Tội ác của Tố Hữu đối với cái chết của nhà thơ Vũ Hoàng Chương.
Vũ Hoàng Chương Nguyễn Bắc Sơn
“Nhổ neo rồi thuyền ơi! Xin mặc sóng” - Vũ Hoàng Chương bắt đầu bài thơ mang tính “cương lĩnh tinh thần” của tuổi trẻ một thời như vậy. Bài thơ “Phương xa” mang âm hưởng trực tiếp từ “Con tàu say” của Rimbaud ngoài miêu tả tâm trạng hoang mang chán nản ở những con người độ tuổi đôi mươi còn phát biểu một mơ ước nơi đáy lòng của thanh niên: Đi.
Khi ở đây người ta luôn ngóng đến nơi khác, điều này rất thông thường và cũng không kém phần dễ hiểu. Số lượng đặc biệt lớn của tác phẩm văn chương hướng về xa xăm chứng nhận rằng người ta (và cả chúng ta) chung nhau cảm giác chán ghét cái chốn mình đang ở và mong muốn thoát khỏi, đi xa, thậm chí là rời bỏ. Một trong những tác phẩm đầu tiên làm nên tên tuổi cho Milan Kundera có nhan đề Cuộc sống không ở đây, trong đó có đoạn nhà thơ trẻ Jaromil (trạc độ tuổi của Rimbaud khi bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn Pháp) bỏ chạy trên bãi biển, bởi vì mọi thứ có ý nghĩa đều không ở đây, đều ở đâu đó khác. Giai đoạn thuộc địa hóa, nhất là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm phát sinh cả một dòng văn học xê dịch, trong đó cái tên cuốn sách của Blaise Cendrars có lẽ đã nói lên tất cả trạng thái tâm hồn con người thời ấy: Emmène-moi au bout du monde! (Hãy mang tôi đi tới tận cùng thế giới!)
Thế nhưng, cũng cần đưa ra một nhận xét là phần nhiều văn chương xê dịch được ký tên các nhà văn thời họ còn trẻ, hoặc miêu tả các nhân vật tuổi trẻ. Cái nôn nóng bồn chồn đầu đời theo thời gian sẽ được thay thế bằng những tâm thế khác, rất lắm khi là ngược hẳn chiều. Thời gian mang lại sự già nua, dĩ nhiên, nhưng nó cũng dẫn tới sự chín chắn, tỉnh táo và giải mộng. Tuy vậy, sự ra đi bao giờ cũng quyến rũ hơn nhiều, nó rộn ràng lanh lảnh tiếng lên đường, còn trở về lại thường trầm lắng và im lìm. Ulysses của Homer ra đi trong đoàn quân ồn ào đẹp đẽ và trở về hòn đảo Ithaca quê hương âm thầm không một tiếng vang. Chặng đường phiêu lưu giống như miếng giấy thấm hút đi thời gian sống của con người và cả các âm thanh rộn rã đã từng có lúc ngập tràn bầu không khí.
Các nhân vật trẻ tuổi của văn chương (và cả của đời thường) hay bỏ quê nhà ra thành phố. Rất nhiều anh chàng trẻ tuổi trong tiểu thuyết của Balzac hay Stendhal bỏ Tours bỏ Rennes bỏ Grenoble để lên Paris, phần lớn mang trên vai gánh nặng của tham vọng “chinh phục thế giới”, hoặc ít nhất là “chinh phục Paris” (như Rastignac). Thời của những viễn cảnh to lớn rồi qua đi, nhiều người lại tìm đường quay về tỉnh lẻ (với ảo mộng tan tành, nếu muốn mượn thêm tên một tiểu thuyết của Balzac). Rất có thể tổng lượng của hai chiều dịch chuyển là ngang bằng với nhau, và xét cho cùng con người cũng chỉ quẩn quanh trong một hoặc vài vòng tròn, dù có lúc vòng tròn rộng lớn bằng cả thế giới (thầy trò Phileas Fogg bỏ ra tám mươi ngày để hoàn thành vòng tròn mang tính chất lý tưởng ấy, trong tác phẩm kinh điển của Jules Verne). Một trong những tiểu thuyết đầu tiên của Kundera là Cuộc sống không ở đây, còn tiểu thuyết gần đây nhất (L’Ignorance - Ngu dốt) lại lấy đề tài là sự trở về: nhân vật chính sau một thời gian dài sống ở Pháp quyết định quay trở về Séc, cuộc trở về mang hơi hướng của người anh hùng Ulysses xa xưa.
