Bộ trưởng Nông nghiệp Veng Sakhon tại buổi lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Dưới nước Mekong ở Stung Treng. [Ảnh: Agriculture Ministry]
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới, đã chánh thức khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Dưới Nước Sông Mekong Thượng trong tỉnh Stung treng để cải thiện hiệu năng của thủy sản và quản lý việc nuôi cá trong khu vực thượng Mekong.
Bộ trưởng Nông nghiệp Veng Sakhon nói trong buổi lễ ngày 10 tháng 8 rằng trung tâm rất cần để phát triển việc nuôi cá trong vùng đông bắc – gồm có các tỉnh Stung Treng, Kratie, Mondulkiri, Ratanakiri và Preah Vihear – để đáp ứng với
Kế hoạch Chiến lược Quốc gia để Phát triển việc Nuôi cá 2016-2030 và Kế hoạch Phát triển Nông nghiệp 2022-2030.
Sakhon nói rằng trong tình hình thế giới đang đối mặt với khủng hoảng lương thực vì xung đột Nga-Ukraine, trung tâm trong xã Sam Khuoy, làng Ba Deum của huyện Sesan sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực qua việc nuôi cá và trồng trọt ở dưới nước để cung cấp cho thị trường địa phương và xuất cảng.
Ông nói thêm rằng nó cũng sẽ đóng một vai trò trong việc sản xuất và phổ biến các chủng loại ở dưới nước và là một cơ quan huấn luyện kỹ thuật gây giống và bảo tồn các chủng loại ở dưới nước, để đáp ứng với sự cần thiết để quản lý tốt hơn sông Mekong Thượng.
Nó sẽ là trung tâm khu vực của Cơ quan Quản trị Thủy sản (FiA) cho việc nuôi cá trong vùng đông bắc. Sakhon dự trù rằng trong tương lai gần, bộ phận nuôi cá trong vùng sẽ phát triển thêm, cải thiện đời sống của người dân địa phương, nhất là dân tộc thiểu số.
Nó cũng sẽ củng cố việc bảo vệ và tái sản xuất các loại cá hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng trên khắp khu vực.
“Tôi yêu cầu rằng Ngân hàng Thế giới, các giới chức tỉnh huyện và các tổ chức thích hợp hợp tác hoàn toàn để bảo đảm rằng trung tâm làm tròn chức năng như được hoạch định,” ông nói.
Tổng giám đốc FiA Poun Sotha nói rằng trong năm 2016, chánh phủ chấp thuận một khoản vay của Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ việc thực hiện dự án trong giai đoạn 3 của “Quản lý tài nguyên thiên nhiên của sông Mekong”. FiA đã thực hiện thành phần thứ nhất, chú trọng đến quản lý thủy sản và tài nguyên ở dưới nước trong vùng đông bắc.
Sotha ghi nhận rằng việc xây cất trung tâm bắt đầu trong tháng 10 năm 2020 và hoàn tất vào tháng 9 năm ngoái. Trung tâm gồm có 10,4 hectares và tốn 1,7 triệu USD.
Trung tâm có 24 ao, gồm có 1 ao chứa nước lớn, 12 ao cá con, 4 ao cho cá vỗ béo, 6 để gây giống, và 1 để lọc nước thải. Nó có máy điện riêng, hệ thống thoát nước và giếng nước ngọt, cùng với các cơ sở nghiên cứu và chỗ ăn chỗ ở.
Trung tâm có 3 văn phòng chánh, một văn phòng quản trị, một văn phòng kỹ thuật ở dưới nước và văn phòng thí nghiệm và nghiên cứu, ông nói thêm.
CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN NHỎ GÂY LO NGẠI CHO CAMBODIA
(Small hydro dams generate concerns for Cambodia )
Anton L. Delgado and Nasa Dip – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye - 8 August 2022
Lounh Samnang, người điều hành đập 21 tuổi, ngồi trên một đập thủy điện vi mô 12 KW trên sông O’Porng Morn Kraom trong tỉnh Stung Treng ở đông bắc Cambodia. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Các đập địa phương nhỏ có thể cung cấp điện cho các cộng đồng nhưng có thể tạo nên những vấn đề môi trường cùng với KWs.
