Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ hai 01 tháng 8 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Indonesia và Hoa Kỳ tập trận quy mô lớn

    01/8/2022

    Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley (T) bắt tay tướng Andika Perkasa (P), Tổng tham mưu trưởng Quân Đội Indonesia, tại trụ sở bộ Quốc Phòng Indonesia ở Jakarta, ngày 24/07/2022. AP - Achmad Ibrahim 

    Theo AFP, bắt đầu từ hôm nay, 01/08/2022, quân đội Indonesia và Hoa Kỳ mở cuộc tập trận chung kéo dài hai tuần với sự tham gia của hàng ngàn binh sĩ. Mục tiêu cuộc tập trận, theo Washington, là nhằm thúc đẩy « hợp tác trong khu vực » trong bối cảnh có nhiều căng thẳng với Trung Quốc. 

    Tham gia cuộc tập trận thường niên mang tên « Super Garuda Shield » có ít nhất 4000 quân của Indonesia và Mỹ. Trong những ngày tới, các lực lượng của Úc, Singapore và Nhật Bản cũng sẽ tham gia cuộc diễn tập. Đây là lần đầu tiên quân đội Nhật Bản tham gia vào cuộc tập trận này.

    Các bài thao dượt sẽ diễn ra trên đảo Sumatra và Riau, một tỉnh của Indonesia, bao gồm nhiều đảo nằm rải rác tới gần với Singapore và Malaysia.

    Đây là cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng diễn ra vào đúng thời điểm chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi bắt đầu chuyến công du châu Á và vẫn để ngỏ khả năng ghé thăm Đài Loan, khiến cho quan hệ Bắc Kinh và Washington thêm căng thẳng.

    Washington khẳng định các cuộc tập trận chung như thế này không nhắm vào bất kỳ nước nào, cho dù khuôn khổ của cuộc thao dượt năm nay lớn hơn so với các đợt trước. Giới quan sát ghi nhận Hoa Kỳ và các đồng minh châu Á đang ngày tỏ rõ lo ngại về việc Trung Quốc gia tăng hiện diện trong vùng Thái Bình Dương.

    Tướng Stephen Smith, chỉ huy các lực lượng Mỹ tham gia cuộc tập trận, đã tuyên bố tại Jakarta hôm 29/07 : « Cuộc tập trận nhằm tăng cường sự tin cậy, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau và mở rộng năng lực và kết nối quân đội các nước…. Đây là cuộc tập trận thật sự, không phải là sự đe dọa với bất kỳ bên nào ».

    Cuộc tập trận, kéo dài đến ngày 14/08, bao gồm nhiều bài diễn tập của hải – lục - không quân. Quân đội nhiều nước như Canada, Pháp, Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc, Papua New Guinea, Đông Tomor và Anh cũng được mời làm quan sát viên của cuộc tập trận quy mô này. 

    Hoa Kỳ họp trực tuyến với các nước trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 

    01/8/2022 

    Reuters 

    Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo.

    Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo. 

    Hoa Kỳ sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào thứ Ba với các quan chức đại diện cho 14 quốc gia đã tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) trong khi Washington tìm cách tăng cường hợp tác với châu Á.

    Cuộc họp cấp bộ trưởng sẽ do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo chủ trì, văn phòng của họ thông báo trong một tuyên bố hôm Chủ nhật.

    Tổng thống Joe Biden, người đã khởi động IPEF vào tháng 5 trong chuyến công du đến Tokyo, muốn sử dụng nó như một cách để nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường, lao động và các tiêu chuẩn khác trên toàn châu Á.

    Washington đã thiếu một trụ cột kinh tế trong sự hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump từ bỏ một hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương đa quốc gia, để lại lĩnh vực này cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng.

    Ngoài Hoa Kỳ, các thành viên IPEF bao gồm Úc, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

    Các chủ đề thảo luận tại cuộc họp hôm thứ Ba bao gồm thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng, thuế quan và chống tham nhũng, tuyên bố cho biết.

