Header Ads

  • Breaking News

    Chính quyền Bắc Kinh đang muốn đưa Trung Quốc quay trở lại nền kinh tế kế hoạch?



    Từ tháng 01 đến tháng 07/2022, trong số 10 công ty bất động sản hàng đầu thu mua đất tại các thành phố lớn ở Trung Quốc thì 80% là doanh nghiệp nhà nước. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại các ngành công nghiệp khác, ví dụ điển hình là ngành thép.

    Các nhà phân tích tin rằng đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy “khu vực nhà nước tiến lên, khu vực tư nhân thoái lùi” mà còn cho thấy khả năng ĐCSTQ sẽ quay trở lại với nền kinh tế kế hoạch trong thời kỳ hậu đại dịch.
    Các doanh nghiệp nhà nước ráo riết thu mua đất trên quy mô lớn

    Ngày 30/07, Viện Chỉ số Nghiên cứu Trung Quốc – một tổ chức nghiên cứu bất động sản độc lập – đã công bố Bảng xếp hạng 100 Doanh nghiệp Bất động sản (BĐS) hàng đầu trong lĩnh vực thu mua đất từ ​​tháng 01 đến tháng 07/2022.

    Bảng xếp hạng cho thấy trong 7 tháng đầu năm, tổng diện tích đất được 100 doanh nghiệp BĐS hàng đầu thu mua có trị giá 802,4 tỷ nhân dân tệ (117,7 tỷ USD) – giảm 55,6% so với cùng kỳ năm trước. 80% trong số 10 nhà đầu tư BĐS hàng đầu ở các thành phố trọng điểm là các doanh nghiệp nhà nước. Các công ty tư nhân Trung Quốc, từng rất tích cực trong việc thu mua đất trước đây, chỉ chiếm 17% trong 7 tháng đầu năm.

    Điều này đặc biệt đúng ở các thị trường BĐS nóng như Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, Nam Kinh và Thành Đô – nơi nhà đầu tư chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.

    Ví dụ, ở Thượng Hải, đất do các doanh nghiệp nhà nước thu mua chiếm tới 95%. Tại Bắc Kinh, một cuộc đấu giá đất quy mô lớn đã được tổ chức hôm 01/06. Trong số 30 doanh nghiệp BĐS tham gia, chỉ có 3 doanh nghiệp là công ty tư nhân.
    Cưỡng bức tái cấu trúc doanh nghiệp

    Xu hướng tương tự cũng xảy ra trong ngành thép. Ví dụ, năm 2009, công ty Thép Nhật Chiếu (Rizhao Steel) – doanh nghiệp tư nhân và là 1 trong 10 doanh nghiệp thép hàng đầu ở Trung Quốc – đã được mua lại và sáp nhập vào công ty Thép Sơn Đông thuộc sở hữu nhà nước. Theo Sohu, Chủ tịch Đỗ Song Hoa không đồng ý với việc tái cơ cấu, nhưng chính quyền tỉnh Sơn Đông đã đóng vai trò kết nối để 2 công ty ký thỏa thuận tái cơ cấu. Mục đích là đáp ứng mục tiêu của chính quyền: tập trung 70% năng lực sản xuất thép trong tỉnh vào Tập đoàn Thép Sơn Đông thông qua mua bán và sáp nhập trong vòng 5 năm.

    Kế hoạch Điều chỉnh và Khôi phục ngành thép do chính quyền Trung Quốc công bố vào tháng 03/2009 quy định rằng đến năm 2011, 45% năng lực sản xuất thép của Trung Quốc sẽ tập trung vào 5 công ty thép hàng đầu. Kế hoạch này thậm chí còn đưa ra các phương án cụ thể về mua bán và sáp nhập cũng như tái cấu trúc.


    Theo chỉ thị của chính quyền trung ương, thành phố sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc Đường Sơn đã phải trải qua quá trình giảm sản lượng vào năm 2016. Nhà phân tích Ma Qingfeng của China United Steel nói rằng tất cả nhà máy thép ngừng hoạt động đều là các công ty tư nhân. Các nhà máy thép tư nhân còn tồn tại thì hoặc đã ngừng đầu tư vào các lò luyện thép mới từ năm 2011 hoặc đã chuyển giao quyền quản lý cho các doanh nghiệp nhà nước.

    Trong một bài báo năm 2018, tổ chức Chất thải rắn Trung Quốc đã thảo luận về xu hướng “khu vực nhà nước tiến lên, khu vực tư nhân thoái lùi”. Theo đó, các chính sách giảm nợ và giảm sản lượng mang đến tác động trái ngược cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc. Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng tác động kép: sản lượng và giá cả tăng lên – đến từ cung giảm (do sản lượng giảm) cùng với cầu phục hồi. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân chịu thiệt hại nghiêm trọng.
    Thị trường tự do ‘ốm yếu’

    Theo Forbes, hầu hết tất cả các công ty nhận được các khoản tiền hỗ trợ khổng lồ của Bắc Kinh đều thuộc sở hữu của chính phủ. Nhiều doanh nhân tư nhân của Trung Quốc vẫn đang đói tiền mặt, và những người đang cố gắng tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh do chính phủ chi phối đang nhận được sự ủng hộ của họ. Các doanh nghiệp nói rằng, các doanh nghiệp nhà nước đang ăn tươi nuốt sống, mua lại các đối thủ cạnh tranh tư nhân với giá bán rẻ hoặc ép họ ra.

