Cựu Tổng biên tập ‘Thời báo Hoàn cầu’ là Hồ Tích Tiến từng tuyên bố rằng: Nếu Đài Loan thật sự bắn rơi ‘máy bay không người lái’ (UAV) của Trung Quốc, ĐCSTQ có thể bắt đầu nhắm vào bất cứ mục tiêu nào ở Đài Loan.
Ngày 1/9, quân đội Đài Loan đã thật sự bắn rơi một UAV Trung Quốc xâm nhập không phận hòn đảo này. Lúc này ông Hồ Tích Tiến nói ‘không có gì là ghê gớm cả, UAV này căn bản không phải của quân đội, mà là UAV trong dân chúng, cho nên không cần quản’.
Sau đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Triệu Lập Kiên cũng nói ‘không cần làm không khí ở eo biển Đài Loan thêm căng thẳng’.
Rốt cuộc ĐCSTQ có dám tấn công Đài Loan hay chỉ là nói miệng thị uy nhằm kích động ‘chủ nghĩa dân tộc’ của người dân ở Đại lục?
Trong các bài phân tích trước đã từng nói về chủ đề này, như ĐCSTQ muốn tấn công Đài Loan nhưng thế và lực không đủ; hay nếu Tập Cận Bình tấn công Đài Loan mà giành chiến thắng thì tướng lĩnh quân đội sẽ ‘công cao chấn chủ’ mà phế truất ông Tập, nếu không thắng thì tướng lĩnh quân đội cũng phế truất ông Tập để giữ thể diện v.v.
Còn trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 1/9, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã đứng từ một góc độ khác là kinh tế và tâm lý con người để làm rõ nhận định: Tại sao ĐCSTQ không dám tấn công Đài Loan.
Cổ phiếu Trung Quốc rút khỏi thị trường chứng khoán Mỹ
Đầu tiên Giáo sư Chương nói rằng: “chiến tranh là sự tiếp diễn của chính trị”, từ hình thế chính trị hiện nay ở trong nước (Trung Quốc), nếu ĐCSTQ khai màn một cuộc chiến thì tương đương với hành động ‘tự sát chính trị’.
Gần đây mọi người chú ý đến một sự việc, đó là vào ngày 26/8, Giáo sư Chương đã làm một phân tích liên quan đến việc: Các công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ, phải chịu kiểm toán của Uỷ ban Giám sát Kế toán các công ty lên sàn của Hoa Kỳ (gọi tắt là PCAOB).
Điều này nghĩa là, nếu phía Hoa Kỳ muốn kiểm toán, thì họ phải xem được tất cả các tài liệu; còn phía Trung Quốc không đồng ý. Giáo sư Chương dự đoán rằng, cổ phiếu ‘khái niệm Trung Quốc’ huỷ niêm yết khỏi Phố Wall. Đây là đòn giáng mạnh vào ĐCSTQ.
Giáo sư Chương nói rằng, chiến tranh là đốt tiền, nên việc cổ phiếu khái niệm Trung Quốc bị huỷ niêm yết sẽ khiến ĐCSTQ đau đầu, có thể tạo thành ‘khô kiệt’ (枯竭: kiệt quệ) tính lưu động của đồng đô-la Mỹ ở Trung Quốc.
Chúng ta biết rằng, nếu một công ty có cổ phiếu trên thị trường chứng khoán muốn huỷ niêm yết, nó phải mua lại cổ phiếu IPO đã phát hành. Rốt cuộc những công ty này phải mất bao nhiêu tiền?
Ngoại hối của Trung Quốc khô kiệt
‘Mạng Thời báo Chứng khoán’ có một báo cáo rằng: năm ngoái DIDI đã niêm yết ở Phố Wall (sau này thì không thành công), lần đầu tiên huy động được 4,4 tỷ đô-la Mỹ. Sau đó vào nửa đầu năm 2021 có 29 công ty Trung Quốc niêm yết, số tiền huy động được là 7,6 tỷ đô-la Mỹ. Giáo sư Chương nhớ thêm, vào những năm 2000, những công ty internet sớm nhất của Trung Quốc như Sina cũng bắt đầu niêm yết ở Phố Wall, do đó các công ty Trung Quốc huy động vốn ở Mỹ được số tiền rất lớn.