    Chủ tịch Hạ Viện Pelosi thăm Singapore, Bắc Kinh tiếp tục cảnh cáo Mỹ về Đài Loan

    01/8/2022

    Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi (P) gặp thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (T) tại Singapore ngày 01/08/2022. via REUTERS - MOHD FYROL/OFFICIAL PHOTOGRAPHER 

    Hôm nay, 01/08/2022, chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi đã có mặt tại Singapore, chặng đầu tiên trong vòng công du châu Á. Dù không được xác nhận chính thức, nhưng khả năng bà Pelosi ghé thăm Đài Loan đã khiến Trung Quốc tiếp tục giận dữ và lớn tiếng phản đối. 

    Theo hãng tin Pháp AFP, hôm nay, khi tiếp chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã thúc giục bà nỗ lực góp phần xây dựng một quan hệ “ổn định” với Bắc Kinh. Trong một bản thông cáo, bộ Ngoại Giao Singapore cho biết: “Thủ tướng Lý (Hiển Long) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định Mỹ-Trung đối với hòa bình và an ninh khu vực”.

    Lời kêu gọi của thủ tướng Singapore được đưa ra vào lúc trong những ngày qua, đã có nhiều tin đồn theo đó chủ tịch Hạ Viện Mỹ có kế hoạch đi thăm Đài Loan nhân vòng công du châu Á lần này, một thông tin mà bà Pelosi không xác nhận mà cũng không phủ nhận.

    Mãi đến hôm qua, 31/07, văn phòng chủ tịch Hạ Viện Mỹ mới ra thông cáo xác nhận 4 nước mà bà sẽ ghé thăm là Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng không nói gì về khả năng thăm Đài Loan.

    Sau khi đã nhiều lần lên tiếng phản đối, vào đúng ngày bà Pelosi bắt đầu chuyến công du châu Á, Bắc Kinh đã lớn tiếng cảnh cáo và đe dọa Washington sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nếu chuyến thăm Đài Loan được thực hiện.

    Theo hãng tin Anh Reuters, trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh vào hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định rằng Quân Đội Trung Quốc “sẽ không ngồi yên” nếu chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi ghé Đài Loan.Theo phía Trung Quốc, việc một lãnh đạo đứng hàng thứ ba trong chính quyền Mỹ thăm Đài Loan là một hành vi “can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc”, và điều đó sẽ “dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng”. 

    Thông tin về Pelosi có thể đến Đài Bắc ngày 04/08: Thủ tướng Đài Loan tránh bình luận

    Về phần Đài Loan, khi được hỏi là liệu bà Pelosi có ghé Đài Bắc hay không vào thứ Năm 04/08 tới đây như báo chí Đài Loan  đã đồn đoán, thủ tướng Tô Trinh Xương (Su Tseng Chang) đã tránh trả lời trực tiếp, mà chỉ nói rằng: “Chúng tôi luôn luôn nồng nhiệt chào đón các chuyến thăm của các vị khách nước ngoài”.

    Quân đội Myanmar gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia thêm 6 tháng

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/08/screen-shot-2022-08-01-at-8-42-30-am-7011.png

    Người đứng đầu quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing, sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp ở nước này thêm 6 tháng nữa, truyền thông nhà nước cho biết hôm thứ Hai, báo cáo rằng hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia của quân đội đã chấp thuận ý định trên.

    Chính quyền quân đội lần đầu tiên tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi giành quyền từ chính phủ dân cử của bà Aung San Suu Kyi trong một cuộc đảo chính vào tháng 2 năm ngoái.

    “Các thành viên (của hội đồng an ninh) nhất trí ủng hộ đề xuất kéo dài thời gian ban bố tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng”, Global New Light of Myanmar đưa tin.

    “Ở đất nước chúng ta, chúng ta phải tiếp tục củng cố ‘hệ thống dân chủ đa đảng chân chính và có kỷ luật’ – vốn là mong muốn của người dân”, ông Min Aung Hlaing nói.

    Myanmar đã rơi vào hỗn loạn kể từ sau cuộc đảo chính, với việc xung đột lan rộng khắp đất nước Đông Nam Á sau khi quân đội đàn áp hầu hết các cuộc biểu tình ôn hòa ở các thành phố.

    Chính quyền cho biết họ lên nắm quyền vì gian lận bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm 2020 mà đảng của người đoạt giải Nobel Aung San Suu Kyi đã dễ dàng giành chiến thắng. Các nhóm giám sát bầu cử không tìm thấy bằng chứng về gian lận như quân đội tuyên bố.

