Võ Thái Hà tổng hợp
Nghị sĩ Hoa Kỳ đến Đài Loan trong khi căng thẳng với Trung Quốc ngày càng gia tăng
Một phái đoàn dân biểu Hoa Kỳ đã đến Đài Loan vào Chủ nhật trong một chuyến đi công du hai ngày. Phái đoàn sẽ gặp Tổng thống Thái Anh Văn, phái đoàn cấp cao thứ hai đến thăm đảo quốc trong khi có căng thẳng quân sự giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Bắc Kinh đã tiến hành các cuộc tập trận quanh Đài Loan sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Bắc hồi đầu tháng 8.
Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan. Chính phủ Đài Loan bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc và nói rằng người dân Đài Loan sẽ quyết định tương lai của mình.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Đài Bắc cho biết phái đoàn do Thượng nghị sĩ Ed Markey dẫn đầu cùng với bốn dân biểu Hạ viện đến Đài Loan là một phần của chuyến công du đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Văn phòng tổng thống Đài Loan cho biết phái đoan sẽ gặp Tổng thống Thái Anh Văn vào sáng thứ Hai.
Đại sứ quán Hoa Kỳ trong một tuyên bố cho biết: “Đặc biệt là vào thời điểm Trung Quốc đang gia tăng căng thẳng ở eo biển Đài Loan và khu vực với các cuộc tập trận quân sự, Nghị sĩ Markey dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Đài Loan một lần nữa thể hiện sự ủng hộ vững chắc của Quốc hội Hoa Kỳ đối với Đài Loan.”
Nghị sĩ Markey đứng đầu Tiểu ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Đông Á, Thái Bình Dương, và An ninh mạng Quốc tế. Các đồng lãnh đạo của chuyến thăm là Đại diện John Garamendi của Nhóm làm việc về Kiểm soát Vũ khí và Vũ khí Hạt nhân của Quốc hội và Đại diện Don Beyer, một phát ngôn viên của Markey cho biết.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố hôm Chủ nhật rằng “các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ nên hành động phù hợp với chính sách một Trung Quốc của chính phủ Hoa Kỳ” và lập luận rằng chuyến thăm mới nhất của Quốc hội “một lần nữa chứng tỏ rằng Hoa Kỳ không muốn thấy sự ổn định trên eo biển Đài Loan và đang khuấy động sự đối đầu giữa hai bên và can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.”
Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết các thành viên của Quốc hội đã đến Đài Loan trong hàng chục năm qua và sẽ tiếp tục làm như vậy và nói thêm rằng các chuyến thăm như vậy phù hợp với chính sách một Trung Quốc lâu nay của Hoa Kỳ.
Theo chính sách đó, Hoa Kỳ có quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh, chứ không phải với Đài Loan. Tuy nhiên, Washington không đưa ra quan điểm về việc liệu Bắc Kinh có chủ quyền đối với Đài Loan hay không, và bị ràng buộc theo luật pháp Hoa Kỳ để cung cấp cho Đài Loan phương tiện tự vệ.
Văn phòng của Nghị sĩ Markey cho biết các nghị sĩ ở Đài Loan “sẽ tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan theo hướng dẫn của Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Thông cáo chung Hoa Kỳ-Trung Quốc và Sáu đảm bảo, và sẽ khuyến khích sự ổn định và hòa bình trên eo biển Đài Loan”.
‘Lợi ích chung’
“Phái đoàn sẽ gặp các lãnh đạo được bầu và thành viên của khu vực tư nhân để thảo luận về lợi ích chung như giảm căng thẳng ở eo biển Đài Loan và mở rộng hợp tác kinh tế, đầu tư vào chất bán dẫn”, văn phòng của Nghị sĩ Markey cho biết.
Phái đoàn trước đó đã dừng chân ở Hàn Quốc và gặp mặt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.
Bộ Ngoại giao Đài Loan đã công bố hình ảnh của bốn nghĩ sĩ gặp nhau tại sân bay Songshan ở trung tâm Đài Bắc sau khi đến nơi bằng một máy bay của không quân Hoa Kỳ, trong khi nghị xí Markey đến sân bay quốc tế Taoyuan.
“Phái đoàn sẽ gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao Đài Loan để thảo luận về quan hệ Hoa Kỳ – Đài Loan, an ninh khu vực, thương mại và đầu tư, chuỗi cung ứng toàn cầu, biến đổi khí hậu và các vấn đề quan trọng khác mà hai bên cùng quan tâm”, Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết.