PHNOM PENH, CAMBODIA ― Một vỉ sắt rỉ sét làm đường lên nghiến vào nền đá và uốn cong dưới sức nặng của Lounh Samnang khi anh leo vào đập thủy điện nhỏ mà anh điều hành và bảo trì.
Nước ùa từ hồ chứa và chảy ùng ục qua turbine của đập trước khi chảy xuống O’Porng Morn Kraom, một phụ lưu cuối cùng đổ vào sông Mekong. Thủy lộ chảy qua cái vỏ của đập thứ nhất do gia đình của Lounh xây cho làng Sampeay trong tỉnh Stung Treng ở Cambodia.
“Từ lúc đầu, đập cung cấp cho làng và chùa không có vấn đề trước khi lưới điện quốc gia đến,” Samnang nói về đập 12 KW. “Chúng tôi thật sự giúp làng rất nhiều.”
Đập của Samnang trên O’Porng Morn Kraom, ẩn náu tự nhiên bởi dốc đứng và tàn cây rậm rạp, phản ánh quan tâm đang nẩy nở ở Cambodia trong thủy điện tiểu qui mô, đã nẩy nở trong các sông trên khắp thế giới.
Mặc dù thủy điển tiểu qui mô có thể giúp mục tiêu của Vương quốc được tiếp xúc với điện trên toàn quốc vào năm 2023 và cải thiện việc phát triển cộng đồng nông thôn,, hạ tầng cơ sở cần thiết cũng có thể gây nguy hiểm cho sông Mekong đang choáng váng vì ảnh hưởng của hàng chục đập đại qui mô.
“Vấn đề quan trọng của chúng tôi liên quan đến hạ tầng cơ sở nhỏ hơn, như thủy điện tiểu qui mô, là số lượng,” Thiago Couto, một nhà sinh học nước ngọt của Phòng Thí nghiệm Sông Nhiệt đới của Đại học Quốc tế Florida, người nghiên cứu bùng nổ các dự án thủy điện toàn cầu, nói.
“Thay vì xây một đập lớn, chúng ta xây hàng trăm đập nhỏ ở khắp nơi.”
Couto và các nhà nghiên cứu khác cảnh báo việc thiếu giám sát khoa học và nới rông bừa bãi thủy điện tiểu qui mô có thể tàn phá các lưu vực sông. Các chuyên viên thủy điện thúc giục đổi mới trong các quốc gia đang phát triển bằng cách thiết lập luật lệ và cứu xét nguồn năng lượng thay thế.
“Chúng tôi có nhiều cách có thể sản xuất điện và chúng tôi có thể làm thế mà không dựa vào các sông của chúng ta để sản xuất điện,” Andrew Fisk, giám đốc điều hành của Bảo tồn Sông Connecticut ở Hoa Kỳ, nói.
“Chi phí của thủy điện vươt xa lợi ích. Chúng ta nên khuyến khích các chánh phủ trên thế giới cứu xét những nguồn thay thế.”
Tranh luận về sự tiến bộ của nguồn điện tiềm tàng nầy khiến các quốc gia, kể cả Cambodia, cân bằng một cách khéo léo việc phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường.
Thực thể và tiềm năng
Một loạt sự kiện khiến Samnang 21 tuổi trở thành người điều hành đập thì ngắn và đau buồn: cha anh chết.
“Cha tôi không biết làm thế nào để dạy cho tôi, nhưng ông mang tôi theo đến đập và chỉ cho tôi cách ông chăm sóc nó,” Samnang nói. “Tôi học ông bằng cách đó.”