Thông thường, sau khi một công ty niêm yết, giá cổ phiếu của nó sẽ tăng. Ví như DIDI huy động được 4,4 tỷ đô-la, giá cổ phiếu lúc đó là 15 đô-la; nhưng sau khi niêm yết, giá của nó là 30 hoặc 50 đô-la. Đây là lợi nhuận triển vọng tương lai của công ty phản ánh vào giá cổ phiếu hiện tại. Cho nên khi huỷ niêm yết, công ty phải mua lại cổ phiếu với giá lớn hơn ban đầu, tức là phải mất một số tiền, thậm chí là một số tiền rất lớn.
Tiền này đến từ đâu? Những công ty như China Mobile, China Telecom v.v. chắc chắn không có tiền, tiền của nó chỉ có thể mượn từ quốc gia. Nếu mượn từ quốc gia thì quốc gia có đủ tiền hay không, điều này trở thành một vấn đề. Rốt cuộc các công ty Trung Quốc huỷ niêm yết ở Hoa Kỳ cần khoảng bao nhiêu tiền?
Giáo sư Chương đưa ra một vài số liệu để chúng ta tham khảo. Theo ước tính của ‘Mạng Thời báo Chứng khoán’, việc Alibaba huỷ niêm yết cần đến 25 tỷ đô-la để mua lại cổ phiếu. Còn China Telecom, China Unicom, China Mobile, PetroChina, Sinopec v.v. nếu huỷ niêm yết, Giáo sư Chương ước đoán cần khoảng vài trăm tỷ đô-la, ít nhất từ 200-300 tỷ đô-la.
Khi ĐCSTQ chi hàng trăm tỷ đô-la tiền thật này để mua lại cổ phiếu các công ty này, ngoại hối của Trung Quốc đã khô kiệt.
Một số người nói rằng ngoại hối Trung Quốc chẳng phải là 3000 tỷ đô-la sao? Nhưng Giáo sư Chương phân tích rằng không phải như vậy. 3000 tỷ đô đó bao gồm rất nhiều khoản nợ phải trả. Nếu ĐCSTQ mua 1000 tỷ đô-la trái phiếu Mỹ, thì không thể tuỳ tiện động vào; còn phải trả tiền mua chip, năng lượng, lương thực v.v. Do đó trong 3000 tỷ đô này không thể tuỳ tiện sử dụng.
Vậy dự trữ ngoại hối thật sự mà Trung Quốc có thể sử dụng là bao nhiêu? Trong năm 2019, Giáo sư Chương đã từng tính toán cẩn thận, ước đoán con số ấy khoảng 200-400 tỷ đô-la. Điều này nghĩa là, ĐCSTQ đem tất cả ‘dự trữ ngoại hối có thể sử dụng ngay bây giờ’ thì không đủ để mua lại cổ phiếu Trung Quốc. Hơn nữa ĐCSTQ mất mấy trăm tỷ để mua lại cổ phiếu này nhưng cũng không thể làm gì được, bán cũng không được. Cho nên Giáo sư Chương nhìn nhận đây thật sự là một vấn đề đối với ĐCSTQ.
Có người cho rằng, các công ty này rút khỏi Phố Wall thì sẽ quay lại niêm yết ở thị trường chứng khoán Hồng Kông. Nhưng khi nhìn vào quy mô của thị trường chứng khoán Hồng Kông, chúng ta sẽ biết rằng nếu những công ty này niêm yết ở Hồng Kông, thì thị trường chứng khoán Hồng Kông sẽ ngay lập tức sụp đổ. Vì sao?
