Header Ads

  • Breaking News

    Nga biến các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine thành con bài lũng đoạn năng lượng toàn cầu




    Ukraine là một trong số ít quốc gia hiểu được những rủi ro khốc liệt mà năng lượng hạt nhân có thể gây ra. Nhà máy điện Chernobyl chỉ cách thủ đô Kyiv vài giờ lái xe; mặc dù đó là một nhà máy điện đã ngừng hoạt động, song đây chính là nơi đã xảy ra vụ tai nạn hạt nhân có thể coi là khét tiếng nhất thế giới.

    Dù vậy, Ukraine chưa bao giờ từ bỏ khai thác sử dụng năng lượng hạt nhân, điển hình quốc gia này có bốn nhà máy hạt nhân riêng biệt và đang vận hành 15 lò phản ứng khác nhau. Đây được coi là quốc gia dựa vào năng lượng hạt nhân lớn nhất trên trái đất. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, các nhà máy này đã cung cấp 51% điện năng cho Ukraine vào năm 2020 – một nguồn năng lượng quan trọng đối với một quốc gia có thu nhập trung bình.

    Đó có thể coi là một nghịch lý trong thế giới hiện đại, khi mà một mặt loại năng lượng này đem lại rủi ro cực cao, mặt khác nó lại cũng đem lại sự ‘độc lập’ nhất định cho một quốc gia. Đầu năm nay, cuộc xâm lược của Nga đã khiến nhiều nước cân nhắc kỹ hơn về năng lượng hạt nhân, do thực tế địa chính trị của nhiên liệu hóa thạch. Đức là một ví dụ điển hình; hiện nước này đang cân nhắc về việc hoãn đóng cửa các nhà máy hạt nhân để tự lực trong việc loại bỏ khí đốt của Nga.


    Hiện nhiều quốc gia hơn đang đi theo cách thức mà Ukraine đã từng thực hiện trong nhiều năm qua. Khoảng một thập kỷ qua, trước những lo ngại về việc Moscow sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine, Kyiv đã lập kế hoạch chi hàng tỷ USD cho việc xây dựng các nhà máy hạt nhân mới.

    Song mặt trái của nó, có thể không phải do tự thân loại năng lượng này mang lại, mà là do nhân tâm của con người đối với việc sử dụng nó. Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu u, Zaporizhzhia, nằm ở đông nam Ukraine. Nó đã được lực lượng Nga nắm giữ từ tháng Ba, nhưng giao tranh gia tăng trong những tuần gần đây đã dẫn đến một mối quan ngại chưa từng có cho một thảm họa hạt nhân trong một cuộc chiến tàn khốc.

    Nga đã bị cáo buộc sử dụng nhà máy vẫn đang hoạt động và sản xuất năng lượng, làm nơi tổ chức chiến tranh.

    Tuần này, một nhân viên và một tài xế của nhà máy điện đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng cối bên ngoài cơ sở; điều này cho thấy mức độ gần với tiền tuyến của nhà máy này. Nhà máy hiện đang được duy trì hoạt động với một đội ngũ nhân viên, ít hơn 10% lực lượng lao động thông thường để vận hành.

    Nga có nhiều động cơ để chiếm nhà máy. Ukraine cáo buộc Nga đang có ý định liên kết nhà máy với mạng lưới điện của Nga – hòng ăn cắp tới 1/5 lượng điện của Ukraine nếu thành công và bất chấp những hậu quả tiềm ẩn. Nhưng bản thân rủi ro đó có thể là chiến lược thứ hai, cho phép quân đội Nga có một mức độ bảo vệ nhất định và thể hiện một mối răn đe đối với bên tấn công.


    Ngay từ đầu, Nga đã luôn tỏ ra sẵn sàng mạo hiểm với thảm họa hạt nhân. Trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược, Nga đã chiếm địa điểm Chernobyl. Khi Nga rút lui, Ukraine cáo buộc đã có nhiều thiết bị an toàn của nhà máy đã bị đánh phá. Một quan chức nói với tờ The Post rằng chi phí thiệt hại là hơn 135 triệu đô la, nếu không muốn nói thêm rằng một số phần mềm không thể thay thế đã bị đánh cắp.

    Nga cũng đã nhiều lần ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân, điều này khiến nhiều quốc gia phương Tây đưa ra cảnh báo.