Bất kể kích thước, hầu hết đập thủy điện dùng hồ chứa nước để kiểm soát việc xả nước vào turbines để quay và tạo ra điện, Samnang điều hành đập giống như nước được xả vào O’Porng Morn Kraom. Các trụ gần đó chuyển năng lượng do đập sản xuất đến Koh Sampeay.
Trong những năm trước khi lưới điện trung ương của Cambodia đến Koh Sampeay, đập điện hóa hàng chục nhà trong làng.
Sau khi được xả từ hồ chứa nước và đi qua đập thủy điện của gia đình Lounh, nước được trả trở lại sông O’Porng Morn Kraom, một phụ lưu của sông Mekong trong tỉnh Stung Treng ở đông bắc Cambodia. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Hệ thống Trao quyền Thủy điện ủng hộ việc phát triển các dự án thủy điển tiểu qui mô do cộng đồng thúc đẩy đến 1 MW, bằng 1.000 KW, theo một tuyên bố đăng trên trang mạng của hệ thống.
Vì Cambodia cứu xét đầu tư tiếp tục trong các giai đoạn mới sinh của điện tiềm tàng nầy, các khu vực ở Hoa Kỳ có vẻ chấm dứt loại sản xuất năng lượng nầy,
“Trên khắp thế giới, anh thật sự thấy việc phát triển tiếp tục của các cơ sở thủy điện mới. Anh không thực sự thấy điều đó ở Hoa Kỳ, việc xây cất các dự án thủy điện mới không xảy ra,” Fisk nói, trong tổ chức ủng hộ bảo vệ môi trường cùa thủy lộ quan trọng ở New England ở Hoa Kỳ.
Hàng chục chuyên viên và nhóm bảo tồn, kể cả Fisk và bảo tồn Sông Connecticut, đã tham gia vào Liên hiệp Cải tổ Thủy điện, ủng hộ các chánh sách và luật lệ để tối thiểu hóa ảnh hưởng môi trường của đập.
Thành viên của liên hiệp chia sẻ các cốt chuyện thận trọng của việc nẩy nở đập tiểu qui mô trong khi nhấn mạnh đến sự cần thiết của nguồn năng lượng thay thế, ngừng tài trợ và quy hoạch toàn hệ sinh thái.
“Cái mà việc phát triển thủy điện gây tai hại cho sông, bất kể kích thước, là nó thay đổi chức năng của sự di chuyển của nước,” Fisk nói. “Đập ngăn chận dòng chảy của đất, phù sa và nước, có nghĩa là các sông không thể cung cấp lợi ích sinh thái cho cá, đời sống hoang dã và con người.”
Một ưu tiên của bảo tồn là đánh giá đập tiểu qui mô để phá bỏ hay phục hồi. “Chúng tôi đang chi vô số thời giờ, tiền bạc và nỗ lực để phá bỏ những công trình nầy và chi phí phá bỏ thì vượt quá bất cứ lợi ích liên hệ,” Fisk nói.
“Khi chúng ta thấy cái đang xảy ra trong Mekong, chúng ta rất lo ngại về cách làm thế nào việc phát triển thủy điện mới làm tồi tệ cái chúng ta thấy như việc trao đổi xấu giữa phát triển điện và ảnh hưởng của chức năng sinh thái của hệ thống sông,” Fisk nói thêm, người nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cá, bùn và phù sa qua hệ sinh thái đồng lụt như Mekong.
Mặc dù các chức năng môi trường quy hoạch thì quan trọng để tối thiểu hóa ảnh hưởng sinh thái của đập, ‘quy hoạch để cải tạo các sông của chúng ta cũng quan trọng không kém,’ Mark Zakutansky, giám đốc của chánh sách bảo tồn tham gia với Hội Núi Appalachian và thành viên của Viện Thủy điện Ảnh hưởng Thấp.
