Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ hai 18 tháng 7 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Tổng thống Biden kết thúc chuyến thăm Trung Đông 

    17/7/2022 

    VOA News 

    Tổng thống Joe Biden rời Ảrập Xê-út.

    Tổng thống Joe Biden rời Ảrập Xê-út. 

    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã trở lại Washington vào cuối ngày thứ Bảy sau chuyến công du Trung Đông.

    Ông Biden hôm thứ Bảy đã gặp các nhà lãnh đạo Ảrập tại Jeddah, Ảrập Xê-út, nơi ông đưa ra tầm nhìn của mình về sự can dự của Mỹ ở Trung Đông để chống lại Iran và tái khẳng định ảnh hưởng trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và Nga.

    Ông Biden đã đưa ra các nguyên tắc chính về sự can dự của Mỹ tại khu vực, bao gồm tăng cường quan hệ đối tác và hỗ trợ khả năng phòng thủ của các quốc gia “tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, đồng thời ngăn chặn các cường quốc nước ngoài và khu vực tìm cách thống trị thông qua hành động quân sự và gây nguy hiểm cho quyền tự do hàng hải.

    Ông nêu các hoạt động gây bất ổn của Iran trong khu vực, cuộc chiến của Nga ở Ukraine và các hành động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là những ví dụ về nỗ lực phá hoại trật tự dựa trên luật lệ.

    Ông Biden cho biết, Washington cũng sẽ nỗ lực để giảm căng thẳng và chấm dứt xung đột “bất cứ khi nào có thể”, đồng thời ủng hộ các quyền và giá trị của con người được nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.

    “Ủng hộ trật tự dựa trên luật lệ không có nghĩa là chúng tôi luôn phải đồng ý về mọi vấn đề”, ông Biden nói. “Nhưng điều đó có nghĩa là, chúng tôi ủng hộ các nguyên tắc cốt lõi để cho phép chúng ta cùng nhau giải quyết những thách thức toàn cầu cấp bách nhất”.

    Nêu bật những thách thức toàn cầu đó, ông đã tuyên bố hỗ trợ 1 tỷ đôla cho an ninh lương thực cho Trung Đông và Bắc Phi. Ông hoan nghênh cam kết 3 tỷ đôla từ các nhà lãnh đạo Ảrập cho sáng kiến đầu tư và cơ sở hạ tầng toàn cầu mà Washington đang triển khai để chống lại chương trình Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

    Tony Blair: "Cuộc chiến Ukraine cho thấy sự thống trị của Phương Tây sắp hết"

    Sir Tony Blair

    Nguồn hình ảnh, Reuters

    Chụp lại hình ảnh, 

    Ông Tony Blair giữ chức thủ tướng Anh từ 1997 đến 2007

    Cựu thủ tướng Anh Sir Tony Blair có phát biểu nói về bài học từ cuộc chiến tại Ukraine cho Phương Tây, cho rằng vị thế thống trị của Phương Tây sắp chấm dứt.

    Cùng lúc, ông cảnh báo về vai trò siêu cường sắp tới của Trung Quốc và kêu gọi Phương Tây tăng cường chi tiêu quân sự để giữ ưu thế trước liên minh Nga-Trung, theo Reuters hôm 17/07/2022.

    Các nội dung trên được trích trong bài giảng "After Ukraine, What Lessons Now for Western Leadership?" (Sau Ukraine, có những bài học nào cho các lãnh đạo Phương Tây?), tại Ditchley Park, London, về liên minh Hoa Kỳ với châu Âu.

    "Thế giới đang ở trước bước ngoặt lịch sử tương tự như giai đoạn Thế Chiến 2 vừa chấm dứt, hay như khi Liên Xô tan rã, nhưng lần này thì Phương Tây rõ ràng không ở vị trí đang thăng tiến." 

    "Chúng ta đang thấy vị thế thống trị về kinh tế và chính trị của Phương Tây sắp chấm dứt," ông Blair phát biểu. 