Người ở trong nước muốn ra nước ngoài, người ở nước ngoài lại muốn về trong nước, người nông thôn quyết tâm ra thành phố, người thành phố lại mơ mộng về nông thôn, cái ước vọng rời bỏ thật là khó đạt được đến mức độ tuyệt đối. Các nhân vật trẻ tuổi của tiểu thuyết cứ lao về Paris, còn nhà bác học chín chắn Pascal trong tập cuối bộ sách Gia đình Rougon-Macquart của Émile Zola lại bỏ hẳn về quê sinh sống; Montaigne rồi Rousseau rồi cũng đến lúc rời bỏ cung điện thành quách để về giữa các loại cây cỏ.
Tất nhiên rất khó (và rất không nên) nói với những người mười tám hai mươi tuổi là nơi khác không hẳn chắc chắn có những điều mà họ chờ đợi, trông mong. Mọi trải nghiệm về cuộc đời đều cần phải trực tiếp, cái khó nhọc của chúng ta chính là ở chỗ không ai có thể “truyền kinh nghiệm sống” cho ai được cả. Nhu cầu đi khỏi, rời bỏ cũng vĩnh viễn như chính hai chữ “nhu cầu” vậy.
Dù vậy cũng nên nhớ, khi The Beatles hát: “She’s leaving home, bye bye” thì Chuck Berry đã ngay lập tức ngao ngán: “No particular place to go”, và như một lời đáp của trải nghiệm chín chắn cho sự say mê rạo rực của Vũ Hoàng Chương thời trẻ, Nguyễn Bắc Sơn từng viết hai câu thơ bất hủ không kém: “Về đâu, đâu cũng là đâu đó/Đâu cũng đìu hiu đất Hán Hồ”.
Nhị Linh
Tội ác của Tố Hữu đối với cái chết của nhà thơ Vũ Hoàng Chương.
(Fb Ngọc Tuyên Đàm/ FB Phạm Văn Đức)
January 23, 2022
Hình từ trái sang phải, tren xuống dưới: Huy Cận, Tố Hữu, Vũ Hoàng Chương. (Nguồn internet)
Vũ Hoàng Chương và 2 câu thơ :
"Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do"
Sau Tháng 4 , 1975 việc đầu tiên Cộng sản làm là đổi tên Đô Thành Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, cùng đó là hàng loạt con đường ở Sài Gòn cũng đổi tên theo, như Gia Long đổi thành Nguyễn Văn Trỗi, Hồng Thập Tự thành Nguyễn Thị Minh Khai, Công Lý thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tự Do thành Đồng Khởi,...
(Việc đổi tên Saigon sang Tp. HCM không phải sau năm 1975 Việt cộng mới nghĩ đến mà nó đã có chủ đích từ khi Saigon còn thuộc quyền VNCH, việc này là học theo Liên Xô: Đổi tên Thành phố Saint Petersburg sang Leningrad, tên của lãnh đạo Lenin. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, địa danh ban đầu Saint Petersburg được khôi phục lại sau một cuộc trưng cầu dân ý.)