Trong khi các cuộc tập trận của Trung Quốc xung quanh Đài Loan đã giảm bớt, Trung Quốc vẫn đang thực hiện có các hoạt động quân sự.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, mười một máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay qua eo biển Đài Loan hoặc đi vào khu vực phòng không của Đài Loan vào hôm Chủ nhật Hôm thứ Bảy có mười ba máy bay vượt qua eo biển Đài Loan.
Quan chức Hoa Kỳ cho biết Bắc Kinh đã “phản ứng quá mức” với chuyến thăm của bà Pelosi và sử dụng nó như một cái cớ để cố gắng thay đổi hiện trạng ở eo biển Đài Loan.
Nguồn: Reuters
Ấn Độ kỉ niệm 75 năm ngày độc lập
Vào thứ Hai này trên đỉnh Pháo đài Đỏ ở Delhi, Narendra Modi sẽ khai mạc lễ kỷ niệm 75 năm ngày độc lập của Ấn Độ. Song sự kiện có thể sẽ không quá tưng bừng. Không phải vì không có gì để ăn mừng: dù đồng rupee có mất giá, quyền lực của ông Modi vẫn đang lớn hơn bao giờ hết trong khi một số chỉ số kinh tế bắt đầu có dấu hiệu tích cực. Nhưng nhìn về quá khứ thật khó xử cho ông Modi. Quan điểm của ông luôn là chê bai những thập niên đầu tiên của nền cộng hòa, rằng các lãnh đạo tiền nhiệm quá chấp nhận ảnh hưởng của châu Âu và Hồi giáo. Chỉ có “Ấn Độ mới” của ông là đáng được hoan hô.
Một điều mới mẻ cho ngày kỷ niệm năm nay là chiến dịch của chính phủ mang tên har ghar tiranga, hay “một lá cờ trong mọi nhà.” Rashtriya Swayamsevak Sangh, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa Hindu giáo nơi ông Modi bắt đầu sự nghiệp của mình, từng rất kỳ thị lá cờ ba màu của đất nước (vì nó mang một màu cho Hồi giáo, một màu cho Ấn Độ giáo). Nhưng mặc dù lá cờ đang được tung hô trở lại, nguyên tắc đa nguyên sáng lập của Ấn Độ đang lung lay hơn bao giờ hết: dưới sự lãnh đạo của ông Modi, tâm lý bài Hồi giáo đã trở lại
Tròn một năm Taliban quay lại nắm quyền
Thứ Hai này đánh dấu một năm Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan. Vào thời điểm đó, nền kinh tế đất nước đã sụp đổ khi các cường quốc cắt viện trợ và loại Afghanistan khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu. Và Taliban mang trở lại chế độ chuyên chế thần quyền của mình. Đàn ông không được cắt tỉa râu, trong khi phụ nữ bị cấm học cấp hai. Luật mới quy định phụ nữ chỉ nên rời khỏi nhà khi “cần thiết”.
Song có một nhóm người Afghanistan đã khá hơn một năm trước, theo một nghĩa nào đó. Họ là những dân làng sống ở tiền tuyến của cuộc xung đột, ở các tỉnh như Helmand hay Kandahar, và giờ đây đang an toàn hơn so với các năm trước. Một báo cáo mới của viện International Crisis Group cho thấy bạo lực trong 10 tháng đến giữa tháng 7 đã giảm 87% so với cùng kỳ năm trước đó. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu sự ổn định đó có kéo dài được hay không.
Nga tổ chức một loạt các sự kiện an ninh và hội thao quân sự
Hầu như không có quốc gia phương Tây nào đến tham dự Hội nghị Moscow về An ninh Quốc tế năm nay, sẽ khai mạc vào thứ Hai. Thay vào đó, Nga đã mời Trung Quốc, Ấn Độ và một loạt các quốc gia khác từ khắp châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh đến nghe tầm nhìn của họ về một thế giới “đa phương,” không còn ách thống trị của Mỹ. Khán giả có lẽ sẽ ủng hộ quan điểm này: có 28 quốc gia ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Nga, trong khi 32 nước khác giữ thái độ trung lập.
Năm nay là lần đầu tiên hội nghị thường niên này trùng với hai sự kiện quân sự nổi bật. Diễn đàn Quân đội 2022 là cơ hội cho Nga bán vũ khí; chỉ riêng triển lãm năm ngoái có tới 45 hợp đồng quốc phòng trị giá 6,8 tỷ USD được ký kết, theo truyền thông nhà nước Nga. Trong khi đó, Army Games do Nga thành lập là một cuộc thi thể thao. Quân nhân từ các quốc gia như Trung Quốc và Iran cạnh tranh trong các bài tập chiến đấu, bao gồm cả “đua xe tăng.” Quân đội Nga có lẽ sẽ tập trung hơn vào cuộc chiến thực sự ở Ukraine, nơi họ đang đối mặt khả năng bị phản công ở thành phố Kherson.