Giáo sư Chương giải thích, quy mô thị trường chứng khoán Mỹ khoảng 30 nghìn tỷ đô-la, còn quy mô thị trường chứng khoán Hồng Kông chỉ có vài trăm tỷ đô-la. Ở trong thị trường chứng khoán Hồng Kông mà muốn huy động hàng trăm tỷ đô-la cho China Telecom, China Unicom v.v. thì có bán hết cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng không mua nổi. Nói cách khác, thị trường chứng khoán Hồng Kông không đủ dung lượng để chứa những cổ phiếu khái niệm Trung Quốc này.
Do đó ĐCSTQ đang cố gắng tìm ra mọi cách để những cổ phiếu Trung Quốc này không bị huỷ niêm yết ở Mỹ.
ĐCSTQ đang ở trong tình huống thiếu tiền như vậy, liệu nó có dám tấn công Đài Loan không? Trước khi tấn công Ukraine, Putin đã để dành vài trăm tỷ đô-la, Putin nghĩ nhiêu đó là đủ (vì ban đầu ông tính đánh nhanh thắng nhanh), cho rằng nếu bị trừng phạt thì số tiền này đủ trang trải trong một thời gian; do đó Putin mới dám tấn công Ukraine.
Nhưng ĐCSTQ hiện nay đang thiếu tiền, nếu đánh Đài Loan, có nghĩa là nghìn tỷ đô trái phiếu Mỹ mà ĐCSTQ đang nắm sẽ bị đóng băng. Thêm vào đó Mỹ và các đồng minh sẽ cấm Trung Quốc giao dịch bằng đồng đô-la, đóng băng số tiền của các tham quan ĐCSTQ để bồi thường chiến tranh, giống như khi chiến sự Ukraine nổ ra, các nhà tài phiệt và thân tín của Putin bị đóng băng tài sản vậy.
Quân đội ĐCSTQ yếu đuối và hủ bại
Cách đây hơn 1 năm, tức ngày 9/8/2021, tờ RFI dẫn nguồn từ South China Morning Post, dẫn lời từ một nhân sĩ trong nội bộ ĐCSTQ nói rằng: Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng ĐCSTQ có đấu tranh nội bộ.
Bộ Ngoại giao nói ‘Bộ Quốc phòng thể hiện bộ mặt bạt nhược khi đối mặt với Hoa Kỳ’. Còn Bộ Quốc phòng nói Bộ Ngoại giao làm ngoại giao chiến lang, gây thù bốn bể. Khi các nền dân chủ bị ngoại giao chiến lang chọc giận, hoặc khi Trung Quốc bị đẩy đến bờ vực chiến tranh, vậy thì ai ra tiền tuyến đánh trận? Chính là quân đội đi đánh trận. Do đó Bộ Quốc phòng vô cùng bất mãn đối với phong cách ngoại giao chiến lang của Bộ Ngoại giao.
Từ sự việc Bộ Ngoại giao đối đầu với Bộ Quốc phòng từ báo cáo năm ngoái, chúng ta có thể thấy rằng: quân đội trong ĐCSTQ không muốn đánh trận.
Trên thực tế, một chính phủ hủ bại sẽ nuôi dưỡng một quân đội hủ bại. Trong quân đội ĐCSTQ, họ không xem ai có nghiệp vụ tốt, có năng lực chỉ huy quân sự… mà là xem ai có thể nịnh hót, hối lộ cấp trên càng nhiều. Những người như thế có thể huyến luyện được những binh sĩ can trường không? Hơn nữa nhìn vào các quan chức quân đội ĐCSTQ như Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu… chúng ta thấy rằng họ là những ‘cự phú’ (cực giàu). Mà hễ tham lam thì hèn nhát bởi vì không muốn mất lợi ích vật chất, nếu mất thì sao có thể hưởng thụ? Do đó những quan chức quân đội này thật sự không có sức chiến đấu. Xem thêm về độ hủ bại quan chức quân đội ĐCSTQ: Gian tham và dâm loạn: Cựu Phó chủ tịch quân ủy ĐCSTQ Từ Tài Hậu hủ bại đến mức nào?