Cám cảnh trước thời thế đó, Vũ Hoàng Chương đã làm 2 câu thơ:
"Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do"
Hai câu thơ có hàm chứa cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Và nó được ra đời quanh câu chuyện như sau:
Hồi những năm trước kháng chiến, trong Phong trào thơ mới (những năm 1932 - 1945) có 2 người bạn chơi với nhau khá thân là Vũ Hoàng Chương và Huy Cận. Một hôm Huy Cận bất ngờ gặp Vũ Hoàng Chương và rủ nhau đi ăn phở. Vì mới ra tập thơ đầu lại cũng có ý thân mật nên Huy Cận nửa đùa nửa thật vỗ vai Vũ Hoàng Chương nói rằng:
“Đã lâu lại gặp chàng Say
Lửa Thiêng xin đốt chờ Mây xuống trần"
Vũ Hoàng Chương cũng hơi khựng một chút, nhưng vui vẻ đáp ngay:
"Mây kia chẳng chịu xuống trần
Lửa ơi theo khói lên gần với Mây"
(Say, Mây, Lửa Thiêng trong những câu thơ nói trên là ngụ ý nói đến mấy tập thơ "Thơ Say", "Mây" của Vũ Hoàng Chương và "Lửa Thiêng" của Huy Cận)
Hai người đối đáp với nhau như thế, vừa có ý kiêu ngạo, vừa có ý thân thiện, thật xứng đôi.
Rồi thời gian trôi qua, năm 1946 Huy Cận ra bưng theo kháng chiến, dùng thi tài để phục vụ Cộng sản.
(Và sau này, Huy Cận đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo như: Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế,...Nhưng đời trớ trêu, con trai Huy Cận, Cù Huy Hà Vũ lại là người chống Cộng và bị khép tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" vào năm 2010 và hiện nay đang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ).
Còn Vũ Hoàng Chương thì chạy tản cư, cũng có làm một số bài thơ ái quốc, nhưng sau đó hồi cư về lại Hà Nội rồi di cư vào Sài Gòn theo hiệp định Genneve năm 1954, vẫn tiếp tục làm thơ và dạy học.
...Rồi chiến tranh, rồi dẫn đến biến cố tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam tan vỡ, Sài Gòn thất thủ, Việt Nam Cộng Hòa trở thành kẻ chiến bại...
Sau biến cố đó, Huy Cận được cử vào Sài Gòn cùng với một phái đoàn với mục đích thăm dò và "chiêu hàng" các văn nghệ sĩ miền Nam.
Người đầu tiên Huy Cận muốn gặp là Vũ Hoàng Chương.
Hai người bạn cũ gặp nhau sau 20 năm giữa đôi bờ chiến tuyến Quốc gia - Cộng sản. Vì nghĩ có thể chiêu dụ được Vũ nên Huy Cận đã sửa soạn cuộc thăm viếng rất trọng thể.
Lễ vật Huy Cận mang đến thăm Vũ Hoàng Chương gồm một chai rượu quí, một lọ đầy thuốc phiện và cũng không quên mang theo một bức chân dung "Bác Hồ".
Rượu và thuốc thì để biếu bạn, còn bức hình, Huy Cận mong ước sẽ được Vũ Hoàng Chương đề tặng cho mấy vần thơ ca ngợi lên bức chân dung "Bác Hồ".
Cuộc gặp gỡ diễn ra tốt đẹp.
Vũ Hoàng Chương đón Huy Cận như một người bạn cố tri nồng nàn vui vẻ. Đến khi Huy Cận ngỏ ý muốn Vũ đề thơ thì Ông trầm mặc không nói gì. Huy Cận khi ra về có hẹn ba ngày sau sẽ cho người đến xin lại bức hình, Vũ Hoàng Chương cũng chỉ ậm ừ tiễn bạn.
Đúng ba ngày sau khi nhân viên của Huy Cận tới thì thấy trên bàn vẫn còn y nguyên hai món lễ vật và bức hình, Vũ Hoàng Chương không hề đụng tới mặc dù rượu với thuốc phiện đối với Ông là rất quí hiếm. Còn bức hình thì vẫn chỉ là bức hình như khi đem tới, không một nét chữ được đề.