    "Thế giới sẽ trở nên ít nhất là lưỡng cực, và rất có thể là đa cực. Biến đổi địa chính trị lớn nhất của thế kỷ đến từ Trung Quốc, chứ không phải Nga." 

    'Đừng trông mong gì từ Bắc Kinh'

    Bài học từ cuộc chiến của Nga ở Ukraine là "Phương Tây không thể trông cậy vào Trung Quốc," ông Blair lập luận.

    Trong chính giới Anh, Mỹ, châu Âu lâu nay có suy nghĩ rằng cần tìm mọi cách để Trung Quốc không hỗ trợ Nga, sau khi Nga xâm lăng Ukraine tháng 2/2022.

    Nhưng nay, ông Blair nói thẳng ra rằng Trung Quốc của Tập Cận Bình "vẫn đang tiếp tục hỗ trợ nước Nga của Putin".

    Trung Quốc cho tới nay phản bác những cáo buộc như thế này và nói trao đổi thương mại với Nga "vẫn bình thường". 

    Trong khi đó, ông Blair nhấn mạnh với cử tọa ở Anh rằng "Trung Quốc và Nga đã có đối tác chiến lược".

    Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong 10 năm và Bắc Kinh đang đi đầu trong một số công nghệ cao của thế kỷ 21: trí tuệ nhân tạo, y khoa tái sinh và chất polymer bán dẫn, theo bài của Reuters.

    Điểm khác biệt của Blair và nhiều nhà chính trị Phương Tây là ông nói thẳng, và thừa nhận rằng "vị thế siêu cường của Trung Quốc là tự nhiên và xứng đáng (natural and justified)". Ông tiên đoán Trung Quốc sẽ xây dựng liên minh với Nga và Iran.

    Người giữ chức thủ tướng Anh từ năm 1997 đến 2007 từ cánh của Đảng Lao động tuy thế nói rằng nhất định Phương Tây phải ngăn Trung Quốc vượt mặt về quân sự. 

    Ông kêu gọi tăng chi phí quốc phòng, điều mà Hoa Kỳ vẫn muốn các thành viên NATO ở châu Âu thực hiện từ lâu nay.

    "Chúng ta cần tăng chi phí quốc phòng để giữ ưu thế tuyệt đối về quân sự. Liên minh Hoa Kỳ và các đồng minh nên đạt đẳng cấp cao đủ để xử lý mọi khủng hoảng bất cứ kiểu gì và ở đâu." 

    Gần đây, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà Anh vẫn là thành viên sau khi rút khỏi EU, đã đồng ý nhận thêm Thụy Điển và Phần Lan.

    Khối này cũng tung ra Khái niệm Chiến lược 2022, coi Nga là "mối đe dọa chiến lược" và gọi Trung Quốc là nước tạo ra các "thách thức mang tính hệ thống" cho an ninh châu Âu.

    Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc này, và cho rằng NATO mở rộng liên tục "mới là yếu tố tạo môi trường không có lợi cho hòa bình".

    Pháp tiếp đón long trọng tổng thống Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) gặp tổng thống Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, tại Abou Dhabi, ngày 15/05/2022. AFP - CHRISTIAN HARTMANN 

    Tổng thống Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Mohammed ben Zayed, tối qua 17/07/2022, đã tới Paris bắt đầu chuyến thăm Pháp. Đây là lần đầu tiên ông công du nước ngoài kể từ khi lên làm tổng thống vương quốc vùng Vịnh này.   

    Với phủ tổng thống Pháp, đó cũng là một « cử chỉ mạnh và mang tính biểu tượng », minh họa cho « sự vững chắc của quan hệ đối tác » giữa Paris và Abou Dhabi. Là đồng minh chiến lược của Pháp trong khối  Ả Rập, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) còn là một trong số những bạn hàng lớn nhất của công nghiệp Pháp.

    Hồi tháng 12 năm ngoái, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới thăm Abou Dhabi. Thành quả của chuyến đi đó là bản hợp đồng Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất ký mua 80 chiến đấu cơ Rafale, trị giá hơn 15 tỷ đô la.