    Quân đội đã cam kết tổ chức các cuộc bầu cử mới vào tháng 8 năm 2023, nhưng những người phản đối không tin rằng các cuộc bầu cử theo kế hoạch sẽ diễn ra tự do và công bằng.

    Tiến Minh (theo Reuters)

    Hoạt động của các nhà máy Trung Quốc sụt giảm, thêm gánh nặng cho nền kinh tế khó khăn

    https://www.epochtimesviet.com/wp-content/uploads/2022/08/China_Manufacturing_22212176035978-700x420-1.jpg

    Các công nhân chuyển một chiếc đàn piano đã được lắp ráp một nửa tại nhà máy sản xuất của Parsons Music Corporation ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, hôm 23/11/2021. (Ảnh: Xiao Yijiu/Tân Hoa xã qua AP) 

    Hôm Chủ Nhật (31/07), một cuộc khảo sát cho thấy sự phục hồi của ngành sản xuất Trung Quốc sau các đợt phong tỏa chống virus đã bị chững lại vào tháng Bảy khi hoạt động giảm sút, làm tăng thêm áp lực lên nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn.

    Theo cơ quan thống kê quốc gia và một nhóm công nghiệp chính thức, Liên đoàn Giao nhận & Mua hàng Trung Quốc, hoạt động của các nhà máy bị suy giảm do nhu cầu toàn cầu yếu và các biện pháp kiểm soát chống virus đang tạo thêm gánh nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng trong nước.

    Chỉ số quản lý mua hàng hàng tháng do Liên đoàn và Cục Thống kê Quốc gia ban hành đã giảm từ mức 50.2 của tháng Sáu trên thang điểm 100 xuống 49, trong đó các con số dưới 50 cho thấy hoạt động đang giảm. Các chỉ số phụ về đơn đặt hàng mới, xuất cảng và việc làm đều giảm.

    Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ngừng nói về mục tiêu tăng trưởng kinh tế chính thức của năm nay là 5.5% sau khi sản lượng trong ba tháng kết thúc vào tháng Sáu giảm so với quý trước.

    Cảng Thượng Hải, nơi bận rộn nhất thế giới, cho biết hoạt động đã trở lại bình thường, nhưng các nhà máy và các công ty khác đang hoạt động dưới sự kiểm soát của các quy định chống virus hạn chế lực lượng lao động của họ và ảnh hưởng đến sản xuất.

    Chỉ số sản xuất giảm từ mức 52.8 của tháng Sáu xuống 49.8. Các đơn đặt hàng mới giảm 1.9 điểm xuống 48.5. Các đơn hàng xuất cảng mới giảm 2.1 điểm xuống 47.4.

    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tránh chi tiêu kích thích quy mô lớn, có thể vì lo ngại nợ nần gia tăng.

    Nhật Thăng biên dịch

    Hội nghị toàn cầu về hiệp ước không phổ biến hạt nhân

    Khuôn khổ của các định chế về kiểm soát vũ khí hạt nhân, vốn được đặt ra sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962, từ lâu đã trở nên cũ kĩ. Với việc Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, cuộc chiến ở Ukraine có thể sẽ xé bỏ hoàn toàn hệ thống. Cơ hội chỉnh sửa nó đến vào thứ Hai, ngày khai mạc hội nghị kéo dài một tháng ở New York giữa 191 nước ký kết Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân.

    Chương trình nghị sự sẽ vô cùng dày đặc: Iran đang ở ngưỡng hạt nhân; Triều Tiên đã vượt ngưỡng; Anh mở rộng kho vũ khí; trong khi Trung Quốc nhanh chóng tăng cường kho đầu đạn. Hậu quả là kho gồm 12.700 đầu đạn toàn cầu sẽ tăng lên. Những mâu thuẫn giữa các cường quốc cũng như giữa các nước có và không có vũ khí hạt nhân có thể sẽ làm cản trở thỏa thuận. Nhiều nước thậm chí đã ký một hiệp ước thay thế để cấm hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

    Có một tin tốt: Mỹ và Nga vẫn sẽ trao đổi thông tin về vũ khí tầm xa theo khuôn khổ New START. Song tin xấu là hiệp ước hết hạn vào năm 2026. Đàm phán đang bị đình trệ vì cuộc xâm lược Ukraine. Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy đàm phán sẽ được nối lại.

