Header Ads

  • Breaking News

    Mỹ bám Cộng Sản Việt Nam nhưng ruồng bỏ Campuchia và Lào

     10/8/2022 | By VQ0

    Chuyện thất bại của Mỹ ngày trước ở Đông Dương:

    Sau khi hiệp định Lào Trung Lập quân CSBV tràn sang Lào làm tình hữu nghị: bên trái là bộ độ CSBV, bên phải phụ nữ Lào mặc váy (ảnh Internet)

    Một điều sai lầm rất khó hiểu của chính sách không nhất quán của Mỹ ở Đông Dương (Việt, Campuchia, Lào). Trong chiến tranh ngăn chặn làn sóng xâm lăng Cộng Sản tại Việt Nam (1954-1975), Mỹ đem nửa triệu quân với quân viện dồi dào vào miền Nam Việt Nam để hỗ trợ cho Việt Nam Cộng Hòa gần 21 năm. Nhưng tại hội nghị về Lào tháng 7 năm 1962, sau hơn 1 năm đàm phán ở Genève Mỹ đã đồng ý ký kết để nước Lào theo chế độ Trung Lập. Khi Lào Trung Lập thì đó vùng đất lý tưởng cho Cộng Sản Bắc Việt dùng làm hành lang xâm nhập, căn cứ hậu phương, nơi dưỡng quân và trú quân, là đường tiếp tế an toàn cho Cộng Sản Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam… Mỹ để Lào Trung Lập làm nơi trú ngụ an toàn của Cộng Sản Bắc Việt, đến nỗi Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa phải mở cuộc hành hành quân lớn nhất vào đầu năm 1971, gọi là Hành Quân Lam Sơn 719 vào Hạ Lào để tiêu diệt căn cứ hậu cần của quân Cộng Sản Bắc Việt trên đất Lào.

    Ba nước Việt, Campuchia và Lào nằm trên bán đảo Đông Dương an ninh như gắn chặt với nhau, mà Mỹ để cho Lào Trung Lập là một thất bại chiến lược quan trọng ở Đông Dương đối với cuộc chiến chống Cộng của quân dân miền Nam Việt Nam.

    Chuyện ngày nay Mỹ lập lại sai lầm ở Đông Dương nữa không?

    Cuộc họp bắt đầu của IPEF vào tháng 5/2022 tại Tokyo, Nhật Bản

    Gần đây vào tháng 5/2022, một lần nữa, xảy ra một hiện tượng rất kỳ lạ là Mỹ đang có chính sách hoàn toàn khác biệt giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Trong khi Mỹ o bế Việt Nam thì có thái độ ruồng bỏ Lào và Campuchia! Có thể đây là sai lầm thứ hai của Mỹ ở Đông Dương chăng?!

    Gần đây nhất, ngày 23/05/2022, trong chuyến công du của TT Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến thăm các nước châu Á đã sắp xếp một cuộc họp thượng đỉnh giữa TT Biden, Thủ Tướng Ấn Độ Modi và Thủ Tướng Nhật Bản Kishida tại thủ đô Tokyo nước Nhật. Trong cuộc họp này có sự hiện diện của hầu hết các nhà lãnh đạo và quan chức cao cấp từ 10 nước Ấn Độ-Thái Bình Dương tham gia (Úc, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Nam Hàn, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thailand, và Vietnam), và họ cùng nhau kêu gọi khởi động chương trình Thinh Vượng Kinh Tế Ấn Độ-Thái Bình Dương gọi tắt IPEF (Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity) do Hoa Kỳ chủ động với ngân sách gần nghìn tỷ USD.

    Tuy nhiên, có hai quốc gia Đông Nam Á là Lào và Campuchia vắng mặt vì không được Mỹ mời. Đành rằng 2 Thủ Tướng Campuchia và Lào là Hun Sen và Phankham Viphavanh 12 ngày trước đó đã hiện diện ở Washington để tham dự Hội Nghị Đặc Biệt Mỹ-ASEAN với TT Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc ngày 12/05/2022.

    Sỡ dĩ họ không được IPEF mời vì hai nước này thân Trung Cộng. Vâng, không ai phủ nhận là Campuchia và Lào thật sự gần gũi với Trung Cộng. Nhưng biết đâu khi “gần lửa mới biết lửa nóng”, bên trong có những uẩn khúc riêng của nó. Như Lào đã lọt vào “bẫy nợ” của Trung Cộng trong tình trạng “dở khóc, dở cười” đang tìm cách thoát ra bằng cách mở rộng đối ngoại của mình, đặc biệt với Hoa Kỳ.