“Bất cứ lúc nào anh phát triển hạ tầng cơ sở ở một số điểm trong tương lai làm thuận lợi sự cần thiết để bảo trì, nâng cấp, tăng cường hay phá bỏ,” Zakutansky nói. “Cái quan trọng là cái chúng ta không tạo nên ảnh hưởng môi trường mà chúng ta không có khả năng để phục hồi khi các phát triển đó chấm dứt đời sống của chúng>”
Chi phí phá hủy phải được bao gồm trước khi cứu xét phát triển một đập mới, theo Zakutansky.
“Bất cứ quốc gia, kể cả Cambodia, phát triển hạ tầng cơ sở mới cần có kế hoạch và tiền bạc trong chi phí của việc phá bỏ hạ tầng cơ sở đó,” ông nói. “Nếu anh xây một đập bây giờ, anh nên để dành tiền có sẵn trong 50 năm hay 75 năm để phá bỏ nó.”
Bất kể cách mà một đập được thiết kế, Zakutansky bày tỏ lo ngại đối với việc bùng nổ phát triển.
“Cách mà những đập đó được xây cất, điều hành và ph1 bỏ không thành vấn đề, nhưng là con số đập trong hệ sinh thái,” Zakutansky nói. “Càng có nhiều đập, ảnh hưởng càng lớn.”
Bất cứ sự tăng vọt không kiểm soát của đập tiểu qui mô sẽ có ảnh hưởng lớn đối với sông Mekong, theo Brian Eyler, người giúp quản lý Theo dõi Đập Mekong, theo dõi 45 đập lớn nhất trên khắp lưu vực.
Sư kết hợp của siêu đập trên dòng chánh và các phụ lưu quan trọng kết hợp bởi các đập tiểu qui mô trên các thủy lộ đóng góp sẽ tàn phá sinh thái, Eyler nói, là tác giả của Last Days of the Mighty Mekong (Những Ngày Cuối cùng của Mekong Hùng vĩ).
Nếu 6 quốc gia sông Mekong chảy qua that bại trong việc phối hợp sự nẩy nở của việc phát triển tiểu qui mô, các hệ thống theo dõi như Theo dõi Đập Mekong không thể theo dõi các đập nhỏ hơn một cách tương tự, theo Eyler.
“Makong đang chịu một cái chết của ngàn vết cắt và thêm một số vết cắt nhỏ cũng có ảnh hưởng như những vết cắt lớn,” ông nói.
Nới rộng và luật lệ
Cá dự án thủy điện nhỏ đã trở thành một thay thế cho những phát triển đại qui mô vì sự phẩn đối kịch liệt của quần chúng đối với ảnh hưởng sinh thái xã hội của những siêu đập nầy, theo một nghiên cứu năm 2018 với Couto là đồng tác giả.
Điều nầy đã khiến các quốc gia đang phát triển cứu xét các dự án tiểu qui mô như một “thành phần quan trọng của chiến lược năng lượng trong tương lai,” Couto viết.
Một trụ điện chuyển năng lượng từ đập thủy điện vi mô trên sông O’Porng Morn Kraom đến làng Koh Sampeay trong tỉnh Stung Treng ở đông bắc Cambodia. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Các phúc trình chánh sách năng lượng liệt kê trong nghiên cứu xác định gần 82.900 dự án thủy điện nhỏ hoạt động hay đang xây cất trong 140 quốc gia, mà các nhà nghiên cứu nói là một ước tính bảo thủ vì liệt kê đập quốc gia thường không kể các cơ sở nhỏ xíu.
Các dự án hiện hữu hay dự trù của Trung Hoa làm lu mờ con số trong các quốc gia ở hạ lưu Mekong, với các kế hoạch phát triển tiểu qui mô trong tương lai là 9 ở Cambodia và 22 ở Thái Lan.
Chín vị trí của Cambodia ở trong “giai đoạn nghiên cứu tiên phong,” theo dữ kiện từ Bộ Hầm mỏ và Năng lượng của Vương quốc được liệt kê trong Phúc trính Phát triển Thủy điện Nhỏ Thế giới 2019 của Cơ quan Phát triển Kỹ nghệ Liên Hiệp Quốc. Phúc trình tìm thấy 39 vị trí trên khắp Cambodia ở “gia đoạn khảo sát.”
