(China’s power cuts put spotlight on manufacturing risk in hydropower-reliant southwest)
Ralph Jennings, Kandy Wong and Zhao Ziwen – Bình Yên Đông lược dịch
South China Morning Post – August 20, 2022
Các trung tâm chế tạo dọc theo sông Yangtze đang giới hạn việc tiêu thụ điện trong nhiều kỹ nghệ để đáp ứng với nhu cầu điện tăng vọt
Trong tương lai, các nhà chế tạo Trung Hoa có thể chuyển đầu tư đến những vùng lạnh hơn ít lệ thuộc vào thủy điện, các chuyên viên nói
Những xáo trộn đối với nguồn điện ở tây nam Trung Hoa có thể thấy các nhà chế tạo đầu tư trong các tỉnh mát hơn và ít lệ thuộc vào thủy điện trong tương lai, nhưng đợt nóng của mùa hè nầy có lẽ không làm họ tái định cư ngay lập tức, các nhà phân tích nói.
Từ tháng 6, nhiệt độ trên 40 oC (104 Fahrenheit) đã làm nghẹt thở nhiều nơi ở Trung Hoa, từ Sichuan (Tứ Xuyên) ở phía tây đến Shanghai (Thượng Hải) ở phía đông, tạo nên đợt nóng nghiêm trọng nhất của quốc gia kể từ năm 1961.
Các trung tâm chế tạo dọc theo sông Yangtze đang giới hạn mức tiêu thụ điện trong nhiều kỹ nghệ để đáp ứng với nhu cầu, trong khi chánh phủ đã kêu gọi thêm điện than vì các hồ chứa nước dùng để sản xuất thủy điện xuống thấp trong tình trạng hạn hán.
Nếu gián đoạn trở nên thường xuyên hơn, các nhà chế tạo có thể chuyển đầu tư trong tương lai cho các hãng xưỡng đến những vùng ven biển mát hơn và lệ thuộc nhiều hơn vào than đá, mặc dù chi phí điều hành cao và mục tiêu dài hạn của chánh phủ là khuyến khích kinh tế các tỉnh phía tây, các chuyên viên nói.
“Vào lúc nầy ở địa phương họ không có nhiều chọn lựa vì Sichuan có sư tập trung thủy điện như thế,” Ma Jun, giám đốc sáng lập của Viện Vấn đề Công cộng và Môi trường, nói.
“Vì thế, trung và dài hạn, họ phải nghĩ đến các tình huống khác. Họ không muốn đặt tất cả trứng của họ vào một rỗ.”
Tái định cư từ bờ biển phía đông đến các tỉnh có nhiều thủy điện ở tây nam chẳng hạn như Sichuan và Yunnan (Vân Nam) “không phải là một kế hoạch rất tốt”, Yuan Jiahai, một giảng sư ở Trường Kinh tế và Quản trị của Đại học Điện Lực Bắc Trung Hoa ở Beijing (Bắc Kinh), nói.
Mặc dù dự trữ thủy điện ở tây nam Trung Hoa, Yuan nói những thời kỳ khô tạo rủi ro cho doanh nghiệp đòi hỏi sản xuất liên tục, chẳng hạn như những nhà sản xuất tụ điện nhôm đặc biệt của Sichuan.
“Nhiệt gia tăng hay thiếu nước có thể làm thay đổi cách chúng ta làm việc hay nơi chúng ta sống, Steve Cochrane, kinh tế gia trưởng Á Châu-Thái Bình Dương của Moody’s Analytics, nói.
“Thích ứng với rủi ro khí hậu sẽ trong cách nầy hay cách khác đòi hỏi đầu tư mới. Nó có thể là đầu tư trong các cơ sở hiện tại để làm chúng có hiệu quả hơn khi khí hậu thay đổi. Hay nó có thể liên quan đến tái định cư.”
Như một phần của chiến lược “Đi về phía Tây” để giúp phát triển 12 tỉnh và thành phố nội địa với dân số tổng cộng 400 triệu người, Beijing chi 6.350 tỉ yuan (932 tỉ USD) từ năm 2000 đến 2016, phần lớn cho các dự án năng lượng và hạ tầng cơ sở.
Ngày nay, vùng tây nam đóng góp vào tiếng tăm của Trung Hoa như hãng xưỡng của thế giới, sản xuất xe hơi, kỹ thuật và hàng hóa tiêu thụ.
Sản lượng có giá trị gia tăng ở Sichuan là 1.520 tỉ yuan hồi năm ngoái, 4,1% của tổng số quốc gia. Kỹ nghệ ở Chongqing (Trùng Khánh) đạt giá trị gia tăng tổng cộng là 451 tỉ yuan trong năm 2021.
