Header Ads

  • Breaking News

    Bẫy nợ của Việt Nam: Trung Cộng cho Việt Nam vay nợ kín!

    Nguồn: https://thediplomat.com/2021/10/vietnams-hidden-debts-to-china-expose-its-political-risks/

    Biên dịch Lê Thành Nhân

    01/8/2022  By VQ0

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/AL9nZEWgPl6m8DbUzdHoeOeKPgMcYZG841tJc8qMUcMadydBBM-Yvwxl8SD8YWM_k0kcBrUHSXLAErLX_fCHLJqyYRuLKUg2WPHbm4cUcTd9UAaAD1oW3C5zlGqHePL7J-QBDhYU5_p2U9_5wmureLa6SuLu=w770-h395-no?authuser=1

    Gạch màu đỏ là số nợ kín (hidden debt) của các nước vay từ Trung Cộng. Trong đó Việt Nam đứng thứ ba. 

    Việt Nam vay nợ kín của Trung Cộng: Một rủi ro chính trị! 

    Mặc dù gánh nợ của Việt Nam đối với Trung Cộng được biết thấp hơn so với một số nước láng giềng, nhưng số nợ kín mới là một nỗi lo đối với chủ quyền của Việt Nam.

    Qua tin tức các báo chí quốc tế, ít thấy tin Việt Nam có liên quan đến món nợ về dự án ”Vành đai và Con đường (BRI)” của Trung Cộng. Nhưng từ năm 2000-2017 Việt Nam lại là nước âm thầm nhận hơn 16.3 tỷ USD của Trung Cộng tài trợ một cách gián tiếp cho dự án “Vành đai, Con đường”. Một báo cáo mới về các chương trình hỗ trợ kinh tế của Trung Cộng đã làm sáng tỏ Việt Nam đang gia tăng gánh nặng nợ của Trung Cộng vượt xa những gì chúng ta được biết, đó là loại nợ kín! (hidden debt) tạo ra rủi ro chính trị, nguy hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với nước láng giềng phương Bắc có thành tích bành trướng, xâm lược.

    385 tỷ USD trong khoản nợ kín,

    Báo cáo gần đây của AidData (1) [là một công trình sưu tập tin tức về các dự án viện trợ nước ngoài riêng lẻ do các chính phủ và cơ quan quốc tế tài trợ từ năm 1945 đến nay]. Tại danh mục hỗ trợ và cho vay nước ngoài của Trung Cộng cho thấy có 385 tỷ USD các khoản nợ chưa được báo cáo minh bạch. Dữ liệu còn xem xét 13,000 dự án do Trung Cộng tài trợ trị giá 843 tỷ USD ở 165 quốc gia, từ năm 2000-2017. Mặc dù dữ liệu bao gồm nhiều dự án không liên hệ đến “Vành Đai, Con Đường”, nhưng thành thật mà nói rằng các khoản cho vay và viện trợ không hoàn lại của Trung Cộng đã tăng lên đáng kể sau khi chiến lược “Vành Đai, Con Đường” của Trung Cộng bắt đầu vào năm 2013.

    Báo cáo AidData cho thấy rằng chính phủ Việt Nam “đang báo cáo thiếu các nhiệm vụ trả nợ thực tế của mình cho Trung Cộng tương đương với 5.8% GDP của VN”

    Tại sao mà gánh nặng nợ nần của VN lại lớn như vậy? Điều mà AidData nhận thấy là Trung Cộng cung cấp rất ít khoản tài chánh tài trợ. Ngay cả việc cho vay cũng không phải giữa các quốc gia có chủ quyền. Thay vào đó, “gần 70% khoản tiền cho vay đối với nước ngoài của Trung Cộng hiện nay đến từ các công ty nhà nước, ngân hàng quốc doanh, công ty liên doanh và các tổ chức khu vực tư nhân ở các nước nhận đầu tư” chứ không phải đi vay chính thức giữa chính phủ nước này với chính phủ Trung Cộng.

    Vì sao lại có vấn đề như vậy?

    Thứ nhất, Trung Cộng cho vay lãi cao không đúng tiêu chuẩn quốc tế. Thật vậy, khoản vay trung bình của Trung Cộng với tiền lãi hơn 4%, cao gấp 4 lần tiền lãi cho vay của Nhật hoặc EU.

    Thứ hai, Trung Cộng yêu cầu mức độ thế chấp cao về tài sản hoặc tiền trong tài khoản mà Trung Cộng kiểm soát như chúng ta đã chứng kiến trong các giao dịch hoán đổi nợ lấy hải cảng và tài nguyên thiên nhiên ở hai nước Sri Lanka và Lào.

