Header Ads

  • Breaking News

    Ai có cơ hội lên thay ông Putin?

    Theo như Andrei Pertsev, cựu tổng thống, thủ tướng và hiện là phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Dmitry Medvedev dạo này rất bận ra các tuyên bố cứng rắn [về Ukraine], sau khi có một tờ báo Nga tuần này có bài về chủ đề được nhiều cơ quan truyền thông Phương Tây nói lâu nay, “Ai sẽ thay Vladimir Putin lên làm ông chủ nước Nga”?


    Alina Kabaeva bắt tay Tổng thống Nga Putin tại dinh thự tổng thống ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moscow, tháng 3 năm 2004. Đây là một trong số ảnh hiếm có của người phụ nữ được cho là đã sinh con cho ông Putin.
    Nhà bình luận chính trị Andrei Pertsev viết trên trang The Moscow Times 09/08/2022 nêu ra một loạt tên tuổi, chính trị gia Nga mà ông cho là thuộc hai nhóm, “ồn ào” và “im lặng”.

    Điều dễ thấy là một số người hăng phát biểu, thậm chí nói quá điều cần thiết để ghi điểm, còn số khác im lặng nhưng vẫn được cho là ứng viên tiềm năng lên thay ông Putin.

    Cuộc đua của phe diều hâu?

    Theo Andrei Pertsev, cựu tổng thống, thủ tướng và hiện là phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Dmitry Medvedev dạo này rất bận ra các tuyên bố cứng rắn [về Ukraine].

    Quan điểm của ông ta là một thứ pha trộn chủ nghĩa cô lập và dân tuý, theo Pertsev.



    Một người khác, có thể muốn lên kế nghiệm Putin là Sergei Kiriyenko, người được giao việc phụ trách hai cộng hòa ly khai ở Donas.

    Theo Andrei Pertsev, Kiriyenko nay mặc đồ khaki và nói rất ồn ào về chủ nghĩa Nazi, về “sứ mệnh duy nhất của nhân dân Nga”.

    Ông cũng là người tạo ra tiếng vang trên báo nhờ bức tượng “Bà cụ Anya”, biểu tượng của công cuộc “giải phóng Ukraine”.

    Ngoài hai người trên, Chủ tịch Duma, Vyacheslav Volodin, là nhân vật hàng đầu nữa trong “cuộc chiến của phe diều hâu”. Lá bài của ông là chủ nghĩa dân tộc Nga và gần đây ông ủng hộ việc cấm dùng ngoại ngữ trên các biển hiệu cửa hàng, và muốn hai cộng hòa nhân dân (tự xưng) Donetsk và Luhansk giữ án tử hình.

    Vẫn theo Andrei Pertsev thì một số nhân vật nặng ký khác tuy thế lại chọn thái độ im lặng, dù họ được cho là có khả năng lên kế nhiệm ông Putin.

    Đó là Thủ tướng Mikhail Mishustin và Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin.

    Cả hai đều không nói gì về “chiến dịch đặc biệt” của quân Nga ở Ukraine.

    Ông Sobyanin tuy thế đã có mặt trong một cuộc tuần hành ủng hộ cuộc chiến, tổ chức ở sân vận động Luzhniki hồi tháng 3. Ông cũng sang thăm CH ND Donetsk hồi tháng 6.

    Các báo Phương Tây nói gì?

    Bên cạnh các tin về sức khoẻ của Vladimir Putin, năm nay 69 tuổi, nhiều nhà bình luận ở châu Âu và Hoa Kỳ thường nói về chuyện ai có thể lên thay ông.

    Với cuộc chiến tại Ukraine đang rơi vào thế giành co Nga-Ukraine, có những người nêu quan điểm rằng chỉ sự ra đi của ông Putin mới khiến cuộc chiến chấm dứt.

    Hồi tháng 6, trang The Spectator ở Anh trích lời cựu Giám đốc Tình báo MI6, Sir Richard Dearlove “dự đoán ông Putin sẽ ra đi cuối 2023”, không phải về hưu mà “vào nhà dưỡng bệnh”.

    Vì lý do sức khoẻ kém sẽ dễ cho những người muốn giành chức tổng thống đưa ông Putin rời vị trí, hơn là lao vào cuộc tranh giành quyền lực mạnh tay.

    Vẫn ý kiến này cho rằng phe diều hâu Nga có khả năng đưa ông Nikolai Patrushev, tổng thư ký Hội đồng An ninh, cựu quan chức KGB lên thay ông Putin.


    Lãnh đạo Hội đồng An ninh, Nikolai Patrushev và Tổng thống Putin trong một cuộc họp của các quốc gia thuộc khối BRICS tại Điện Kremliin vào ngày 26/05/2015
    The Spectator (15/06) tuy vậy cũng nêu tên hai vị khác, thống đốc vùng Tula Alexei Dyumin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu như những nhân vật tiềm năng giành ngôi tổng thống liên bang Nga.

    Còn trang New York Post hồi tháng 5 nêu tên hai ông Dmitry Kovalev và Nikolai Patrushev như các ứng viên để lên thay ông Putin một khi thời điểm đó tới.



    Dmitry Kovalev, mới 36 tuổi, con trai của tỷ phú dầu hỏa Vitaly Kovalev, chia sẻ tình yêu môn hockey trên băng với ông Putin.

    Nikolai Patrushev, xuất thân từ ngành an ninh, được báo Anh, tờ The Sunday Times gần đây cho là “người đã đẩy Putin vào đường lối cứng rắn, bảo thủ với Ukraine” trong cuộc chiến.

    Tờ báo này còn cho là Putin “đi theo chủ nghĩa Patrushevism”, nhấn mạnh chủ nghĩa đại Nga và chủ trương “bình định” toàn bộ Ukraine.

    Sinh năm 1951, ông Patrushev được nhiều nhà bình luận Phương Tây cho là "nhân vật quyền lực thứ nhì ở Nga", chỉ sau Putin.

    Tất cả các phân tích, suy đoán trên tất nhiên đều chỉ mang tính lý thuyết vì Vladimir Putin vẫn có thể cầm quyền lâu dài theo Hiến pháp đã sửa đổi, thậm chí đến khi ông ngoài 80 tuổi.

    Không có nhận xét nào