Được báo cáo lại, Huy Cận giận tím mặt.
Nhưng vốn biết tính họ Vũ là người không dễ lung lạc nên Huy Cận cũng đành thôi. Nhưng cái họa cũng đã có mầm cớ để nãy sinh từ đó.
Và cái họa nó đã thật sự đến khi Vũ Hoàng Chương dám thẳng thắng nhận xét thơ Tố Hữu giữa những "sĩ phu Bắc Hà".
Trong phái đoàn từ Bắc vô Nam cùng với Huy Cận còn có nhiều nhân vật tên tuổi như: Tố Hữu, Hoài Thanh, Xuân Diệu,...Phái đoàn này được ký giả (nằm vùng) Thanh Nghị tiếp đón và tổ chức một đêm "Họp mặt văn nghệ" để đánh giá Văn hóa hai miền, ngõ hầu thống nhất tư tưởng về một mối.
Buổi họp này Vũ Hoàng Chương đã được mời và có tham dự. Đề tài được đưa ra là mấy câu thơ của Tố Hữu đã làm khóc Stalin, khi tên "diệt chủng" Stalin này chết vào năm 1953:
"Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười"
Sau những lời tán dương, ca tụng, để cho xôm tụ, diễn đàn cũng cần có tiếng nói từ miền Nam, Vũ Hoàng Chương dù đã từ chối, nhưng sau những lời mời khẩn khoản từ Hoài Thanh cũng đã đưa ra lời bình:
“Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ. Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có giá trị cao.
Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được 'đóng khung' tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao.
Lời thẩm định của Thanh Nghị thật xác đáng, tôi chịu...
Nhưng thơ không phải chỉ có thế.
Xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép. Vấn đề của thơ, nói cho đến nơi, là ở đây, có nghĩa là thơ phải thực.
Tố Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việt Nam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việt Nam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việt Nam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không? Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài 'Đời đời nhớ Ông' Tố Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
'Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin'
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việt Nam nào, kể cả bà Tố Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành.
Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ. Một tình tự không chân thực, dù được luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên.
Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việt Nam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm".
Lời nhận định của Vũ Hoàng Chương đã gây sôi nổi trong thính giả có mặt hôm đó.. Muốn phản bác luận điệu của họ Vũ, có người đã yêu cầu Ông nói về thơ để hòng bắt bẻ này nọ, nhưng Ông vẫn ôn tồn phát biểu:
"Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo; nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy.
Tôi xin nhắc: Sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca, vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian, thời gian, chân lý cuộc sống".
Sau đêm ấy, dường như có một buổi họp khẩn cấp của các "nhân vật then chốt" và Vũ Hoàng Chương đã bị bắt và bị giam ở khám Chí Hòa.
Vũ Hoàng Chương bị bắt vì tội danh gì?
Là "Biệt kích văn nghệ" như hàng trăm Văn nghệ sĩ khác ở miền Nam sau biến cố 30 tháng 4 đã bị khép tội như thế? Hay vì tội yêu tự do không luồn cúi, nói thẳng và dám dạy khôn bên thắng cuộc?
Và nghe đâu, hai câu thơ: "Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý / Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do" được nhà thơ Vũ Hoàng Chương làm trong lúc đi tù ở khám Chí Hòa, đọc cho những bạn tù, những quân dân cán chính VNCH mất tự do nghe.
P.s: Có nhiều người biết 2 câu thơ trên nhưng không biết tác giả là ai, giống như ca dao khuyết danh, không rõ tác giả; Có người cho rằng Vũ Hoàng Chương vì làm 2 câu thơ trên mà bị bắt đi tù; Có người cho rằng Ông làm 2 câu thơ ấy trong tù. Riêng tôi, tôi nghĩ Ông làm 2 câu thơ ấy ở trong tù thì hợp lý hơn, vì trong hoàn cảnh mất tự do thì Ông mới làm ra những câu thơ “mất tự do” như vậy.