    Hiện có 42 nước đang phát triển, bao gồm 4 nước ở Đông Nam Á (Lào, Brunei, Campuchia và Myanmar), có “mức nợ đối với Trung Cộng vượt quá 10% GDP”.

    Còn Việt Nam đang đứng ở đâu?

    Tình hình đặc biệt nghiêm trọng đối với Việt Nam, vì nước này là nước nhận các khoản nợ cho vay khác của Trung Cộng như OOF (Chinese Official Other Flows) lớn thứ tám từ năm 2000-2017. Tổng cộng, Việt Nam đã vay 16.35 tỷ USD từ Trung Cộng, chỉ đứng sau Indonesia ở Đông Nam Á . Thêm nữa, Việt Nam là nước nhận ODA (Official development assistance) ưu đãi lớn thứ 20 của Trung Cộng là 1.37 tỷ USD. Mặc dù vậy, liên quan đến dự án “Vành Đai, Con Đường” cho đến nay chưa có cơ sở hạ tầng nào ở Việt Nam chính thức công bố tham gia.

    Tăng trưởng kinh tế gần đây của Việt Nam đã có chiều hướng đi lên (theo Việt Nam báo cáo), mức tăng trưởng cho đến giữa năm 2021 thì khựng lại, vì đại dịch virus Vũ Hán (COVID-19) Thành phố Sài Gòn (HCM) phải đóng cửa, chẳng khác gì đóng cửa trung tâm kinh tế Việt Nam.

    Khi Việt Nam chuyển sang sản xuất, thì các công ty và quốc doanh tìm cách tách khỏi Trung Cộng. Nhưng Việt Nam gặp phải hạ tầng cơ sở là kém gây trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế của Việt Nam.

    Theo Trung tâm Phát Triển Hạ Tầng Cơ Sở Toàn Cầu thì nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam ước tính khoảng 605 tỷ USD từ năm 2016 đến năm 2040. Số tiền đó rất lớn, nên Việt Nam phải cần các nguồn tài trợ nước ngoài, trong tình hình các dự án hợp tác công và tư xây dựng ngày càng khó khăn với ngân sách nhà nước eo hẹp.

    Dự án “Vành Đai, Con Đường – BRI” là nơi có khả năng thu hút Việt Nam giải tỏa được cơn khát vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, điều này Hà Nội đã công khai tán thành. Vào tháng 11/2015, Trung Cộng-Việt Nam đã đồng ý mở rộng thương mại song phương, đặc biệt là thương mại xuyên qua biên giới, và miền Bắc Việt Nam trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của Trung Cộng. Hai bên cũng đã đồng ý thúc đẩy, mặc dù không liên kết, nhưng giúp tiếp tay với “Vành Đai, Con Dường” của Trung Cộng không ít. Đó là dự án chiến lược “Hai Hành Lang và Một Vành Đai Kinh Tế”. Vào tháng 11/2017, Việt Nam và Trung Cộng đã ký MOU (memorandum of understanding) để thực hiện chung “Vành Đai, Con Đường” qua dự án hạ tầng cơ sở “Hai Hành lang và Một Vành Đai Kinh tế” chung với Trung Cộng. Hai bên đã đồng ý thành lập một nhóm công tác hợp tác dự án cơ sở hạ tầng, và một nhóm công tác hợp tác tài chính và tiền tệ. Lãnh đạo cao nhất của Cộng Sản Việt Nam đã tham dự cả hai lần do “Vành Đai, Con Đường” tổ chức vào năm 2017 và 2019 tại Trung Cộng.

    Nhưng MOU năm 2017 dường như đang trì hoãn vì virus Vũ Hán và những điều kiện như sau:

    Thứ nhất: Các khoản vay của Trung Cộng có tiền lời quá cao. Ví dụ, các khoản vay ODA của Trung Cộng có lãi suất trung bình 3% hàng năm. Con số này cao hơn nhiều so với Nhật Bản (0.4-1.2%), Nam Hàn (0-2%) hoặc Ấn Độ (1.75%).

    Các khoản vay ưu đãi từ Trung Cộng cũng tương tự như tín dụng xuất khẩu, có điều kiện là nước nhận đầu tư phải tuân thủ một số điều kiện là sử dụng các nhà thầu của Trung Cộng, cùng với các điều khoản vay nợ kém hấp dẫn hơn so với các nhà tài trợ khác. Trong nhiều trường hợp, điều này làm cho chi phí thực tế của khoản vay cao hơn nhiều so với giá vốn có trong trường hợp cạnh tranh về đấu thầu. Hơn nữa, các khoản vay của Trung Cộng phải chịu thêm chi phí cam kết 0.5% và chi phí quản trị 0.5% như vậy là thêm 1% tiền lời nữa. Thời gian cho vay ngắn hơn có thể 5 và 15 năm.