    EU tịch thu một cơ sở khí đốt của Gazprom

    Ngày nay hiếm khi tài sản công nghiệp bị quốc hữu hóa ở châu Âu. Nhưng vì không bơm khí đốt, vào thứ Hai gã khổng lồ năng lượng Nga Gazprom sẽ bị trưng thu một phần của cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên Haidach ở Áo, một trong những cơ sở lớn nhất Trung Âu. Một bên khác sẽ vào tiếp quản. Dù vậy, thay đổi quyền sở hữu không giúp giải quyết được tình trạng thiếu khí đốt của châu Âu, mà nhiều khả năng sẽ không còn đủ khí từ mùa xuân tới.

    Nếu Gazprom tiếp tục duy trì mức 20% công suất qua Nord Stream 1, đường ống lớn nhất của khí đốt Nga, thì các cơ sở lưu trữ trên khắp EU sẽ không thể đạt mức mục tiêu 80% từ 67% hiện tại. Nếu công ty giảm lưu lượng hơn nửa hoặc mùa đông lạnh bất thường (hoặc cả hai), các cơ sở lưu trữ khí đốt ở nhiều nước, đặc biệt là Đức, sẽ hoàn toàn rỗng vào tháng Ba. Khi đó, câu hỏi lớn sẽ là liệu các nước EU có thể hiện đoàn kết và chia sẻ khí đốt cho nhau hay không.

    Anh đẩy mạnh chống rửa tiền

    Bất kỳ chính phủ nào muốn giải quyết rửa tiền đều cần phải bẻ khóa các công ty ẩn danh. Công cụ này giúp che chắn cho những người dùng tiền bẩn để mua tài sản, thường là các tài sản sang trọng ở những nơi như London hay Paris. Để giải quyết vấn đề này, vào thứ Hai Anh sẽ ban hành quy định sổ đăng ký chủ sở hữu thực sự của các công ty nước ngoài có nắm giữ tài sản Anh. Ý tưởng là buộc những người ẩn nấp sau các công ty vỏ bọc, thường là ở các thiên đường thuế như Quần đảo Virgin thuộc Anh, phải minh bạch hơn.

    Động thái trên được đưa ra sáu năm sau khi Anh ban hành sổ đăng ký công khai chủ sở hữu của các công ty trong nước. Đây được coi là một bước ngoặt toàn cầu vào thời điểm đó trong cuộc chiến chống tội phạm tài chính. Nhưng nó có nhiều bài học nghiêm túc. Việc thực thi còn yếu kém, khi hầu như không có chế tài nào nếu gửi sai dữ liệu. Lần này cũng không khá hơn. Bất chấp các diễn ngôn chính trị, cơ quan thực thi pháp luật Anh vẫn thiếu kinh phí cần thiết để truy tìm thủ phạm rửa tiền.

    Alibaba có thể bị loại khỏi sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ sau khi có tên trong danh sách theo dõi hủy niêm yết

    https://www.epochtimesviet.com/wp-content/uploads/2022/08/GettyImages-1232278923-700x420-1.jpg

    Một người phụ nữ đi ngang qua bảng hiệu của Alibaba bên ngoài văn phòng của công ty này ở Bắc Kinh hôm 13/04/2021. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images) 

    Cổ phiếu của đại công ty thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba (NYSE: BABA) đã giảm 10% hôm 29/07 sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) thêm công ty này vào danh sách các công ty có thể phải đối mặt với việc hủy niêm yết.

    Công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ này nằm trong số hơn 150 công ty bị SEC nêu tên có thể bị đẩy ra khỏi các sàn giao dịch của Hoa Kỳ nếu các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ không thể thanh tra những kiểm toán tài chính trong 3 năm liên tiếp.