(Copy from FB Phạm Văn Đức)
----------------------------------------------------------
TỐ HỮU "GIẢI PHÓNG" VĂN NGHỆ SĨ MIỀN NAM
Tội ác của Tố Hữu đối với cái chết của nhà thơ Vũ Hoàng Chương.
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 năm 1916 – 6 tháng 9 năm 1976) là một nhà thơ người Việt Nam, với văn phong được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông Phương. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.
Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm.
Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập "Ban kịch Hà Nội" cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà hát Lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975. Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn.
Vũ Hoàng Chương với Tố Hữu là bạn nhưng Vũ Hoàng Chương lớn hơn Tố Hữu vài tuổi. Năm 1946 Huy Cận ra bưng theo kháng chiến dùng thi tài của mình để phục vụ bác và đảng, được sủng ái nên đã leo lên đến chức Thứ trưởng bộ Văn hóa. Vũ Hoàng Chương không theo kháng chiến, sau hiệp định Genève năm 1954 di cư vào Sài Gòn tiếp tục nghiệp thơ và sinh sống bằng nghề dạy học.
Năm 1976, Huy Cận được cộng sản cử vào Sài Gòn cùng với một phái đoàn gồm có Tố Hữu, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Vũ Đình Liên, ..., với mục đích thăm dò và chiêu dụ các văn nghệ sĩ miền Nam.
Phái đoàn được Thanh Nghị ký giả (một cộng sản nằm vùng) tiếp đón và tổ chức một đêm "họp mặt văn nghệ” với các nhân vật gạo cội miền Nam để cùng đánh giá văn hoá hai miền ngõ hầu thống nhất tư tưởng về một mối. Buổi họp này Vũ Hoàng Chương đã được mời và ông đã tham dự.
Đề tài được đưa ra là mấy câu thơ của Tố Hữu đã làm để khóc Stalin chết vào năm 1953. Hai câu thơ đã gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp với Tố Hữu:
“Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười".
Hoài Thanh mời Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ của Miền Nam góp ý. Vũ Hoàng Chương đã yêu cầu cử tọa thông cảm nếu có chỗ nào thất thố vì ông sợ rằng những gì ông muốn trình bày sẽ làm tổn thương cái "sáng giá" của đêm họp "văn nghệ đặc biệt" này.
Sau đây là lời của Vũ Hoàng Chương :
“Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ. Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có giá trị cao.
Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được "đóng khung" tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao... Nhưng thơ không phải chỉ có thế. Xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép...
Tố Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việtnam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việtnam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca. Nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việtnam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài "Đời Đời Nhớ Ông", Tố Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin"
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việtnam nào, kể cả Bà Tố Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ. Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm. Đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việtnam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm".
Lời phê bình của Vũ Hoàng Chương đã gây sôi nổi trong đám thính giả có mặt hôm đó. Muốn phản bác luận điệu của Vũ Hoàng Chương, có người đã yêu cầu Ông nói về thơ để hòng bắt bẻ này nọ, nhưng Ông vẫn ôn tồn phát biểu:
“Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo, nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy.
“Tôi xin nhắc, sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca. Vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian, thời gian, chân lý cuộc sống".
Tố Hữu không ngờ bị Vũ Hoàng Chương chê bai là nịnh hót Stalin nên bực tức. Sau đêm đó, Vũ Hoàng Chương đã bị công an nửa đêm ngày 3/4/1976, tràn vào nhà bắt giam tại khám Chí Hoà nhốt chung với BS Phan Huy Quát (cựu Thủ Tướng VNCH).
Trong nhà tù bị hành hạ, ăn uống thiếu thốn, bệnh không có thuốc uống nên ông kiệt sức, cộng sản biết ông sắp chết nên thả về. Chỉ 5 ngày sau đó, ngày 6/9/1976 thì ông qua đời... Việt Nam đã mất đi một thi nhân tài hoa, bởi bàn tay sắt máu của Tố Hữu.
Fb Ngọc Tuyên Đàm
Không có nhận xét nào