    Thứ hai, các khoản vay của Trung Cộng đi kèm với nhiều điều kiện bổ sung, bao gồm thiết kế và kiểm soát dự án của các doanh nhân nhà nước Trung Cộng, mua sản phẩm của Trung Cộng và sử dụng nguồn lao động Trung Cộng, nhiều người trong số họ không quay trở lại nước Tàu, xin nhận Việt Nam làm quê hương, gây ra sự bất bình của người dân địa phương.

    Thứ ba, các công ty Trung Cộng có thành tích rất cao về thất hứa về để chậm trễ công trình, thiếu minh bạch sổ sách dự án, cố trì hoãn để đòi tăng chi phí xây dựng, hủy hoại môi trường, vật liệu xây dựng thiếu chất lượng, và chi phí bảo trì rất cao. Như Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, dự án trị giá 866 triệu USD, là ví dụ rõ ràng nhất về một dự án cơ sở hạ tầng của Trung Cộng đã trở nên tồi tệ, và là nguồn gốc của sự chống đối của dân chúng địa phương.

    Thật vậy, trong báo cáo của AidData đánh giá rằng Việt Nam là quốc gia chậm thứ năm trong việc hoàn thành các dự án do Trung Cộng tài trợ, với trung bình 1,783 ngày (gần 5 năm) để hoàn thành một dự án. Trong số 10 nước có các dự án cơ sở hạ tầng “Vành Đai, Con Đường” được công khai liên quan đến “các vụ bê bối, tranh cãi hoặc bị tố cáo vi phạm”, Việt Nam đứng thứ 4, với 5 dự án trị giá 2.75 tỷ USD.

    Việt Nam một “nguy cơ” chính trị

    Vậy tại sao Hà Nội tiếp tục tìm cách vay nợ của Trung Cộng kiểu này? Một phần là do tính toán chính trị, Cộng Sản Việt Nam hy vọng rằng việc vay nợ này sẽ ràng buộc chặt chẽ hơn với Trung Cộng sẽ hạn chế sự bắt nạt và gây hấn của Bắc Kinh từ phương bắc.

    Hà Nội không quan tâm sự lo lắng của quần chúng về việc mắc vào “bẫy nợ” với Trung Cộng. Họ nghĩ rằng nợ có thể kiểm soát được và nền kinh tế đang phát triển đủ để trả các khoản nợ.

    Nhưng mối quan tâm của Việt Nam được bảo đảm rõ ràng. Hà Nội đã hạn chế các khoản nợ có chủ quyền của Việt Nam đối với Trung Cộng vì sẽ lộ ra thế giới biết VN nợ TC nhiều quá. Nợ Trung Cộng cho Việt Nam vay thông qua các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp nhà nước và thậm chí cả các công ty tư nhân. Theo AidData, nợ chính phủ và các khoản vay OOF của Việt Nam từ Trung Cộng lên đến 6% GDP.

    Mặc dù Indonesia là nước nhận được nhiều khoản vay của Trung Cộng nhất ở Đông Nam Á, nhưng tình hình của Việt Nam có vẻ đáng lo ngại hơn Indonesia. Các khoản nợ có chủ quyền và OOF của Việt Nam so với GDP thấp hơn Lào, Campuchia, Brunei và Myanmar.

    Miễn là Việt Nam có thể phục vụ việc cho vay nợ của Trung Cộng, ngay cả với lãi suất cực cao, chủ nợ sẽ không gõ cửa đòi nợ. 

    Nhưng khi Việt Nam cứ tiếp tục làm vậy, giới lãnh đạo ở Hà Nội phải đón nhận phản ứng dữ dội to lớn từ những người dân Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, nhất là những người chống Trung Cộng. Đó là rủi ro chính trị thực sự của chế độ Cộng Sản Việt Nam


    (1) https://en.wikipedia.org/wiki/AidData

    AidData là một phòng thí nghiệm nghiên cứu và đổi mới tại Đại học William & Mary nhằm tìm cách làm cho tài chính phát triển minh bạch, có trách nhiệm trình bày tài chanh rõ ràng và hiệu quả.
    Đọc thêm: https://www.aiddata.org/data/aiddatas-global-chinese-development-finance-dataset-version-2-0

    https://vietquoc.org


    Không có nhận xét nào