“Đại điện của Bộ Hầm mỏ và Năng lượng không thể liên lạc để xin ý kiến.
Dok Doma, phó giám đốc nha nghiên cứu và luật lệ của Bộ Quản lý Đất đai, Quy hoạch Đô thị và Xây cất, không trả lời nhiều yêu cầu cho ý kiến.
Những trình bày được rò rỉ từ Bộ Hầm mỏ và Năng lượng xác nhận “khuyến khích tổ chức” của chánh phủ Cambodia của thủy điện tiểu qui mô, mà tài liệu mô tả như một phương tiện để “gia tăng tiếp cận điện” trong vùng nông thôn, giảm nghèo và nâng cao paht1 triển kinh tế.
Các dự án thủy điện được định nghĩa bởi số năng lượng sản xuất, với 1.000 KWs bằng 1 MW. Ở Cambodia, theo việc trình bày, 500 KWs hay ít hơn được xem là thủy điện “vi mô” hay “tiểu vi mô (pico)”, 501 đến 5.000 KWs là thủy điện “ngắn” và thủy điện tử 5.001 đến 10.000 KWs là thủy điện “nhỏ”.
Hai trong số 4 trình bầy gồm có bản đồ vị trí xác định 39 vị trí được đề nghị trên khắp Cambodia. Đa số trên các phụ lưu của Mekong, gồm có 12 vị trí trên thủy lộ nối với hồ Tonle Sap. Những trình bày không không xác định tiến trình phát triển dự án là của nhà nước hay tư nhân.
Một chướng ngại phát triển quan trọng cho Cambodia là “thiếu chánh sách và khuôn khổ pháp lý,” phúc trình của UN cho biết.
“Bất kể bao nhiêu đầu tư từ NGOs hay các đối tác phát triển, tất cả những nỗ lực nầy thì chánh đáng,” Oudom Ham, một cố vấn độc lập để cai quản tài nguyên thiên nhiên, người đã nghiên cứu thủy điện tiểu qui mô của Cambodia, nói. “Thiếu luật lệ đẽ không đi xa hơn.”
Thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển đập tiểu qui mô sẽ bảo đảm tái trợ trong tương lai, Ham nói, nhưng điều nầy có thể khó khăn để làm vì các đập tiểu qui mô không có định nghĩa được quốc tế công nhận, có nghĩa là kích thước và số năng lượng sản xuất bời một thủy điện “nhò” có thể thay đổi rất lớn từ quốc gia nầy đến quốc gia khác.
Fisk của Bảo tồn Sông Connecticut thông cảm với sự cần thiết để phát triển các cộng dồng nông thôn. Nếu sự chọn lựa năng lượng thay thế được rút khỏi bàn vì sự sắp đặt ở địa phương và thủy điện là cách duy nhất, các dự án không nên ngăn chận dòng chảy không tự nhiên và bao gồm các đường cá đi.
“Thủy điện mới là một kỹ thuật cũ mà chi phí không đáng cho lợi ích với những thay thế chúng ta có ngày hôm nay và thủy điện tiểu qui mô với ít luật lệ ở nơi không đúng sẽ có ảnh hưởng xấu,” Fisk nói. “Đừng làm nó.”
Bất chấp luật lệ và tranh luận về ảnh hưởng lâu đài, Samnang nói anh hy vọng tiếp tục điều hành đập của anh trên O’Porng Morn Kraom.
Sau khi kiềm soát đập, anh trèo xuống trên tấm sắt nối với công trình để xuống đất và qua cái dốc đứng, đi qua các tàn cây rậm rạp đứng chung quanh cái từng là nguồn điện duy nhất ở Koh Sampeay.
Không có nhận xét nào