    Một số tín hiệu tích cực của Campuchia và Lào muốn gần Mỹ là trong nhiều tháng, cả hai nước Campuchia và Lào đều bày tỏ sự mong muốn tham gia IPEF. Họ đã liên tục liên lạc với Washington hy vọng được có những cuộc thảo luận với Mỹ về IPEF. Nhưng Washington đã gạt phăng họ sang một bên, lần nào cũng đưa ra những lời bào chữa để từ chối không cho Campuchia và Lào tham gia IPEF. Sự bào chữa của Mỹ dù khéo che đậy đến đâu cũng không che dấu được lý do thật sự là Campuchia và Lào đều đã là những nước nằm trong quỹ đạo của Trung Cộng nên không đáng để IPEF mời.

    Washington cần nhìn lại một số vấn đề để mở rộng vòng tay vì Việt Nam, Campuchia và Lào tuy ba mà một đó là một chiến lược an ninh lâu dài bền vững.

    Nhũng thiện chí tích cực của Campuchia và Lào trong năm nay muốn xích lại gần Washington với những hành động đáng kể: 

    – Tại sao Thủ tướng Hun Sen của Campuchia lại tích cực giúp Mỹ vận động một Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt Hoa Kỳ-ASEAN ngày 12/05 vừa rồi, trong khi các nhà lãnh đạo khối ASEAN khác thì tỏ ra thờ ơ, ít quan tâm hơn? Có phải chăng Hun Sen đang muốn thân thiện với Mỹ mà vận động cho cuộc họp Thượng Đỉnh Đặc Biệt giữa MỸ-ASEAN  được thành công?

    – Tại sao Campuchia gần đây đã thuê một đội ngũ vận động hành lang nằm ở thủ đô Hoa Kỳ để sửa sang diện mạo thân Trung Cộng của Campuchia đối với Washington?

    – Tại sao gần đây chính phủ Lào vào tháng 6 năm 2022 đã trải thảm đỏ từ cầu thang máy bay để đón tiếp bà Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và bà Isobel Coleman Phó cơ quan viện trợ USAID của Hoa Kỳ đến thăm Lào.

    Với những thái độ đầy thiện chí như vậy mà Mỹ không mời Campuchia và Lào tham gia phiên họp IPEF có phải là sai lầm?

    Hoạt động của IPEF không phải là một thương mại thuần túy. Phạm vi hoạt động của IPEF gồm bốn lãnh vực chính: Kinh Tế Giao Thương (thương mại), Kinh Tế Thích Ứng (chuỗi cung ứng), Kinh Tế Trong Sạch (môi trường và khí hậu) và Kinh Tế Công Bằng (thuế và chống tham nhũng). Các thành viên có thể chọn một lãnh vực để tham gia, hoặc 2, 3 hay cả 4 lãnh vực.

    Nếu Campuchia và Lào được mời, đúng là có một số lãnh vực họ không đủ tiêu chuẩn để tham gia, thì họ chỉ tham gia một lãnh vực như Kinh Tế Trong Sạch chẳng hạn điều đó cũng sẽ là một thành công cho Hoa Kỳ mở cánh cửa cho họ tìm lối thoát. Còn Mỹ khóa chặt cửa thì hai nước này chỉ có một cửa duy nhất là trở thành bù nhìn cho Bắc Kinh mà thôi.

    Tốt hơn nhiều nếu Hoa Kỳ mở rộng vòng tay, không cự tuyệt Campuchia và Lào tham gia IPEF để loại trừ họ dựa trên những giả định lỗi thời trong chính sách đối ngoại. 

    Tòa Bạch Ốc đã nói rằng họ mở cánh cửa cho các thành viên mới tham gia IPEF. Hy vọng Washington thực hiện lời hứa đó với Campuchia và Lào dù có muộn màng. Đó là một bước đi có ý nghĩa nhằm đưa họ ra khỏi quỹ đạo của Trung Cộng, tại sao Washington không thực hiện.  Có chăng có lẽ là khả năng ì ạch của thể chế mà Washington thiếu nhạy bén đối với hai quốc gia nhỏ bé này nhưng quan trọng ở bán đảo Đông Dương.

    Lê Hoành Sơn 

    Ngày 10 tháng 8 năm 2022



    Không có nhận xét nào