    Các cuộc giao tranh gần Zaporizhzhia không chỉ gây ra mối đe dọa cho Ukraine mà còn rất nhiều các quốc gia khác.

    Hôm thứ Ba, một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí quan điểm về các cuộc giao tranh xảy ra ở các vùng lân cận gần nhà máy điện Zaporizhzhia.

    “Chúng ta phải rõ ràng rằng bất kỳ thiệt hại tiềm tàng nào xảy ra đối với Zaporizhzhia, hoặc bất kỳ cơ sở hạt nhân nào khác ở Ukraine, đều sẽ dẫn đến một sự cố hạt nhân có tính hậu quả thảm khốc, không chỉ đối với vùng lân cận mà còn đối với các nước trong khu vực và hơn thế nữa,” Rosemary DiCarlo nói, Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng hòa bình.


    IAEA, cơ quan giám sát hạt nhân hàng đầu thế giới, đã lập kế hoạch sẽ đến thăm địa điểm này trong vòng vài ngày tới.

    Rủi ro chính không nhất thiết là một lò phản ứng sẽ bị tấn công, mà là một loạt các sự kiện có thể cắt nguồn cung cấp điện của nhà máy – có nghĩa là các hệ thống làm mát sẽ không còn có thể giữ cho nhà máy điện hạt nhân ở nhiệt độ chấp nhận được.

    Mặc dù có máy phát điện dự phòng, song không có gì đảm bảo trong một cuộc xung đột gay gắt và tàn khốc. “Đơn giản là các nhà máy điện hạt nhân không được thiết kế để nằm trong vùng chiến sự”.

    Đáng ngạc nhiên, năng lượng hạt nhân đã có được thêm động lực sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Mặc dù các nhóm như Greenpeace và những tổ chức khác đã cảnh báo về mối đe dọa tiềm tàng đối với các khu vực có nhà máy hạt nhân trong một cuộc xung đột, nhưng đối với một số chính phủ, mối đe dọa do mất an ninh năng lượng còn nghiêm trọng và cấp bách hơn nhiều.

    Ngay cả Đức, nước đã cam kết chấm dứt năng lượng hạt nhân vào cuối năm nay, hiện đang lặng lẽ tranh luận về việc liệu nước này có thể tiếp tục vận hành một số nhà máy điện hạt nhân để tránh bị Moscow ngừng cung cấp khí đốt trong mùa đông này hay không.


    Về lý thuyết, các nước châu Âu sử dụng rộng rãi năng lượng hạt nhân sẽ trở nên ít bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của Nga. Khi Boris Johnson công bố kế hoạch xây dựng tới 8 nhà máy hạt nhân mới vào năm 2050, thủ tướng Anh nói rằng đó là lý do để nước Anh không thể “bị tống tiền bởi những kẻ như Vladimir Putin”.

    Tuy nhiên, thực tế lại là một bức tranh phức tạp hơn nhiều. Pháp, quốc gia dựa vào năng lượng hạt nhân phần nhiều trên trái đất, dù sao cũng đang phải vật lộn với giá năng lượng tăng cao trong bối cảnh các nhà điều hành năng lượng hạt nhân của quốc gia gặp nhiều vấn đề.

    Trong khi đó, tình hình ở Ukraine cho thấy các nhà máy điện hạt nhân không thể được coi là đảm bảo an toàn tuyệt đối trong xung đột. Như Mark Hibbs, một thành viên cấp cao không thường trực trong Chương trình Chính sách Hạt nhân của Carnegie, đã phát biểu trong buổi làm việc trước Hạ viện Anh vào tháng 4, “cho đến khi Nga xâm lược Ukraine, chưa có nhà máy điện hạt nhân nào bị tấn công, phá hủy và chiếm đóng bởi một đội quân xâm lược”.

    Bây giờ thì đã có hai nhà máy đang trong tình trạng như vậy. Và mối đe dọa có thể không chỉ giới hạn ở Ukraine, cũng như một cuộc xung đột vật lý bề mặt. Điển hình là vào tháng Ba, Hoa Kỳ đã công khai cáo buộc bốn quan chức Nga đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ. Một mục tiêu rõ ràng – nhà máy điện hạt nhân ở Kansas.

    Không có nhận xét nào