Nước Anh lo ngại mùa đông vì giá năng lượng
Người Anh tiếp tục trải qua một cuối tuần nắng nóng đầy ngột ngạt. Nhưng dù hạn hán đang ảnh hưởng đến nhiều vùng của đất nước, ý nghĩ về mùa đông năm nay mới là đáng sợ. Hiện chi phí sinh hoạt đang ngày càng đắt đỏ vì giá năng lượng tăng cao.
Ngân hàng Trung ương Anh dự đoán lạm phát năm sẽ tăng lên khoảng 13% vào tháng 10, với ít nhất một nửa mức tăng là do giá năng lượng. Ước tính của hãng tư vấn Cornwall Insight cho thấy hóa đơn năng lượng trung bình năm của các hộ gia đình có thể tăng từ 1.971 bảng Anh (2.380 USD) hiện nay lên 4.427 bảng Anh trong tháng Tư tới.
Cuộc khủng hoảng hiện tại đã chi phối cuộc đua vào vị trí lãnh đạo Đảng Bảo thủ — cũng là cuộc đua trở thành thủ tướng tiếp theo. Vào thứ Hai, lãnh đạo Công Đảng Keir Starmer sẽ đưa ra các đề xuất của ông, bao gồm lệnh cấm tăng giá năng lượng. Nhưng chưa có chính trị gia nào giải quyết được vấn đề hóa đơn năng lượng tăng. Bất chấp cái nóng, mùa đông mới là thứ làm người Anh lo lắng.
Tình hình Đài Loan ngày 15 tháng 8
1. Chuyển động quân sự
Hình ảnh vệ tinh ngày 14.8 cho HKMH Liêu Ninh đã rời căn cứ ở Thanh Đảo. Trong khi đó, tàu Sơn Đông vẫn chưa quay về Tam Á.
Sau các cuộc tập trận quy mô lớn xung quanh Đài Loan vào thượng tuần tháng 8, Trung Quốc vẫn liên tục triển khai số lượng lớn tàu chiến và máy bay hoạt động ở eo biển Đài Loan và phía đông hòn đảo này. Các chiến đấu cơ Trung Quốc vẫn liên tục băng qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan từ đó đến nay.
HKMH USS Ronald Reagan của Mỹ di chuyển xuống phía nam Okinawa, nhiều khả năng tham gia hoạt động yểm trợ chuyến thăm của đoàn nghị sĩ Mỹ đến Đài Loan ngày 14.8.
Chiến đấu cơ chuẩn bị cất cánh trên tàu USS Ronald Reagan ở Biển Philippines ngày 14.8 - Ảnh: US Navy
Ngày 14.8, Mỹ và Indonesia kết thúc cuộc tập trận đa quốc gia Super Garuda Shield, với sự tham gia của 14 quốc gia. Cuộc tập trận bao gồm cả cuộc diễn tập hải quân giữa tàu chiến Mỹ, Indonesia và Singapore ở khu vực quần đảo Natuna cuối tuần qua.
2. Tình hình Đài Loan
Ngày 14.8, một đoàn nghị sĩ Mỹ gồm Thượng nghị sĩ Ed Markey và bốn dân biểu John Garamendi, Alan Lowenthal, Don Beyer và Aumua Amata Coleman Radewagen có chuyến thăm không thông báo trước đến Đài Loan ngày 14.8.
Chuyến thăm diễn ra 12 ngày sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến Đài Bắc trong một chuyến đi thu hút nhiều sự chú ý.
Chuyến thăm của phái đoàn nghị sĩ Mỹ đến Đài Loan không phải là điều mới mẻ và vẫn thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nó có thể thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục gia tăng sức ép quân sự xung quanh Đài Loan.
Cuối tuần qua, Điều phối viên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Nhà Trắng Kurt Campbell có những phát biểu đáng chú ý về những phản ứng của Mỹ đối với sức ép ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan.
Cụ thể, ông Campbell dự báo Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến dịch gia tăng áp lực với Đài Loan trong những tuần và tháng tới.