    Hôm nay, sau bữa ăn trưa tại điện Elysée do cá nhân tổng thống Macron khoản đãi, buổi tối, ông Mohammed ben Zayed được mời tới lâu đài Versailles, ngoại ô Paris, dự dạ tiệc Nhà nước, với sự tham dự của khoảng 100 khách mời từ chính giới, giới doanh nhân, văn hóa và thể thao.

    Chuyến thăm của lãnh đạo quốc gia dầu mỏ này còn là dịp để hai bên tăng cường quan hệ đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Paris và Abou Dhabi dự trù sẽ có nhiều dự án đầu tư chung trong lĩnh vực khí đốt, hạt nhân hay năng lượng tái tạo. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất có thể sẽ thông báo việc cung cấp khí đốt cho Pháp. Đây là điều rất có ý nghĩa với Paris trong bối cảnh Pháp muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga.  

    Mặc dù chuyến thăm mang lại các lợi ích tích cực, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) vẫn chất vấn tổng thống Macron về vấn đề nhân quyền tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, và đề nghị tổng thống Pháp đề cập đến vấn đề này trong khi tiếp tổng thống Mohammed ben Zeyad.

    Úc thiếu nhân lực y tế trầm trọng do số ca mắc COVID-19 tăng mạnh

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/07/benh-vien-Uc-qua-tai.jpg

    Dịch COVID-19 đang gia tăng tại các bang đông dân nhất của Úc, qua đó khiến vấn đề thiếu nhân lực y tế trong hệ thống bệnh viện trở nên trầm trọng hơn.

    Cụ thể, ngày 18/7, các y tá tại 2 bệnh viện lớn ở Sydney, thủ phủ của bang New South Wales (NSW), đã đình công trong bối cảnh các khoa cấp cứu quá đông bệnh nhân COVID-19 cũng như bệnh nhân mắc các bệnh khác trong một thời gian dài, dẫn tới tình trạng thiếu hụt lớn về mặt nhân sự.

    Bang NSW đã ghi nhận 9.761 ca mắc mới COVID-19 và thêm 5 trường hợp tử vong trong 24 giờ tính đến 16h chiều 17/7 (giờ địa phương). Có 2.169 người mắc COVID-19 phải nhập viện, trong đó có 64 bệnh nhân đang được điều trị tích cực. Một người phát ngôn của cơ quan y tế NSW cho biết có 2.719 nhân viên y tế đang phải cách ly trên toàn tiểu bang. Trong thời kỳ cao điểm của đợt bùng phát dịch vào tháng 1 năm nay, hơn 6.000 nhân viên y tế đã phải cách ly trong 1 ngày.

    Tương tự, bang Victoria cũng đang phải đối mặt với số bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện gia tăng giữa lúc thiếu nhân viên y tế. Kể từ ngày 22/6, bang này ghi nhận số người nhập viện vì COVID-19 tăng 99%, số bệnh nhân COVID-19 phải điều trị tích cực tăng 60%.

    Chính quyền bang đang gấp rút tuyển dụng thêm khoảng 400 nhân viên chuyên khoa tại 12 bệnh viện lớn. Các nhân viên bổ sung sẽ chịu trách nhiệm đánh giá bệnh nhân và việc cho bệnh nhân xuất viện vào thời điểm phù hợp. Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews cho biết kế hoạch này sẽ giúp giảm áp lực tại các khoa cấp cứu và đảm bảo cư dân Victoria được chăm sóc y tế nhanh hơn, dù cho việc tuyển dụng nhân viên sẽ không dễ dàng và có thể mất vài tháng.

    Phan Anh

    Nghiên cứu cho thấy có thể tạo ra vắc-xin một liều

    Rất hiếm có vắc-xin một liều — và thường mọi người sẽ phải tiêm mũi tăng cường. Mỗi liều bổ sung có lượng hấp thu thấp hơn và ít kháng thể hơn. Nhưng giả sử bạn có thể tiêm một lần toàn bộ các kháng thể? Một bài nghiên cứu mới đây trên tạp chí Science Advances cho thấy cách các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển công nghệ vắc-xin tự tăng cường. Công nghệ này sử dụng các vi hạt rỗng làm bằng polyme phân hủy sinh học. Các vi hạt sẽ chứa vắc-xin, từ đó giải phóng thuốc khi lớp vỏ bên ngoài bị phá vỡ.