    Những công ty này được xác định theo các yêu cầu của Đạo luật về Trách nhiệm giải trình của các Công ty Ngoại quốc (HFCAA), được ký thành luật vào cuối năm 2020, vốn cho phép các công ty Trung Quốc đến đầu năm 2024 tuân thủ các yêu cầu kiểm toán của Hoa Kỳ. Luật này đã được thông qua để đáp lại việc Bắc Kinh đã từ chối cho phép các nhà quản lý của Hoa Kỳ tiếp cận các tài liệu kiểm toán của các công ty kế toán của họ trong thời gian dài, với lý do giữ bí mật nhà nước. Quốc hội Hoa Kỳ hiện đang xem xét một dự luật có thể đẩy nhanh thời hạn theo HFCAA đến năm 2023.

    SEC cho biết cho đến ngày 19/08, Alibaba phải cung cấp bằng chứng phản đối việc họ bị bổ sung vào danh sách SEC được biên soạn theo HFCAA.

    Cổ phiếu của công ty này đã giảm khoảng 10% xuống còn 90.40 USD vào lúc 2 giờ 46 phút chiều theo giờ ET hôm Thứ Sáu (29/07).

    Đại công ty thương mại điện tử Trung Quốc đã có màn ra mắt bom tấn trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 2014 với đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất vào thời điểm đó. Công ty cũng có niêm yết thứ cấp ở Hồng Kông.

    Hôm 26/07, Alibaba thông báo rằng họ sẽ tìm kiếm một niêm yết sơ cấp ở Hồng Kông, tham gia cùng các công ty Trung Quốc khác vốn tìm cách tự bảo vệ mình trước áp lực pháp lý ngày càng cao ở Hoa Kỳ.

    Cổ phiếu của công ty này cũng giảm hôm 28/07 sau khi Wall Street Journal đưa tin  rằng người sáng lập Alibaba Jack Ma có kế hoạch nhượng lại quyền kiểm soát của mình tại đại tập đoàn công nghệ Ant Group của Trung Quốc, công ty chịu trách nhiệm về ứng dụng thanh toán di động hết sức phổ biến Alipay ở Trung Quốc. Alibaba sở hữu khoảng 33% cổ phần của Ant Group.

    Các công ty khác được thêm vào danh sách của SEC hôm 29/07 bao gồm Tập đoàn Mogu, Công ty TNHH Boqii Holding, Tập đoàn Cheetah Mobile và Công ty TNHH Highway Holdings.

    Các nhà quản lý Hoa Kỳ đã và đang đàm phán với các đối tác Trung Quốc để đạt được sự tuân thủ HFCAA, nhưng chủ tịch SEC gần đây bày tỏ sự không chắc chắn về triển vọng đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh.

    Trong một cuộc phỏng vấn ngày 19/07 với Bloomberg, Chủ tịch SEC Gary Gensler cho biết các nhà chức trách ở Trung Quốc là những người cuối cùng sẽ quyết định xem có cho phép các cơ quan quản lý Hoa Kỳ xem xét các báo cáo kiểm toán đầy đủ của họ hay không.

    Ông Gensler nói, “Hiện tại tôi thực sự chưa biết gì về điều này,” khi đề cập đến khả năng đạt được một thỏa thuận. “Đó sẽ là sự lựa chọn của các nhà chức trách ở đó.”

    HFCAA được ban hành vào năm 2020 với hy vọng bảo vệ các nhà đầu tư Hoa Kỳ khỏi các hoạt động gian lận của các công ty Trung Quốc vốn không tuân theo các yêu cầu kiểm toán của Hoa Kỳ.

    Luật này ra đời sau một vụ bê bối kế toán gây chú ý liên quan đến công ty khởi nghiệp Luckin Coffee có trụ sở tại Trung Quốc. Công ty vào cuối năm 2020 đã đồng ý trả cho SEC một khoản phạt 180 triệu USD để giải quyết các cáo buộc gian lận vì sự phóng đại quá mức doanh thu “một cách cố ý và nghiêm trọng” năm 2019 và nói giảm đi về lỗ ròng. Đầu năm đó, thương hiệu đồ uống này cho biết một cuộc điều tra nội bộ đã phát hiện ra rằng giám đốc điều hành của họ đã khai man doanh thu năm 2019 khoảng 310 triệu USD, khiến Nasdaq phải hủy niêm yết công ty này.