    Bao Yujun, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc và cựu phó chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp & Thương mại Trung Quốc cho biết: “Giờ các anh lớn đang cố gắng lấy hết thức ăn và thưởng thức nó một mình. “Họ không muốn để lại bất cứ điều gì cho những người anh em nhỏ.”

    Mặc dù các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc sở hữu rất nhiều nguồn lực nhưng họ lại hoạt động rất kém hiệu quả. Theo thống kê của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của ĐCSTQ năm 2005, trong số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trên quy mô được chỉ định, giá trị công nghiệp và lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước lần lượt tăng 10,7% và 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái.


    Trong khi đó, con số này của các doanh nghiệp tư nhân lần lượt là 25,3% và 47,3%. Từ tháng 1 đến tháng 6, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước là hơn 2.290 tỷ nhân dân tệ, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các doanh nghiệp trung ương là hơn 1.640 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp nhà nước địa phương là gần 650 tỷ nhân dân tệ, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Doanh nghiệp trên quy mô được chỉ định (enterprises above designated size) là một thuật ngữ thống kê được sử dụng ở Trung Quốc để chỉ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp có doanh thu hàng năm đến từ các hoạt động chính là từ 20 triệu nhân dân tệtrở lên.

    Trong số 41,1 triệu doanh nghiệp ở Trung Quốc, có 368.000 doanh nghiệp trên quy mô được chỉ định – chỉ chiếm 0,9%, hầu hết là doanh nghiệp nhà nước; trong khi hơn 99% là doanh nghiệp dưới quy mô được chỉ định và thuộc sở hữu tư nhân. Trong số 750 triệu người có việc làm của Trung Quốc, 73 triệu người làm việc cho các doanh nghiệp trên quy mô được chỉ định và hơn 90% còn lại làm việc cho các doanh nghiệp dưới quy mô được chỉ định; các công ty tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm.

    Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc gần như độc quyền trong sản xuất dầu thô, khí đốt tự nhiên và ethylene, cũng như các dịch vụ viễn thông cơ bản và các dịch vụ sinh lời cao khác.

    Theo kế hoạch của Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước sẽ ngày càng thống trị thị trường và cuối cùng sẽ nắm giữ “quyền kiểm soát tuyệt đối” đối với 7 ngành công nghiệp cơ bản – công nghiệp quân sự, lưới điện, dầu khí và hóa dầu, viễn thông, than, hàng không dân dụng và vận chuyển – và “kiểm soát mạnh mẽ hơn” đối với các ngành trụ cột như sản xuất thiết bị, ô-tô, thông tin điện tử, xây dựng, thép, kim loại màu, hóa chất, khảo sát và thiết kế cũng như công nghệ cơ bản.



    Các chuyên gia cho rằng việc tái cơ cấu và sáp nhập tạo ra xu hướng ‘khu vực nhà nước tiến lên, khu vực tư nhân thoái lùi’ không phản ánh định hướng thị trường rằng những doanh nghiệp khỏe nhất sẽ tồn tại, mà lại cho thấy các vụ thâu tóm sáp nhập bởi các doanh nghiệp nhà nước cùng với việc bơm tiền và các khoản vay ưu đãi từ chính phủ.

    Việc mở rộng khối nhà nước và thu hẹp khối tư nhân là một thực tế khách quan, và nó không hiệu quả, phản thị trường, thể hiện rõ ràng xu hướng độc quyền. Nếu chúng ta phân tích một cách tổng thể nền kinh tế quốc gia, thì tác hại của tính độc quyền do việc sáp nhập và tái cơ cấu do con người thao túng như vậy sẽ mang đến nhiều tác hại hơn lợi ích”.

    Giáo sư Chương Thiên Lượng, một chuyên gia về Trung Quốc, tin rằng vấn đề cần quan tâm đã vượt ra ngoài xu hướng “khu vực nhà nước tiến lên, khu vực tư nhân thoái lùi”.

    Ông nói với The Epoch Times: “Có khả năng cao là ĐCSTQ có kế hoạch quay trở lại nền kinh tế kế hoạch hóa, tức là để các doanh nghiệp nhà nước tái chiếm một nửa nền kinh tế Trung Quốc. Đây là một tình huống rất nghiêm trọng có thể xảy ra thời hậu đại dịch”.

    Không có nhận xét nào