Trong khi đó, Mỹ sẽ triển khai tàu chiến và máy bay băng qua eo biển Đài Loan trong những tuần tới. Đồng thời, Mỹ sẽ tính đến các hành vi khiêu khích và gây bất ổn của Trung Quốc trong kế hoạch bố trí lực lượng của họ.
Ông Campbell từ chối trả lời câu hỏi về việc Mỹ có triển khai một HKMH đến eo biển Đài Loan hay không. Trước đó, tờ The New York Times dẫn lời một quan chức cho biết họ sẽ không điều động HKMH USS Ronald Reagan vì “quá khiêu khích”.
Tuy nhiên, ông để ngỏ khả năng Mỹ sẽ tiến hành hoạt động này cùng với lực lượng của một số nước G7.
Ngoài ra, quan chức này cũng cho hay Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện cam kết theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan, bao gồm hỗ trợ khả năng phòng vệ của Đài Loan, Về thương mại, Mỹ dự kiến sẽ thông báo lộ trinh tham vọng về đàm phán thương mại với Đài Loan trong những ngày tới.
Nhận định: Tình hình Đài Loan có dấu hiệu tạm ổn định trở lại với việc Trung Quốc “bình thường hóa” hoạt động băng qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan của chiến đấu cơ và sự hiện diện gia tăng của hải quân xung quanh hòn đảo này.
Ngược lại, Mỹ cũng “bình thường hóa” chuyến thăm của các phái đoàn quốc hội. Theo tiết lộ của bà Bonnie Glaser, giám đốc chương trình châu Á ở Quỹ German Marshall, với tờ The New York Times, một phái đoàn khác dự kiến sẽ đến Đài Loan vào cuối tháng này.
Tuy nhiên, sự ổn định này hết sức mong manh và việc các phái đoàn Mỹ liên tục đến Đài Loan cộng với các chuyến băng qua eo biển Đài Loan của tàu chiến Mỹ sắp tới có thể sẽ thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục đưa ra phản ứng mới, khiến tình hình căng thẳng đột ngột leo thang trở lại, đặc biệt khi ở Trung Quốc vẫn có nhiều bộ phận chưa cảm thấy thỏa mãn với phản ứng của Bắc Kinh trước chuyến thăm của bà Pelosi.
Hàn Quốc kêu gọi cải thiện quan hệ với Nhật Bản vào ngày kỷ niệm Quốc khánh
Thủ tướng Nhật Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (Reuterus)
Hôm thứ Hai (15/8), Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc phải vượt qua các tranh chấp lịch sử với Nhật Bản và đạt được hòa bình với Triều Tiên. Ông nói đây là những bước quan trọng nhằm tăng cường sự ổn định và an ninh của khu vực Bắc Á.
Phát biểu tại buổi lễ đánh dấu sự kết thúc năm 1945 của chế độ thuộc địa Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên, ông Yoon cho biết Tokyo đã trở thành một đối tác trong việc giải quyết các mối đe dọa đối với tự do toàn cầu, đồng thời kêu gọi cả hai quốc gia vượt qua những tranh chấp có từ thời đó.
“Khi quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản hướng tới một tương lai chung và khi sứ mệnh của thời đại chúng ta gắn kết, dựa trên các giá trị phổ quát được chia sẻ của chúng ta, điều đó cũng sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề lịch sử”, tuyên bố của ông viết.
Mối quan hệ giữa các đồng minh của Mỹ đã trở nên căng thẳng vì các tranh chấp như Hàn Quốc cáo buộc Nhật Bản ép phụ nữ làm việc trong các nhà thổ thời chiến cho quân đội của họ, cũng như sử dụng lao động cưỡng bức, cùng những hành vi lạm dụng khác.
Khi nhậm chức Tổng thống vào tháng 5, ông Yoon đã cam kết sẽ cải thiện mối quan hệ với Nhật Bản.
Ông kêu gọi hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực từ kinh tế, an ninh đến giao lưu văn hóa và xã hội, nhằm góp phần vào hòa bình và thịnh vượng quốc tế.
Ông Yoon nhắc lại lời hứa cung cấp cho Bắc Triều Tiên viện trợ trên diện rộng nếu Bình Nhưỡng ngừng phát triển chương trình hạt nhân và bắt tay vào một quá trình loại bỏ vũ khí này “thực sự và thực chất”.
“Chúng tôi sẽ thực hiện một chương trình lương thực quy mô lớn; cung cấp hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng sản xuất, truyền tải và phân phối điện; và thực hiện các dự án hiện đại hóa cảng và sân bay cho thương mại quốc tế”, ông Yoon nói.