Đầu tư ở những nơi ít bị trói buộc về nước và năng lượng có thể đạt năng suất trước hết nhưng đáng để nỗ lực về lâu dài, Cochrane nói.
“Càng sớm đầu tư vào một chuyển tiếp như thế, cáng ít bị gián đoạn và tốn kém trong việc chuyển tiếp,” ông nói. “Đầu tư sớm có thể hạn chế gián đoạn chẳng hạn như di cư và tái định cư.”
Thời tiết khô bất thường lù lù như một gián đoạn như thế. Mưa trong tỉnh Sichuan đã giảm 40-50% trong tháng 7 và 8 năm nay so với cùng thời kỳ trong năm 2021, đe dọa thủy điện, Evan Li, trưởng chuyển giao năng lượng Á Châu ở Nghiên cứu Toàn cầu HSBC, nói.
Ông nói thủy điện chiếm 80% điện sản xuất trong Sichuan và điện than “có vẻ không đủ đề bù cho chỗ thiếu hụt”. Phó Thủ tướng Trung Hoa Han Zheng (Hàn Chính) trong tuần nầy kêu gọi dùng thêm than đá vì nguồn cung cấp thủy điện bị hạn hán đe dọa.
“Một số kỹ nghệ nặng trong vùng đang đối mặt với tình trạng thiếu điện,” Li nói.
Dựa trên các tường trình truyền thông Trung Hoa, Li nói “ngắn hạn dễ sửa, chẳng hạn như điện than và nhiệt như căn bản và dự phòng, cũng như các đường dây dẫn điện liên tỉnh, đang vận hành gần tối đa khả năng.”
Đợt nóng hiện nay không thôi không được dự đoán sẽ đưa các nhà chế tạo đến khí hậu mát hơn.
“Trong một quốc gia như Trung Hoa, cúp điện, lũ lụt, hạn hán và các thiên tai khác và việc phát triển không mong đợi đang xảy ra hàng năm,” Shuang Ding, cầm đầu nghiên cứu kinh tế Trung Hoa của Standard Chartered, nói.
Các viên chức ở Trung Hoa có thể cải thiện quản lý lưới điện để bảo đảm nguồn cung cấp điện trong những vùng bị nóng cực đoan, một số phân tích viên nói.
Khủng hoảng điện hồi năm ngoái xuất hiện vì “phân phối điện kém hiệu quả” trên khắp lưới, Li nói.
“Thách thức then chốt là khả năng của lưới điện hiện hữu ở Sichuan không đủ để hỗ trợ nhu cầu điện mạnh mẽ như thế,” Alfredo Montufar-Helu, giám đốc giám sát cho Á Châu ở hiệp hội nghiên cứu Hội đồng Hội nghị, nói.
Trạm thủy điện Baihetan (Bạch Hạc Than) đang được xây cất ở tây nam Trung Hoa. [Ảnh: Xinhua]
“Tái động của hoạt động kỹ nghệ theo sau sự nới lỏng các hạn chế Covid đã đưa đến sự tăng vọt trong nhu cầu điện, sử dụng hầu hết khả năng nầy.
“Các sự kiện hiện nay sẽ khiến cho các viên chức nghĩ về cách để hiện đại hóa lưới điện và gia tăng khả năng của nó để tránh tình trạng tương tự.”
Bộ Thủy lợi đã nói họ sẽ tiếp tục xả nước từ các hồ chức nước quan trọng dọc theo sông Yangtze để giúp giảm nhẹ hạn hán. Bộ đã xả 5,3 tỉ m3 nước tính đến hôm Thứ Tư.
Ở Chongqing, trung tâm kinh tế của thượng lưu Yangtze, 66 sông đã cạn kiệt và 25 hồ chứa nước đã cạn.
Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam có lẽ đang trông chừng bất cứ việc chuyển nước từ các nhánh thượng lưu của sông Mekong dài 4.350 km, mà họ dựa vào để có cá và thủy nông.
Kể từ hạn hán năm 2019, dọc theo các nhánh thượng lưu của Mekong ở Trung Hoa, việc chuyển nước từ các đập của Trung Hoa đã khiến cho hầu hết hạ lưu bị khô, cơ quan nghiên cứu Trung tâm Stimson ở Washington nói.
Ở Việt Nam với hãng xưỡng tập trung nhiều, thành phố Hồ Chí Minh được dự đoán thiết lập 104 hồ chứa nước vào năm 2050 để kiểm soát dòng chảy sông Mekong, truyền thông ở trong nước nói.
“Người dân rất bi quan về khu vực Mekong, vì nước đang cạn kiệt và nó không còn nhiều như trước – có nhiều vùng khô,” Jack Nguyen, cố vấn đa quốc gia có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh, nói.
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2022/08
Không có nhận xét nào