    Bằng cách điều chỉnh thành phần polyme, các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác quá trình này diễn ra trong bao lâu, cho dù là theo tháng hay ngày. Công nghệ này rất quan trọng, không chỉ đối với đại dịch trong tương lai mà còn đối với các chương trình tiêm chủng ở các vùng sâu vùng xa, những nơi rất khó tiêm mũi tăng cường. Nó nghe như một câu chuyện cổ tích. Nhưng trong hai năm qua, các nhà sản xuất vắc-xin đã cho thấy nếu có đủ kinh phí, họ sẽ tạo ra được những điều diệu kỳ.

    Ấn Độ sắp bầu tổng thống mới

    Vai trò của tổng thống Ấn Độ chủ yếu mang tính nghi lễ, nhưng cuộc bầu cử cho chức vụ này, sẽ diễn ra vào thứ Hai, tạo cơ hội cho các đảng đối lập có được chiến thắng hiếm hoi trước Đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền. Được biết 17 đảng đã thống nhất đứng sau Yashwant Sinha, một cựu bộ trưởng tài chính và ngoại giao của BJP.

    Nhưng ông Sinha không chắc sẽ thắng. BJP và các đồng minh có ưu thế lớn trong cử tri đoàn bầu ra tổng thống. Hơn nữa ứng viên của họ, Draupadi Murmu, là một adivasi (thành viên tộc người thổ dân), qua đó làm chia rẽ phe đối lập. Nếu được bầu, bà Murmu sẽ trở thành adivasi đầu tiên (và người phụ nữ thứ hai) trở thành tổng thống. Vì thế, một số nhà lập pháp đối lập không thật sự muốn bỏ phiếu chống lại bà. Còn đối với BJP, có lẽ mục tiêu của họ là các thắng lợi bầu cử trong tương lai: bà Murmu sẽ giúp thu hút cử tri của các bộ lạc khi Ấn Độ tổng tuyển cử toàn quốc vào năm 2024.

    Luật sư ở Anh đình công năm ngày

    Lịch trình của các tòa án Anh và xứ Wales sẽ bị đình trệ ít nhiều. Vào thứ Hai, các luật sư hình sự sẽ bắt đầu cuộc bãi công kéo dài năm ngày, qua đó đưa một tháng đình công vừa qua lên đỉnh điểm.

    Họ phản đối chế độ trả lương thấp. Theo quy định hiện tại, nhà nước sẽ thuê luật sư bào chữa nếu thân chủ của họ không đủ khả năng chi trả. Nhưng suốt nhiều năm qua các luật sư đã không được tăng lương. Một bản báo cáo vào tháng 11 năm ngoái đã ra khuyến nghị tăng 15% lương cho các trường hợp được đệ trình từ tháng 10 năm nay. Nhưng nhiều luật sư cho rằng bấy nhiêu là không đủ, đồng thời muốn nó áp dụng cho cả các vụ kiện đang được xử lý. Phát ngôn viên của hiệp hội luật sư hình sự đã cho biết nếu chính phủ không ra đề nghị tốt hơn, từ tháng Tám cứ hai tuần sẽ có đình công, đến vô thời hạn.

    Hệ quả là Anh không thể tổ chức xử án kịp thời. Đại dịch covid-19 đã dẫn đến tồn đọng lớn; giờ đây đình công sẽ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

    G20 : Không tìm được tiếng nói chung, Indonesia ra thông cáo riêng

    Bộ trưởng Tài Chính Indonesia, Sri Mulyani Indrawati, họp báo về hội nghị các bộ trưởng Tài Chính và thống đốc ngân hàng G20, tại Bali ngày 16/07/2022. © AP - Sonny Tumbelakaạ 

    Thứ Bảy 16/07/2022, các bộ trưởng Tài Chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước thành viên G20 kết thúc thượng đỉnh tại Bali, Indonesia mà không đạt được thông cáo chung, do các nước không đạt đồng thuận về việc lên án Nga xâm lược Ukraina. Indonesia, nước chủ nhà, chủ tịch luân phiên của G20, cố gắng ra thông cáo riêng tóm tắt các cuộc trao đổi về chống lạm phát và mất an ninh lương thực nhưng không đưa ra được viễn cảnh cụ thể nào. 