Hàn Quốc cũng sẵn sàng giúp thúc đẩy năng suất nông nghiệp, hiện đại hóa các bệnh viện và cơ sở y tế, đồng thời thực hiện các bước đầu tư quốc tế và hỗ trợ tài chính, ông nói thêm.
Triều Tiên đã đổ lỗi cho Hàn Quốc gây ra vụ bùng phát COVID-19 – điều mà Seoul phủ nhận – và dường như đang chuẩn bị thử vũ khí hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017, trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ.
Về mặt kỹ thuật, hai quốc gia vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, do cuộc xung đột 1950 – 1953 giữa hai miền chỉ kết thúc bằng một hiệp định đình chiến thay vì một hiệp ước hòa bình.
Lê Vy (theo Reuters)
Trung Quốc và Thái Lan bắt đầu cuộc tập trận không quân chung
Thái Lan và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận không quân chung (Ảnh chụp màn hình video)
Thái Lan và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận không quân chung vào ngày Chủ nhật (14/8). Đây là cuộc tập trận đầu tiên giữa hai quốc gia sau nhiều năm buộc phải tạm dừng do đại dịch COVID-19.
Cuộc tập trận “Falcon Strike” diễn ra sau cuộc tập trận quân sự lớn nhất của Trung Quốc xung quanh Đài Loan, được tiến hành để trả đũa chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.
Tư lệnh Không quân Thái Lan Marshall Prapas Sornchaidee cho biết, cuộc tập trận “Falcon Strike” diễn ra từ ngày 14/8 đến ngày 25/8 ở phía Đông Bắc của đất nước, nhằm “tăng cường mối quan hệ và sự am hiểu” với Trung Quốc.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Bắc Kinh cho hay, đội quân Trung Quốc sẽ cử máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) tham gia diễn tập.
Ngoài ra, các cuộc tập trận sẽ bao gồm huấn luyện công tác “hỗ trợ trên không, tấn công vào các mục tiêu mặt đất và triển khai quân quy mô nhỏ và lớn”.
Các cuộc tập trận của lực lượng không quân Thái-Trung được tổ chức thường xuyên kể từ năm 2015 cho đến khi đại dịch COVID-19 diễn ra.
Washington bày tỏ quan ngại ngày càng tăng trước sự quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương, theo đó đã khởi động cuộc tập trận “Super Garuda Shield” ở Indonesia cùng với các đồng minh vào tuần trước.
Thái Lan hiện đang tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, đồng thời là một trong những quốc gia đầu tiên mua trang thiết bị quân sự của hải quân Trung Quốc theo một thỏa thuận được ký kết vào năm 2017.
Tuy nhiên, vào năm 2020, một thỏa thuận trị giá 724 triệu USD nhằm đặt mua hai tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất đã bị trì hoãn do làn sóng phản đối của công chúng.
Gần đây, các hãng truyền thông địa phương còn đưa tin, tranh cãi thêm về việc mua động cơ của các con tàu có thể khiến việc giao hàng bị đẩy lùi đến năm 2024.
Nhật Minh (Theo AFP)
Mỹ đàm phán bán vũ khí cho Philippines và Thổ Nhĩ Kỳ
Các chiến đấu cơ F-16 của quân đội Mỹ biểu diễn tại California. Ảnh tư liệu chụp ngày 19/03/2015. REUTERS/Mario Anzuoni/File Photo
Sau khi hủy thỏa thuận mua máy bay trực thăng trị giá 12,7 tỉ đô la với Nga, đại sứ Philippines tại Mỹ, ngày 15/08/2022, cho biết Manila đang tìm cách mua trực thăng Chinook của Mỹ.
Theo Reuters, Philippines đã hủy thỏa thuận mua 16 máy bay trực thăng vận tải Mi-17 của Nga vào tháng 6, chỉ vài ngày trước khi tổng thống Rodrigo Duterte hết nhiệm kỳ. Trên một diễn đàn trực tuyến, đại sứ Philippines Jose Manuel Romualdez giải thích với các nhà báo rằng « việc hủy hợp đồng (với Nga) được quyết định chủ yếu do cuộc chiến tại Ukraina » và để tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Philippines « không có lợi gì khi tiếp tục hợp đồng này ». Manila đang đàm phán với Matxcơva để lấy lại khoản đặt cọc 38 triệu đô la.