Trong ‘Tiếu đàm phong vân’ phần 1, tập 21: Chỉ thượng đàm binh (bàn việc quân trên giấy), Giáo sư Chương có kể câu chuyện về Triệu Quát với thất bại ở Trường Bình khiến 40 vạn quân Triệu bị giết rồi chôn. Câu thành ngữ ‘Chỉ thượng đàm binh’ (紙上談兵: bàn việc quân trên giấy) cũng từ đây mà ra.
Trong ‘Sử ký – Liêm Pha, Lạn Tương Như liệt truyện’ có một chi tiết, khi Triệu Quát sắp xuất binh, mẹ của Triệu Quát (vốn là người không hiểu quân sự) đã viết một phong thư cho Triệu vương nói rằng: Triệu Quát không thể lãnh binh. Vì sao?
Bà nói: ‘Tôi rất hiểu phu quân quá cố của tôi (tức Triệu Xa). Khi ông ấy làm tướng, mỗi ngày đều cung cung kính kính nâng bát cơm, dâng cho những người lớn tuổi, những người có đạo đức, bưng bát cơm đến chỗ họ, ông ấy rất biết tôn kính người khác.
Đồng thời, hễ ông tiếp nhận mệnh lệnh của quân vương, lúc yêu cầu lãnh binh đánh trận, ông đem tất cả tiền mà quốc vương thưởng tặng, phân phát cho tướng quân, binh sĩ, thủ hạ bên dưới, còn bản thân ông không lấy một đồng. Hơn nữa ngày ấy khi tiếp nhận mệnh lệnh, ông lập tức truyền đến quân doanh. Ông đặc biệt giỏi trong việc lắng nghe kiến nghị của người khác, cho nên Triệu Xa là một vị tướng vô cùng tốt’.
Bà nói thêm: ‘Nhưng Triệu Quát, nó hoàn toàn không giống phụ thân. Hễ nghe việc quốc vương bổ nhiệm nó làm tướng, nhận gánh trách nhiệm lớn như thế, nó không phải vô cùng cẩn thận, vô cùng kiêng dè; mà là thích thú nghênh ngang, không có binh sĩ nào dám ngẩng đầu nhìn, nó cho rằng mình rất uy phong lẫm liệt.
Đồng thời nó còn lấy tất cả tiền quân vương thưởng tặng đem về nhà. Nó còn chuẩn bị đất đai, chỗ nào làm nhà thì tốt, chỗ nào đất đai phì nhiêu… trang bị cho mình những miếng đất tốt. Cho nên người con trai này không giống cha nó, không thể dùng được’.
Khi nhìn thấy Triệu Quát như vậy, bà biết chắc chắn Triệu Quát sẽ thất bại. Kỳ thực các quan chức quân đội của ĐCSTQ cũng như thế, hủ bại, tham luyến tài vật thậm chí hơn cả Triệu Quát. Nếu xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan, các tướng lĩnh quân đội ĐCSTQ cũng sẽ bại trận như Triệu Quát.
Hơn nữa, vào năm 2019, chính phủ Hoa Kỳ đã đóng băng tài sản của Trung trướng Lý Thượng Phúc – người đứng đầu Tổng cục Vũ trang của ĐCSTQ. Điều này cho thấy phía Mỹ biết các tham quan của
Giáo sư Chương nhìn nhận, nếu Tập Cận Bình tấn công Đài Loan tạo thành việc đóng băng tài sản, thì từ các quan chức cấp cao của chính phủ đến các quan tham trong quân đội đều sẽ ‘liều mạng’ với ông Tập, bao nhiêu tiền của mạo hiểm dành dụm bỗng chốc hoá thành mây khói, gia đình người thân còn bị trục xuất khỏi các nền dân chủ…
Do đó nếu Tập Cận Bình làm việc đó, ông Tập phải giao vũ khí cho quân đội, thì quân đội còn chưa khai chiến thì có thể đã ‘quay mũi giáo’ làm chính biến rồi. Nhìn từ góc độ nào như kinh tế, thực lực quân sự, hay tâm lý… Giáo sư Chương đều nhận định rằng ĐCSTQ sẽ không dám tấn công Đài Loan.
Mạn Vũ
Không có nhận xét nào