    Ảnh vệ tinh cho thấy bãi thử hạt nhân mới của TQ ở Tân Cương

    01/8/2022

    Lễ khởi công dự án hợp tác năng lượng hạt nhân Trung - Nga, nhà máy điện hạt nhân Tianwan, ngày 19/5/2021 ở Giang Tô, Trung Quốc

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Lễ khởi công dự án hợp tác năng lượng hạt nhân Trung - Nga, nhà máy điện hạt nhân Tianwan, ngày 19/5/2021 ở Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh minh họa)

    Ảnh vệ tinh mà hãng Asian Nikkei được tiếp cận cho thấy bãi thử hạt nhân mới của Trung Quốc ở Tân Cương. Việc này làm dấy lên câu hỏi từ các chuyên gia rằng có phải nước này đang có một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với Mỹ.

    Theo Asian Nikkia, Trung Quốc đang mở rộng các cơ sở thử nghiệm hạt nhân ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương.

    Các hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều mái che được dựng lên tại một sườn núi gần hồ nước mặn khô cạn Lop Nur, Đông Nam của Tân Cương. Bên cạnh là các bãi đá vỡ chất đống, cho thấy có hoạt động đào thêm đường hầm thứ sáu để phục vụ hoạt động thử nghiệm. 

    Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy các đường điện đã được lắp đặt thêm, và một nơi được xây mới, có thể được dùng làm nhà kho chứa chất nổ. 

    Từ năm 2020, các hình ảnh vệ tinh đã cho thấy hoạt động sản ủi đất ở Lop Nur. Năm 2021, xe tải hoạt động tại đây và đường điện được thiết lập vào đầu năm 2022. 

    Tháng 6/2022, Trung Quốc cho hoàn thiện kho chứa thuốc nổ tại đây. 

    Từ tháng 7/2021, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) đã có báo cáo cho biết, các hình ảnh vệ tinh từ tỉnh Tân Cương ở phía tây cho thấy BắcK inh đang xây dựng một hầm chứa tên lửa hạt nhân. Khu vực này có thể chứa khoảng 110 hầm phóng (silo) tên lửa hạt nhân.

    Các quan chức quốc phòng Mỹ đã bày tỏ quan ngại về hoạt động xây dựng hạt nhân của Trung Quốc.

    Tháng 7/2021, tờ Washington Post đưa tin 120 silo được phát hiện tại một địa điểm ở vùng sa mạc tại Ngọc Môn (Yumen), tỉnh Cam Túc.

    Quốc tế lo ngại kế hoạch hạt nhân của Trung Quốc

    Trung Quốc hướng tới trở thành cường quốc quân sự sánh ngang Mỹ vào giữa thế kỷ 21. 

    Phương Tây ngày càng lo ngại về nỗ lực mở rộng năng lực hạt nhân của cả Trung Quốc và Bắc Hàn, theo CNN. 

    BBC

    Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) trong báo cáo hồi tháng 6/2022 cho hay Trung Quốc "đang trong giai đoạn mở rộng đáng kể kho vũ khí hạt nhân" trong bối cảnh 'tất cả các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đều đang nâng cấp kho vũ khí và tăng cường luận điệu về hạt nhân và vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược quân sự của mình'.

    SIPRI nhận định rằng "đây là một xu hướng rất đáng lo ngại".

    Theo ước tính của SIPRI, Mỹ và Nga cho đến nay vẫn là cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, với lần lượt 3.708 và 4.477 hạt nhân, trong khi Trung Quốc có 350, Pháp 290 và Anh 180. 

    BBC

    Nhưng số lượng đầu đạn của Trung Quốc đã tăng lên trong những năm gần đây. Năm 2006 Trung Quốc mới chỉ có 145 đầu đạn. 

    Lầu Năm Góc dự đoán Trung Quốc sẽ tăng "ít nhất gấp đôi quy mô" kho dự trữ vũ khí hạt nhân trong thập kỷ tới.

    Báo cáo 2021 của SIPRI đã chỉ ra rằng Bắc Kinh đang xây dựng một mạng lưới rộng lớn gồm các hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở sa mạc phía tây của nước này.

    Tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã bảo vệ lập trường hạt nhân của nước mình, nói rằng nước này cần chúng để 'tự vệ'. 


    Không có nhận xét nào