Theo đại sứ Jose Manuel Romualdez, máy bay Chinook sẽ thay thế thiết bị đang được sử dụng trong việc di chuyển quân và hoạt động ứng phó thiên tai ở Philippines. Phía Mỹ sẵn sàng đúc kết hợp đồng đúng với ngân sách mà Philippines dự chi mua máy bay trực thăng Nga, kể cả dịch vụ bảo trì và linh kiện.
Phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ đến Mỹ đàm phán mua chiến đấu cơ
Cùng lúc, một phái đoàn của Thổ Nhĩ Kỳ đã đến Washington để tiếp tục đàm phán việc giao chiến đấu cơ. Hoa Kỳ đình chỉ giao chiến đấu cơ vì Thổ Nhĩ Kỳ, tuy là thành viên NATO, đã mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Từ năm 2019, đây là chủ đề căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông tín viên Céline Pierre-Magnani tường trình từ Istanbul :
« Phạm vi đàm phán được dự đoán là sít sao đối với phái đoàn của Thổ Nhĩ Kỳ đang ở Washington. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tìm mọi cách để nhận được 40 chiến đấu cơ F-16 bổ sung cho đội bay của nước này. Nhưng từ năm 2019, hồ sơ bị chựng lại.
Thực vậy, Ankara đã chọn mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 nổi tiếng của Nga. Quyết định này đã làm Washington bất bình và đình chỉ giao các chiến đấu cơ F-35 theo đơn đặt hàng ban đầu. Từ đó, chính phủ của tổng thống Recep Tayyip Erdogan liên tục gây sức ép để buộc Mỹ phải nhân nhượng.
Tại thượng định NATO vào tháng 06, tổng thống Joe Biden tỏ ý ủng hộ việc giao chiến đấu cơ, nhưng quyết định này phụ thuộc vào Quốc Hội Mỹ. Nhiều thượng nghĩ sĩ đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cam kết không sử dụng chiến đấu cơ của Mỹ trong không phận Hy Lạp. Trong khi đó, bộ Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ lại thông báo là không thể chấp nhận điều kiện mà các nghị sĩ Mỹ áp đặt.
Vào lúc này, dường như chỉ có sự can thiệp của chính quyền Biden mới có thể làm thay đổi tình hình ».
Nga cam kết mở rộng quan hệ song phương với Triều Tiên
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un (trái) tham dự cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tại Vladivostok, Nga năm 2019
Nga cam kết "mở rộng quan hệ song phương toàn diện và xây dựng [của mình]" với Triều Tiên, Tổng thống Vladimir Putin nói.
Trong một bức thư gửi tới người đồng cấp Kim Jong Un nhân ngày giải phóng Bình Nhưỡng, ông Putin cho biết động thái này là vì lợi ích của cả hai quốc gia.
Về phần mình, ông Kim nói rằng tình bạn giữa hai nước đã được hun đúc trong Thế chiến thứ II với chiến thắng trước Nhật Bản.
Ông nói thêm rằng "tình bạn chân thành" của họ sẽ lớn mạnh hơn nữa.
Theo tin tức của hãng truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA, ông Putin cho rằng quan hệ song phương mở rộng sẽ "phù hợp với lợi ích của hai quốc gia".
Trong bức thư của mình, ông Kim cho biết tình hữu nghị Nga-Triều Tiên "được hun đúc trong cuộc chiến chống Nhật Bản" đã được "củng cố và phát triển qua nhiều thế kỷ".
Bức thư cũng cho biết thêm "hợp tác chiến lược và chiến thuật, sự ủng hộ và đoàn kết" giữa hai nhà nước "đã được đưa lên một tầm cao mới, trong mặt trận chung nhằm làm thất bại sự đe dọa và khiêu khích quân sự của các thế lực thù địch".
Bình Nhưỡng không nêu đích danh các thế lực thù địch, nhưng thuật ngữ này đã được Triều Tiên sử dụng nhiều lần để ám chỉ Mỹ và các đồng minh.
Liên Xô từng là đồng minh lớn của Triều Tiên, đề nghị hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa và viện trợ.
Nhưng mối quan hệ này đã bị ảnh hưởng kể từ sự sụp đổ của Bức màn Sắt, chỉ dần dần khởi sắc phần nào sau khi Nga từ từ bị phương Tây xa lánh kể từ đầu những năm 2000.
Tháng Bảy, Triều Tiên là một trong số ít quốc gia chính thức thừa nhận hai quốc gia ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine, sau khi Nga ký sắc lệnh tuyên bố hai quốc gia này độc lập.
Để trả đũa, Ukraine, nước đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Nga vào lãnh thổ của mình, đã cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng.
Không có nhận xét nào