xuất khẩu dầu của Nga được tiến hành để giữ giá trong vòng kiểm soát.

    "Đó là một rủi ro, và đó là rủi ro nên chúng tôi đang làm việc về mức trần giá để cố gắng xử lý", bà Yellen nói với CNN.

    Khả năng giá tăng lên vì "phần lớn” EU “sẽ ngừng mua dầu của Nga" và áp đặt lệnh cấm đối với các dịch vụ cho phép Nga vận chuyển dầu bằng tàu chở dầu, bà nói.

    Kế hoạch mức trần giá, vốn được các quốc gia giàu có G7 đồng ý, kêu gọi các nước tham gia từ chối bảo hiểm, tài chính, môi giới, hàng hải và các dịch vụ khác đối với dầu có giá cao hơn mức trần giá hiện chưa được xác định đối với dầu thô và sản phẩm dầu.

    Bà Yellen cho biết rằng mức trần giá là nhằm giảm doanh thu mà Nga có thể sử dụng để gây chiến ở Ukraine trong khi duy trì nguồn cung dầu của Nga để giữ cho giá toàn cầu giảm.

    Sự ủng hộ đối với Thủ tướng Nhật Bản trượt dốc vì vụ nhà thờ và quốc tang ở Abe

    Thủ tướng Nhật Bản

    Nguồn hình ảnh, Reuters

    Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy hôm thứ Hai, sự ủng hộ dành cho Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức.

    Nguyên nhân là do sự giận giữ của người dân về mối quan hệ của đảng cầm quyền với một giáo hội gây tranh cãi và một lễ tang cấp nhà nước cho cựu lãnh đạo Shinzo Abe, theo Reuters. 

    Sự ủng hộ chính phủ đã giảm xuống 41%, từ 47% trong một cuộc thăm dò trước đó vào cuối tháng Tám, xuống mức thấp nhất kể từ khi ông Kishida nhậm chức vào tháng Mười năm ngoái, giống với các cuộc thăm dò tương tự được công bố vào tuần trước và giảm từ 57% vào đầu tháng Bảy, cuộc thăm dò cho thấy.

    Theo cuộc thăm dò của nhật báo Asahi Shimbun, tỷ lệ những người không ủng hộ ông Kishida đã tăng lên 47% từ 39%.

    Các mối liên hệ với Giáo hội Thống nhất (Unification Church) được thành lập ở Hàn Quốc vào những năm 1950, ngày càng trở thành vấn đề đau đầu đối với ông Kishida kể từ ngày 8/7, khi ông Abe bị giết bởi một kẻ tình nghi đã đổ lỗi cho ông vì đã ủng hộ nhà thờ mà tên này cho rằng đã khiến mẹ anh ta phá sản. 

    Quyết định của ông Kishida tổ chức tang lễ cấp nhà nước cho ông Abe vào ngày 27/9 cũng đã làm dấy lên sự tức giận, cả về mối quan hệ của các nhà lập pháp Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của ông với nhà thờ - ông Abe cũng nằm trong số này - và quy mô quỹ dành cho nó.

    Tại quốc hội tuần trước, ông Kishida đã bảo vệ quyết định của mình về tang lễ cho ông Abe - thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản khi ông từ chức vào năm 2020, nhưng 64% người được hỏi cho biết họ không thể chấp nhận lý do của thủ tướng.

    Tờ Asahi cho biết, sự phản đối đám tang đã tăng lên 56% từ mức 50% vào tháng Tám. 

    Thủ tướng Nhật Bản trước đó đã chấp nhận chỉ trích rằng ông đã không giải thích đầy đủ lý do tại sao ông muốn tổ chức tang lễ cấp nhà nước cho cựu thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát. 

    Nhưng ông bảo vệ quyết định này - quyết định đã kéo sự ủng hộ ông xuống mức thấp nhất từ trước đến nay.

    Quyết định tổ chức tang lễ cho ông Abe của Thủ tướng Fumio Kishida vào ngày 27/9, do nhà nước chi trả, đã gây ra sự phản đối rộng rãi của công chúng, phần lớn là do những tiết lộ xuất hiện sau vụ ông Abe bị ám sát về mối quan hệ giữa đảng cầm quyền và một nhóm nhà thờ. Nhà thờ này đã phải đối mặt với chỉ trích vì nhiều lý do khác nhau trong những năm qua.

    Chỉ trích có thể tăng lên khi chi phí tang lễ đã lên tới 12 triệu USD và có khả năng còn tăng cao hơn nữa do các chi phí như an ninh cho các nghi lễ nước ngoài, những người dự kiến tham dự bao gồm Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Úc Anthony Albanese.


    Không có nhận xét nào