    Từ Kuala Lumpur, thông tín viên Gabrielle Maréchaux giải thích :

    « Indonesia đã báo trước thượng đỉnh G20 lần này sẽ khép lại vào tháng 11 tới mà không có nghi lễ truyền thống chụp ảnh lưu niệm đại diện các nước. Cuộc họp sơ bộ của các cơ quan tài chính đã không dẫn đến một sự đồng thuận nào, nhưng nước chủ nhà vẫn cố gắng cứu vãn thể diện các nước thông qua thông cáo báo chí đầy những ngôn từ thận trọng trống rỗng.

    Không nêu cụ thể tên các quốc gia đoàn kết với Ukraina hay Nga, thông cáo của Indonesia chỉ nhắc đến một bên là « nhiều nước thành viên » mà sự phục hồi kinh tế bị cản trở mạnh mẽ do cuộc xâm lăng Ukraina và bên kia là « một nước » coi chính các biện pháp trừng phạt Nga đang khiến các thách thức hiện nay trở nên nghiêm trọng hơn.

    Trong khi báo chí khắp nơi trên thế giới xem tình trạng mất an ninh lương thực và năng lượng là một vấn đề đáng lo ngại, thì thông cáo của Indonesia chỉ nói rằng « đa số thành viên lấy làm tiếc » về một sự gia tăng đáng báo động của các thảm họa, và cam kết duy nhất họ đưa ra là sẽ « sử dụng mọi phương tiện chính trị sẵn có để đối phó với các thách thức đó ».

    Từ « lạm phát » cũng chỉ xuất hiện 3 lần với lời hứa duy nhất của các ngân hàng trung ương rằng họ sẽ tiếp tục theo dõi sát sao vấn đề ».

    Theo AFP, bộ trưởng Tài Chính, phó thủ tướng Canada, người gốc Ukraina, Chrystia Freeland, hôm qua trong một cuộc họp báo trực tuyến, nhận định sự tham dự cuộc họp của Nga theo lời mời của Indonesia là « trái với lẽ thường ». Theo bà Freeland, sự xâm lăng của Nga là thủ phạm duy nhất gây ra các hậu quả kinh tế mà cả thế giới hiện đang phải gánh chịu.

    Công ty Hong Kong mua lại dây chuyền đóng chai và phân phối Coca Cola ở Việt Nam

    RFA
    18/7/2022

    Công ty Hong Kong mua lại dây chuyền đóng chai và phân phối Coca Cola ở Việt Nam

    Một công nhân ở dây chuyền đóng chai Coca Cola ở TPHCM hôm 28/4/2000 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Tập đoàn Swire Pacific Ltd có trụ sở ở Hong Kong hôm 18/7 cho biết tập đoàn này sẽ mua lại dây chuyền đóng chai và phân bối Coca Cola ở Việt Nam và Campuchia.

    Theo Reuters, Swire Pacific sẽ trả hơn một tỷ đô la tiền mặt cho Coca Cola Indochina là công ty đang chịu trách nhiệm đóng chai và phân phối loại nước uống này ở hai nước.

    Swire Coca Cola hiện là tập đoàn phụ trách thị trường Coca Cola ở Hong Kong, Đài Loan và một phần Trung Quốc đại lục và Mỹ.

    Theo Reuters, Swire Pacific mua lại dây chuyền của của Coca Cola qua các chi nhánh của Swire Beverage and Swire Coca Cola thuộc Coca Cola Nhật Bản do Tập đoàn Coca Cola làm chủ.


    Không có nhận xét nào