Nhà giáo Đặng Đăng Phước bị bắt vì ‘chống nhà nước’
08/9/2022
Nhà báo tự do Lê Anh Hùng đã được đưa ra phiên xử sơ thẩm ngày 30-8-2022 và bị kết án 5 năm tù giam trong một phiên tòa không có luật sư và gia đình hoàn toàn không hay biết.
Ông Lê Anh Hùng bị bắt ngày 5-7-2018 với cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước…” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. Với khung án hình sự sơ thẩm 5 năm, cho thấy chưa tới 12 tháng nữa là ông được trả về với tự do.
Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao phiên xét xử ông Lê Anh Hùng đã không được thông báo cho người mẹ của ông là bà Trần Thị Niêm biết để đến dự khán phiên tòa này, vì trước đó, ông Lê Anh Hùng được cơ quan tố tụng buộc phải đi chữa bệnh bắt buộc trong 3 năm tại bệnh viện Tâm Thần Trung ương 1, xã Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội.
Về nguyên tắc thì nếu phiên tòa hình sự sơ thẩm diễn ra, có nghĩa ông Lê Anh Hùng đã được chữa trị bắt buộc xong. Tuy nhiên khả năng hạn chế năng lực nhận thức của ông Lê Anh Hùng ở thời điểm hiện tại ra sao, thì lại không được rõ với người thân duy nhất của ông Hùng là bà Trần Thị Niêm.
Ông Lê Anh Hùng còn là thành viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, Hội Anh em dân chủ, là cộng tác viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
Trong một bài đăng vào tháng 1-2018, tờ Thời Nay, một ấn phẩm của báo Nhân Dân cho biết hồi năm 2009, ông Lê Anh Hùng bị Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Trị khởi tố và bắt tạm giam về tội “Vu khống” theo Điều 122 Bộ luật Hình sự.
Tờ báo viết: “Tuy nhiên, sau khi xác minh bị can thực hiện hành vi sai phạm trong tình trạng bị bệnh tâm thần hoang tưởng, mất khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi nên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, Công an tỉnh Quảng Trị đã chuyển hồ sơ tới Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị để hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, tạm giam và ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can Lê Anh Hùng”.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người từng được ông Lê Anh Hùng chấp nhận là người bảo vệ quyền lợi pháp lý, cho biết, Cơ quan An ninh điều tra đã trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với ông Lê Anh Hùng, kết quả: “Trước, trong khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định bị can Lê Anh Hùng mắc bệnh rối loạn hoang tưởng dai dẳng” – “Tại các thời điểm trên bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”.
Tuy nhiên Bản kết luận điều tra cho rằng: “Khi thực hiện hành vi phạm tội, bị can Lê Anh Hùng có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và nhận thức được việc mình làm là trái luật, nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện được hành vi đó, do vậy cần phải được xử lý về hình sự”.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết về sau do ông Lê Anh Hùng đã viết giấy từ chối luật sư, nên luật sư không nhận được thông tin gì về vụ án của thân chủ Lê Anh Hùng nữa, và không biết gì về phiên tòa xử Lê Anh Hùng hôm cuối tháng 8 vừa qua.
Một luật sư khác tìm hiểu vụ án, và cho rằng với những gì trong quá khứ liên quan đến chứng bệnh tâm thần mà cơ quan công an đã kết luận với ông Lê Anh Hùng, cho thấy lẽ ra phiên tòa hôm 30 tháng tám nên tuyên bản án vừa với số thời gian mà ông Hùng đã bị giam giữ.
“Tôi nghĩ điều đó sẽ là giải pháp tình thế giúp tòa tránh được chuyện đền bù nếu như chọn tuyên ông Lê Anh Hùng không phải chịu trách nhiệm hình sự vì khiếm khuyết nhận thức. Lẽ ra ở đây nếu chọn việc tuyên truyền chính trị, phiên tòa cần công khai truyền thông với bản án đại khái rằng, ở Việt Nam chỉ họa là có khùng, điên mới dám kiên trì, nhẫn nại tố cáo hết chính khách này đến chóp bu khác là ‘bề tôi’ thiên triều Bắc Kinh như ông Lê Anh Hùng” – vị luật sư này diễn giải với chút… khiêu khích.
Nhà giáo Đặng Đăng Phước bị bắt vì ‘chống nhà nước’
08/9/2022
Ông Đặng Đăng Phước. Photo Facebook Đặng Phước.
Thầy giáo Đặng Đăng Phước, một nhà hoạt động ủng hộ thuyết tam quyền phân lập ở Tây Nguyên, vừa bị Công an Đắk Lắk bắt giam với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”.
Hôm 8/9, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk bắt tạm giam ông Đặng Đăng Phước để điều tra về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, truyền thông nhà nước loan tin.
Báo Lắk bắt dẫn tài liệu điều tra cho biết: “Từ năm 2019 đến nay, ông Đặng Đăng Phước đã lợi dụng mạng xã hội Facebook thường xuyên biên soạn, đăng tải nhiều bài viết, video clip có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
“Cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở, giáo dục và yêu cầu Phước chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ông Phước không những không chấp hành mà vẫn tiếp tục hoạt động ngày càng quyết liệt, cực đoan hơn”, trang Công an Đắk Lắk viết.
Ông Phước vào ngày 22/7 bị Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Đắk Lắk lập biên bản về hai bài có nội dung “gây ảnh hưởng uy tín, xúc phạm danh dự cá nhân”. Theo biên bản được ông đăng trên trang Facebook cá nhân, hai bài này có tựa “Bác thưởng quà cho các cháu gái xinh đẹp” và "Lý luận xứ Đông Lào”. Thanh tra Sở đã yêu cầu ông Phước gỡ hai bài này.
Ông Đặng Đăng Phước, 59 tuổi, giảng viên một trường cao đẳng ở Đắk Lắk, được biết là một người ủng hộ cho thuyết tam quyền phân lập, theo đó hạn chế sự lạm quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào tay một cơ quan nhất định. Thuyết tam quyền phân lập được các nước phương tây sử dụng rộng rãi, vì họ tin rằng mô hình này không chỉ để nhà nước làm việc hiệu quả mà còn ngăn ngừa thâu tóm quyền lực.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay cho rằng những người hô hào phải vận dụng mô hình tam quyền phân lập vào nhà nước Việt Nam là “những người ủng hộ đa đảng, đa nguyên chính trị”. Giới lãnh đạo Hà Nội cho rằng quyền lực nhà nước là “thống nhất” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Là một nhà giáo và nhà phản biện xã hội, ông Phước thường xuyên viết bài trên Facebook và Twitter phản ánh hiện tình đất nước ở các lĩnh vực giáo dục, tôn giáo, bài trừ tham nhũng và các sự kiện chính trị thế giới.
Không có nhận xét nào